3.2.1.1. Đối tượng, quy mô bị tác động liên quan đến chất thải a) Chất thải khí, bụi, tiếng ồn
Chất thải khí
- Đối tượng bị tác động: môi trường không khí, con người (công nhân xây dựng, người dân xung quanh khu vực công trình), động thực vật, môi trường đất, môi trường nước.
- Quy mô tác động: Theo mô hình Pasquill do Gifford cải tiến tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển (công thức (1)) và tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh (TCVN 5937:2005) thì bán kính ảnh hưởng lớn nhất của các khí phát sinh từ các hoạt động giao thông; hoạt động san gạt, đào đắp đất đá khoảng 100m.
Với hiện trạng môi trường dự án như hiện nay thì bán kính ảnh hưởng lớn nhất của các khí thải đối với chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn thi công công trình là 125m (tại đó nồng độ khí thải NO2 đạt 0,1662 mg/m3, bao gồm nồng độ khí thải phát sinh do các hoạt động xây dựng 0,0932 mg/m3 và nồng độ khí NO2 có trong môi trường tự nhiên 0,073 mg/m3).
Bụi
- Đối tượng bị tác động: Môi trường không khí, con người (công nhân xây dựng, người dân xung quanh khu vực công trình), thực vật.
- Quy mô tác động: Theo mô hình vệt khói GAUSS tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển (công thức (2)) và tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh (TCVN 5937:2005) thì bán kính ảnh hưởng của bụi phát sinh do nổ mìn là 1.900m.
Áp dụng mô hình Pasquill do Gifford cải tiến tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển cho các hoạt động là nguồn diện và tuyến (công thức (1)) thì bán kính ảnh hưởng của bụi phát sinh do các hoạt động xây dựng dự án là 150m.
Với hiện trạng môi trường dự án như hiện nay thì bán kính ảnh hưởng lớn nhất của bụi đối với chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn thi công công trình do nổ mìn là 4.000m, do các hoạt động xây dựng và các phương tiện máy móc khác là 450m. Tại điểm cách công trường khoảng 4 km nồng độ của bụi có thể đạt 0,33815 mg/m3 (trong đó nồng độ bụi phát sinh do các hoạt động xây dựng dự án đạt 0,06815 mg/m3, nồng độ bụi đo được trong môi trường tự nhiên là 0,27mg/m3). Tuy nhiên, do dự án phân bố ở khu vực có địa hình thấp hơn xung quanh, thảm phủ thực vật còn tốt nên bán kính ảnh hưởng thực tế sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với dự báo.
Tiếng ồn
- Đối tượng bị tác động: Con người (công nhân xây dựng, người dân xung quanh khu vực công trình), động vật.
- Quy mô tác động:
Để tính bán kính ảnh hưởng của tiếng ồn đã sử dụng công thức (U.S department of transportation, 1972):
M1 - M2 = 20log(R2/R1)
Trong đó: M1: Độ ồn tại vị trí 1; M2: Độ ồn tại vị trí 2; R1: Khoảng cách từ nguồn tới vị trí có mức ồn 1; R2: Khoảng cách từ nguồn tới vị trí có mức ồn 2.
Bảng 3.17: Kết quả tính độ ồn của hoạt động nổ mìn và các thiết bị máy móc theo khoảng cách tới nguồn
Loại máy 15 30 60Khoảng cách (m)120 240 450 2.700
Xe tải nặng 73-99 93,0 87,0 81 75 69,5
Xe ủi đất 80-98 92,0 86,0 80 74 68,5
Máy đầm nén 75-91 85,0 79,0 73 67 61,5
Máy kéo 76-99 93,0 87,0 81 75 69,5
Máy trộn bê tông 74-88 82,0 76,0 70 64 58,5
Máy đào đất 75-99 93,0 87,0 81 75 69,5
Máy xúc 75-86 80,0 74,0 68 62 56,5
Nổ mìn 95-115 109,0 103,0 97 91 85,5 69,9
Kết quả trình bày trong bảng cho thấy khi quãng đường tăng lên gấp đôi thì tiếng ồn sẽ giảm khoảng 6dB. Như vậy trong phạm vi 450 m từ nguồn tiếng ồn phát ra từ các phương tiện, máy móc, thiết bị đều nhỏ hơn 70dB. Riêng hoạt động nổ mìn có bán kính ảnh hưởng lớn hơn (khoảng 2,7km).
b) Chất thải lỏng
- Đối tượng bị tác động: Môi trường nước, các sinh vật thuỷ sinh, con người (công nhân xây dựng), môi trường không khí.
- Quy mô tác động:
Khi chưa có biện pháp thu gom xử lý nước thải có thể được đổ chảy tràn trên bề mặt và ngấm xuống đất tác động đến nguồn nước ngầm hoặc theo dòng chảy xuống sông Ea Krông Hnăng tác động đến chất lượng nước sông và các sinh vật thuỷ sinh khu vực công trình và hạ du nhà máy.
c) Chất thải rắn
- Đối tượng bị tác động: Con người (công nhân xây dựng), môi trường không khí, môi trường nước mặt, nước ngầm, môi trường đất.
- Quy mô tác động: Bãi đổ đất đá thải, bãi rác, khu lán trại công nhân.
3.2.1.2. Đối tượng, quy mô tác động không liên quan đến chất thải
a) Diện tích chiếm đất khu vực lòng hồ, mặt bằng công trình và mỏ vật liệu
- Đối tượng bị tác động: Con người (người dân bị ảnh hưởng); thực động vật, địa hình, địa mạo; môi trường đất; kinh tế (thiệt hại đất đai, tài sản và công trình trên đất); tài nguyên (tài nguyên vật liệu); môi trường xã hội (biến động dân cư khu vực bị ảnh hưởng).
- Quy mô tác động: khu vực mỏ vật liệu, khu vực bái thải, khu mặt bằng công trình, khu vực lòng hồ.
b) Thay đổi các vấn đề kinh tế - xã hội của người dân trong vùng ảnh hưởng
- Đối tượng bị tác động: Con người (người dân trong vùng, công nhân xây dựng), kinh tế (cơ sở hạ tầng, thương mại - dịch vụ), hệ thống quản lý của chính quyền địa phương (dân cư, an ninh), y tế (bệnh tật), động thực vật.
- Quy mô tác động: Khu vực dự án và vùng phụ cận.
c) Đối tượng, quy mô tác động liên quan đến vấn đề tái định cư
- Đối tượng bị tác động: Con người (người dân tái định cư, người dân sở tại khu vực tái định cư), kinh tế (cơ sở hạ tầng, cơ cấu thu nhập của người dân), môi trường xã hội (biến động dân cư, đời sống kinh tế - xã hội), hệ thống quản lý của chính quyền địa phương, môi trường đất (mất đất, xói mòn), môi trường nước, động thực vật, cảnh quan khu tái định cư - định canh.
- Quy mô tác động: khu vực có dân phải tiến hành tái định cư - định canh, khu vực tái định cư - định canh và khu vực phụ cận.
d) An toàn lao động trong quá trình thi công
- Đối tượng bị tác động: Con người (công nhân xây dựng, người dân sống gần khu vực công trường, khu tái định cư - định canh).
- Quy mô tác động: Khu vực công trường, khu vực tái định cư - định canh và dân vùng lân cận.
e) Thay đổi cảnh quan sinh thái khu vực công trình, khu mỏ vật liệu - Đối tượng bị tác động: Cảnh quan.sinh thái.
- Quy mô tác động: Khu vực công trình, khu mỏ vật liệu và vùng phụ cận.