Mục tiêu của đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng sử dụng kỹ chiến thuật tấn công trong các giải thi đấu Judo quốc gia giai đoạn 2010 - 2011 để xác định đặc điểm kỹ chiến thuật của vận
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 9/ 2013
Trang 2TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chuyển động học một cách tỉ mỉ đặc thù khác nhau các nhóm động tác và khả năng hoàn thiện chúng và từ đó đưa ra có phương pháp cơ bản của việc hoàn thiện kỹ thuật của VĐV và phương pháp nâng cao kỹ thuật điêu luyện thể thao Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu kỹ chiến thuật Judo đã được công bố Tuy nhiên trong nước, lĩnh vực này vẫn ít được các nhà khoa học quan tâm, đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu sinh cơ học môn Judo nào được nghiên cứu và công bố trong nước
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng sử dụng kỹ chiến thuật tấn công trong các giải thi đấu Judo quốc gia giai đoạn 2010 - 2011 để xác định đặc điểm kỹ chiến thuật của vận động viên Judo Việt Nam, tiến hành phân tích chuyển động học (kinematics) một số kỹ thuật tấn công đặc trưng của vận động viên Judo Việt Nam so sánh với kỹ thuật của các vận động viên quốc tế Từ đó đề xuất và ứng dụng thực nghiệm một số biện pháp nâng cao hiệu quả huấn luyện kỹ chiến thuật cho vận động viên trẻ thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp nhân trắc đo đạc hình thái, phương pháp kiểm tra sư phạm (test uchikomi 10s, test randori 30s, lực lưng và 1-RM), phương pháp phân tích chuyển động học (Dartfish Pro), phương pháp thực nghiệm sư phạm (so sánh trình tự) và phương pháp toán thống kê
Kết quả nghiên cứu:
1 Đặc điểm kỹ thuật của VĐV Judo Việt Nam chủ yếu sử dụng đòn tay và hông làm kỹ thuật sở trường, các đòn chân chủ yếu sử dụng để làm kỹ thuật liên đòn, hỗ trợ VĐV hạng nhẹ đạt hiệu quả kỹ thuật với đòn tay cao hơn các VĐV hạng nặng Ngược lại ở nhóm kỹ thuật hông, các nam VĐV hạng nặng đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn Chiến thuật liên đòn của VĐV Judo Việt Nam ít đa dạng, chủ yếu tập trung ở nhóm kỹ thuật liên đòn đơn giản, chiến thuật phản đòn cũng ít
đa dạng, chủ yếu tập trung ở nhóm kỹ thuật phản đòn đứng, Bên cạnh đó xu hướng
cố tình tạo lỗi phạt nhằm tạo chiến thuật kéo dài thời gian thi đấu đến hết giờ
2 Đề tài cũng đã phân tích chuyển động học kỹ thuật sở trường Seoi Nage
và Uchi Mata của VĐV tuyển quốc gia ở các chỉ tiêu như: pha Kuzushi, pha Tsukuri, pha Kake, vận tốc góc, vận tốc dài, gia tốc hướng tâm, lực kéo trong pha Kuzushi và pha Tsukuri Nhìn chung, VĐV cấp cao (kiện tướng, cấp 1) của Việt Nam có trình độ kỹ thuật vẫn còn thấp so với trình độ chung Judo thế giới
3 Sau 8 tuần thực nghiệm, các chỉ số hình thái (chỉ số rộng chậu/rộng vai x100%, chỉ số đường kính ngực x rộng vai/100, hiệu suất vòng tay co – duỗi), thể lực (test uchikomi 10s, test randori 30s, lực kéo lưng và test 1-RM) và các thông
số kỹ thuật Seoi Nage và Uchi Mata của vận động viên trẻ TP HCM đều tăng trưởng tốt mang ý nghĩa thống kê
Trang 3SUMMARY OF RESEARCH CONTENT
Sports kinematical analysis will supports to improve sports skills for athletes There are many researches on this fields in the world However in Vietnam, there was few researches on this field
Research purposes are to observe the judo events from 2010 – 2011 in Vietnam to find out the competitive strategy and techniques characteristics of Vietnam Judokas Kinematical analysis some techniques of Vietnam Judokas comparing to international Judokas, and applying some methods to improve technical skills of youth Judokas in Ho Chi Minh city
Methodology: anthropometry; 10s-ichikomi test, 30s-randori test, back force, 1-RM test, kinematical analysis by Dartfish Pro software with cameras; 8-week experimental study and statistics by SPSS
Results:
1 Vietnam Judokas ussually attack by te waza and koshi waza and they use ashi waza as strategy techniques Light-weight Judokas are majority in te waza, when heacy-weight Judokas are majority in koshi waza There are few continous techniques in Vietnam Judokas and also few keashi waza Vietnam Judokas tend
to stuck in penalty as strategy to take more time to finish contest
2 This study are to kinematical analysis Seoi Nage and Uchi Mata of national team as follow: time for kuzushi, time for tsukkuri, time for kake, angular speed, linear speed, force in kuzushi and force in tsukuri The results show that technique skills of Vietnam Judokas are lower the international Judokas
3 After 8-week training, anthropometry indexes, 10s-uchikomi test, randori test, back force, 1-RM and kinematical analysis indexes in Seoi Nage and Uchi Mata of youth Judokas in Ho Chi Minh city improve with statistical meanings (p<0.05)
Trang 41.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 04
1.1.2 Chuyển động học 06 1.1.3 Các chỉ số nghiên cứu trong sinh cơ học môn Judo 08
1.2 Hệ thống kỹ thuật môn Judo 13 1.2.1 Các pha chuyển động trong kỹ thuật tấn công môn
Judo
13
1.2.2 Hệ thống kỹ thuật môn Judo 15 1.2.3 Khái quát luật thi đấu Judo 19 1.2.4 Chiến thuật thi đấu trong Judo 22
1.3 Các nhóm cơ tham gia trong kỹ thuật Judo 27 1.3.1 Các nhóm cơ tham gia trong thao tác kỹ thuật Judo 27 1.3.2 Các bài tập phát triển nhóm cơ, tố chất thể lực và
các chỉ số đánh giá
35
1.4 Giới thiệu về phần mềm phân tích chuyển động thể
thao chuyên nghiệp Dartfish Pro
40
Trang 51.5 Các công trình nghiên cứu có liên quan 42
2.1 Mô tả cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 47
2.2 Phương pháp nghiên cứu 47 2.2.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có
2.3 Khách thể nghiên cứu 54
3.1 Nội dung 1 Thực trạng sử dụng kỹ chiến thuật của
VĐV Judo giai đoạn 2010-2011
55
3.1.1 Thực trạng sử dụng kỹ thuật của VĐV tại các giải
Judo quốc gia và quốc tế giai đoạn 2010-2011
55
3.1.2 Thực trạng sử dụng chiến thuật của VĐV tại các giải
Judo quốc gia và quốc tế giai đoạn 2010-2011 61
3.2 Nội dung 2 Phân tích chuyển động học (kinematics)
kỹ thuật tấn công Seoi Nage và Uchi Mata của VĐV
Judo Việt Nam so sánh với các VĐV quốc tế
85
3.2.1 Phân tích chuyển động học (kinematics) kỹ thuật tấn
công Seoi Nage và Uchi Mata
85
3.2.2 So sánh kỹ thuật tấn công Seoi Nage và Uchi Mata
của VĐV Judo Việt Nam với các VĐV quốc tế 97
3.3 Nội dung 3 Ứng dụng nâng cao hiệu quả huấn 104
Trang 6luyện kỹ thuật cho VĐV Judo trẻ tại TP.HCM
3.3.1 Giới thiệu tài liệu về quan điểm huấn luyện kỹ chiến
thuật ở giai đoạn chuyên môn hóa
104
3.3.2 Quy trình ứng dụng nâng cao hiệu quả huấn luyện
kỹ thuật cho VĐV Judo trẻ tại TP.HCM
104
3.3.3 Đánh giá hiệu quả huấn luyện kỹ thuật sau quá trình
3.3.4 Bảng tính nhanh hỗ trợ huấn luyện viên cơ sở 128
Phụ lục 1 Chương trình thực nghiệm 8 tuần 135 Phụ lục 2 Kiểm định phân phối chuẩn của dãy số liệu thu
thập
141
Phụ lục 3 Chuyên đề 1 – Cơ sở lý luận về sinh cơ học,
chuyển động học TDTT và trong môn Judo 148 Phụ lục 4 Chuyên đề 2 – Judo và hệ thống kỹ chiến thuật 157 Phụ lục 5 Chuyên đề 3 – Cơ sở thực tiễn trong việc ứng
dụng sinh cơ học vào công tác huấn luyện VĐV Judo trẻ
TP.HCM
171
Phụ lục 6 Sản phẩm nghiên cứu 1 – Báo cáo khoa học về
thực trạng và đặc điểm kỹ chiến thuật của vận động viên
trong thi đấu
186
Phụ lục 7 Sản phẩm nghiên cứu 2 – Đặc điểm chuyển
động học trong kỹ thuật tấn công Seoi Nage và Uchi Mata
của VĐV Judo cấp cao Việt Nam
204
Phụ lục 8 Bài báo khoa học đăng tại Tạp chí Hội nghị
khoa học thể thao quốc tế “Phát triển thể thao – Tầm nhìn
Olympic” – tháng 11/2012
208
Trang 7DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐNA Đông Nam Á HLV huấn luyện viên
IJF International Judo Federation
(Liên đoàn Judo thế giới)
QG quốc gia TDTT thể dục thể thao TP.HCM thành phố Hồ Chí Minh
VĐ vô địch VĐV vận động viên
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
1.1 Hệ thống kỹ thuật Judo của học viện Kodokan, Nhật
1.5 Giáo án huấn luyện trở kháng 5 tuần (mẫu) 37
1.6 Các chỉ số hình thể đánh giá sự phát triển nhóm cơ trong
3.2 Tổng hợp khảo sát kỹ thuật theo hạng cân thi đấu 59
3.3 So sánh xu thế sử dụng tấn công chiến thuật trước và sau
khi ghi điểm trong trận đấu
3.6 Bảng tổng hợp chiến thuật phạm lỗi trong thi đấu 81
3.7 Kết quả phân tích chuyển động học kỹ thuật Seoi Nage ở
Trang 93.12 Mô hình hiện trạng đặc điểm kỹ chiến thuật của VĐV
Judo Việt Nam
3.15 So sánh một số chỉ tiêu hình thái của VĐV trẻ TP.HCM
với trẻ nhóm tuổi 15 của Trung Quốc 109
3.18 Tổng hợp thông số kỹ thuật Seoi Nage của khách thể
trước và sau thực nghiệm
115
3.19 So sánh t-test thông số kỹ thuật Seoi Nage của khách thể
trước và sau thực nghiệm
118
3.20 So sánh tốc độ kỹ thuật Seoi Nage của VĐV trẻ
TP.HCM với tuyển quốc gia và VĐV quốc tế
119
3.21 Tổng hợp thông số kỹ thuật Uchi Mata của khách thể
trước và sau thực nghiệm
123
3.22 So sánh t-test thông số kỹ thuật Uchi Mata của khách thể
trước và sau thực nghiệm
124
3.23 So sánh tốc độ kỹ thuật Uchi Mata của VĐV trẻ
TP.HCM với tuyển quốc gia và VĐV quốc tế
126
Trang 10DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
3.1 Số lượng VĐV và số trận thi đấu khảo sát 55 3.2 Tần suất ra đòn tấn công (lần) của VĐV trong trận đấu 56 3.3 Tỷ lệ (%) hiệu quả kỹ thuật của VĐV VN trong trận đấu 56 3.4 Tỷ lệ (%) hiệu quả kỹ thuật của VĐV nam các hạng cân 58 3.5 Tỷ lệ (%) hiệu quả kỹ thuật của VĐV nữ các hạng cân 71 3.6 Tỷ lệ (%) hiệu quả của các nhóm kỹ thuật tấn công 72
3.7 Diễn biến thời gian các pha kỹ thuật Seoi Nage và Uchi
Mata của nhóm khách thể nam và nữ 95
3.8 So sánh thời gian ném, vận tốc góc, vận tốc dài và gia
tốc hướng tâm của 4 nhóm khách thể nghiên cứu 96
3.9 So sánh lực kéo trong pha Kuzushi và lực trong pha
Tsukuri của 4 nhóm khánh thể nghiên cứu 96
3.10 So sánh tốc độ kỹ thuật Seoi Nage của VĐV nữ Việt
Nam và Asami Haruna (Nhật Bản) 99 3.11 So sánh tốc độ kỹ thuật Seoi Nage của VĐV nam Việt
Nam và Leandro Guilhero (Brazil)
100
3.12 So sánh tốc độ kỹ thuật Uchi Mata của VĐV nữ Việt
Nam và Anett Meszaros (Hungary)
101
3.13 So sánh tốc độ kỹ thuật Uchi Mata của VĐV nam Việt
Nam và Alarza David (Tây Ban Nha)
102
3.14 So sánh thông số kỹ thuật Seoi Nage của VĐV Trẻ
TP.HCM với tuyển quốc gia và VĐV quốc tế
120
3.15 So sánh thông số kỹ thuật Uchi Mata của VĐV Trẻ
TP.HCM với tuyển quốc gia và VĐV quốc tế
127
Trang 11DANH SÁCH HÌNH
1.1 Các hướng mất thăng bằng trong kỹ thuật tấn công Judo 14 1.2 Giao diện phần mềm Dartfish Pro 41; 50 2.1 Kỹ thuật Seoi Nage 49 2.2 Kỹ thuật Uchi Mata 49 2.3 Test Uchikomi 10s 52
3.1 Bảng tính nhanh phân tích kỹ thuật Judo 129
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây Judo Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế của mình tại đấu trường khu vực và quốc tế Ở các kỳ SEA Games 22 – 2003 Việt Nam, SEA Games 23 – 2005 Philippines, SEA Games 24 – 2007 Thailand, SEA Games 25 – 2009 Lào, SEA Games 26 – 2011 Indonesia, thành tích Judo Việt Nam luôn vị trí top 3 khu vực Đông Nam Á Thành phố Hồ Chí Minh từng đào tạo nhiều vận động viên nổi tiếng cho Judo Việt Nam như vận động viên Cao Ngọc Phương Trinh – ba lần đoạt huy chương vàng SEA Games, Trần Vũ Thị Hiếu Hạnh, Nguyễn Quốc Trung Vô địch SEA Games Nhưng từ năm 2001 đến trước thềm SEA Games 26 – 2011, trong vòng 10 năm Judo thành phố Hồ Chí Minh gần như trắng tay tại các kỳ SEA Games mặc dù vẫn giữ vị trí một trong ba hạng đầu tại các giải quốc gia Nhiều chuyên gia, nhà chuyên môn phân tích rằng
có nhiều nguyên nhân để Judo thành phố chưa hòa nhập được khu vực châu lục và thế giới như chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, hồi phục… nhưng quan trọng nhất chính là trình độ kỹ chiến thuật của vận động viên Judo Thành phố nói chung còn hạn chế, thiếu tính chính xác, thiếu đa dạng linh hoạt Gần đây, tại SEA Games 26 – 2011 Indonesia, vận động viên Đặng Hào đã mang về cho Judo thành phố Hồ Chí Minh tấm huy chương vàng hạng 100kg nam sau 10 năm chờ đợi Việc làm cấp thiết hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh là tập trung đào tạo vận động viên Judo trẻ nhằm chuẩn bị lực lượng tranh chấp với vận động viên các tỉnh, thành ở những hạng cân trọng điểm thế mạnh của Việt Nam tại các kỳ thi khu vực, châu lục và quốc tế
Nghiên cứu sinh cơ học thể thao là quá trình nghiên cứu kỹ thuật động tác thể thao nhằm hoàn thiện lý luận các môn học thể thao phục vụ trực tiếp cho thực tiễn hoạt động thi đấu thể thao Đối tượng nghiên cứu sinh cơ học thể thao là sự chuyển động cơ học của cơ thể vận động viên Một cách cụ thể hơn, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của sinh cơ học là cấu tạo động tác Do vậy, khi nghiên cứu
Trang 13cấu tạo động tác cần phải liên hệ đến chức năng và cấu trúc của các cơ quan vận động và cần suy xét đến các điều kiện bên ngoài khi hoàn thành các động tác đó
Nhiệm vụ của môn sinh cơ học thể thao là nghiên cứu sự chuyển động cơ thể, đánh giá hiệu quả việc sử dụng lực hoàn thiện để đạt mục đích đặt ra, nhằm tìm ra các phương thức hoàn thiện các hành vi vận động và sử dụng chúng tốt nhất Nghiên cứu tính đặc thù của sự chuyển động vận động viên phải tiến hành tìm hiểu cấu trúc cơ quan vận động, tính chất và chức năng của chúng về giới tính, lứa tuổi, ảnh hưởng của công tác huấn luyện Để biểu hiện hiệu quả trong thi đấu, vận động viên cần có những kỹ thuật hợp lý nhất Cho nên trong sinh cơ học thể thao cần nghiên cứu một cách tỉ mỉ đặc thù khác nhau các nhóm động tác và khả năng hoàn thiện chúng và từ các tài liệu đó cho phép đưa ra có phương pháp cơ bản của việc hoàn thiện kỹ thuật của vận động viên và xác định phương pháp huấn luyện thích hợp và phương pháp nâng cao kỹ thuật điêu luyện thể thao [8] Các công trình nghiên cứu sinh cơ học trong kỹ chiến thuật Judo đã được nhiều nhà khoa học quốc tế nghiên cứu và công bố (Attilio Sacripanti, 1987; Naotoshi Minamitani, 1988; Ray Takahashi, 1992; Roger Bartlett, 1997; Anthony Blazevich, 1997; RobertoVillanim và Vittotina Di Vincenzo, 2002; Rodney T Imamura, 2003; Heinz Nowoisky, 2005; Rodney T Imamura, 2007; Attilio Sacripanti 2010) [10], [11], [12], [13], [15], [17], [18], [19], [20], [21] Tuy nhiên trong nước, lĩnh vực sinh cơ học trong môn Judo vẫn ít được các nhà khoa học quan tâm, đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu sinh cơ học môn Judo nào được nghiên cứu và công bố trong nước
Từ thực trạng đó, trên cơ sở nghiên cứu khảo sát thực trạng sử dụng kỹ chiến thuật tấn công trong các giải thi đấu Judo quốc gia giai đoạn 2010 - 2011 để xác định đặc điểm kỹ chiến thuật của vận động viên Judo Việt Nam, đề tài tiến hành phân tích chuyển động học (kinematics) một số kỹ thuật tấn công đặc trưng của vận động viên Judo Việt Nam so sánh với kỹ thuật của các vận động viên quốc
tế Từ đó đề xuất và ứng dụng thực nghiệm một số biện pháp nâng cao hiệu quả huấn luyện kỹ chiến thuật cho vận động viên trẻ thành phố Hồ Chí Minh
Trang 14Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi triển khai các nội dung nghiên cứu sau :
1 Khảo sát thực trạng sử dụng kỹ chiến thuật của vận động viên Judo giai đoạn 2010-2011 nhằm tìm ra đặc điểm kỹ chiến thuật của vận động viên Judo tại Việt Nam
2 Phân tích chuyển động học (kinematics) một số kỹ thuật tấn công đặc trưng của vận động viên Judo Việt Nam so sánh với các vận động viên quốc tế
3 Ứng dụng nâng cao hiệu quả huấn luyện kỹ chiến thuật cho vận động viên Judo trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Về khái niệm sinh cơ học, các nhà khoa học trong nước như Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Trịnh Trung Hiếu (1988) đưa ra định nghĩa: “Sinh cơ học
là môn khoa học nghiên cứu về quy luật chuyển động cơ học trong hệ thống sinh vật Bộ môn sinh cơ học nghiên cứu đặc điểm di động cơ thể trong không gian, thời gian và những nguyên nhân gây nên sự chuyển động đó”
Sinh cơ học liên quan đến rất nhiều các môn khoa học khác, nó tổng hợp các tri thức về chuyển động cơ học, giải phẩu học, sinh lý học Sinh cơ học là phân nhánh của bộ môn sinh vật lý (biophysics), chúng sử dụng các kiến thức cơ bản toán lý, điều khiển học, tâm lý học [8]
Ở góc độ y học, BS Nguyễn Văn Quang (1999) cho rằng sinh cơ học giúp cho sự hiểu biết các cơ chế chuyển động của cơ thể được tường tận, có hệ thống Môn giải phẩu học có tính phân tích tĩnh từng thành phần riêng lẻ của cơ thể, tuy
Trang 16có vẻ rõ ràng nhưng không cho thấy được sự quan hệ hỗ tương khi các bộ phận cơ thể cùng chuyển động Tứ chi và cột sống con người có chức năng chống đỡ và di chuyển nên vai trò chủ yếu có tính cơ học Vì vậy nghiên cứu các thành phần cơ thể (chi, cột sống…) khi cùng chuyển động được gọi là sinh cơ học [5]
Sinh cơ học thể thao là phân nhánh bộ môn sinh cơ học chung, song chúng cũng là bộ môn khoa học độc lập, nghiên cứu kỹ thuật động tác thể thao nhằm hoàn thiện lý luận các môn học thể thao phục vụ trực tiếp cho thực tiễn hoạt động thi đấu thể thao
Đối tượng nghiên cứu sinh cơ học thể thao là sự chuyển động cơ học của cơ thể vận động viên Một cách cụ thể hơn, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của sinh cơ học là cấu tạo động tác Do vậy, khi nghiên cứu cấu tạo động tác cần phải liên hệ đến chức năng và cấu trúc của các cơ quan vận động và cần suy xét đến các điều kiện bên ngoài khi hoàn thành các động tác đó
Nhiệm vụ của môn sinh cơ học thể thao là nghiên cứu sự chuyển động cơ thể, đánh giá hiệu quả việc sử dụng lực hoàn thiện để đạt mục đích đặt ra, nhằm tìm ra các phương thức hoàn thiện các hành vi vận động và sử dụng chúng tốt nhất Nhiệm vụ cụ thể của bộ môn sinh cơ học thể thao nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau đây:
- Cấu trúc, tính chất và chức năng của cơ thể vận động viên
- Kỹ thuật thể thao thích hợp
- Sự hoàn thiện kỹ thuật thể thao của vận động viên
Nghiên cứu tính đặc thù của sự chuyển động vận động viên phải tiến hành tìm hiểu cấu trúc cơ quan vận động, tính chất và chức năng của chúng về giới tính, lứa tuổi, ảnh hưởng của công tác huấn luyện
Để biểu hiện hiệu quả trong thi đấu, vận động viên cần có những kỹ thuật hợp lý nhất Cho nên trong sinh cơ học thể thao cần nghiên cứu một cách tỉ mỉ đặc thù khác nhau các nhóm động tác và khả năng hoàn thiện chúng và từ các tài liệu
Trang 17đó cho phép đưa ra có phương pháp cơ bản của việc hoàn thiện kỹ thuật của vận động viên và xác định phương pháp huấn luyện thích hợp và phương pháp nâng cao kỹ thuật điêu luyện thể thao [8]
1.1.2 Chuyển động học:
Chuyển động học (kinematics) là một chuyên ngành hẹp của cơ học cổ điển, có mục đích mô tả chuyển động của các vật thể trong khi bỏ qua nguyên nhân dẫn đến các chuyển động đó Chuyển động học giữ một vai trò quan trọng nhất định trong nghiên cứu sinh cơ học [22]
Trong quá trình nghiên cứu, tránh nhầm lẫn chuyển động học với động lực học trong cơ học cổ điển (nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển động của các vật thể và nguyên nhân gây ra các chuyển động đó), vốn đôi khi được chia ra làm động học (nghiên cứu mối quan hệ giữa ngoại lực và chuyển động), và tĩnh học (nghiên cứu các tương quan trong một hệ thống ở mức cân bằng) Chuyển động học cũng khác với động lực học trong vật lý hiện đại, vốn được dùng để mô tả thay đổi của một hệ thống theo thời gian Chuyển động học giữ vai trò nhất định trong vật lý học Chuyển động học cũng được dùng trong sinh cơ học và sinh động học Ứng dụng đơn giản nhất của chuyển động học là chuyển động tịnh tiến hoặc chuyển động tròn của chất điểm Phức tạp hơn là chuyển động của các vật thể, tập hợp các chất điểm mà khoảng cách giữa chúng là không đổi theo thời gian Phức tạp hơn nữa là chuyển động của một nhóm các vật thể, có thể được liên kết bởi các mối nối cơ học
Đi sâu nghiên cứu về tính chất của chuyển động, ta thấy chuyển động là sự
di chuyển vị trí của một vật từ nơi này đến nơi khác do có một lực tác động Khi
có một vật di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác qua một quãng đường dài trong một chu kì thời gian do có một lực tác động, ta có thể có được một số chỉ số sau:
- Vận tốc di chuyển của vật là tỷ lệ giữa quãng đường và thời gian:
s v t
Trang 18v: vận tốc (m/s) s: quãng đường (m) t: thời gian (s)
- Gia tốc di chuyển của vật là tỷ lệ giữa vận tốc và thời gian:
v a t
a: gia tốc (m/s2) v: vận tốc (m/s) t: thời gian (s)
- Quãng đường di chuyển của vật được suy ra 2 công thức trên:
Mọi chuyển động đều nằm trong 03 thể loại chuyển động: chuyển động đều, chuyển động không đều và chuyển động tuần hoàn
Trang 191.1.3 Các chỉ số nghiên cứu trong sinh cơ học môn Judo:
- Trọng tâm cơ thể (CBG):
Trong vật lý học, trọng tâm của một vật thể hay một hệ các vật thể là điểm trung bình theo phân bố trọng lượng của vật thể Cho một vật thể, véc-tơ chỉ vị trí trọng tâm có thể tính theo:
' '1
thành phần này; w là trọng lượng toàn vật [22]
Khi cơ thể đứng thẳng thì trọng tâm ở quãng lưng Nhưng khi chuyển động cánh tay hoặc chân thì trọng tâm cơ thể sẽ thay đổi Trong Judo, khi gập lưng để thực hiện kỹ thuật ném thì trọng tâm rơi ra phía ngoài thân thể Do vậy, sự chuyển dịch trọng tâm là do sự thay đổi về tư thế, động tác của cơ thể Phương pháp xác định trọng tâm vật thể rất đơn giản: dùng dây treo mô hình lên, theo chiều của dây treo vẽ một đường thẳng, sau đó lại chuyển đến một chỗ khác để treo và lại vẽ một đường thẳng; giao điểm của hai đường đó là trọng tâm của mô hình Nếu hai đường không cắt nhau trên mô hình thì cần kéo dài chúng để cắt nhau ở ngoài mô hình (khi đó trọng tâm ở ngoài thân thể) Hiểu được phương pháp này, có thể tìm
ra vị trí trọng tâm trong các tư thế ở thân thể con người
- Hướng lực kéo của người tấn công:
Trong tập luyện và thi đấu Judo, vận động viên sử dụng đa dạng các thao tác
kỹ chiến thuật, sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để giành chiến thắng Mỗi kỹ thuật có nguyên lý riêng, đòi hỏi hướng lực kéo phù hợp để đạt hiệu quả ném cao nhất Do vậy, trong quá trình nghiên cứu sinh cơ học, chuyển động học trong các
kỹ thuật Judo cần xác định hướng lực kéo của người tấn công để làm cho đối thủ mất thăng bằng (mất trọng tâm cơ thể) [13]
Trang 20Vận tốc góc của chuyển động quay của vật thể là đại lượng véc tơ thể hiện mức độ thay đổi theo thời gian vị trí góc của vật và hướng của sự chuyển động này Độ lớn của vận tốc góc bằng tốc độ góc và hướng của véc tơ vận tốc góc được xác định theo quy ước
Gọi O là tâm và R là bán kính của đường tròn quỹ đạo M là vị trí tức thời của vật chuyển động Khi vật đi một cung Δs thì bán kính OM quay được một góc
- Vận tốc dài (v):
Gọi Δs là độ dài của cung tròn mà vật đi được từ điểm M, trong khoảng thời gian rất ngắn Δt Vận tốc dài sẽ có công thức [22] là:
s v
t
Trang 21Trong điều kiện cung tròn có độ dài rất nhỏ, có thể coi như một đoạn thẳng thì vectơ chỉ quãng đường đi được và hướng chuyển động, gọi là vectơ độ dời Khi đó vectơ vận tốc được xác định:
s v
nên nó cũng nằm theo tiếp tuyến tại M
Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc [22]: v = rω
- Gia tốc hướng tâm (a):
Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều:
Giả sử, ở thời điểm ban đầu (t0 = 0), vật ở M1 có vận tốc v 1
Sau Δt giây, vật đến M2 có vận tốc v 2
.Theo định nghĩa gia tốc của vật là:
Trang 22Ta tìm gia tốc tức thời ở I, vì v1 = v2 = v nên khi lấy thời gian Δt rất nhỏ thì cung M1M2 rất nhỏ, có thể coi điểm M1 ≡ M2 ≡ I , vectơ v
trùng phương với IO
và hướng vào tâm 0 Do đó, vectơ gia tốc a
hướng vào tâm 0 nên gọi là gia tốc hướng tâm Ký hiệu : aht
hướng vào tâm quỹ đạo (aht v
)
- Độ lớn của gia tốc hướng tâm:
Được tính theo công thức:
2
ht
v a
r
Trong chuyển động tròn đều, độ lớn vận tốc không đổi, gia tốc hướng tâm chỉ đặc trưng cho sự biến đổi về phương của vận tốc; gia tốc hướng tâm càng lớn thì vật quay càng nhanh (a tỉ lệ với v2), nghĩa là phương của vận tốc biến thiên càng nhanh [22]
Trang 23- Lực kéo (F P ):
Trong vật lý, lực là một đại lượng vật lý được dùng để biểu thị tương tác giữa các vật, làm thay đổi trạng thái chuyển động hoặc làm biến đổi hình dạng của các vật Lực cũng có thể được miêu tả bằng nhiều cách khác nhau như đẩy hoặc kéo Lực tác động vào một vật thể có thể làm nó xoay hoặc biến dạng, hoặc thay đổi về ứng suất, và thậm chí thay đổivề thể tích Lực bao gồm cả hai yếu tố là độ lớn và hướng Theo định luật Newton II, F = m.a, một vật thể có khối lượng không đổi sẽ tăng tốc theo tỉ lệ nhất định với lực tổng hợp theo khối lượng của vật [22]
Trong Judo, lực kéo (FP) là lực kéo bằng tay tác động của người tấn công làm cho đối phương mất thăng bằng (trọng tâm cơ thể) [13]
Góc vai khi đối thủ (người bị tấn công) khi mất thăng bằng được đo từ đường thẳng từ vai uke (khi mất thăng bằng) đến điểm chân trụ (K) và đường thẳng đứng 90 độ [13]
người bị tấn công (uke) đến điểm chân trụ (K) [13]
người tấn công (tori) đến điểm chân trụ (K) [13]
F P
β S
rsCBG
r CBG
β CBG K
α
Trang 24- Góc trọng tâm khi uke mất thăng bằng (β CBG ): được đo từ đường thẳng từ
trọng tâm cơ thể người bị tấn công (khi mất thăng bằng) đến điểm chân trụ (K) và đường thẳng đứng 90 độ [13]
khoảng cách được đo từ trọng tâm cơ thể người bị tấn công (khi mất thăng bằng) đến điểm chân trụ (K) [13]
- Góc giữa chân uke (α): là góc giữa 2 chân người bị tấn công khi mất thăng
bằng [14]
Là lực khi người tấn công xoay thân người 180 độ để thực hiện thao tác kỹ thuật tấn công Theo Heinz (2005), công thức tính lực xoay thân như sau [13]:
MP= FPcos βSrs
MP: lực xoay thân tsukuri (N) FP: lực kéo tori (N)
βS: góc vai uke khi mất thăng bằng (độ)
rs(uk): quãng cách vai đến chân trụ uke (m)
1.2 Hệ thống kỹ thuật môn Judo
1.2.1 Các pha chuyển động trong kỹ thuật tấn công môn Judo:
Nguyên lý kỹ thuật Judo là “sử dụng lực tối thiểu để đạt được hiệu quả tối đa”, do vậy trong các kỹ thuật ném đều có giai đoạn làm đối phương mất thăng bằng trước, sau đó mới thực hiện kỹ thuật ném để đạt được hiệu quả tối đa Tất cả những kỹ thuật ném môn Judo đều được chia thành 3 pha (giai đoạn) gồm: giai đoạn làm đối phương mất thăng bằng (kuzushi), giai đoạn thao tác thực hiện kỹ thuật ném (tsukuri) và giai đoạn ném ngã (kake) [14], [15], [16], [19], [20]
Trang 25- Pha Kuzushi: đây là giai đoạn người tấn công làm đối phương mất thăng
bằng (trọng tâm cơ thể) theo hướng lực tác động Trong tập luyện và thi đấu Judo, người tấn công sử dụng chủ yếu lực tay (kéo, đẩy) kết hợp với di chuyển để làm đối phương mất thăng bằng Trong tấn công các kỹ thuật Judo, có các hướng thăng bằng như sau:
a
c b
h f g
Hình 1.1 Các hướng mất thăng bằng trong kỹ thuật tấn công Judo
+ Hướng phía trước: dùng lực tay để kéo đối phương mất thăng bằng về
phía trước Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật: Seoi-Nage, Ippon-Seoi-Nage, Kata-Guruma, Seoi-Otoshi…
+ Hướng 45 độ phía trước bên phải: dùng lực tay để kéo đối phương mất
thăng bằng về 45 độ phía trước bên phải Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật: Tai-Otoshi, Hane-Goshi, Harai-Goshi, Sasae-Tsurikomi-Ashi…
+ Hướng 45 độ phía trước bên trái: dùng lực tay để kéo đối phương mất
thăng bằng về 45 độ phía trước bên trái Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật: Hidari-Kata-Seoi, các kỹ thuật đánh bên trái…
+ Hướng 90 độ bên phải: dùng lực tay để kéo đối phương mất thăng bằng
về 90 độ bên phải Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật đòn chân như Okuri-Ashi-Harai…
d
e
Trang 26+ Hướng 90 độ bên trái: dùng lực tay để kéo đối phương mất thăng bằng về
90 độ bên trái Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật đòn chân bên trái như Hidari-Okuri-Ashi-Harai…
+ Hướng phía sau: dùng lực tay để đẩy đối phương mất thăng bằng về phía
sau Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật: Morote-Gari, Kuchiki-Taoshi, Kibesu-Geashi…
+ Hướng 45 độ phía sau bên phải: dùng lực tay để đẩy đối phương mất
thăng bằng về 45 độ phía sau bên phải Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật: Osoto-Gari, Ouchi-Gari, Kouchi-Gari…
+ Hướng 45 độ phía trước bên trái: dùng lực tay để đẩy đối phương mất
thăng bằng về 45 độ phía sau bên trái Hướng thăng bằng này áp dụng để thực hiện các kỹ thuật đòn chân bên trái…
- Pha Tsukuri: đây là giai đoạn người tấn công thực hiện các thao tác kỹ
thuật để ném ngã đối phương Đây là giai đoạn quan trọng thể hiện kỹ năng của vân động viên Judo, đối với các vận động viên đỉnh cao thì giai đoạn Tsukuri có tốc độ rất cao Tốc độ của giai đoạn Tsukuri tỷ lệ thuận với tổng lực thực hiện kỹ thuật ném
- Pha Kake: đây là giai đoạn ném ngã đối phương được tính từ khi cơ thể
(chân trụ) đối phương rời khỏi mặt đất đến khi ngã xuống thảm Pha Kake tỷ lệ thuận với tốc độ pha Tsukuri, tốc độ vào đòn càng cao thì lực tác động và tốc độ ngã của đối phương càng cao
1.2.2 Hệ thống kỹ thuật Judo:
Judo là một môn võ thuật bao gồm những kỹ thuật ném (Nage waza), bên cạnh đó còn có một hệ thống các kỹ thuật đè khống chế đối phương dưới mặt đất (Osaekomi waza), kỹ thuật siết cổ (Shime waza), kỹ thuật khóa tay (Kansetsu waza)… Tập luyện Judo không những giúp tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất mà còn rèn luyện cho con người tính kỷ luật tự giác, sự tự tin, sự tập trung,
kỹ năng lãnh đạo cũng như khả năng phối hợp thể chất, sức mạnh và tính mềm
Trang 27dẻo Là một môn thể thao đúc kết từ một nghệ thuật chiến đấu, Judo giúp phát
triển sự kiểm soát cơ thể toàn diện, sự cân bằng cao và phản ứng nhanh nhẹn
Theo Jigoro Kano (Kodokan, 1994) nguyên tắc hoạt động của Judo là “Đẩy khi bị kéo và kéo khi bị đẩy”, sử dụng lực của đối phương để khắc chế đối phương bằng các kỹ thuật làm đối phương mất thăng bằng Người tập luyện Judo luôn phải chú trọng nguyên tắc: “đạt hiệu quả tối đa với lực tối thiểu” Nguyên lý chủ đạo của Judo là “dĩ nhu chế cương”, là ứng dụng sự mềm dẻo trong thực hiện kỹ thuật,
là cách sử dụng linh hoạt và hiệu quả sự thăng bằng, lực đòn bẩy và bước chuyển động hợp lý khi thực hiện các động tác ném hay các kỹ thuật khác Sự khéo léo, kỹ thuật hoàn thiện và biết chọn thời điểm (hơn là sử dụng sức mạnh đơn thuần) là những bí quyết thành công trong Judo [14]
Hệ thống kỹ thuật Judo bao gồm 3 bộ kỹ thuật chính Đó là Bộ kỹ thuật ném (Nage Waza), Bộ kỹ thuật khống chế (Katame Waza) và Bộ kỹ thuật sát thương (Atemi Waza)
Mỗi bộ kỹ thuật bao gồm các nhóm kỹ thuật với nhiều đòn thế đa dạng và phức tạp Như Bộ kỹ thuật ném (Nage Waza) bao gồm 2 nhóm kỹ thuật là Nhóm đứng ném (Tachi Waza) và Nhóm đòn hy sinh (Sutemi Waza) Trong nhóm đứng ném (Tachi Waza) còn được phân thành 3 nhóm: nhóm ném bằng tay (Te Waza), nhóm ném bằng hông (Koshi Waza) và nhóm ném bằng chân (Ashi Waza) Cũng như thế trong nhóm đòn hy sinh (Sutemi Waza) cũng được phân thành 2 nhóm: hy sinh thẳng trực diện (Ma Sutemi Waza) và hy sinh nghiêng một bên (Yoko Sutemi Waza)
Bộ kỹ thuật khống chế (Katame waza) cũng bao gồm 3 nhóm kỹ thuật chính
là nhóm kỹ thuật đè không chế (Osaekomi Waza), nhóm kỹ thuật siết nghẹt (ải sát) (Shime waza) và nhóm kỹ thuật khoá khớp (Kansetsu Waza)
Hai bộ kỹ thuật Nage Waza và Katame Waza được áp dụng, phổ biến rộng rãi trong tập luyện và thi đấu Riêng Bộ kỹ thuật sát thương (Atemi Waza) bao gồm các kỹ thuật dùng tay (Ude Ate) và chân (Ashi Ate) làm vũ khí để tấn công
Trang 28sát thương đối thủ thì không áp dụng trong quá trình giảng dạy và tập luyện do tính nguy hiểm của kỹ thuật Các kỹ thuật này chỉ cho phép các võ sư, môn sinh Judo có trình độ cao (trên 5 đẳng) tập luyện theo các bộ thể thức Koshiki No Kata, Kime No Kata, Kodokan Goshin Jutsu…
Bảng 1.1 Hệ thống kỹ thuật Judo của Học viện Judo Kodokan, Nhật Bản
TT Bộ/Nhóm Kỹ thuật
1 NAGE WAZA
1.1 Tachi Waza
1.1.1 Te Waza
a Nhóm tay-vai 1 Tai Otoshi
2 Seoi Nage (Ippon&Morote)
7 Tsuri Komi Goshi
b Nhóm hông chuyển động 1 Hane Goshi
Trang 295 Ko Soto Gake
6 O Soto Guruma
7 O Soto Otoshi
c Nhóm quét 1 De Ashi Harai
2 Okuri Ashi Harai
3 Harai Tsurikomi Ashi
d Có hông hỗ trợ 1 Uchi Mata
5 Hane Goshi Gaeshi
6 Harai Goshi Gaeshi
7 Uchi Mata Gaeshi 1.2 Sutemi Waza
1.2.2 Yoko Sutemi Waza
a Nhóm lăn lưng 1 Uki Waza
2 Yoko Guruma
3 Tani Otoshi
4 Yoko Wakare
5 Yoko Otoshi
b Nhóm quét chân 1 Yoko Gake
c Nhóm Makki (cuộn ngã) 1 Hane Makkikomi
a Nhóm khống chế vai 1 Hon Kesa Gatame
2 Kuzure Kesa Gatame + Gyaku Kesa Gatame
Trang 30+ Ushiro Kesa Gatame + Makura Kesa Gatame
3 Kata Gatame
b Nhĩm khống chế thân trên 1 Kami Shiho Gatame
2 Kuzure Kami Shiho Gatame
a Nhĩm siết bâu 1 Nami Juji Jime
2 Kata Juji Jime
3 Gyaku Juji Jime
4 Okuri Eri Jime
5 Tsukkomi Jime
b Nhĩm siết trần 1 Hadaka Jime
2 Sode Guruma Jime
a Nhĩm dùng tay 1 Ude Garami
2 Ude Hishigi Ude Gatame
3 Ude Hishigi Te Gatame
b Nhĩm tựa thân 1 Ude Hishigi Juji Gatame
2 Ude Hishigi Waki Gatame
3 Ude Hishigi Hara Gatame
c Nhĩm hỗ trợ chân 1 Ude Hishigi Ashi Gatame
2 Ude Hishigi Hiza Gatame
d Nhĩm Sankaku (khĩa
chéo)
1 Ude Hishigi Sankaku Gatame
e Nhĩm kỹ thuật cấm 1 Ashi Garami
1.2.3 Khái quát luật thi đấu Judo:
Trận đấu Judo được điều khiển bởi 1 trọng tài chính và 2 giám biên dưới sự giám sát của hội đồng trọng tài Tất cả các quyết định sẽ được căn cứ trên ý
Trang 31kiến đa số của trọng tài chính và 2 giám biên Theo Bộ luật thi đấu Judo Quốc tế (2012) thời gian thi đấu 5 phút Thời gian nghỉ hồi phục cho 1 đấu thủ giữa
2 trận đấu tối thiểu là 10 phút
Các kỹ thuật liên đòn mang tính chiến thuật được quyền áp dụng từ đòn ném đứng (tachi waza) kết hợp với kỹ thuật dưới thảm (ne waza) (điều 16 Bộ luật thi đấu Judo quốc tế, 2012)
Trong thi đấu Judo, đấu thủ có thể ghi điểm ở 3 mức: Ippon, Waza-ari và Yuko (điều 20 đến 24 của Bộ luật thi đấu Judo quốc tế , 2012)
Kỹ thuật đè khống chế Osaekomi Waza được điều 25 của Bộ luật thi đấu Judo Quốc tế (2012) quy định như sau: “Đối thủ phải bị điều khiển bởi đối phương của mình khống chế có thể ở 1 bên, phía sau hoặc ở trên và có lưng, 1 vai hoặc 2 vai tiếp xúc với thảm”
Lỗi phạt cảnh cáo Shido trong thi đấu được điều 25 Bộ luật thi đấu Judo quốc tế (2012) quy định trong các tình huống sau:
“1 Cố ý tránh nắm áo đối phương để ngăn cản mọi đòn thế
2 Có thái độ phòng thủ quá đáng ở tư thế đứng
3 Thực hiện những hành động như là tấn công nhưng thực chất không có
ý định ném đối phương (tấn công giả tạo)
4 Ở tư thế đứng, cầm giữ phần cuối tay áo 1 hoặc 2 tay của đối phương với mục đích phòng thủ hay siết chặt tay áo của đối thủ và nhấn xuống
5 Ở tư thế đứng, liên tục cầm giữ 1 hay nhiều ngón tay của đối phương với mục đích phòng thủ
6 Có thái độ tự ý cởi bỏ võ phục của mình ra, tháo đai ra, cột vào mà không có lệnh của trọng tài
Trang 327 Đặt 1 hay nhiều ngón tay vào trong tay áo hoặc ống quần của đối phương hay móc chặt tay áo của đối phương
8 Ở tư thế đứng sau khi name áo và không làm bất cứ 1 hành động tấn công nào
9 “Nắm áo kiểu cầm bá súng” : cầm giữ phần cuối phía dưới hay phía trên của tay áo theo kiểu cầm bá súng
10 Cầm giữ phần cuối cùng phía trên của tay áo xoắn lại
11 Nắm phần cuối của đai , vạt áo quấn vòng một phần thân thể của đối phương
12 Cắn giữ võ phục bằng miệng
13 Đặt bàn tay, cánh tay, bàn chân, ống chân trực tiếp vào vùng mặt của đối phương
14 Đặt bàn chân ống chân vào đai, cổ áo và vạt áo của đối phương
15 Aùp dụng Shime-waza bằng cách dùng đai hoặc phần cuối vạt áo của mình hay chỉ dùng những ngón tay
16 Ở tư thế Tachi Waza hay Ne waza tự ý đi ra khỏi diện tích chiến đấu hay dùng lực ép đối phương ra khỏi diện tích chiến đấu
17 Aùp dụng các chân theo dạng cắt kéo (các bàn chân tréo nhau, ống chân duổi thẳng ra) vòng quanh thân mình, cổ hay đầu của đối phương
18 Dùng đầu gối hoặc bàn chân đánh vào tay hay cánh tay của đối thủ, buộc đối thủ buông tay nắm giữ, hoặc đá vào chân hay mắc cá mà không áp dụng một kỹ thuật nào
Trang 3319 Vặn xoắn 1 hoặc các ngón tay của đối phương để buộc đối thủ buông
ra việc nắm giữ
Lỗi phạt truất quyền thi đđấu Hansoku Make được điều 26 Bộ luật thi đấu Judo quốc tế (2012) quy định trong các tình huống sau vi phạm đạo đức, cốâ ý gay nguy hiểm cho đối thủ
Lỗi phạt Shido nhiều lần sẽ được tính chồng lên và điểm cho đối thủ sẽ được thể hiện như sau:
- 1 Shido: nhắc nhở, không thua điểm
- 2 Shido: đối thủ được 1 Yuko
- 3 Shido: đối thủ được 1 Waza-ari
- 4 Shido: tương đương Hansoku-Make - đối thủ được Ippon
Trong huấn luyện Judo, việc thường xuyên cập nhật Luật thi đấu cho huấn luyện viên và vận động viên là rất cần thiết Điều đĩ khơng chỉ giúp vận động viên thi đấu đúng luật mà cịn hình thành các tư duy chiến thuật nhằm giành chiến thắng trong thi đấu
1.2.4 Chiến thuật thi đấu trong Judo:
Trong một trận đấu Judo kéo dài 5 phút, hai đấu thủ phải thực hiện các kỹ thuật ném (tachi waza), đè khống chế (osaekomi waza), siết cổ (shime waza) hoặc khĩa tay (kansetsu waza) để ghi điểm Điểm thấp nhất là điểm Yuko, tiếp đến là điểm Waza-ari và để thắng tuyệt đối kết thúc trận đấu bằng điểm Ippon Song song
đĩ, khi một đấu thủ bị phạm lỗi thì đấu thủ kia sẽ ghi được điểm tương đương với lỗi phạt (2 shido = 1 điểm Yuko, 3 shido = 1 điểm Waza-ari, Hansoku Make = 1 điểm Ippon)
Thực tế trong một trận thi đấu đỉnh cao, khi trình độ vận động viên tương đương việc thực hiện một kỹ thuật đơn lẻ để ghi điểm là rất khĩ khăn, vận động
Trang 34viên phải tạo ra các tình huống chiến thuật để ghi điểm Một số tình huống chiến thuật như sau:
1.2.4.1 Liên đòn: là một chuỗi các thao tác (động tác) thực hiện kết hợp
nhiều kỹ thuật khác nhau để ghi điểm giành chiến thắng trong thi đấu Liên đòn chiến thuật trong Judo có thể được phân loại như sau:
- Liên đòn đứng (tachi waza): đấu thủ thực hiện kết hợp liên tiếp 2 hoặc 3
kỹ thuật đứng để tạo ra chiến thuật ném ngã đối phương Ví dụ: đấu thủ thực hiện thao tác kỹ thuật ném ngã đối phương về phía trước (như Seoi Nage), theo phản xạ đối phương sẽ nghiêng người ra phía sau để giữ thăng bằng và phòng thủ, lúc này đấu thủ sẽ tiếp tục thực hiện liên đòn thứ hai ném ngã đối phương về phía sau (như Ouchi gari) Đó là một trong những chiến thuật liên đòn để ghi điểm giành chiến thắng Trong liên đòn đứng (tachi waza) có thể phân loại thành các nhóm kỹ chiến thuật sau:
+ Nhóm liên đòn tay – tay (Te – Te Waza): ví dụ Seoi Nage – Tai Otoshi,
thực hiện đòn ném Seoi Nage, khi đối phương bước chân phải ra ngoài để phòng thủ, tiếp tục liên đòn Tai Otoshi để ném ngã
+ Nhóm liên đòn tay – chân (Te – Ashi Waza): ví dụ: Seoi Nage – Ouchi
gari, thực hiện đòn ném Seoi Nage, khi đối phương nghiêng người ra sau để giữ thăng bằng phòng thủ, tiếp tục liên đòn móc chân Ouchi gari để ném ngã
+ Nhóm liên đòn hông – chân (Koshi – Ashi Waza): ví dụ: Harai Goshi –
Osoto gari, thực hiện đòn ném Harai Goshi, khi đối phương nghiêng người ra sau
để giữ thăng bằng phòng thủ, tiếp tục liên đòn móc chân Osoto gari để ném ngã
+ Nhóm liên đòn chân – chân (Ashi – Ashi Waza): ví dụ: Ouchi Gari –
Kouchi Gari, thực hiện đòn móc chân Ouchi Gari, khi đối phương bước chân tránh
cú móc, tiếp tục liên đòn móc trụ còn lại bằng Kouchi gari để ném ngã
+ Nhóm liên đòn tay – hi sinh (Te – Sutemi Waza): ví dụ: Seoi Nage – Ouchi
Makkikomi, thực hiện đòn ném Seoi Nage, khi đối phương nghiêng người ra sau
Trang 35để giữ thăng bằng phòng thủ, tiếp tục liên đòn hy sinh Ouchi Makkikomi để ném ngã
+ Nhóm liên đòn hông – hi sinh (Koshi – Sutemi Waza): ví dụ: Koshi
Guruma – Soto Makkikomi, thực hiện đòn ném Koshi Guruma, khi đối phương nghiêng người ra sau để giữ thăng bằng phòng thủ, tiếp tục choàng tay liên đòn hy sinh Soto Makkikomi để ném ngã
+ Nhóm liên đòn chân – hi sinh (Ashi – Sutemi Waza): ví dụ: Ouchi Gari –
Tomoe Nage, thực hiện đòn móc chân Ouchi Gari, khi đối phương bước chân tránh cú móc, tiếp tục nằm xuống kéo về phía trước ném bằng đòn hy sinh Tomoe Nage
- Liên đòn đứng – đè khống chế (tachi – oasekomi waza): đấu thủ thực
hiện kết hợp liên tiếp kỹ thuật đứng kết hợp với kỹ thuật đè khống chế để giành chiến thắng tuyệt đối, kết thúc trận đấu Ví dụ: đấu thủ thực hiện thao tác kỹ thuật ném ngã đối phương về phía trước (như Uchi Mata Makkikomi), đồng thời lăn toàn thân theo hướng ngã của đối phương để tiếp tục thực hiện một kỹ thuật đè khống chế Osaekomi Waza Đây là một chiến thuật liên đòn được áp dụng nhiều trong thi đấu
- Liên đòn đứng – siết cổ (tachi – shime waza): đấu thủ thực hiện kết hợp
liên tiếp kỹ thuật đứng kết hợp với siết cổ để giành chiến thắng tuyệt đối, kết thúc trận đấu Ví dụ: đấu thủ thực hiện kỹ thuật giả đòn quét De Ashi Barai, theo đà ngã xuống kéo theo đối phương và tiếp tục sử dụng kỹ thuật Tsukkomi Jime để siết cổ đối phương (kỹ thuật số 3 trong bộ siết cổ số 4)
- Liên đòn đứng – khóa tay (tachi – kansetsu waza): đấu thủ thực hiện kết
hợp liên tiếp kỹ thuật đứng kết hợp với khóa tay để giành chiến thắng tuyệt đối, kết thúc trận đấu Ví dụ: đấu thủ thực hiện kỹ thuật ném Tai Otoshi tiếp tục sử dụng kỹ thuật Ude Hishigi Juji Gatame để khóa tay đối phương giành chiến thắng tuyệt đối
Trang 36Trên đây là trình bày khái quát các chiến thuật liên đòn trong huấn luyện và thi đấu của vận động viên Judo Thực tế trong thi đấu, vận động viên có thể tư duy chiến thuật nhiều loại liên đòn khác nhau tùy theo tình huống thi đấu cụ thể Ở vận động viên cấp cao sự kết hợp liên đòn chiến thuật không chỉ kết hợp 2 dạng kỹ thuật như trình bày cơ bản trên, mà là sự kết hợp liên tục, nhuần nhuyễn của nhiều
kỹ thuật hơn (3 – 5 kỹ thuật)
1.2.4.2 Phản đòn (Kaeshi Waza): là một chuỗi các thao tác (động tác) phản
công trong các tình huống cụ thể khi đối phương tấn công để bất ngờ ghi điểm giành chiến thắng trong thi đấu Phản đòn chiến thuật trong Judo có thể được phân loại như sau:
- Phản đòn đứng (tachi gaeshi): đấu thủ tùy vào kỹ thuật, phương thức tấn
công đòn đứng của đối phương để thực hiện chiến thuật phản đòn bằng các kỹ thuật đứng (tachi geashi) nhằm lật ngược tình thế giành chiến thắng Ví dụ: khi đối phương tấn công bằng đòn Ouchi gari, đấu thủ bước chân tránh đòn tấn công đồng thời theo đà xoay thực hiện phản công Soei Nage Đó là một trong những chiến thuật phản đòn để ghi điểm giành chiến thắng Trong phản đòn đứng (tachi geashi) có thể phân loại thành các nhóm kỹ chiến thuật sau:
+ Nhóm phản đòn tay – tay (Te Geashi): ví dụ Morote Gari – Tawara
Gaeshi, khi đối phương thực hiện đòn tấn công 2 tay Morote Gari, đấu thủ ngã người theo đà của đối phương choàng tay ôm hông ném bổng Tawara Gaeshi để phản công (lưu ý: từ 2013 Luật thi đấu điều chỉnh cấm thực hiện kỹ thuật này)
+ Nhóm phản đòn hông – hông (Koshi Geashi): ví dụ: Hane Goshi – Ushiro
Goshi, đối phương thực hiện đòn ném hông Hane Goshi, khi đối phương co 1 chân
để quét, đấu thủ choàng từ phía sau nâng bổng lên và ném ngã bằng kỹ thuật Ushiro Goshi
+ Nhóm phản đòn chân – chân (Ashi Geashi): ví dụ: Osoto Gari – Osoto
gari, đối phương thực hiện đòn ném móc chân Osoto Gari, đấu thủ xoay người 90
Trang 37độ phá thăng bằng tấn công của đối phương đồng thời phản công bằng chính đò Osoto Gari ấy
+ Nhóm phản đòn chân – tay (Ashi – Te Gaeshi): ví dụ: Ouchi Gari – Soei
Nage, khi đối phương tấn công bằng đòn Ouchi gari, đấu thủ bước chân tránh đòn tấn công đồng thời theo đà xoay thực hiện phản công Soei Nage
+ Nhóm phản đòn tay – hy sinh (Te – Sutemi Geshi): ví dụ: Seoi Nage –
Sumi Gaeshi, khi đối phương thực hiện đòn ném Seoi Nage, đấu thủ bước vòng theo hướng kéo của đối phương và ngã người theo đà phản công ném ngã bằng kỹ thuật Sumi Gaeshi
- Phản đòn đè khống chế (osaekomi geashi): khi bị đối phương đè khống
chế bằng một kỹ thuật như Kesa Gatame, đấu thủ có thể sử dụng độ dẻo của cơ thể mình để phản công lật ngược lại tình huống đè khống chế để ghi điểm giành chiến thắng Đây là một chiến thuật phản đòn được áp dụng nhiều trong thi đấu
- Phản đòn đè – siết cổ (osaekomi – shime gaeshi): khi bị rơi vào tình
huống đối phương đè khống chế bằng 1 kỹ thuật như Yoko Shiho Gatame, đấu thủ vòng tay dưới cổ nắm vào bâu áo đối phương, đồng thời co chân choàng qua cổ đối phương để phản công siết nghẹt bằng kỹ thuật Ashi Jime
- Phản đòn đè – khóa tay (osaekomi – kansetsu geashi): khi bị rơi vào tình
huống đối phương đè khống chế bằng 1 kỹ thuật như Kesa Gatame, đấu thủ choàng chân móc lấy cổ đối phương kéo ngửa ra, đồng thời hai tay giữ chặt cánh tay phải đối phương để thực hiện kỹ thuật phản công Ude Hishigi Juji Gatame
Trên đây là trình bày khái quát các chiến thuật phản đòn trong huấn luyện
và thi đấu của vận động viên Judo Thực tế trong thi đấu, vận động viên có thể tư duy chiến thuật nhiều loại phản đòn khác nhau tùy theo tình huống thi đấu cụ thể
Ở vận động viên cấp cao sự hình thành phản đòn chiến thuật không chỉ kết hợp 2 dạng kỹ thuật như trình bày cơ bản trên, mà là sự kết hợp liên tục, nhuần nhuyễn của nhiều kỹ thuật hơn (3 – 5 kỹ thuật)
Trang 381.3 Các nhóm cơ tham gia trong kỹ thuật Judo:
1.3.1 Các nhóm cơ tham gia trong thao tác kỹ thuật Judo:
Theo Ray Takahashi (1992) trong tập luyện và thi đấu Judo, vận động viên
sử dụng đa dạng nhiều nhóm cơ để thực hiện các kỹ thuật tấn công, phòng thủ Trong quá trình nắm áo đối phương di chuyển để tạo lợi thế tấn công, cơ thể vận động viên chủ yếu sử dụng cường độ cao ở các nhóm cơ ngực, cánh tay, vai, cổ tay, cơ thang và cơ delta Trong pha Kuzushi làm cho đối phương mất thăng bằng thì chủ yếu sử dụng các nhóm cơ thân trên, cánh tay và vai Trong giai đoạn thực hiện thao tác kỹ thuật ném (pha Tsukuri), cơ thể vận động viên chủ yếu sử dụng các nhóm cơ thân giữa, lưng dưới, bụng, cơ chéo, cơ nhị đầu và cơ delta Dưới đây
là bảng tổng hợp các nhóm cơ tham gia trong từng pha kỹ thuật:
Bảng 1.2 Các nhóm cơ bắp tham gia các pha kỹ thuật tấn công Judo
TT Pha kỹ thuật Nhóm cơ bắp
1 Nắm áo tạo lợi thế [17] Các cơ ngực (pectorals)
Các cơ cánh tay (arms) Các cơ vai (shoulders) Các cơ cổ tay (wrists)
Cơ delta (deltoids)
Cơ thang (trapezius)
2 Pha Kuzushi [17] Nhóm cơ thân trên (upper torso)
Các cơ cánh tay (arms) Các cơ vai (shoulders)
3 Pha Tsukuri [17] Nhóm cơ thân trên (upper torso)
Các cơ thắt lưng (lower back) Các cơ bụng (abdominals)
Trang 39Các cơ chéo (obliques)
Cơ nhị đầu (biceps)
Cơ delta (detoids)
4 Pha Kake
Kỹ thuật Seoi-Nage [17] Các cơ chéo (obliques)
Cơ delta (deltoids)
Cơ thang (trapezius)
Kỹ thuật Uchi-Mata [12] Nhóm cơ thân trên (upper torso)
Nhóm cơ mông, đùi Chúng tôi đi sâu phân tích giải phẩu học từng nhóm cơ có liên quan đến kỹ thuật tấn công Judo như sau:
1.3.1.1 Thân trên (upper torso):
Mặt sau: gồm những cơ tham gia thực hiện động tác đưa vai về phía sau và
đưa vai lên phía trên
- Cơ thang (trapezius): là một cơ rộng, dẹt, hình thang, mỏng phủ phía
trên của lưng và gáy Bám từ ụ chăm ngoài, đường cong chăm trên, các mỏm gai của 7 đốt sống cổ và 12 đốt sống ngực, rồi tới bám vào 1/3 ngoài bờ sau xương đòn, vào sống vai, mỏm cùng vai Tác dụng: kéo xương bả vai vào gần cột sống Nếu tỳ ở xương vai thì làm nghiên và xoay đầu sang bên đối diện Còn có tác dụng đưa vai về sau, khép vai, nâng vai, hạ vai, ưỡn hoặc nghiêng cổ [2], [7]
- Cơ lưng rộng (dorsi lattisimus): là cơ rất lớn, dày, rộng nằm sau vùng
lưng dưới cơ thang và bị cơ thang che phủ một phần trên Cơ bám gốc vào mấu gai của 5-6 đốt ngực dưới cùng, vào tất cả các đốt sống thắt lưng, vào các đốt sống cùng trên, vào phần sau của mào chậu và vào 4 xương sườn dưới cùng, bám tận vào mào mấu động bé xương cánh tay
Trang 40Thực hiện nhiều chức năng gồm đưa vai ra sau, hạ và khép vai, duỗi
cánh tay, co tay nâng người lên [2], [7]
- Cơ trám (rhomboidei): gồm có cơ trám lớn và cơ trám bé, có hình dạng
như quả tram, nằm dưới cơ thang, bám gốc từ những mấu gai đốt cổ 6, 7
và các đốt sống ngực phía trên, bám tận dọc theo bờ giữa xương bả vai
Có chức năng: nâng xương bả vai và kéo dịch 2 xương vào nhau theo bờ
giữa [2], [7]
- Cơ nâng vai (levator scapulae): có hình tam giác, bám ở 4 đốt sống cổ
trên và góc xương trên vai Có chức năng làm quay cổ đối diện, nâng
xương vai và dịch 2 xương bả vai lại gần nhau [2], [7]
Mặt trước: những cơ tham gia thao tác đưa vai ra phía trước để nắm áo đối
phương, đẩy đối phương mất thăng bằng trong tập luyện và thi đấu Judo
- Cơ ngực lớn (major pectoral): là một cơ dầy, rộng, khỏe, nó che phủ
phía trước các xương sườn và tham gia cầu tạo nên thành trước của hố nách, các nguyên ủy vào nửa trong xương đòn, mặt trước xương ức, vào phần sụn 5, 6 xương sườn trên và thành trước của bao cơ thẳng bụng Các bó sợi cơ từ các phía chung lại thành một bó sợi gân khỏe, bám tận vào mào mấu động lớn xương cánh tay Có chức năng kéo vai ra phía trước, nâng người lên nếu cố định chi trên, gấp và khép cánh tay và nâng sườn khi chi trên cố định [2], [7]
- Cơ ngực bé (minor pectoral): là cơ nhỏ nằm dưới cơ ngực lớn và bị phủ
kính Cơ hình tam giác, bám nguyên ủy vào xương sườn 2, 3, 4, 5, đi lên phía trên và ra ngoài, chạy tới bám trận vào mỏm quạ xương bả vai Có chức năng kéo đai vai xuống thấp và đưa vai ra trước Nếu xương bả vai
cố định thì có tác dụng nâng xương sườn khi chống tay, cơ này góp phần
giữ vững thân so với đai chi trên [2], [7]
- Cơ dưới đòn (subclavious): nằm giữa xương sườn thứ nhất và xương
đòn, bám vào phần sụn của xương sườn thức nhất và vào mặt dưới đầu