ỦY BAN NHÂN DÂN ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH BÁO CÁO NGHIỆM THU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨ
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH
BÁO CÁO NGHIỆM THU
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN
VẬN ĐỘNG VIÊN MÔN TAEKWONDO
Ở CÁC GIAI ĐOẠN HUẤN LUYỆN TRONG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TRƯƠNG NGỌC ĐỂ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 11 / 2009
Trang 2DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN VÀ PHỐI HỢP CHÍNH
1 CN Trương Ngọc Để Trường Nghiệp vụ TDTT TP HCM
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 3 Các chữ viết tắt 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẾ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13
1.1 Tổng quan về tuyển chọn thể thao 13
1.1.2 Công tác tổ chức quá trình tuyển chọn 17
1.1.5 Yếu tố di truyền trong tuyển chọn và đào tạo VĐV 22
1.2 Tổng quan về đặc điểm huấn luyện Taekwondo 29
1.2.3 Mục đích, mục tiêu huấn luyện 321.2.4 Nguyên lý huấn luyện 321.2.5 Đặc điểm lứa tuổi trong huấn luyện 381.2.6 Nội dung và quá trình huấn luyện 44
1.3 Hệ thống đào tạo và tuyển chọn tại TP Hồ Chí Minh 52
1.3.1 Hệ thống đào tạo 521.3.2 Hệ thống tuyển chọn 58
1.4 Tổng quan hình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 62
Trang 4CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM
NGHIÊN CỨU
66
2.1 Phương pháp nghiên cứu 66
2.1.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm 662.1.4 Phương pháp nhân trắc 672.1.5 Phương pháp y sinh học 68
2.4 Tổ chức nghiên cứu 85 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 86
3.1 Xác định hệ thống test tuyển chọn VĐV Taekwondo 86
3.1.1 Tổng hợp các chỉ tiêu tuyển chọn và đánh giá trình độ tập
luyện VĐV Taekwondo của các tác giả trong và ngoài
nước
86
3.1.3 Kiểm nghiệm độ tin cậy và tính thông báo các chỉ tiêu
3.2.3 Hướng dẫn cách sử dụng thang tuyển chọn 124
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 128 PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 67 Bảng 1.7 Quá trình huấn luyện (Ryu Kyong Woo, 2006), trang 45
8 Bảng 1.8 Nội dung các giai đoạn tổ chức tuyển chọn (Lâm Quang Thành, 2000), trang 58
9 Bảng 3.1 Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các chỉ tiêu tuyển chọn, trang 91
10 Bảng 3.2 Tổng hợp các chỉ tiêu tuyển chọn ở từng nhĩm VĐV, trang 93
11 Bảng 3.3 Kết qua kiểm tra độ tin cậy các test, trang 96
12 Bảng 3.4 Hệ số tương quan thứ bật giữa các chỉ tiêu tuyển chọn và thành tích thi đấu, trang 97
13 Bảng 3.5 Tổng hợp tuổi lịch và tuổi sinh học của VĐV Taekwondo các nhóm nghiên cứu, trang 98
14 Bảng 3.6 Phân loại tình trang phát dục của VĐV, trang 100
15 Bảng 3.7 Tuyển chọn giai đoạn huấn luyện sơ bộ (tuyến Năng khiếu trọng điểm) lứa tuổi 10-11 nam, trang 103
16 Bảng 3.8 Tuyển chọn giai đoạn huấn luyện sơ bộ (tuyến Năng khiếu trọng điểm) lứa tuổi 10-11 nữ, trang 104
17 Bảng 3.9 Tuyển chọn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu (tuyến Năng khiếu dự bị tập trung) lứa tuổi 12-13 nam, trang 105
Trang 718 Bảng 3.10 Tuyển chọn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu (tuyến Năng khiếu dự bị tập trung) lứa tuổi 12-13 nữ, trang 106
19 Bảng 3.11 Tuyển chọn giai đoạn chuyên môn hóa sâu (tuyến Năng khiếu tập trung) lứa tuổi 14-17 nam, trang 107
20 Bảng 3.12 Tuyển chọn giai đoạn chuyên môn hóa sâu (tuyến Năng khiếu tập trung) lứa tuổi 14-17 nữ, trang 108
21 Bảng 3.13 Tuyển chọn giai đoạn hoàn thiện thể thao (tuyến Dự tuyển Thành phố) tuổi 18 trở lên – hạng cân 58 – 68kg nam, trang 109
22 Bảng 3.14 Tuyển chọn giai đoạn hoàn thiện thể thao (tuyến Dự tuyển Thành phố) tuổi 18 trở lên – hạng cân 68 – 80kg nam, trang 110
23 Bảng 3.15 Tuyển chọn giai đoạn hoàn thiện thể thao (tuyến Dự tuyển Thành phố) tuổi 18 trở lên – hạng cân 49 – 57 nữ, trang 111
24 Bảng 3.16 Tuyển chọn giai đoạn hoàn thiện thể thao (tuyến Dự tuyển Thành phố) tuổi 18 trở lên – hạng cân 57 – 67 nữ, trang 112
25 Bảng 3.17 Thang điểm tâm lý của VĐV Taekwondo, trang 113
26 Bảng 3.18 Tỷ trọng ảnh hưởng các yếu tố tuyển chọn với thành tích thi đấu, trang 116
27 Bảng 3.19 Bảng điểm tổng hợp phân loại các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV
Taekwondo, trang 118
DANH MỤC BIỂU, SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 1.1 Các hệ thống con của hệ thống quản lý đào tạo VĐV (Lâm Quang Thành, 2000), trang 52
2 Sơ đồ 1.2 Hệ thống quản lý đào tạo VĐV ở giai đoạn huấn luyện sơ bộ (Lâm Quang Thành, 2000), trang 53
3 Sơ đồ 1.3 Hệ thống quản lý đào tạo VĐV ở giai đoạn huấn luyện chuyên mơn hĩa ban đầu (Lâm Quang Thành, 2000), trang 55
4 Sơ đồ 1.4 Hệ thống quản lý đào tạo VĐV ở giai đoạn huấn luyện chuyên mơn hĩa sâu và hồn thiện thể thao, trang 56
DANH MỤC HÌNH
Trang 81 Hình 1.1 Quá trình sinh trưởng phát dục của con người (Huỳnh Trọng Khải, 2007), trang 25
Tóm tắt đề tài: “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên
Taekwondo ở các giai đoạn huấn luyện trong hệ thống đào tạo vận động viên tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Trương Ngọc Để cùng các cộng sự - 2009
Taekwondo là môn thể thao võ thuật đã được phát triển rộng khắp trên toàn thế giới, được chính thức đưa vào tranh tài trong các Đại hội thể thao quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những “trung tâm” Taekwondo mạnh của cả nước, đã hình thành hệ thống đào tạo từ giai đoạn huấn luyện sơ bộ đến hoàn thiện thể thao Tuy vậy, thực trạng công tác tuyển chọn Taekwondo hiện nay chưa hình thành được những tiêu chuẩn tuyển chọn khoa học phù hợp với hệ thống đào tạo vận động viên Taekwondo nhiều năm tại Thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống và tiêu chuẩn tuyển chọn khoa học vận động viên môn Taekwondo ở các giai đoạn đào tạo vận động viên Thành phố Hồ Chí Minh
Để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan, phương pháp chuyên gia, kiểm tra sư phạm, nhân trắc (đo đạc bằng máy Inbody 720 Body Composition Analyzer, Cty Biospace, Hàn Quốc, X-Quang xương cổ tay để xác định tuổi sinh học), phương pháp y sinh học (Monark, Cosmed), kiểm tra tâm lý và thống kê toán (SPSS v.11.5) Thực nghiệm trên 142 VĐV Taekwondo TP Hồ Chí Minh
1 Kết quả nghiên cứu đã xác định được hệ thống các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV Taekwondo (hình thái, chức năng, thể lực, kỹ chiến thuật và tâm lý) theo từng nhóm tuổi, từng giai đoạn huấn luyện
phân loại theo tỷ trọng ảnh hưởng tuyển chọn VĐV Taekwondo theo từng nhóm tuổi, từng giai đoạn huấn luyện Kết quả nghiên cứu đã xác định công thức (A) tính tổng điểm tuyển chọn VĐV có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng là:
∑
=
i
i10n
C
x
trong từng yếu tố, 10: là số điểm tối đa của từng chỉ tiêu)
in
3 Để thuận lợi cho việc tính toán kết quả tuyển sinh, đề tài giới thiệu phần
Trang 9mềm tính toán kết quả tuyển chọn (bản demo chạy trên nền excel)
Research to build the selection criteria for Taekwondo athletes in traning periods in
Ho Chi Minh city, Truong Ngoc De et al., 2009
The research purposes are to build the scientific selection criteria for Taekwondo athletes in four training periods in Ho Chi Minh city There were 142 Taekwondo athletes who joined in thi research as subjects
Results:
1 Determining the scientific selection criteria for Taekwondo athletes includes 5 factors: stature and body composition factors, physiology factors, conditioning factors, technique factors and psychology factors In details, there are 43 tests for male 10-11yrs,
40 tests for female 10-11yrs, 41 tests for male 12-13yrs, 42 tests for female 12-13yrs, 45 tests for male 14-17yrs, 46 tests for female 14-17yrs and 53 tests for male and female over 18yrs
2 Determing the selection formulas:
C
x
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Taekwondo là môn thể thao võ thuật đã được phát triển rộng khắp trên toàn thế giới Hiện nay có hàng triệu người trên toàn thế giới tham gia luyện tập và thi đấu Môn thể thao võ thuật Taekwondo đã được chính thức đưa vào tranh tài trong các Đại hội thể thao quốc tế lớn như Thế vận hội Olympic, Á vận hội Asiad, Đại hội thể thao Đông Nam Á – SEA Games và nhiều Giải Vô địch thế giới, châu lục và khu vực hàng năm
Tại Việt Nam, phong trào tập luyệân Taekwondo phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc Hệ thống thi đấu các giải Vô địch quốc gia, Trẻ quốc gia, các nhóm tuổi và các giải khu vực, tỉnh, thành, ngành được hình thành từ gần 20 năm qua Trên đấu trường quốc tế Taekwondo Việt Nam đã giành được nhiều thành tích đáng khích lệ, mang vinh dự về cho tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những “trung tâm” Taekwondo mạnh của cả nước, đã sản sinh nhiều gương mặt tiêu biểu đạt những thành tích cho quốc gia như: Trần Hiếu Ngân (huy chương bạc Olympic 2000), Trần Quang Hạ, Hồ Nhất Thống, Nguyễn Đăng Khánh, Nguyễn Thị Huyền Diệu… là những vận động viên Taekwondo đã mang về nhiều thành tích Asiad, SEA Games và các giải quốc tế khác
Taekwondo Thành phố vẫn tiếp tục phát triển những thế hệ kế thừa trong những năm gần nay như Nguyễn Hữu Nhân (huy chương vàng Taekwondo trẻ Châu Á), Hoàng Hà Giang (huy chương vàng Taekwondo trẻ thế giới) Hiện nay, Taekwondo là môn thể thao thế mạnh được quốc gia, Thành phố đầu tư mũi nhọn để phát triển thể thao nước nhà tiến đến Olympic, Asiad và giữ vững thế mạnh tại SEA Games
Trang 11Với sự phát triển mạnh mẽ đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành hệ thống đào tạo khoa học, bài bản từ giai đoạn huấn luyện sơ bộ, chuyên môn hóa ban đầu, chuyên môn hóa sâu đến giai đoạn hoàn thiện thể thao, ứng với các tuyến đào tạo từ cơ sở, Trọng điểm Thành phố đến Năng khiếu dự bị tập trung, Năng khiếu tập trung và Đội dự tuyển, Đội tuyển Thành phố (Luận văn tiến sĩ giáo dục của nghiên cứu sinh Lâm Quang Thành, 2000)
Tuy vậy, thực trạng công tác tuyển chọn Taekwondo hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chuyên môn của người tuyển chọn, hoặc thông qua thành tích thi đấu tại giải thi đấu các cấp ở Thành phố, chưa hình thành được những tiêu chuẩn tuyển chọn khoa học phù hợp với hệ thống đào tạo vận động viên Taekwondo nhiều năm tại Thành phố Hồ Chí Minh Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống tuyển chọn khoa học cho từng nhóm lứa tuổi phù hợp với hệ thống đào tạo vận động viên Taekwondo ở các giai đoạn huấn luyện sơ bộ (tuyến đào tạo Trọng điểm), chuyên môn hóa ban đầu (Năng khiếu dự bị tập trung), chuyên môn hóa sâu (Năng khiếu tập trung) và giai đoạn hoàn thiện thể thao (Dự tuyển) là cần thiết trong giai đoạn hiện nay Hệ thống tuyển chọn khoa học này bao gồm các chỉ tiêu tuyển chọn về hình thái, thể lực, kỹ chiến thuật, chức năng y sinh và tâm lý đủ độ tin cậy để ứng dụng vào tuyển chọn VĐV Taekwondo tại Thành phố Hồ Chí Minh
* Mục tiêu của đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận khoa học tuyển chọn VĐV và thực tiễn công tác tuyển chọn VĐV Taekwondo trong hệ thống đào tạo tại Thành phố Hồ
Trang 12Chí Minh, đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống và tiêu chuẩn tuyển chọn khoa học vận động viên môn Taekwondo ở các giai đoạn đào tạo vận động viên Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả của đề tài hình thành hệ thống tuyển chọn khoa học trong quy trình đào tạo VĐV Taekwondo nhiều năm tại Thành phố góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo và thành tích thể thao cao trong quá trình đào tạo
* Nội dung nghiên cứu:
1 Xác định hệ thống test tuyển chọn khoa học VĐV Taekwondo
2 Nghiên cứu xây dựng thang điểm tuyển chọn (hình thái, thể lực, kỹ thuật, chức năng y sinh học và tâm lý) của từng nhóm tuổi trong 4 giai đoạn huấn luyện: sơ bộ (Trọng điểm), chuyên môn hóa ban đầu (Năng khiếu Dự bị tập trung), chuyên môn hóa sâu (Năng khiếu tập trung), hoàn thiện thể thao (Dự tuyển) môn Taekwondo
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về tuyển chọn thể thao:
1.1.1 Khái niệm về tuyển chọn thể thao:
Theo PGS TS Lê Nguyệt Nga và PGS TS Trịnh Hùng Thanh (1993), tuyển chọn thể thao là biện pháp nhiều giai đoạn dựa chính vào khả năng vận động viên về hình thái – chức năng, tâm lý kể cả kỹ chiến thuật phù hợp với chuyên mơn thể thao Tuyển chọn thể thao là tổng hịa của các vấn đề y sinh học, tâm lý, sư phạm Thể thao là hiện tượng xã hội nên tuyển chọn thể thao phù hợp với vấn đề
xã hội
Tuyển chọn vận động viên là một quá trình khoa học liên tục, gắn liền với quá trình huấn luyện khoa học và quản lý khoa học của tiến trình đào tạo bồi dưỡng vận động viên thể thao Tuyển chọn khoa học, huấn luyện khoa học và quản lý khoa học là ba mặt hữu cơ của chỉnh thể khoa học hóa đào tạo người tài, trong đó hai mặt tuyển chọn và huấn luyện gắn rất chặt hữu cơ với nhau (Lâm Quang Thành, 2000)
Thành tích thể thao phát triển khơng những phụ thuộc vào quá trình huấn luyện và phương pháp huấn luyện, kỹ chiến thuật, phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và tính hiệu quả thực hiện của vận động viên, mà cịn phụ thuộc vào sự phát triển phong trào thể thao quần chúng, các nguyên tắc tuyển chọn đúng, tổ chức xã hội, kinh tế Do vậy tuyển chọn thể thao cần phải nghiên cứu và tìm tịi một cách khoa học
Mục đích của cơng tác tuyển chọn là quá trình phát hiện khả năng tiềm tàng
và cĩ triển vọng của thanh thiếu niên, nghiên cứu sâu về trạng thái sức khỏe, thể
Trang 14lực, chức năng sinh lý, tố chất vận động xuất sắc cĩ khả năng phát triển trong từng mơn thể thao
Tuyển chọn thể thao là quá trình nhiều bậc biểu hiện trong nhiều năm, biểu hiện rõ ràng tiềm tàng thành tích cao và ổn định cĩ triển vọng ở lứa tuổi nhi đồng thiếu niên
Theo TS Lâm Quang Thành (2000), cơ sở phương pháp luận cho việc xây dựng chương trình tuyển chọn VĐV trẻ gồm:
- Các yêu cầu về năng khiếu phải xuất phát từ các điều kiện kinh tế xã hội và các mục tiêu của xã hội
- Điều kiện cơ bản để phát triển năng khiếu và để đánh giá năng khiếu một VĐV trẻ là trình độ thi đấu hoạt động thể thao, nghĩa là phải tiến hành đánh giá năng khiếu trong quá trình huấn luyện (bao gồm cả tập luyện và thi đấu) hoặc trong quá trình hoạt động thể thao trong trường học
- Khi đánh giá năng khiếu không những phải nghiên cứu từng đặc điểm
cơ bản của VĐV mà còn phải nghiên cứu toàn bộ con người của VĐV Do đó khi tuyển chọn và đánh giá năng khiếu không những chỉ dừng ở 5 nhân tố xác định thành tích (các phẩm chất tâm lý, các tố chất thể lực, các khả năng phối hợp kỹ thuật, chiến thuật và hình thái cơ thể) mà còn phải đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến thành tích (sở thích, quan hệ xã hội, sức khỏe, thành tích học tập, thời gian tập luyện, điều kiện tập luyện, tuổi khai sinh, tuổi sinh học v.v )
- Muốn đào tạo VĐV trẻ thành công cần phải đánh giá năng khiếu và tuyển chọn hệ thống nhiều lần trong toàn bộ quá trình phát triển của VĐV từ khi bắt đầu tập cho đến khi trở thành VĐV cấp cao, hay nói một cách khác là trong suốt quá trình đào tạo
Trang 15- Các kết luận về năng khiếu phải mang tính chất dự báo Các kết luận không được thiên lệch nhiều về đánh giá sự phát triển từ trước đến nay của VĐV trẻ mà phải đánh giá chủ yếu về khả năng phát triển về sau của VĐV này Các kết luận năng khiếu chỉ có giá trị như các kết luận với sai số nhất định
vì trong sự phát triển của mình, con người chọn sự tác động của hàng loạt các nhân tố mà không thể đánh giá được toàn bộ các nhân tố này một cách chắc chắn Ví dụ : không thể dự đoán được 100% một đứa trẻ có năng khiếu sẽ trở thành VĐV xuất sắc sau này
Trong cuốn "Cơ sở sinh học và sự phát triển tài năng thể thao" (1993), các tác giả giới thiệu hai phương pháp chính trong tuyển chọn và định hướng thể thao:
- Phương pháp dự báo:
Là phương pháp tìm ra đặc điểm hình thái, tố chất thể lực của vận động viên
cĩ tiềm năng phù hợp các mơn thể thao Cần tiến hành ở độ tuổi nhỏ, dựa vào khả năng triển vọng, tiềm năng theo mã di truyền cùng với sự phát triển tố chất vận động hoặc đặc điểm lứa tuổi giới tính
Sự chuẩn bị cho vận động viên cấp cao yêu cầu cĩ cơ sở khoa học và sự tuyển chọn dự báo cĩ tổ chức Bởi vì sự tuyển chọn dự báo phải dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở khoa học của cơ thể di truyền học, và năng lực, chức phận sinh lý cơ
Trang 16thể trong quá trình phát triển cá thể Do vậy tuyển chọn dự báo đòi hỏi trang thiết
bị y sinh học và các thiết bị chuyên môn thể thao khác Tuyển chọn dự báo không thông qua tổ chức tập luyện và thi đấu, mà ngược lại mà chỉ kiểm tra và thực nghiệm các cá thể có các tố chất tiềm năng phù hợp môn thể thao
Phương pháp dự báo được tiến hành như sau:
+ Dự báo được độ tin cậy của sự hoàn thiện thành tích thể thao, dựa vào cơ
sở cho mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái, chức năng trong cơ thể với công suất hoạt động của các tố chất trong các môn thể thao
+ Những chỉ tiêu hình thái – chức năng của hệ thống cơ thể và các tố chất thể lực ban đầu làm cơ sở trong giai đoạn hoàn thiện sau này Dự báo cần phải sử dụng các chỉ tiêu tố chất, thể lực đầu tiên, nhất là các chỉ tiêu khó phát triển (di truyền) có ý nghĩa rất lớn trong các môn thể thao cụ thể
+ Sự tuyển chọn và định hướng thể thao phải được hình thành tín hiệu hình thái, chức năng, tâm lý và đặc điểm
+ Tố chất thể lực xuất sắc thành “mô hình” cho đặc điểm từng môn thể thao
cụ thể Ý nghĩa lớn lao của nó có thể là cơ sở cho sự cấu trúc của quá trình và hệ thống điều khiển trong quá trình huấn luyện
Các chỉ tiêu tuyển chọn phản ánh độ tin cậy về sinh học và tâm lý vận động viên, chúng có ý nghĩa lớn trong việc hoàn thiện thể hiện nâng cao thành tích thể thao Với các chỉ tiêu tuyển chọn như vậy có vai trò lớn khi sử dụng có hiệu quả khả năng vận động viên, tiết kiệm sự trao đổi chất và mức độ sinh lý vận động viên Sự ổn định về tâm sinh lý có vai trò lớn đối với tác động bên ngoài và được coi như nhân tố hài hòa với biến đổi môi trường bên trong cơ thể khi cơ thể bị tác dụng thể lực và thần kinh căng thẳng
Trang 171.1.2 Công tác tổ chức quá trình tuyển chọn:
Khi tuyển chọn thể thao nên sử dụng các thành quả nghiên cứu y học - sinh
lý sư phạm trùng hợp giai đoạn nhất định quá trình huấn luyện thể thao Các giai đoạn tuyển chọn phải tính toán đến sự phát triển lứa tuổi, tìm ra khả năng phản ứng
cơ thể ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển sinh lý và khả năng vận động Tuyển chọn phải tính đến khả năng hình thành, sự biến động theo thời gian hoàn thiện các môn cụ thể, cũng như phải tính đến hình thái cơ bản và sự phát triển
tố chất tự nhiên ở các giai đoạn lứa tuổi
Các giai đoạn tuyển chọn thể thao này liên quan đến tính liên tục thời gian trên con đường phát triển các môn thể thao cụ thể
PGS TS Lê Nguyệt Nga và PGS.TS Trịnh Hồng Thanh (1993) phân chia
4 giai đoạn tuyển chọn:
- Giai đoạn 1:
Giai đoạn tuyển chọn đầu tiên còn gọi là giai đoạn tuyển chọn sơ bộ Mục
đích cơ bản là tiến hành xác định trạng thái sức khỏe các tố chất thể lực của trẻ em, loại trừ các em không chịu đựng lượng vận động tập luyện và phát triển sinh lý
- Giai đoạn 2:
Giai đoạn tuyển chọn triển vọng Đối với vận động viên được xác định mức
độ phát triển thể lực và cấu trúc hình thái tiếp cận với mức độ phát triển cá thể
“tiêu chuẩn” so với chỉ tiêu vận động của vận động viên cấp cao trong môn thể thao đó Trong giai đoạn này cần xác định sự ổn định về ý thích đối với các môn thể thao mà vận động viên đó ưa thích, chú ý đến dạng đặc biệt của môn thể thao
có khả năng tăng thành tích
Đặc điểm tâm lý ở giai đoạn tuyển chọn triển vọng này nghiên cứu biểu hiện khó khăn ổn định và nguyện vọng của vận động viên Nghiên cứu sự biểu hiện khó
Trang 18khăn, sự ổn định và khả năng khéo léo có vị trí đặc biệt trong các môn thể thao, sự phát triển cơ quan phân tích là chỉ tiêu quan trọng khi thực hiện các kỹ thuật phức tạp Giai đoạn tuyển chọn này phải kéo dài 2-3 năm Trong quá trình đó phải tìm hiểu nhịp độ phát triển tự nhiên tố chất thể lực (test sư phạm) đánh giá khả năng bảo đảm năng lượng (test y sinh học)
- Giai đoạn 3:
Giai đoạn tuyển chọn vận động viên quốc gia và quốc tế Vận động viên này cần hiểu rằng: công tác huấn luyện mức độ nào được bảo đảm ưu tiên của giai đoạn trước dậy thì và dậy thì khi đạt tuổi trưởng thành, mức độ tuyệt đối như thế nào dễ phát triển tố chất thể lực và khả năng trưởng thành mức độ phù hợp với chỉ tiêu “đo lường tiêu chuẩn” của vận động viên tương lai Trong giai đoạn này khả năng phối hợp vận động, sự ổn định với sự căng thẳng thể lực và tinh thần tranh giành tính cao có ý nghĩa đặc biệt Cần nhấn mạnh sự ổn định thành tích cao trong các điều kiện khác nhau khi tham gia thi đấu
Trong giai đoạn này là giai đoạn bắt đầu hoàn thiện thể thao thông qua huấn luyện căng thẳng và quyết định vấn đề định hướng thể thao
- Giai đoạn 4: Giai đoạn hoàn thiện
+ Chuẩn bị cho vận động viên đạt thành tích cao
+ Biểu hiện khả năng vận động có hiệu quả trong điểu kiện tác động của các test, giai đoạn này vận động viên đã hoàn thiện về tố chất thể lực, có
độ tin cậy về sinh học và tâm lý khi dự tuyển vào đội thể thao để thi đấu quốc tế
1.1.3 Lứa tuổi và kỳ hạn tiến hành của các giai đoạn tuyển chọn:
Tuổi chuyên môn hóa sớm và tối ưu đạt thành tích cao Nhiều tác giả có ý kiến khác nhau về tuổi chuyên môn hóa sớm tập luyện thể thao Song thực tế thấy
Trang 19rằng ngày càng không ít thanh thiếu niên đã đạt thành tích thể thao thế giới Mặt khác hiện nay nhiều vận động viên “già” tham gia thi đấu thế giới
Nhiều chuyên gia cũng có ý kiến về chuyên môn hóa sớm là:
- Một quan điểm cho rằng để vận động viên thanh thiếu niên đạt thành tích cao, các em cần phải chuyên môn hóa như vận động viên trưởng thành
- Một quan điểm khác: không nên chuyên môn hóa sớm đối với các môn thể thao cụ thể ở tuổi thanh thiếu niên mà chỉ chú ý đến kỹ năng chuyên môn
Lứa tuổi tuyển chọn: (PGS.TS Lê Nguyệt Nga, PGS.TS.Trịnh Hùng Thanh,
năm 1993 – theo tài liệu Trường Năng khiếu TDTT Liên Xô cũ)
Đối với những môn thể thao có chu kỳ, lứa tuổi tuyển chọn ở giai đoạn
10-12 tuổi, phù hợp với giai đoạn đầu chuẩn bị, phát triển công tác huấn luyện thể lực toàn diện, cụ thể nâng cao khả năng của hệ thống bảo đảm năng lực phù hợp khả năng đồng hóa và hoạt động yếm khí của cơ thể Ở lứa tuổi này sự phát triển sức bền chung tự nhiên tốt, ở lứa tuổi này ưu tiên tuyển chọn chỉ tiêu quan trọng là sự tăng trưởng cơ thể Thông tin các chỉ tiêu tự nhiên và mức độ tuyệt đối nhu cầu O2 tối đa (VO2max)
Ở giai đoạn 2 lứa tuổi tuyển chọn 13-15 tuổi, giai đoạn huấn luyện chuyên môn (các môn có chu kỳ)
Trong giai đoạn 3 giai đoạn huấn luyện chuyên môn sâu và giải quyết vấn đề định hướng thể thao tuổi tuyển chọn từ 16-17 tuổi
Trong giai đoạn phát triển khả năng tối đa, sức bền chuyên môn (tốc độ-sức bền) có liên quan đến các biện pháp sử dụng rộng rãi nhằm phát triển nguồn năng lực yếm khí Trong lứa tuổi này có khả năng phát triển sức bền chuyên môn và tiến hành tuyển chọn các đội tuyển nhanh, thanh thiếu niên nam nữ được chuyển từ giai đoạn 1, 2
Trang 20Trong giai đoạn 4 ở lứa tuổi 18-20 khi các vận động viên thanh thiếu niên phải đạt cấp 1 hoặc đạt dự bị kiện tướng thể thao được tuyển chọn đội tuyển quốc gia và đội tuyển quốc tế
Bảng 1.1 Kế hoạch tuyển chọn (Lê Nguyệt Nga, Trịnh Hùng Thanh, 1993)
Tính liên tục Kế hoạch tuyển chọn
Khơng đẳng cấp
và cấp 1
Trường năng khiếu
và kiện tướng
Chuyên sâu Đội tuyển thanh thiếu
niên
17-19, 20-21 và cao hơn
Kiện tướng thể thao Đội tuyển
1.1.4 Các chỉ tiêu khái quát tuyển chọn thể thao:
Theo TS Huỳnh Trọng Khải (2007): muốn đạt được thành tích thể thao cao cần phải nắm vững những quy luật phát triển thành tích của những VĐV theo từng đoạn tuổi Thành tích càng cao, chúng ta càng phải xem xét chặt chẽ những cái đó để điều chỉnh những tiêu chuẩn, yêu cầu thời hạn tuyển chọn đã đề ra trước Như thế sẽ giúp ta năng động hơn; tránh bảo thủ, cứng nhắc, kinh nghiệm chủ nghĩa trong công tác này
Theo PGS.TS Lê Nguyệt Nga và Trịnh Hùng Thanh (1993), những chi tiêu
cơ bản để tuyển chọn gồm:
Trang 21- Năng khiếu được xác định điều kiện di truyền có liên quan đến cấu trúc và khả năng chức năng sinh lý và tâm lý, sự hoạt động cực hạn và hành vi của con người
- Điều kiện khuôn mẫu di truyền có đặc điểm thay đổi nhỏ nâng cao giá trị
dự báo Trong thời gian tiến hành và huấn luyện giảng dạy để tạo khả năng biểu hiện và sự hoàn thiện thích hợp của cá thể Như vậy nền tảng di truyền chức năng
cơ thể có thể mở rộng quá trình chuẩn bị nhiều năm của vận động viên khi quy định quá trình huấn luyện.Trong quá trình huấn luyện đặc biệt chú ý đến sự phát triển lứa tuổi
- Các chỉ tiêu năng khiếu là không chỉ dựa vào mức độ phát triển đầu tiên của 1 tố chất này hoặc 1 tố chất kia, mà còn chú ý đến nhịp độ phát triển tự nhiên của thanh thiếu niên do ảnh hưởng các nhân tố bên ngoài, định hướng đúng đắn trong đó ưu tiên huấn luyện
- Đối với các giai đoạn khác nhau của sự thay đổi hoàn thiện thể thao có liên quan đến bản chất, trạng thái chức năng và cấu trúc cơ thể có năng khiếu nhất định
và có thành tích hoàn thiện thể thao
Do vậy tính thông tin riêng,các chỉ tiêu riêng rẽ nói trên là chỉ tiêu tuyển chọn thể thao và là phương pháp thực hiện của chúng đối với các giai đoạn biến đổi khác nhau
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn tuyển chọn (Lê Nguyệt Nga, Trịnh Hùng Thanh, 1993)
Giai đoạn tuyển chọn Chỉ tiêu Tiêu chuẩn
Đối với các giai đoạn Trạng thái sức khỏe Loại bỏ các dấu hiệu có khuynh
hướng: bệnh tật, gây chướng ngại huấn luyện, nâng cao khối lượng chịu đựng
I Giai đoạn ban đầu và
triển vọng
1.Tuổi sinh học 2.Mức độ phát triển chức năng và dạng hình thái 3.Cơ sở di truyền
-Mức độ phù hợp phát triển giới tính, tuổi lịch
-Cấu trúc cơ thể phù hợp khả năng của các môn thể thao
Trang 22-Mức độ khả năng chung -Gen phù hợp với tuổi lịch
II Giai đoạn triển vọng 1.Sự phát triển cường độ
biến đổi phù hợp 2.Khả năng và năng khiếu vận động
-Trạng thái chức năng sinh lý bảo đảm chế độ O2 khi cơ thể hoạt động
-Tính tiết kiệm, tính hiệu quả của khiếu yếm khí và hiếu khí
-Trạng thái hệ thống phân tích, tính căng thẳng thích ứng với khối lượng vận động
III Vận động viên quốc
gia và quốc tế Độ tin cậy tâm lý và sinh vật Tính ổn định lượng vận động, chịu đựng, thể lực, tâm lý, sự di
truyền, sự cân bằng đồng lực với mơi trường bên trong cơ thể khi hoạt động căng thẳng, chịu đựng O2 thiếu hạn tốt, mức độ phát triển ý chí cao
1.1.5 Yếu tố di truyền trong tuyển chọn và đào tạo VĐV:
TS Huỳnh Trọng Khải (2007) cho rằng: “Thành tích thể thao của từng VĐV cụ thể là những kết quả của sự tác động tương hổ rất phức tạp giữa các yếu tố di truyền và môi trường tự nhiên – xã hội” Trước nay, nhiều quan điểm huấn luyện chỉ nhấn mạnh vai trò học tập, lao động, giáo dục, huấn luyện, tập luyện …
Ví dụ như “không thầy đố trò làm nên” hoăc “khổ luyện thành công”, nghĩa là mọi người đều có thể trở thành VĐV nổi tiếng Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học di truyền, người ta càng thấy yếu tố di truyền là tiền đề quyết định và yếu tố giáo dục, huấn luyện tuy rất quan trọng, không thể thay thế, nhưng có những giới hạn của nó, mà trước đây ta còn chưa nhìn rõ, đơn giản, trong khi đó lại coi nhẹ yếu tố di truyền Theo quan điểm của McArdle: “The champion was born not made”, có nghĩa là “Nhà vô địch vốn dĩ được sinh ra – không phải được tạo thành”, quan điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố di truyền Theo ý kiến của viện sĩ Astơrốp : “…… Những quy luật di truyền được
Trang 23hình thành nghiêm ngặt và rất khách quan Các quy luật ấy chỉ cho chúng ta biết giáo dục và huấn luyện không phải là vô hạn, những giới hạn ấy được chương trình hóa bởi di truyền”
Năng khiếu thể thao phụ thuộc rất lớn vào những tư chất mang tính di truyền có đặc điểm ổn định Vì vậy, khi dự báo năng khiếu thể thao cần chú ý trước hết đến những dấu hiệu tương đối ít thay đổi, những dấu hiệu có tác dụng chi phối thành công của hoạt động thể thao trong tương lai Vì vai trò của các dấu hiệu mang tính di truyền sẽ được lộ ra ở mức tối đa khi có những đòi hỏi cao đối với cơ thể người tập, nên để đánh giá hoạt động của VĐV trẻ cần dựa vào mức thành tích cao nhất
TS Huỳnh Trọng Khải trong đề tài Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV Xe đạp đường trường lứa tuổi 13-15 (2007) đã trình bày một số khía cạnh cơ bản :
a Tiềm năng phát dục:
Sinh trưởng phát dục là một hiện tượng tự nhiên, có tính quy luật của con người Cho dù quá trình này của từng người chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau về di truyền và hoàn cảnh… tạo nên sự biến dị phổ biến nhưng cũng không vì thế mà vượt được khỏi quy luật chung
Phân tích cụ thể hơn, khái niệm sinh trưởng phát dục bao gồm 2 tầng hàm nghĩa Sinh trưởng là quá trình biến đổi về lượng trong cơ thể con người (các tế bào ngày càng được sinh nhiều thêm, đồng thời các chất gian bào cũng tăng hơn, làm cho người ta ngày càng cao và nặng) Đồng thời với quá trình biến đổi về lượng ấy, các cơ quan, tổ chức, hệ thống trong cơ thể cũng diễn ra sự phân hoá về hình thái, dần thêm chuyên môn hóa về chức năng, tạo cho chúng những biến
Trang 24hóa về chất và hoàn thiện chín muồi Đó chính là quá trình phát dục Như vậy sinh trưởng phát dục là một quá trình đồng nhất hai mặt Quá trình này cũng có nghĩa là quá trình từ lượng biến đến chất biến
Theo góc độ sinh học và y học, có thể phân quá trình này thành 8 đoạn tuổi (hình 1.1): thai nhi; trước khi ra đời; tuổi bú sữa; tuổi ấu nhi – từ 1 đến 6 –
7 tháng tuổi; tuổi nhi đồng 6 - 7 đđđến 11 – 12 tuổi; tuổi dậy thì từ 11 - 12 đến 16 – 17 tuổi; tuổi thanh niên từ 17 - 18 đến 23 – 25 tuổi; tuổi thành niên từ sau 25 đến trung niên; tuổi già từ sau giai đoạn trên Tốc độ sinh trưởng phát dục không phải là tăng đều, lên thẳng mà có lúc chậm, lúc nhanh, phát triển về trước cao hơn theo làn sóng khi thấp, lúc cao Xét từ góc độ và yêu cầu của công tác tuyển chọn VĐV trẻ (còn gọi là thời kỳ phát triển mẫn cảm), đặc biệt là các đoạn tuổi từ nhi đồng đến thanh niên (11 - 12 đến 16 - 17 rồi đến 23 – 25)
Ngoài cao trào phát triển thứ nhất từ thai nhi đến một tuổi sau khi sanh (ra đời) thì cao trào thứ 2 chính là thời kỳ dậy thì Ở đoạn tuổi này, chiều cao trung bình tăng thêm từ 7 – 8 cm, có người đến 12 – 14 cm; thể trọng trung bình tăng 5 – 6 kg, có không ít em tăng đột biến 8 – 10 kg Sau giai đoạn đó, tốc độ tăng trưởng chậm dần lại Đến khi cốt hóa đã xong, sự phát dục đã chín muồi thì cơ thể không tăng trưởng được nữa
Trang 25Hình 1.1 Quá trình sinh trưởng phát dục của con người (Huỳnh Trọng Khải, 2007)
Hiệu quả của việc xem xét năng khiếu, tuyển chọn VĐV trẻ gắn liền với sự dự báo xác thực về tiềm năng phát dục của trẻ em, xuất phát từ đánh giá đúng được trạng thái phát dục hiện tại theo các lứa tuổi, giới tính Hiển nhiên,
em nào có trình độ (mức) phát dục cao và lâu hơn, lại được chăm nuôi và huấn luyện khoa học kịp thời và đầy đủ, sẽ phát huy được tất cả tiềm năng, tiến bộ nhanh hơn trong tập luyện và cuối cùng đạt được thành tích cao hơn và xuất sắc
Qua 9 loại hình phát dục trên chúng ta nhận thấy:
Loại hình phát dục sớm, thời gian dậy thì ngắn hay bình thường và loại hình phát dục chậm thì tỷ lệ thành tài là 0%
Loại hình phát dục bình thường, thời gian dậy thì ngắn hay bình thường và loại hình phát dục sớm, thời gian dậy thì kéo dài thì tỷ lệ thành tài đạt mức trung bình 11.1%
Trang 26Riêng loại hình phát dục bình thường, thời gian dậy thì kéo dài thì tỷ lệ thành tài đạt mức rất cao 66.7%
Do đó, trong tuyển chọn chúng ta cần ưu tiên và dành sự quan tâm đặc biệt đối với các em có loại hình phát dục bình thường, thời gian dậy thì kéo dài Tuy nhiên đối với các em có loại hình phát dục sớm nhưng khởi điểm hình thái, chức năng, tố chất và thành tích đạt mức cao thì chúng ta không nên vội vã loại bỏ mà cần phải theo dõi thời gian phát dục của em đó, nếu kéo dài thì chúng ta vẫn ưu tiên chọn lựa
Bảng 1.3 Tỷ lệ được tuyển chọn và thời lượng phát dục của thiếu niên
trong trường thể thao trẻ
Thời điểm
Phát dục
Thời gian Phát dục
Tỷ lệ % trong học sinh TT trẻ
Tỷ lệ % được chuyển tiếp
Tỷ lệ % trong những nhà vô địch Bắt đầu
phát dục sớm
Thu ngắn Bình thường Kéo dài
3.1 1.0 4.1
-
- 7.4
-
- 11.1
Bắt đầu
phát dục
bình thường
Thu ngắn Bình thường Kéo dài
31.6 26.5 28.6
14.8 18.6 51.3
11.1 11.1 66.7
Bắt đầu
phát dục chậm
Thu ngắn Bình thường Kéo dài
3.1 2.0
-
3.7 3.7
-
-
-
-
(Theo Tăng Phàn Huy, 1998)
Hiện nay người ta có thể căn cứ vào các chỉ số về phát triển của xương, sự biến đổi của các dấu hiệu giới tính thứ cấp cùng sự tăng trưởng chiều cao hàng năm theo (%) mà xác định được thời gian bắt đầu và duy trì dậy thì trong bao lâu
Trang 27b Ảnh hưởng của yếu tố di truyền về hình thái:
Trong sách cơ sở sinh học và phát triển tài năng thể thao, hai tác giả
Trịnh Hùng Thanh và Lê Nguyệt Nga cũng đề cập tới hệ số di truyền của chiều
cao từ 55 – 95% Ngoài ra, thể hình cơ bản (béo, gầy, thon, thể thao) cùng cấu
trúc giải phẩu của các khớp vai, hông cũng chịu ảnh hưởng nhất định Nếu biết
dự đoán chính xác đặc trưng hình thái cuối cùng, trong so sánh với thực trạng thì
ta có thể xác định được tiềm lực phát dục về hình thái của VĐV trẻ(Huỳnh
Trọng Khải, 2007)
Bảng 1.4 Tỷ lệ chiều cao của trẻ em Việt Nam so với chiều cao người Việt
Nam ở lứa tuổi 18
(Kết quả điều tra thể chất người Việt Nam 1996 – Viện NC KH TDTT)
c Aûnh hưởng của yếu tố di truyền về chức năng y sinh học:
Một số đặc trưng về chức năng của con người cũng chịu ảnh hưởng lớn
của yếu tố di truyền Nếu tìm được những chỉ tiêu trên ở bố mẹ thì có thể phần
nào dự đoán được đặc trưng chức năng của con cái trong tương lai Những chỉ số
về chức năng của các hệ thống tuần hoàn và hô hấp biến đổi ổn định từ lúc trẻ
Trang 28cho đến lúc trưởng thành Nghiên cứu của GS AK Moxcatova (1992) chỉ số công năng tim có hệ số di truyền 74% Ngoài ra, số lượng sợi cơ ở chân tay cùng độ dài của cơ cũng vậy, tỷ lệ giữa các sợi cơ trắng – hồng trong cơ cũng có tính di truyền khá rõ Kế đến là tốc độ phản ứng thần kinh (tính nhạy bén), hoạt tính của men, năng lực hấp thu glucose, loại hình máu… (Huỳnh Trọng Khải, 2007)
d Aûnh hưởng của yếu tố di truyền tới một số tố chất thể lực:
Theo TS Huỳnh Trọng Khải (2007): “Thể lực có liên quan nhiều đến cơ sở sinh lý và sinh hóa của con người” Do vậy năng lực chức năng của VĐV có liên quan chặt chẽ đến tố chất thể lực
Các loại tính trạng, tố chất thể lực khác nhau đều chi phối di truyền từ nhiều gien Trong quá trình hình thành, chúng còn đồng thời chịu sự tác động đa dạng của hoàn cảnh, huấn luyện … Do đó trong tuyển chọn và đào tạo nhân tài thể thao, phải nắm được độ di truyền cuả các tố chất thể lực, đặc biệt trong đánh giá, dự đoán tiềm năng, triển vọng của các VĐV trẻ
Tần số động tác là tần số hoàn thành lập lại động tác trên đơn vị thời gian
So sánh số lần chạy trung bình nâng cao đùi tại chổ trong 10 giây và tần số bước chạy nhanh nhất trên cự ly 60 mét giữa nhi đồng, thiếu niên với người đã thành niên, ta không thấy sự khác biệt rõ ràng Điều đó chứng tỏ rất khó nâng cao được tần số động tác qua công tác huấn luyện về sau, bởi vì nó chịu sự chi phối bởi yếu tố di truyền rất lớn Tốc độ chạy ngắn có độ di truyền đạt khá cao 70% Sức mạnh bộc phát cũng có độ di truyền cao 68% Độ di truyền của sức bền yếm khí là 85%, ưa khí là 75%; còn độ dẻo có độ di truyền là 70%, phần lớn do bẩm sinh, về sau phát triển hạn chế Trong những môn đòi hỏi cao về tố chất này, phải chú ý
Trang 29tới các khớp chủ yếu, quan trọng Tuy vậy, độ di truyền về tố chất này cuả các khớp cũng khác nhau Ví dụ, độ di truyền khớp hông là 98%, cột sống – 79%, khuỷu tay – 81%
1.2 Tổng quan về đặc điểm huấn luyện Taekwondo:
Theo định nghĩa của Bách khoa tồn thư mở (cập nhật 2008), Taekwondo,
là mơn thể thao quốc gia của Triều Tiên và là loại hình võ đạo (mudo) thường được
tập luyện nhất của nước này Nĩ cũng là một trong các mơn thể thao phổ biến nhất
trên thế giới Trong tiếng Triều Tiên, Tae cĩ nghĩa là "đá bằng chân"; Kwon nghĩa
là "đấm bằng tay"; và Do cĩ nghĩa là "con đường" hay "nghệ thuật." Vì vậy,
Taekwondo cĩ nghĩa là "cách thức hay nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân."
1.2.1 Sơ nét lịch sử hình thành và phát triển Taekwondo:
Võ thuật ở Hàn Quốc cĩ lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại Taekwondo, mơn võ thuật của Hàn Quốc, cĩ thể bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trước Cơng nguyên Trong lịch sử của Triều Tiên (918-1392), Taekwondo, lúc bấy giờ được gọi là Subakhi, được tập luyện khơng chỉ được xem như là một kỹ năng để tăng cường sức khoẻ mà nĩ cịn được khuyến khích tập luyện như một một võ thuật cĩ giá trị cao Cĩ ít nhất là hai tài liệu được ghi chép trong thời gian đĩ cho thấy rằng Subakhi đã trở nên rất phổ biến đến nỗi nĩ được đem biểu diễn cho hồng đế xem Điều này cĩ nghĩa là Subakhi đã được tập luyện như một mơn thể thao cĩ tổ chức cho khán giả xem và các chuyên gia cho rằng vào thời gian đĩ người Hàn Quốc rất thích khía cạnh thi đấu của võ thuật
Thời gian của triều đại Chosun cĩ một quyển sách phát hành về dạy Taekwondo như một mơn võ thuật Nĩ đã trở thành phổ biến hơn với cơng chúng, ngược lại với triều đại Koryo trước đây, Taekwondo chỉ độc quyền cho quân đội
Trang 30Một tài liệu lịch sử viết người dân của tỉnh Chungchong và Cholla đã tụ tập ở một làng tổ chức thi đấu Subakhi Tài liệu này cho thấy Subakhi đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thể thao quần chúng Hơn thế nữa, dân chúng muốn tham gia vào quân đội của hoàng gia rất háo hức tập luyện Subakhi bởi vì nó là môn kiểm tra chính trong chương trình tuyển chọn
Vào cuối thế kỷ 19, quân đội Hàn Quốc suy yếu, người Nhật đô hộ đất nước
Sự áp bức của đế quốc Nhật đối với dân Hàn Quốc rất hà khắc và việc tập luyện võ thuật được xem nguồn gốc của sự nổi loạn bị cấm đoán Tuy nhiên, các tổ chức kháng Nhật sử dụng Taekwondo như một phương pháp huấn luyện tinh thần và thể chất
Sau giải phóng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, những người có nguyện vọng khôi phục lại môn võ thuật cổ truyền Taekwondo bắt đầu dạy trở lại Cuối cùng vào tháng 9 năm 1961, Hội Taekwondo Hàn Quốc được thành lập Tháng 10 năm 1963, Taekwondo đã trở thành môn thi đấu chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Thể thao Quốc gia Vào thập niên 1960, huấn luyện viên Hàn Quốc bắt đầu ra nước ngoài phổ biến Taekwondo Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của môn võ này
Taekwondo được xem như môn thể thao thế giới tại Giải Vô địch Thế giới lần 1 được tổ chức tại Seoul 1973 với 19 quốc gia tham dự Tại cuộc họp ở Seoul được tổ chức bên lề của giải Vô địch Taekwondo Thế giới lần 1, đại diện của các quốc gia tham dự đã thành lập Liên đoàn TKD Thế giới Từ đó, giải Vô địch Taekwondo Thế giới được tổ chức 2 năm một lần
Hiện nay Liên đoàn Taekwondo Thế giới có 166 quốc gia thành viên toàn thế giới, với khoảng 50.000.0000 người tập luyện IOC đã công nhận Taekwondo
là môn thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83 năm 1980, Taekwondo được công
Trang 31nhận là môn thi đấu giành huy chương tại Thế vận hội từ năm 2000 đến nay (Tự điển Bách khoa toàn thư mở, 2008)
1.2.2 Ý nghĩa của việc huấn luyện:
Huấn luyện Taekwondo là việc người huấn luyện thông qua hoạt động giảng giải, chỉ dẫn, giúp cho người tập có được những hiểu biết về taekwondo Khái niệm huấn luyện có 2 mặt:
- Huấn luyện taekwondo, nói 1 cách ngắn gọn là việc giảng dạy 1 cách chính xác toàn bộ những động tác và kỹ thuật của taekwondo Hay có thể nói đây chính
là việc huấn luyện viên truyền đạt hay truyền thụ lại taekwondo cho người luyện tập
- Huấn luyện taekwondo có thể hiểu đơn giản là việc truyền đạt lại những kỹ thuật của taekwondo nhưng nó cũng có thể bao hàm nhiều ý nghĩa giáo dục khác
Cá nhân, thông qua việc luyện tập taekwondo có thể thấy được những năng lực tiềm tàng đa dạng của mình và làm cho các năng lực đó phát triển cao hơn, sâu hơn
và rộng hơn Điều này có nghĩa việc luyện tập taekwondo theo các bước và theo sự huấn luyện có thể phát triển đa dạng không chỉ về mặt thể lực mà cả về mặt tinh thần và nó phải đi cùng với 1 phương pháp huấn luyện chuẩn mực và 1 nỗ lực tạo
ra các phương pháp có khả năng thực hiện
Trên khía cạnh giáo dục, những yếu tố cơ bản mà người huấn luyện taekwondo phải có như sau:
- Tính ý đồ: Phải luôn có ý thức về mục đích luôn cố gắng huấn luyện để
làm thay đổi con người
- Tính kế hoạch: Phải lựa chọn nội dung phù hợp với mục đích và phương
pháp thích hợp để thực hiện nó đồng thời phải xây dựng được chiến lược tiếp cận
nó
Trang 32- Sự quan tâm toàn diện: Phải coi thiên hướng tổng thể của con người là đối
tượng của mình
- Tính hướng tới giá trị: Phải bao hàm cả việc chọn lựa và hướng tới những
cái có giá trị trong ý đồ và trong kế hoạch (Ryu Kyoung Woo, 2006)
1.2.3 Mục đích và mục tiêu của việc huấn luyện taekwondo:
Mục đích của việc luyện tập taekwondo là giá trị quan trọng nhất thu được thông qua taekwondo còn mục tiêu của taekwondo là giá trị của những bước để đạt được mục đích đó Mục đích và mục tiêu của việc huấn luyện taekwondo là người huấn luyện giúp đỡ để cho người luyện tập đạt được mục tiêu và mục đích của mình
Mục đích của việc huấn luyện taekwondo là thông qua taekwondo để biến 1 người chưa hoàn thiện trở thành 1 con người hoàn thiện về mặt thể lực, tinh thần
và xã hội
Mục tiêu huấn luyện taekwondo:
Nâng cao sức khỏe -
Về mặt
thể lực
Nâng cao năng lực vận động - Phát triển về mặt xã hội - Phát triển về mặt tinh thần Mục tiêu về tinh thần
Về mặt
tinh thần
1.2.4 Nguyên lý huấn luyện Taekwondo:
Để việc huấn luyện taekwondo được huấn luyện 1 cách đúng đắn thì phải có
1 sự huấn luyện học taekwondo 1 cách thích hợp và việc huấn luyện học tập này phải được thiết lập dựa trên những nguyên lý cơ bản có tính ổn định.Để đạt được mục đích giáo dục đó,phải tìm trong kỹ thuật,phương pháp và việc triển khai nội
Trang 33dung học tập.Việc giáo dục được tiến hành thông qua phương pháp và kỹ thuật này
Giáo dục là việc tác động để làm mới bản thân trên cơ sở xem xét phản ứng với hoàn cảnh.Những kinh nghiệm trước đó luôn được so sánh với các kinh nghiệm mới để tái lập lại và trở thành nền móng cho các kinh nghiệm sẽ có được trong thời gian tới
Nguyên lý được bao hàm trong việc tác động có tính chất giáo dục như thế này được kết hợp với nguyên lý đào tạo phát triển về mặt thể lực để trở thành nguyên lý và phương pháp huấn luyện tập taekwondo
- Nguyên lý về tính ý thức:
Nguyên lý về tính ý thức la nguyên lý cho rằng cũng giống như nguyên lý về tính tự chủ,tự giác việc học tập phải được tiến hành trên cơ sở xây dựng được 1 mục tiêu rõ ràng dưới 1 mục đích nhất định
Trong việc luyện tập taekwondo nâng cao kỹ thuật được coi là mục tiêu duy nhất và nó dễ dàng thực hiện được cùng với các mục tiêu khác.Cần phải biết rằng taekwondo được tiến hành bằng các bước luyện tập kỹ thuật nhưng thông qua đó chúng ta có thể đạt tới rất nhiều mục tiêu khác nữa
Nguyên lý về tính ý thức quy định đây là hoạt động mang tính tự chủ của mỗi người tập,bằng việc hiểu 1 cách chính xác công việc và mục tiêu của việc luyện tập,nhận thức 1 cách rõ ràng nội dung về phương pháp và các bước luyện tập
để có thể nâng cao hiệu quả luyện tập của mình.Người huấn luyện phải huấn luyện sao cho tiếp cận được mục tiêu giúp cho người tập có ý thức và tham gia 1 cách tích cực vào việc luyện tập,từ đó nhận ra được tinh thần ẩn chứa trong từng động tác taekwondo
- Nguyên lý về tính tự phát:
Trang 34Việc huấn luyện taekwondo được thực hiện theo cách lấy hoạt động tự phát của người luyện tập,tức người học làm cơ sở là việc rất có hiệu quả.Việc huấn luyện tập taekwondo trước đây trong quá khứ đa phần là huấn luyện theo phương thức chỉ nghiêng về chỉ thị,lấy người dạy,người huấn luyện làm trọng tâm và có thể nói là rất ít có phương thức triển khai học tập lấy tính tự phát của người luyện tập làm cơ sở.Người huấn luyện,nếu có thể không nên chỉ sử dụng quyền hạn của mình,bắt tay vào huấn luyện,khi cần thiết,người huấn luyện phải trở thành người hướng dẫn,người cùng trao đổi tốt với người tập.Người huấn luyện phải đảm nhận vai trò khuyên bảo và hướng dẫn cho người tập nhận thức được mục tiêu của việc luyện tập và có thể đạt được mục tiêu đó thì việc học mới được thuận lợi
- Sự khác biệt giữa các cá nhân, giới tính:
Hay còn gọi là nguyên lý về sự cá tính hóa,cá biệt hóa.Đây là nguyên lý không nói đến việc thực hiện theo tập thể hay theo cá nhân mà cho rằng cần phải lựa chọn theo các tiêu chí như giới tính,tuổi tác,tình trạng sức khỏe,thể lực,tâm lý
để tiến hành luyện tập.Trong luyện tập taekwondo có tiến hành huấn luyện tập thể theo tuổi tác của người tập và trong quá trình luyện tập lại chia theo nhóm,cấp để huấn luyện chung hoặc riêng biệt.Điều này được áp dụng cho sự phân biệt trong cấp độ luyện tập nhưng nếu đòi hỏi cao hơn thì sự phân biệt cá nhân cũng cần làm
ở các trường hợp khác nữa.Hơn nữa,nhất thiết phải có sự lựa chọn về các yếu tố như tâm lý,thể lực,giới tính,tuổi tác của người tập trong việc tập luyện ở mức độ cao hơn tùy theo hình thức tập luyện,cường độ,thời gian,phương pháp tập luyện khác nhau.Nhìn chung,chúng ta có thể thấy điều này do sự quản lý có tính mục đích thông qua việc quan sát và đánh giá thường xuyên và mang tính giáo dục
- Nguyên lý xã hội hóa:
Điều cốt lõi trong nguyên lý xã hội hóa là nguyên lý chủ trương hình thành các tập thể cộng đồng để đẩy mạnh chất lượng luyện tập.Hiệu quả của việc luyện
Trang 35tập trong 1 tập thể có sự cạnh tranh bao giờ cũng lớn hơn việc tập luyện một mình.Về mặt nguyên tắc,tất cả các việc học tập đều phải thực hiện một mình nhưng trên thực tế luyện tập thì có rất nhiều trường hợp luyện tập tập thể là có hiệu quả cao
Người ta rất dễ cho rằng nguyên lý xã hội hóa đi ngược lại với nguyên lý cá thể hóa nhưng thực tế không phải như vậy.Điều đó có nghĩa,cá nhân và xã hội thực
tế là có mối quan hệ cộng tồn tương hỗ và bản thân sự khác biệt giữa các cá nhân trong các mối quan hệ mang tính xã hội cũng đều có sự tập thể hóa để thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân.Với quan điểm đó thì 2 nguyên lý này hoàn toàn không
có mâu thuẫn và đều có thể áp dụng đồng thời được với nhau
Chúng ta có thể thấy nguyên lý này trong sự hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau giữa các đối tượng người tập và trên thực tế luyện tập taekwondo
- Nguyên lý về tính toàn diện:
Lý thuyết có thể tìm thấy trong nguyên lý này là để nâng cao hiệu quả luyện tập cần phải nhất quán và thống nhất trong nội dung luyện tập,thống nhất trong việc giáo dục về trí dục,đức dục,thể dục,tùy theo từng cấp độ phát triển cần có sự nhất quán trong phương pháp luyện tập nhằm điều hòa được sự phát triển giữa thể chất và tinh thần
Sự phát triển toàn diện của người tập là sự phát triển về thể lực,các yếu tố sức khỏe như kỹ thuật phòng vệ,lực của cơ bắp,sức chịu đựng,tính linh hoạt…và tinh thần,nhân cách được thể hiện trong tinh thần taekwondo
Nguyên lý toàn diện như thế lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các
em thiếu nhi.Ở các võ đường hay ở các cơ quan,tổ chức đào tạo cần phải đặc biệt lưu ý đến việc huấn luyện taekwondo lúc ban đầu.Bởi vì hiệu quả trong bước giáo dục sơ cấp là rất lớn và nếu việc giáo dục buổi ban đầu không tốt thì hậu quả của
nó sẽ còn ảnh hưởng cho đến tận khi đã trưởng thành.Điều đó có nghĩa,sự phát
Trang 36triển toàn diện về tinh thần và thể chất từ khi còn nhỏ là cơ sở cho thể lực được rèn luyện trong tương lai và những thành tích trong hoạt động thể thao ở mức độ cao hơn và trở thành xu hướng cơ bản cho việc thực hiện lý tưởng của mỗi cá nhân
- Nguyên lý về tính liên tục:
Chủ trương trong nguyên lý về tính liên tục là việc luyện tập 1 cách dần tiến theo 1 trình tự nhất định sẽ làm nâng cao năng suất luyện tập và có hiệu quả cao.Sự phát triển về thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên là 1 sự phát triển liên tục vì thế cần phải huấn luyện 1 cách thích hợp tùy theo mức độ phát triển về tinh thần và thể chất của họ.Tức là cần phải xây dựng và điều chỉnh kế hoạch luyện tập sao cho việc luyện tập không trở nên quá sức so với mức độ phát triển của người tập
Trong việc luyện tập thể lực,nguyên lý cơ bản cho việc nâng cao thể lực và tăng cường kỹ năng vận động được chia thành nguyên lý về tính dần tiến,nguyên lý
về tính lặp lại và nguyên lý về tính liên tục
Nói tóm lại,việc giáo dục 1 cách dần tiến từ các động tác dễ đến các động tác khó,từ những động tác cơ bản đến những động tác ứng dụng được tiến hành lặp
đi lặp lại liên tục trong 1 khoảng thời gian dài thì hiệu quả của nó là hoàn toàn có thể mong đợi được
- Nguyên lý về tính hứng khởi:
Nguyên lý này cho rằng việc tôn trọng sự ham thích của người tập tạo được cho họ niềm ham học 1 cách tự phát thì việc học tập sẽ trở nên dễ dàng và sôi nổi hơn
Hứng khởi là trạng thái tâm lý thúc đẩy trong nội tâm thực hiện hoạt động luyện tập.Nếu tận dụng tốt nguyên lý này,người tập sẽ học tập rất tích cực.Trong
sự hứng khởi có những hứng khởi tốt cho việc tập luyện nhưng cũng có những sự hứng khởi lệch hướng vì vậy người huấn luyện phải làm cho sự yêu thích của
Trang 37người tập không đi theo hướng phản giáo dục đồng thời phát hiện ra niềm hứng khởi có tính kế hoạch và tham vọng của người tập để tận dụng nó
- Nguyên lý về tính sáng tạo:
Nguyên lý này có 1 mặt nào đó có điểm chung với nguyên lý về tính ý thức nhưng nguyên lý này nhấn mạnh vào tính sáng tạo được phát huy trên cơ sở của tính hoạt động và tính trung tâm – là tính năng (tính chất và năng lực) của người tập – làm nâng cao hiệu quả học tập.Trong giáo dục,lý do để người ta nhấn mạnh vào việc giáo dục sáng tạo chính là ở điểm này
Hầu hết các hoạt động huấn luyện taekwondo đều thống nhất ở cách trước tiên giới thiệu sơ qua và phương pháp học tập cho người tập,sau đó trình diện và tiếp nữa là yêu cầu lặp đi lặp lại.Thế nhưng,cùng với hoạt động đó phải làm cho người tập nảy sinh ra được những suy nghĩ tại sao động tác này lại không được?phải làm thế nào thì mới có thể làm được tốt? từ đó làm cho tự bản thân họ
nỗ lực là điều rất quan trọng.Nói tóm lại,việc người huấn luyện phải lấy các hoạt động tự phát của người tập làm cơ sở và thông qua sự biểu hiện,sáng tạo và kinh nghiệm để đạt được mục đích chính là nguyên lý của sự sáng tạo
- Nguyên lý về sự đánh giá:
Trong nguyên lý về sự đánh giá điểm quan trọng của nó là việc đánh giá thường xuyên kết quả học tập của bản thân cho người tập sẽ có hiệu quả làm tăng hứng thú học tập và chất lượng học tập.Với việc đánh giá có thể đem đến cho người tập niềm vui và sự tự giác về mục tiêu và sự tiến bộ của mình đồng thời làm tăng động cơ luyện tập của người tập
Là người huấn luyện taekwondo thì bất cứ ai cũng đều có những thời kỳ tham gia các kỳ thi và cảm giác sung sướng sau khi vượt qua và thắt chiếc đai đen
ở lưng.Chăm chỉ luyện tập ở các sàn tập,nhận sự đánh giá từ thầy và đến cơ hội tham dự các kỳ thi quốc gia để nhận sự đánh giá của ban giám khảo về thành tích
Trang 38của bản thân mình.Nhưng kết quả đánh giá không phải chỉ đơn giản là việc quyết định sự thành hay bại về mức độ luyện tập mà hơn thế là việc cần phải cho người tập biết được họ đã tốt ở điểm nào và còn cần phải lưu ý ở điểm nào mới là điều cần thiết (Ryu Kyoung Woo, 2006)
Trên cơ sở những nguyên lý mang tính học thuật ở trên, có thể tóm lược lại
về phương châm huấn luyện như sau:
- Huấn luyện theo kế hoạch
- Giúp cho người tập hiểu được tính cần thiết của việc luyện tập và mục tiêu
rõ ràng
- Tôn trọng tính tự phát và sở thích của người tập
- Cần có sự phân biệt về cá nhân và giới tính
- Hướng dần từ từ trên cơ sở ứng dụng nguyên lý học từ cái dễ đến cái khó
- Điều hóa giữa tính toàn diện và tính bộ phận
- Huấn luyện cho người tập tự tìm hiểu và học hỏi
- Tùy theo khí hậu và thời tiết mà hình thái huấn luyện có sự khác nhau
1.2.5 Đặc điểm của lứa tuổi trong huấn luyện taekwondo:
Theo tài liệu của Ryu Kyong Woo do KOICA công bố năm 2006:
Bảng 1.5 Đặc trưng phát triển trong huấn luyện Taekwondo lứa tuổi 6 - 13
Trang 39mắt không hoàn chỉnh và nhuần nhuyễn
4 Sự thăng bằng của trẻ thời kỳ này rất kém
5 Sự kiên trì cho 1 động tác rất khó quá 30 phút,dễ bị quá sức nhưng không có cảm giác cần phải nghỉ
6 Thích thú với những trò chơi có
sử dụng thiết bị cố định nhưng thường phức tạp hóa phương pháp chơi,thích các trò tập nhịp điệu như nhảy xuống hoặc bò lên.Đây là thời kỳ không thể dùng tay
để tìm hoặc hướng tới mục tiêu của đối phương 1 cách chính xác
hơn so với sự phát triển của
cơ thể
5 Thích các hoạt động như chạy,đuổi bắt,vật nhau và thích thú cạnh tranh
6 Phát triển khả năng điều khiển mắt và tay,khuynh hướng của kỹ năng vận động bộc
lộ rõ
Phát triển về
mặt xã hội 1 Có thể chơi theo nhóm 3-4 người trong thời gian dài
2 Thích các trò chơi tập thể với quy tắc đơn giản và không
5 Bị ảnh hưởng về hành vi lời nói
và hành động của các bạn cùng tuổi và trở thành cơ sở hành động của mình
1 Thích hoạt động theo nhóm nhưng việc tổ chức như vậy không rõ và không kéo dài
2 Xuất hiện khuynh hướng không quan tâm đến người lớn
3 Quan tâm đến danh dự hoặc tin đồn của bạn bè
4 Hình thành quan hệ giáo dục
về những tình cảm nội tâm,sự tôn trọng và đồng tình
5 Xuất hiện người dẫn đầu và ý kiến của người đó có ảnh hưởng lớn đến bạn bè
Phát triển về
mặt tinh thần,
tình cảm
1 Dễ sợ hãi và mẫn cảm với những thay đổi về tình cảm của người lớn
2 Dễ bị chi phối vì tình cảm
3 So với thời kỳ sơ sinh,tình cảm phát triển phức tạp hơn,tính liên tục cũng tăng nhưng tính mãnh liệt giảm
4 Tâm lý đấu tranh cùng với các ham muốn mạnh mẽ giảm
1 Sinh hoạt tình cảm ngày càng trở nên phức tạp
2 Số người nhút nhát và sợ hãi giảm
3 Vì cảm giác an toàn của bản thân,cần tình cảm của người khác
4 Sức chú ý tăng,dần dần trở nên điềm tĩnh và thời gian làm 1 việc trở nên lâu hơn
5 Có thể xây dựng kế hoạch và
Trang 40thực hiện nhưng do vẫn chưa đủ khả năng nên khi thực hiện vấp phải nhiều khó khăn
Phát triển về
mặt trí tuệ 1 Trí lực dần dần phát triển 2 Hiểu được những quan niệm về
rộng và hẹp cũng như khoảng cách xa gần,hình thành quan niệm về không gian
3 Thái độ mạo hiểm được hình thành nên thường thích đi tới các địa điểm mới
4 Trí lực về thị giác và vận động xuất hiện
5 Thường đặt nhiều câu hỏi và phần đông là có hứng thú với thế giới tưởng tượng
6 Có thể phân biệt được quá khứ,hiện tại,tương lai nhưng
có rất nhiều trường hợp lẫn lộn giữa quá khứ và hiện tại
1 Sự phát triển về trí lực rất rõ nét.Sự thích thú với những kiến thức mới có liên quan đến việc thõa mãn những yêu cầu về hiểu biết rộng lớn hơn và những kinh nghiệm mới
2 Thích thú và tò mò với tất cả mọi việc
3 Sự quan tâm giống với người lớn nhưng nông hơn
4 Về lý thuyết thích tính toán và hay tranh luận với bạn bè
5 Sự phát triển về khái niệm số rất rõ nét
6 Bắt đầu có sự cụ thể hóa khái niệm kỷ niệm và cách suy nghĩ
2 Đây là thời kỳ sinh hoạt xã hội
mở rộng hơn rất nhiều.Vì thế,cần huấn luyện trẻ sinh hoạt theo hướng dẫn của giáo viên 1 cách độc lập tách
ra khỏi gia đình và bố mẹ
3 Đây là thời kỳ độ chuẩn bị về tinh thần và thể chất cho việc luyện tập rất thấp nên không nên kỳ vọng quá nhiều vào hiệu quả luyện tập mà người huấn luyện nên đóng vai trò
là người giúp đỡ cho việc phát triển tự nhiên của trẻ
4 Lấy việc bồi dưỡng năng lực tập cơ bản làm chính như
1 Cần chú ý phát triển bằng cách điều hòa những kỹ năng xã hội,tinh thần và thể lực làm
cơ sở cho việc hình thành nhân cách
2 Để chuẩn bị cơ sở cho việc thực hiện các hoạt động thể lực cần huấn luyện tập đặt trọng tâm vào chiều cao và phát triển năng lực vận động
3 Để nâng cao kỹ thuật,cần huấn luyện 1 cách có kế hoạch,áp dụng các nguyên lý hoạt động thể lực
4 Sau khi kiểm tra thể lực định
kỳ sử dụng kết quả đó vào việc huấn luyện
5 Đây là thời kỳ hình thành nhữnh suy nghĩ có tính khoa học và trừu tượng nên việc giải thích 1 cách thích