thành sản phẩm
Xuất phát từ phân tích những hạn chế của công ty và các phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Thanh Trì.
Về đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Hiện nay công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là từng mã hàng của từng đơn đặt hàng.. Công ty vừa tiến hành sản xuất sản phẩm tại công ty vừa thuê ngoài gia công. Trong đó chi phí thuê ngoài gia công được theo dõi cho từng mã hàng thông qua hợp đồng ký kết với từng đơn vị nhận gia công và số sản phẩm hoàn thành nhập kho. Vì được tập hợp trực tiếp nên công ty hoàn toàn có thể tính được giá thành đơn vị cho mỗi sản phẩm của các mã hàng này.Tuy nhiên, trên thực tế khi tính giá thành cho cùng một loại sản phẩm mà vừa sản xuất tại công ty, vừa thuê ngoài gia công thì công ty tính chung cho tất cả sản phẩm cùng loại mà không phân biệt sản phẩm đó là sản phẩm sản xuất tại công ty hay thuê ngoài gia công. Cụ thể với mã hàng AMI 01029526 minh họa ở trên trong quý IV/2009 mã hàng này hoàn thành được tổng cộng 37.170 sản phẩm trong đó có 12.273 sp thuê ngoài gia công, 24.897 sản phẩm sản xuất tại công ty nhưng tất cả đều được gộp
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel: 0918.775.368
chung lại để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Nếu tách riêng thì đơn giá sản phẩm gia công với lô hàng nhập kho 16/10 là 16.067.7, lô hàng nhập ngày 22/10 là 16.618.5, đơn giá sp gia công do đơn vị tự sản xuất là 22.109.
Do đó theo em, công ty nên tiến hành tính giá thành sản phẩm riêng cho các sản phẩm sản xuất tại công ty và sản phẩm thuê ngoài gia công. Giải pháp này vừa có tác dụng so sánh hiệu quả giữa việc sản xuất tại công ty và việc thuê ngoài gia công vừa đảm bảo tính chính xác của các thông tin tài chính và thông tin quản trị.
Về tổ chức hạch toán các khoản mục chi phí:
- Đối với khoản mục chi phí NVLTT: Do đặc điểm của ngành dệt may nên thường trong quá trình sản xuất cũng có NVL thừa là vải vụn, vải thừa… Công ty có thể tận dụng để may các chi tiết phụ cho các mã hàng khác hay thu hồi thanh lý. Tuy nhiên khi hạch toán công ty không trừ đi phần chi phí tiết kiệm này, làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Do đó theo em để phản ánh đúng bản chất công ty nên trừ giá trị số NVL tiết kiệm được vào chi phí sản xuất làm hạ giá thành sản phẩm.
- Đối với chi phí NCTT: Hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, bên cạnh những ưu điểm hình thức này cũng có những hạn chế nhất định như đã nêu ở trên đó là việc công nhân quan tâm đến số lượng nhiều hơn là chất lượng. Vì vậy công ty nên có chính sách khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách trả lương theo tay nghề công nhân bên cạnh việc trả lương theo sản phẩm. Để áp dụng được biện pháp trả lương này công ty phải dựa trên tay nghề kỹ thuật của công nhân và xây dựng hệ thống tay nghề. Điều kiện áp dụng đó là công ty cần có một bộ phận kỹ thuật tiến hành cuộc kiểm tra kỹ thuật của mỗi công nhân để có bảng hệ số tay nghề hợp lý và chính xác.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel: 0918.775.368
- Đối với chi phí SXC : Để quản lý được chi phí phát sinh theo địa điểm và tính đúng cho các đối tượng chịu chi phí thì những chi phí nào phát sinh trực tiếp tại phân xưởng thì công ty nên tập hợp riêng cho phân xưởng đó; chi phí nào phát phát sinh chung toàn công ty thì cuối kỳ tập hợp và phân bổ cho các phân xưởng rồi sau đó mỗi phân xưởng lại phân bổ cho các mã hàng phân xưởng đó gia công. Như vậy mới phản ánh đúng, tính đúng giá thành của sản phẩm.
Đối với các loại chi phí phải trả trước công ty cần xem xét tác động của các chi phí đã và sẽ phát sinh để phân bổ trích trước cho hợp lý, nhằm đảm bảo cho chi phí SXC giữa các kỳ cho sự tăng giảm ổn định. Đặc biệt do trong công ty dây chuyền công nghệ gồm nhiều máy móc thiết bị phức tạp và có giá trị lớn, trong đó chi phí sửa chữa máy móc thiết bị là một khoản chi phí rất lớn nên công ty nên tiến hành trích trước các khoản chi phí này.
Về đánh giá sản phẩm dở dang
Cuối mỗi quý việc sản xuất thường tồn tại dưới 2 dạng: một là mã hàng dở dang toàn bộ; hai là mã hàng đã có sản phẩm hoàn thành và một số nhỏ sản phẩm dở dang đã đạt mức độ gần như một sản phẩm hoàn chỉnh. Vì thế công ty không cần tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối quý. Tuy nhiên nếu kế hoạch sản xuất không được đảm bảo như đã đề ra thì với trường hợp 2 ở trên sản phẩm dở dang có thể mới chỉ tồn tại ở công đoạn cắt, may, hoặc hoàn thiện và việc không đánh giá sản phẩm dở dang mà tính bình quân giá thành cho tổng sản phẩm như trên sẽ dẫn đến giá thành đơn vị của cùng một mã hàng giữa 2 kỳ có chênh lệch lớn. Do đó theo em công ty nên xây dựng hệ thống đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành so với sản phẩm hoàn chỉnh từ đó việc tính giá thành sẽ đảm bảo chính xác hơn.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel: 0918.775.368
Về công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất:
Để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm thì việc lập các báo cáo kế toán quản trị là rất cần thiết. Hiện nay tại công ty cổ phần may Thanh Trì chưa tổ chức bộ phận kế toán quản trị cũng như việc lập các báo cáo quản trị phục vụ cho mục đích quản lý. Vì thế theo em công ty nên xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Với yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo việc phân chia chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ theo nhiều tiêu thức khác nhau, phải phản ánh đươc chi phí toàn doanh nghiệp theo các bộ phận, các địa điểm phát sinh, các loại sản phẩm, các giai đoạn của quy trình công nghệ, các đơn đặt hàng…Từ đó các báo cáo kế toán quản trị mới có thể cung cấp được những thông tinh hữu ích cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo nhằm đạt mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh.