Các tài liệu nghiên cứu về tuyển chọn VĐV trong hệ thống đào tạo đều thống nhất quan điểm: mỗi môn thể thao có những yêu cầu chuyên biệt về phát triển thể chất và những năng lực của vận
Trang 1-
VŨ ĐÌNH MAI
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ NỮ LỨA TUỔI 13-15
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BÓNG ĐÁ TRẺ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
TP Hồ Chí Minh, 2019
Trang 2BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP HỒ CHÍ MINH
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Trong công trình nghiên cứu này, các cơ sở số liệu và tài liệu tham khảo được sử dụng
là hoàn toàn đảm bảo trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả
Vũ Đình Mai
Trang 4MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1.Cơ sở lý luận về tuyển chọn tài năng thể thao 5
1.1.1.Các khái niệm liên quan đến tuyển chọn tài năng thể thao 5
1.1.2 Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao 8
1.1.3 Dự báo tài năng thể thao và khuynh hướng tuyển chọn tài năng thể thao10 1.2 Cơ sở khoa học tuyển chọn vận động viên thể thao 12
1.2.1 Vai trò của khoa học tuyển chọn thể thao 12
1.2.2 Nhiệm vụ của khoa học tuyển chọn thể thao 13
1.2.3 Hệ thống tuyển chọn VĐV: 14
1.2.4 Các nhân tố cơ bản tác động đến tuyển chọn vận động viên 20
1.3 Các giai đoạn tuyển chọn trong quá trình huấn luyện nhiều năm 23
1.3.1 Tuyển chọn ban đầu và tuyển chọn chuyên môn hóa ban đầu 24
1.3.2 Tuyển chọn chuyên môn hóa sâu và tuyển chọn VĐV ưu tú 25
1.4 Đặc trưng môn bóng đá và những đặc điểm cơ bản trong công tác huấn luyện bóng đá nữ 27
1.4.1 Khái quát về sự phát triển của môn bóng đá nữ 27
1.4.2 Các đặc trưng môn bóng đá 27
1.4.3 những đặc điểm cơ bản trong công tác huấn luyện bóng đá nữ 29
1.5 Đặc điểm về hình thái và chức năng sinh lý lứa tuổi 13 - 15 41
1.5.1 Đặc điểm phát triển hình thái 41
1.5.2 Đặc điểm sinh lý trẻ em lứa tuổi 13 - 15 42
1.5.3 Đặc điểm thời kỳ phát dục 45
1.5.4 Đặc điểm tố chất cơ thể vận động viên bóng đá nữ 46
1.6 Một số công trình nghiên cứu có liên quan 48
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 52
2.1 Phương pháp nghiên cứu 52
2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 52
Trang 52.1.4 Phương pháp kiểm tra tâm lý 57
2.1.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm 62
2.1.6 Phương pháp quan sát sư phạm 67
2.1.7 Phương pháp toán thống kê 70
2.2 Tổ chức nghiên cứu 72
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 72
2.2.2 Khách thể nghiên cứu 72
2.2.3 Kế hoạch nghiên nghiên cứu 73
2.2.4 Địa điểm và đơn vị phối hợp nghiên cứu 73
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 74
3.1 Lựa chọn và xác định các chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên bóng đá nữ lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam 74
3.1.1 Lựa chọn nội dung tuyển chọn vận động viên bóng đá nữ lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam 74
3.1.2 Xác định các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam 80
3.1.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu lựa chọn và xác định các chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên bóng đá nữ lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam 90
3.2 Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam 89
3.2.1 Mô tả mẫu kiểm tra 91
3.2.2 Ứng dụng các chỉ tiêu tuyển chọn đánh giá năng khiếu của vận động viên bóng đá nữ lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam 92
3.2.3 Xây dựng thang điểm và tiêu chuẩn tuyển chọn tuyển chọn VĐV Bóng đá nữ lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo Bóng đá trẻ Việt Nam 106
3.2.4 Bàn luận về xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam 130
Trang 63.3 Kiểm nghiệm tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV Bóng đá nữ lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm
đào tạo Bóng đá trẻ Việt Nam 135
3.3.1 Mô tả khách thể VĐV bóng đá nữ tham gia tuyển chọn 135
3.3.2 Kết quả kiểm tra năng lực thể thao của các VĐV bóng đá nữ tham gia tuyển chọn 135
3.3.3 Điểm trung bình của từng chỉ tiêu tuyển chọn của các VĐV bóng đá nữ tham gia tuyển chọn 136
3.3.4 Kết quả phân loại từng chỉ tiêu tuyển chọn của các VĐV bóng đá nữ tham gia tuyển chọn 137
3.3.5 Tổng điểm của các nội dung tuyển chọn của các VĐV bóng đá nữ tham gia tuyển chọn 138
3.3.6 Xếp loại tổng điểm của các nội dung tuyển chọn của các VĐV bóng đá nữ tham gia tuyển chọn 139
3.3.7 Kết quả tuyển chọn của các VĐV bóng đá nữ 142
3.3.8 Bàn luận về kết quả kiểm nghiệm tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV Bóng đá nữ lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo Bóng đá trẻ Việt Nam 143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
KẾT LUẬN: 149
KIẾN NGHỊ: 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ được tuyển chọn và thời điểm phát dục của thiếu niên
Bảng 1.2 Quy trình tuyển chọn vào trường năng khiếu thể thao TT 24
Bảng 1.3 Sự thay đổi số đo chiều cao khi cơ thể bước vào thời gian
Bảng 3.1 Các nội dung tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 – 15
Bảng 3.2 Kết quả phỏng vấn các nội dung tuyển chọn VĐV bóng đá nữ
lứa tuổi 13 -15 (Descriptive Statistics) 76
Bảng 3.3 Tần suất và tần số các mức cần thiết của các nội dung tuyển
Bảng 3.4 Hệ số tin cậy tổng thể (Reliability Statistics) 77
Bảng 3.5 Quan hệ tương quan giữa các nội dung tuyển chọn (Inter-Item
Bảng 3.6 Hệ số tin cậy của từng biến (Item-Total Statistics) 78
Bảng 3.8 Các hệ số tải và hệ số tích lũy Total Variance Explained 79 Bảng 3.9 Ma trận xoay các yếu tố thành phần (Rotated Component
Trang 9Bảng 3.11
Bảng 3.12 Kết quả phỏng vấn 2 lần ($T Frequencies) về xác định các chỉ
tiêu tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 -15 Sau 83
Bảng 3.13 Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn lựa chọn
Bảng 3.14 Các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 -15 đạt
Bảng 3.15 Độ tin cậy của các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa
tuổi 13 - 15 ở vị trí tiền đạo - tiền vệ và hậu vệ Sau 86
Bảng 3.16 Độ tin cậy của các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa
Bảng 3.17
Mối tương quan của các chỉ tiêu tuyên chọn với thành tích thi đấu (Correlations) của các VĐV bóng đá ở vị trí tiền đạo - tiền vệ và hậu vệ ở lứa tuổi 13 - 15
Sau 88
Bảng 3.18
Mối tương quan của các chỉ tiêu tuyên chọn với thành tích thi đấu (Correlations) của các VĐV bóng đá ở vị trí thủ môn ở lứa tuổi 13 - 15
Sau 88
Bảng 3.20 Hình thái của các VĐV bóng đá nữ ở vị trí tiền đạo - tiền vệ -
Bảng 3.21 Xếp loại BMI của các VĐV bóng đá nữ ở vị trí tiền đạo - tiền
Trang 10Bảng 3.25 Phân loại HW của các VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 - 15 ở vị
Bảng 3.26 Kết quả kiểm tra các chỉ số sinh lý - sinh hóa của các VĐV
bóng đá nữ ở vị trí thủ môn (Descriptive Statistics) Sau 95
Bảng 3.27
Kết quả kiểm tra năng lực tâm lý - trí tuệ của các VĐV bóng
đá nữ lứa tuổi 13 -15 ở các vị trí tiền đạo - tiền vệ - hậu vệ (Descriptives)
Sau 96
Bảng 3.28 Phân loại các chỉ tiêu năng lực tâm lý - trí tuệ của các VĐV ở
các vị trí tiền đạo - tiền vệ - hậu vệ Sau 96
Bảng 3.29 Kết quả kiểm tra năng lực tâm lý - trí tuệ của thủ môn nữ lứa
Bảng 3.30 Phân loại các chỉ tiêu năng lực tâm lý - trí tuệ của các thủ
Bảng 3.32 Kết quả kiểm tra thể lực chung và chuyên môn của thủ môn
Bảng 3.33
Kết quả kiểm tra kỹ - chiến thuật của các VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 -15 ở các vị trí tiền đạo - tiền vệ - hậu vệ (Descriptives)
Sau 102
Bảng 3.34 Kết quả kiểm tra kỹ - chiến thuật của các VĐV bóng đá nữ
lứa tuổi 13 -15 ở vị trí thủ môn (Descriptives) Sau 104
Bảng 3.35
Kiểm nghiệm phân phối chuẩn các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 15 ở vị trí tiền đạo - tiền vệ - hậu vệ (Tests of Normality)
Sau 106
Bảng 3.36
Kiểm nghiệm phân phối chuẩn các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 14 ở vị trí tiền đạo - tiền vệ - hậu vệ (Tests of Normality)
Sau 106
Bảng 3.37 Kiểm nghiệm phân phối chuẩn các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV
bóng đá nữ lứa tuổi 13 ở vị trí tiền đạo - tiền vệ - hậu vệ Sau 106
Trang 11Bảng 3.38 bóng đá nữ lứa tuổi 13 - 15 ở vị trí thủ môn (Tests of
Bảng 3.40 So sánh các chỉ tiêu hình thái của các nhóm (Multiple
Comparisons) VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 - 15 108
Bảng 3.41
Phân tích phương sai (ANOVA) so sánh sự khác biệt về các tiêu tiêu chức năng sinh lý - sinh hóa giữa các nhóm VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 - 15
Sau 108
Bảng 3.42 So sánh các chỉ số chức năng sinh lý - sinh hóa của các nhóm
(Multiple Comparisons) VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 - 15 Sau 108
Bảng 3.44 So sánh các chỉ tiêu năng lực tâm lý - trí tuệ của các nhóm
(Multiple Comparisons) VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 - 15 Sau 108
Bảng 3.45
Phân tích phương sai (ANOVA) so sánh sự khác biệt về các chỉ chỉ tiêu thể lực chung và chuyên môn giữa các nhóm VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 - 15
Sau 108
Bảng 3.48 So sánh các chỉ tiêu kỹ - chiến thuật của các nhóm (Multiple
Comparisons) VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 - 15 Sau 108 Bảng 3.49 Mô tả thống kê về kết quả kiểm tra năng lực thể thao của Sau 109
Trang 12VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13-15
Bảng 3.50 Mô tả thống kê về kết quả kiểm tra năng lực thể thao của Thủ
Bảng 3.51
Bảng điểm các chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên nữ bóng đá lứa tuổi 15 ở vị trí tiền đạo - tiền vệ và hậu vệ khoảng cách 0.5 điểm
Sau 109
Bảng 3.52 Bảng điểm các chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên nữ bóng đá
lứa tuổi 14 ở vị trí tiền đạo - tiền vệ và Sau 109
Bảng 3.53 Bảng điểm các chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên nữ bóng đá
lứa tuổi 13 ở vị trí tiền đạo - tiền vệ và Sau 109
Bảng 3.54 Bảng điểm tuyển chọn vận động viên nữ bóng đá lứa tuổi
13-15 ở vị trí thủ môn khoảng cách 0.5 điểm Sau 109
Bảng 3.55 Tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên nữ bóng đá lứa tuổi 15
ở vị trí tiền đạo - tiền vệ và hậu vệ Sau 110
Bảng 3.56 Tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên nữ bóng đá lứa tuổi 14
ở vị trí tiền đạo - tiền vệ và hậu vệ Sau 110
Bảng 3.57 Tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên nữ bóng đá lứa tuổi 13
ở vị trí tiền đạo - tiền vệ và hậu vệ Sau 110
Bảng 3.58 Tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên nữ bóng đá lứa tuổi
Bảng 3.59 Phân loại tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13
- 15 ở vị trí tiền đạo - tiền vệ và hậu vệ 111
Bảng 3.60 Phân loại tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13
Bảng 3.61
Bảng mô tả thống kê về điểm của các nhóm VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 - 15 ở vị trí tiền đạo- tiền vệ - hậu vệ (Descriptives)
Sau 112
Bảng 3.62 Điểm trung bình của Thủ môn (Descriptive Statistics) Sau 112 Bảng 3.63 Bảng phân loại từng chỉ tiêu tuyển chọn VĐV nữ bóng đá lứa Sau 112
Trang 13Bảng 3.65 Điểm trung bình Tổng của các nôi dụng tuyển chọn VĐV nữ
Tiền đạo - tiền vệ và hậu vệ (Descriptive Statistics) 118
Bảng 3.66 Điểm trung bình Tổng của các nội dung tuyển chọn VĐV nữ
Bảng 3.67 Đánh giá phân loại tổng hợp các nội dung tuyển chọn VĐV
bóng đá nữ lứa tuổi 13 - 15 ở vị trí tiền đạo - tiền vệ - hậu vệ Sau 119
Bảng 3.68 Đánh giá phân loại tổng hợp các nội dung tuyển chọn VĐV
bóng đá nữ lứa tuổi 13 - 15 ở vị trí thủ môn 122
Bảng 3.69 Mối tương quan bội giữa các nội dung tuyển chọn
(Correlations) của các VĐV nhóm lứa tuổi 15 124
Bảng 3.70 Độ phù hợp của mô hình của Nhóm lứa tuổi 15 (Model
Bảng 3.71 Mô hình hồi quy của các VĐV nữ bóng đá lứa tuổi 15
Bảng 3.72 Mối tương quan bội giữa các nội dung tuyển chọn
(Correlations) của các VĐV nhóm lứa tuổi 14 126
Bảng 3.73 Độ phù hợp của mô hình của Nhóm lứa tuổi 14 (Model
Bảng 3.74 Mô hình hồi quy của các VĐV nữ bóng đá lứa tuổi 14
Bảng 3.75 Mối tương quan bội giữa các nội dung tuyển chọn
(Correlations) của các VĐV nhóm lứa tuổi 13 127
Bảng 3.76 Độ phù hợp của mô hình của Nhóm lứa tuổi 13 (Model
Trang 14(Correlations) của các VĐV nhóm thủ môn
Bảng 3.79 Độ phù hợp của mô hình của Nhóm thủ môn (Model
Bảng 3.83 Xếp loại BMI của các nhóm VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 - 15 Sau 135
Bảng 3.84 Kết quả kiểm tra tuyển chọn (Group Statistics) nữ bóng đá ở
Bảng 3.85
Bảng mô tả thống kê về điểm của các nhóm VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 14 - 15 ở vị trí tiền đạo- tiền vệ - hậu vệ (Descriptives)
Sau 136
Bảng 3.86 Bảng mô tả thống kê về điểm của VĐV bóng đá nữ lứa tuổi
14 - 15 ở vị trí thủ môn (Descriptives) Sau 136
Bảng 3.87 Bảng phân loại từng chỉ tiêu tuyển chọn VĐV nữ bóng đá lứa
tuổi 14 -15 ở vị trí tiền đạo - tiền vệ và hậu vệ Sau 137
Bảng 3.88 Bảng phân loại từng chỉ tiêu tuyển chọn VĐV nữ bóng đá lứa
Bảng 3.89 Tổng điểm trung bình của các chỉ tiêu tuyển chọn của các
nhóm VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 14 - 15 (Group Statistics) 138
Bảng 3.90 Đánh giá phân loại tổng hợp các nội dung tuyển chọn VĐV
Bảng 3.91 Tần suất các vận động viên bóng đá kiểm định được tuyển
Trang 15SƠ ĐỒ -
HÌNH
- BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Các yếu tố quyết định khả năng đào tạo VĐV QG Xuất sắc 16 Hình 1.1 Các nhân tố cấu thành năng lực thể thao 21
Biểu đồ 3.2 Xếp loại chỉ số BMI của các VĐV bóng đá nữ ở các vị trí
Biểu đồ 3.3 Xếp loại chỉ số BMI của các VĐV bóng đá nữ ở các vị trí
Biểu đồ 3.4 Phân loại chỉ số HW của các VĐV tiền đạo – tiền vệ - hậu
Biểu đồ 3.5 Phân loại chỉ số HW của thủ môn Sau 95
Biểu đồ 3.6 Phân loại năng lực tâm lý - trí tuệ của các VĐV ở các vị trí
Biểu đồ 3.7 Phân loại các chỉ tiêu năng lực tâm lý – trí tuệ của thủ môn Sau 98 Biểu đồ 3.8 Phân phối chuẩn của các chỉ tiêu hình thái Sau 106
Biểu đồ 3.9 Đáng giá phần loại từng nội dung tuyển chọn của các
VĐV Tiền đạo – tiền vệ và hậu vệ lứa tuổi 13-15 Sau 119
Biểu đồ 3.10 Đáng giá tổng hợp năng khiếu của các VĐV Tiền đạo –
Biểu đồ 3.11 Đánh giá phân loại các VĐV thủ môn lứa tuổi 13 - 15 123 Biểu đồ 3.12 Đường hồi quy tuyến tính của nhóm lứa tuổi 15 125
Trang 16Biểu đồ 3.13 Xếp loại chỉ số BMI của các VĐV lứa tuổi 14 – 15 tham
Biểu đồ 3.14 Điểm tổng hợp của các nội dung tuyển chọn 139 Biểu đồ 3.15 Phân loại các nội dụng tuyển chọn VĐV nữ bóng đá Sau 139
Biểu đồ 3.16 Phân loại tổng hợp đánh giá năng khiểu của VĐV nữ bóng
Biểu đồ 3.17 Kết quả tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 14 - 15 142
Trang 17PHỤ LỤC 2: Phiếu thu thập thông tin về các nội dung tuyển chọn VĐV (Q2)
PHỤ LỤC 3: Phiếu phỏng các nội dung tuyển chọn VĐV (Q3)
PHỤ LỤC 4 : Kết quả phỏng vấn các nội dung ảnh hưởng đến tuyển chọn VĐV nữ
bóng đá lứa tuổi 13- 15
PHỤ LỤC 5: Phiếu thu thập thu thông tin các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV (Q4)
PHỤ LỤC 6: Phiếu phỏng các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV (Q5)
PHỤ LỤC 7: Test đánh giá năng lực xử lý thông tin
PHỤ LỤC 8: Test kiểm nghiệm loại hình thần kinh
PHỤ LỤC 9: Dữ liệu phỏng vấn các chỉ tiêu tuyển chọn lần 1
PHỤ LỤC 10: Dữ liệu phỏng vấn các chỉ tiêu tuyển chọn lần 2
PHỤ LỤC 11: Danh sách VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 13 - 15
PHỤ LỤC 12: Kết quả kiểm tra thử test lần 1
PHỤ LỤC 13: Kết quả kiểm tra thử test lần 2
PHỤ LỤC 14: Kết quả kiểm tra thực trạng năng lực thể thao của các VĐV bóng đá nữ
lứa tuổi 13-15
PHỤ LỤC 15: Kết quả kiềm nghiệm phân phối chuẩn của các chỉ tiêu tuyển chọn
VĐV nữ bóng đá ở lứa tuổi 15
PHỤ LỤC 16: Chấm điểm và phân loại từng chỉ tiêu tuyển chọn VĐV bóng đá nữ theo
phương phương pháp kiểm định ngược
PHỤ LỤC 17: Danh sách VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 14 -15 tham gia tuyển chọn
PHỤ LỤC 18: Chấm điểm và phân loại tuyển chọn VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 14 -15 PHỤ LỤC 19 Danh sách VĐV bóng đá nữ lứa tuổi 15 và lứa tuổi 14 được tuyển
chọn
Trang 181
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội hiện đại, vị trí của thể thao thành tích cao (thể thao thi đấu trong
hệ thống Olympic và hệ thống thể thao nhà nghề) ngày càng quan trọng trong thể dục thể thao bởi những giá trị của nó mang lại cho con người, xã hội, kinh tế và quảng bá hình ảnh của mỗi quốc gia trên đấu trường quốc tế, nâng cao ý thức tự tôn dân tộc và thể hiện sức mạnh của đất nước Thể thao thành tích cao là hoạt động huấn luyện, đào tạo, tập luyện, thi đấu của huấn luyện viên và vận động viên; trong đó, thành tích cao,
kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người mức độ nhất định, x t từ quan điểm phát triển, khai phá tiềm năng con người, TDTT trong đó có thể thao thành tích cao góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện năng lực
con người về thể chất và tài năng
Mục tiêu cao nhất của thể thao thành tích cao là làm bộc lộ và khai thác mức độ tối đa tiềm năng thể chất con người thể hiện bằng thành tích thể thao cao nhất của họ Các bộ phận chính cấu thành thể thao thành tích cao có quan hệ chặt chẽ với nhau bao gồm: tuyển chọn tài năng thể thao trẻ, huấn luyện vận động viên, thi đấu thể thao, các điều kiện đảm bảo nâng cao thành tích thể thao Trong các yếu tố trên, tuyển chọn tài năng thể thao trẻ là khâu quan trọng trong quy trình đào tạo vận động viên nhiều năm Tuyển chọn vận động viên là một quá trình khoa học liên tục, gắn liền với quá trình huấn luyện khoa học và quản lý khoa học của tiến trình đào tạo, bồi dưỡng vận động viên thể thao Tuyển chọn và huấn luyện một cách khoa học là một thể hợp nhất, hoàn toàn có thể nâng cao hiệu quả huấn luyện và thi đấu nếu tuyển chọn tốt Khoa học tuyển chọn và khoa học huấn luyện là một thể thống nhất có quan hệ mật thiết với nhau, mục đích của tuyển chọn là tiến tới thực hiện phương án, dự báo và khai thác tiềm năng con người trong huấn luyện để nâng cao hiệu quả huấn luyện; thành quả của khoa học huấn luyện quay trở lại kiểm chứng hiệu quả của tuyển chọn Sự kết hợp chặt chẽ này mới có khả năng giúp vận động viên thành tài, đạt thành tích kỷ lục cao
Các tài liệu nghiên cứu về tuyển chọn VĐV trong hệ thống đào tạo đều thống nhất quan điểm: mỗi môn thể thao có những yêu cầu chuyên biệt về phát triển thể chất
và những năng lực của vận động viên Vì vậy trong mỗi môn thể thao có sự khác biệt nhất định về phương pháp xác định năng khiếu, cũng như các tiêu chuẩn tuyển chọn
Trang 19Bóng đá là một môn thể thao quan trọng được tổ chức thi đấu trong các Chương trình Đại hội thể thao của Olympic, các Đại hội thể thao của châu lục và khu vực Với
sự phát triển mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng rất lớn, bóng đá ngày nay đã vượt ra ngoài phạm vi của một môn thể thao bình thường và trở thành một hoạt động thể thao không thể thiếu của xã hội Đồng thời, bóng đá còn là môn thể thao thu hút số lượng khán giả lớn nhất, không chỉ so với các môn thể thao mà so với bất cứ môn nghệ thuật trình diễn nào khác Khi mới ra đời, bóng đá chỉ đơn thuần là một môn thể thao giải trí Theo thời gian, bóng đá đã phát triển trở thành một hình thái hoạt động mang tính nghệ thuật cao, chiếm vị trí đặc biệt trong đời sống xã hội và trở thành động lực góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Bóng đá đã là phương tiện hữu hiệu trong lĩnh vực giáo dục thể chất và sức khỏe, trong giáo dục đạo đức, nhân cách, trong giải trí, trong giao lưu văn hoá xã hội và cả trong lĩnh vực kinh tế Ngoài ra, hoạt động bóng đá đã tạo môi trường giao lưu giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau, là tiếng nói của hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới dù khác nhau về chính trị, tôn giáo hay màu da
Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng bóng đá; gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp VĐV kế cận nhằm tạo nguồn cho các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp và các đội tuyển bóng đá quốc gia”, đồng thời “Đưa bóng đá nước ta phát triển, trở thành một trong những trung tâm bóng đá của khu vực và châu lục; đến năm 2030 đứng trong nhóm 10 quốc gia có nền bóng đá phát triển hàng đầu ở châu Á”, và giai đoạn 2021 - 2030: “Bóng đá nữ đứng trong nhóm 6 quốc gia hàng đầu khu vực châu Á” Từ mục tiêu đó, một trong
những nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược là: “Đổi mới, hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo vận động viên bóng đá”, trong đó giải pháp thực hiện được nêu rõ “Xây dựng, ban hành bộ tiêu chí đánh giá năng khiếu bóng đá (các độ tuổi từ 7 - 11 tuổi và
từ 12 - 15 tuổi), làm căn cứ để tổ chức kiểm tra, tuyển chọn năng khiếu bóng đá trên phạm vi toàn quốc, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, phát triển tài năng bóng đá”
Trang 203
Trong nhiều năm qua, bóng đá nữ Việt Nam dù đã gặt hái nhiều thành công tại đấu trường khu vực nhưng vẫn luôn phải đối diện với những khó khăn về lực lượng kế cận, trong đó nguyên nhân chính được xác định là do phong trào bóng đá nữ trên toàn quốc chưa thật sự phát triển Hiện tại, cả nước mới chỉ có 6 trung tâm bóng đá nữ, phân bổ không đồng đều, hầu hết đều gặp khó khăn về: nguồn kinh phí hoạt động, cơ
sở vật chất, đội ngũ HLV chưa đáp ứng được yêu cầu cả về chất lượng lẫn số lượng, đặc biệt là tổ chức tuyển chọn VĐV trẻ để xây dựng lực lượng VĐV kế cận Từ thực trạng đó, trên cơ sở các mục tiêu được xác định trong Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam về đẩy mạnh công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ nhằm xây dựng và phát triển lực lượng VĐV cho các ĐTQG, Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện các dự án trọng điểm về công tác đào tạo bóng đá trẻ nam và
nữ, trong đó tập trung đào tạo dài hạn đối bóng đá nữ ngay từ lứa tuổi U13-U15 nhằm góp phần tạo nguồn kế cận cho các đội tuyển trẻ và ĐTQG trong thời gian tới
Việt Nam, vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống lý luận và thực tiễn của việc công tác tuyển chọn và đánh giá TĐTL VĐV bóng đá đã có đóng góp rất đáng trân trọng của các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam Trong đó, tiêu biểu phải
kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả: Phạm Quang (1998) “Kiểm tra cấp bậc VĐV bóng đá các đội hạng nhất Quốc gia”; Phạm Ngọc Viễn (1999): “Nghiên cứu về tuyển chọn huấn luyện ban đầu về cầu thủ bóng đá trẻ từ 9 - 12”; Trần Quốc Tuấn (2000) “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thang điểm và phân loại đánh giá trình
độ luyện tập của cầu thủ bóng đá trẻ 15 - 17”, Phạm Xuân Thành (2007): “Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)” Các công trình nghiên cứu trên tập trung xác định các nội dung, tiêu
chuẩn tuyển chọn ban đầu, tổ chức quá trình tuyển chọn, cũng như xác định các nội dung, tiểu chuẩn đánh giá TĐTL cho đối tượng VĐV bóng đá nam; riêng đối với tuyển chọn VĐV bóng đá nữ chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ
Trên cơ sở định hướng phát triển bóng đá nữ và thực tiễn hệ thống đào tạo
VĐV, đề tài luận án: “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên bóng đá nữ lứa tuổi 13-15 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam” được lựa chọn
Trang 21nhằm góp phần khoa học hóa công tác tuyển chọn, nâng cao hiệu quả tuyển chọn vận động viên bóng đá trẻ nữ; đổi mới các chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển chọn phù hợp với đặc điểm, điều kiện tuyển chọn và huấn luyện tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam; đồng thời là cơ sở tham khảo để ứng dụng trong tuyển chọn cho các cơ sở đào tạo trong cả nước
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu và xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động
viên bóng đá nữ lứa tuổi 13-15 nhằm nâng cao hiệu quả tuyển chọn tại Trung tâm đào
tạo VĐV bóng đá trẻ
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đã giải quyết 3 mục tiêu nghiên cứu sau:
Mục tiêu 1: Lựa chọn và xác định các chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên bóng
đá nữ lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam
Mục tiêu 2: Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên bóng đá nữ lứa tuổi
13 – 15 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam
Mục tiêu 3: Kiểm nghiệm tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên bóng đá nữ lứa
tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam
Giả thuyết khoa học
Nếu ứng dụng các chỉ tiêu và tiêu chuẩn tuyển chọn được nghiên cứu xây dựng mang tính khoa học, hệ thống, phù hợp và được kiểm nghiệm trong thực tiễn tuyển chọn VĐV bóng đá nữ 13-15 tuổi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn
và đào tạo VĐV tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam
Trang 225
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về tuyển chọn tài năng thể thao
1.1.1.Các khái niệm liên quan đến tuyển chọn tài năng thể thao
Tài năng nói chung và tuyển chọn tài năng thể thao nói riêng đã được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu Mỗi công trình nghiên cứu, sách, tài liệu về vấn đề này đều có ưu điểm riêng để tham khảo Qua chọn lọc các nguồn tài liệu, các khái niệm liên quan đến tuyển chọn tài năng thể thao bao gồm:
Tiềm năng: Con người ta khi sinh ra đã mang trong mình một nguồn sức mạnh nào đó gọi là tiềm năng Cùng với sự phát triển của đời sống cá thể, tiềm năng cũng
phát triển theo, nhất là bằng con đường giáo dục trí thức và kinh nghiệm, đồng thời đi cùng với các hoạt động sống, tuỳ mức độ được khai thác mà tiềm năng của con người dần dần được phát lộ [17]
Khả năng: Quá trình biến tiềm năng thành hiện thực đó chính là việc chuyển tiềm năng thành khả năng Khả năng chính là năng lực của con người có thể thực hiện một việc gì đó, chuẩn bị hướng tiềm năng vào việc đạt một thành quả nào đó, ví dụ:
đưa tiềm năng phát ra âm thanh, nhất là âm thanh ngôn ngữ thành tiếng nói giao lưu, đưa tiềm năng thị giác thành khả năng có cái nhìn thiện cảm hay hờn giận – khả năng
có cái nhìn tiếp xúc với người khác [21]
Năng khiếu: là tập hợp những tư chất bẩm sinh, n t đặc trưng và tính chất đặc
thù làm tiền đề bẩm sinh cho năng lực Một số tác giả cho rằng năng khiếu là năng lực còn tiềm tàng về một hoạt động nào đó nhưng chưa bộc lộ ở thành tích cao vì chưa qua tập dượt, rèn luyện nên còn thiếu hiểu biết và chưa thành thạo trong lĩnh vực hoạt động
đó và năng khiếu là những tiền đề bẩm sinh, những khuynh hướng đầu tiên tạo điều kiện cho năng lực và tài năng phát sinh Nó bao gồm những đặc điểm tâm sinh lý giải phẫu của hệ thống thần kinh và khuynh hướng tâm lý đầu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một năng lực nào đó [17], [21]
Năng lực: là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể
thực hiện một cách thông thạo và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó Năng lực gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của
cá nhân Năng lực có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu (đặc điểm sinh lý của con
Trang 23người, trước hết là của hệ thần kinh trung ương), song không bẩm sinh mà là kết quả phát triển của xã hội và của con người (đời sống xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân) [21], [67]
Tài năng: trong “Từ điển bách khoa Việt Nam” (tập 3 năm 2003 và tập 4 năm
2005) là sự kết hợp hoàn thiện nhất các năng lực nhất định đối với một hoạt động nhất định, giúp con người đạt được những thành tựu xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã hội Tài năng biểu thị chất lượng cao của năng lực, có thể biểu hiện trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, thông qua đào tạo chu đáo và luyện tập công phu, hoạt động thực tiễn phong phú, phát triển tối đa các tố chất tương ứng Tài năng trước hết được xác định ở trí thông minh và đây là một điều kiện tiên quyết rất quan trọng để hình thành nên tài năng [21], [54], [60]
Nhân tài: Khái niệm “nhân tài” là một khái niệm khá phức tạp và đang có nhiều
ý kiến khác nhau Theo một cách hiểu bình thường thì trong bất kỳ một lĩnh vực hay một công việc nào đấy, khi có vấn đề nảy sinh chưa ai giải quyết được, mà có người giải quyết được vấn đề đó, người đó được gọi là người tài Nhân tài khác người thường
ở mức độ về khả năng sáng tạo và sự đóng góp trong cộng đồng Nhân tài là người có động cơ vì lợi ích xã hội, cộng đồng, sử dụng tiềm năng và khả năng một cách sáng tạo nhất, tối đa và tối ưu, thích hợp nhất vào công việc được nêu ra và giải quyết công việc đó một cách độc đáo, có kết quả và hiệu quả cao trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội – văn hoá, có đóng góp lớn, nổi bật, kiệt xuất cho xã hội [17], [31], [54]
Thiên tài: là một danh từ chỉ một người thông minh hoặc có tài năng đặc biệt
làm nên kỳ tích một cách xuất sắc, làm việc một cách xuất sắc hoặc đạt được thành tựu
vĩ đại Thiên tài không phải là người có đầu óc sáng tạo và thông minh bình thường;
chữ thiên tài thường gắn liền với những thành tựu chưa từng thấy bao giờ và được sử dụng trong một số trường hợp cá biệt Nó có thể nói riêng về từng lãnh vực khác nhau như triết học, chính trị, khoa học, nghệ thuật, thể thao
Từ những khái niệm chung nêu trên, nhiều tác giả đã vận dụng vào lĩnh vực thể dục thể thao, cụ thể gồm các khái niệm sau:
Trang 247
Năng khiếu thể thao: là sự kết hợp đặc biệt về chất những đặc điểm giải phẫu –
sinh lý và tâm lý của từng cá thể, trên cơ sở đó có thể đạt thành tích thể thao”
Năng lực thể thao: Là tập hợp các tiền đề của VĐV để đạt được thành tích thể
thao cao Các yếu tố của năng lực thể thao bao gồm: Các năng lực thể chất, năng lực phối hợp vận động, năng lực trí tuệ, kỹ xảo vận động, tư duy chiến thuật cũng như phẩm chất tâm lý Năng lực thể thao là đặc điểm mang tính cá thể, cho phép vận động viên thực hiện và hoàn thành một nhiệm vụ vận động nào đó với một thành tích nhất định, được hình thành trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao
Tuyển chọn thể thao: Tác giả Harre cho rằng: “Tuyển chọn là xác định khả năng
của một VĐV thiếu niên có thể thành công hay không trong việc tham gia tậpluyện một môn thể thao trong lực lượng hậu bị, đồng thời tham gia tập luyện và thi đấu để giành được thành tích cao ở giai đoạn tập luyện” [16] Tác giả Uborich đưa ra khái niệm: “Tuyển chọn là cách tìm kiếm những yếu tố ưu việt của điều kiện bẩm sinh, phù hợp với từng môn thể thao của mỗi người được tuyển chọn để bồi dưỡng có mục đích
từ khi tuổi còn nhỏ” Theo tác giả Philin thì: “Tuyển chọn thể thao đó là hệ thống các biện pháp tổ chức và phương pháp mang tính tổng hợp, bao gồm các phương pháp nghiên cứu về mặt sư phạm, xã hội, tâm lý và y sinh nhằm phát hiện các tư chất và năng khiếu của thiếu niên nhi đồng, nam, nữ thanh niên để chuyên môn hóa trong một
số môn thể thao nhất định”.[31] Tác giả Bungacova khái niệm: “Tuyển chọn là quá trình tìm kiếm những người có năng lực và tài năng về thể chất, có khả năng đạt thành tích cao trong những tình huống căng thẳng đặc trưng cho hoạt động thể thao”.[3]
Tài năng thể thao: Là sự kết hợp ổn định của các khả năng vận động, tâm lý,
cũng như các tư chất giải phẫu - sinh lý, tạo thành tiềm năng tổng hợp để đạt thành tích cao ở môn thể thao đó Khái niệm tài năng thể thao còn bao gồm cả những phẩm chất tâm lý của từng cá thể, nhờ đó con người có thể đạt được thành tích trong hoạt động của mình Như vậy, hạt nhân của tài năng thể thao còn bao gồm cả các quá trình tâm lý, nhờ đó các phương thức hoạt động được điều chỉnh hợp lý và có chất lượng góc độ tổng hợp thì tài năng thể thao: “là sự tổng hòa những đặc điểm rất đa dạng về hình thái, chức phận, tâm lý và những đặc điểm khác của con người kết hợp với sự tập
Trang 25luyện kiên trì, lâu dài để đạt được những kết quả kỷ lục trong từng môn thể thao cụ thể
và được xã hội thừa nhận [17], [31], [54]
Một số tác giả cho rằng các khái niệm tài năng thể thao được đưa ra từ năm
1993 cho đến nay không có thay đổi nhiều và đưa ra thêm công thức khái quát: “tài năng = trình độ ban đầu cao + tăng trưởng cao” [17] Dưới góc độ lý luận và thực tiễn, tuyển chọn tài năng thể thao dựa trên cơ sở các yếu tố cấu thành năng lực thi đấu của các môn thể thao khác nhau, sử dụng các phương pháp kiểm tra, dự báo khoa học, chọn từ số đông trẻ em và các VĐV trẻ những nhân tài thể thao, có những điều kiện tốt
về yếu tố bẩm sinh (cơ sở nền tảng sinh học) và khả năng phát triển trong huấn luyện sau này Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của tuyển chọn tài năng thể thao chính là chẩn đoán, đánh giá và dự báo tiềm năng của VĐV [1]
Tuyển chọn tài năng thể thao: khái niệm này được nhiều tác giả nước ngoài và
ở trong nước đề cập tới nhưng không có sự khác biệt lớn và được nhiều tác giả thống
nhất như sau: “Tuyển chọn tài năng thể thao là tuyển chọn nhân tài ngay từ lứa tuổi
nhỏ, có những điều kiện ưu việt bẩm sinh thích ứng với môn thể thao cụ thể nào đó, để đào tạo có mục đích, có hệ thống trở thành vận động viên đạt được thành tích thi đấu
xuất sắc trong tương lai” Trong tuyển chọn tài năng thể thao coi năng lực vận động là
then chốt, nhưng đương nhiên phải xem xét nhiều yếu tố tổng hợp khác của con người [ 7 ]
1.1.2 Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao
Tổng hợp các công trình nghiên cứu về tuyển chọn tài năng thể thao cho thấy khoa học tuyển chọn tài năng thể thao thể hiện ở ba mặt:
Thứ nhất, do yêu cầu trẻ hoá lứa tuổi đạt thành tích cao kỷ lục của vận động viên, đem lại hiệu quả kinh tế cao nếu tuyển chọn tốt Rất nhiều vận động viên đạt những thành tích cao kỷ lục ở 18-20 tuổi, thậm chí ở một số môn chỉ ở tuổi 14-15 (thể dục dụng cụ, bơi lội, bóng bàn ) Thông thường họ phải trải qua quá trình huấn luyện
hệ thống trong khoảng 8-10 năm, như vậy phải phát hiện tài năng thể thao từ nhỏ tuổi Đào tạo từ sớm là một yêu cầu bắt buộc trong huấn luyện hệ thống, nhiều năm để có được VĐV có trình độ cao Cách thức huấn luyện VĐV ở từng nước tuy có khác biệt nhưng đều giống nhau ở chỗ bắt đầu sớm Tuy vậy, muốn đạt được thành tích xuất sắc
Trang 269
trong môn thể thao nào đó thì cũng phải trải qua một thời gian có tính quy luật nhất định, không thể rút ngắn, bỏ lỡ các dịp thời kỳ mẫn cảm trong các giai đoạn phát triển của cơ thể con người Nói chung thời hạn đào tạo thành tài cho VĐV cho các môn thể thao khoảng 10 năm, tuy có số ít VĐV đạt đến đỉnh cao sớm hoặc muộn hơn một chút, hoặc cũng có sự khác biệt nhất định giữa một số môn thể thao Nói tóm lại, trong thể thao ai tuyển chọn và huấn luyện VĐV được khoa học từ sớm thì người đó sẽ đào tạo được nhiều VĐV có trình độ cao hơn và đó là đảm bảo quan trọng giành thắng lợi cuối cùng trong thi đấu
Thứ hai, tuyển chọn tài năng và huấn luyện một cách khoa học là một thể hợp nhất, hoàn toàn có thể nâng cao hiệu quả huấn luyện và thi đấu nếu tuyển chọn tốt Ngày nay, các quốc gia ngày càng thu hẹp khoảng cách ứng dụng các biện pháp, phương pháp huấn luyện, và cũng ngày càng thu hẹp khoảng cách về các điều kiện huấn luyện Như vậy, điều kiện bẩm sinh của vận động viên trở nên ngày càng quan trọng, tuyển chọn được những vận động viên có ưu thế bẩm sinh và tiềm lực phát triển lớn về năng lực vận động là rất cần thiết Khoa học tuyển chọn và khoa học huấn luyện
là một thể thống nhất có quan hệ mật thiết với nhau, mục đích của tuyển chọn là tiến tới thực hiện phương án, dự báo và khai thác tiềm năng con người trong huấn luyện để nâng cao hiệu quả huấn luyện; thành quả của khoa học huấn luyện quay trở lại kiểm chứng hiệu quả của tuyển chọn Trước đây, các phương pháp tuyển chọn và đào thải bằng kinh nghiệm đã không đủ đáp ứng yêu cầu phát triển và đào thải, cần phải tìm tòi các phương pháp mới để phát triển đồng bộ với các phương pháp mới trong huấn luyện thể thao Sự kết hợp chặt chẽ này mới có khả năng giúp vận động viên thành tài, đạt thành tích kỷ lục cao
Thứ ba, giao lưu thi đấu quốc tế tăng, thu thập thông tin thể thao cũng tăng, nếu tuyển chọn tốt, có thực lực tốt, không sợ tiết lộ bí mật huấn luyện như trước đây Thu thập thông tin thể thao càng ngày càng nhanh cũng là thủ đoạn cần thiết để nắm vững động thái phát triển thể thao Sự giữ gìn bí mật về kỹ thuật và phương pháp huấn luyện mới, nay rất khó đảm bảo Vậy sự đảm bảo cho vận động viên đạt thành tích kỷ lục cao trong thời đại bùng nổ thông tin, cần coi trọng hơn nữa công tác tuyển chọn tài năng, không chỉ dựa vào công tác huấn luyện Nhiều người cho rằng, tuyển chọn tài
Trang 27năng chính xác đã đảm bảo một nửa của quá trình đạt thành tích cao kỷ lục của vận động viên
Phạm trù cơ bản của tuyển chọn tài năng thể thao là dựa vào sự ưu việt về điều kiện bẩm sinh để chọn được người tài phù hợp với từng môn thể thao ngay từ lứa tuổi nhỏ, tiến hành bồi dưỡng có mục đích, có hệ thống để giành được thành tích thể thao xuất sắc Tuyển chọn được vận động viên trình độ cao của thế giới là công tác khai thác tiềm năng toàn diện về nhân tố di truyền, hình thái cơ thể, chức năng sinh lý, tố chất vận động, phẩm chất tâm lý, trí tuệ vận động, kỹ thuật vận động… Đặc điểm nổi bật của tuyển chọn tài năng thể thao hiện đại là vận dụng tổng hợp thành quả của khoa học tự nhiên, đặc biệt là ứng dụng tri thức mới, kỹ thuật mới của di truyền học, sinh học phân tử, giải phẫu vận động, sinh lý thể thao, sinh cơ, lý luận chuyên ngành thể thao [7 ]
1.1.3 Dự báo tài năng thể thao và khuynh hướng tuyển chọn tài năng thể thao
- Khái niệm về dự báo tài năng thể thao:
Dự báo tài năng thể thao là quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố di
truyền, hoặc là quá trình nghiên cứu, tìm kiếm những đặc tính đặc trưng cũng như sự
ổn định của những đặc tính đó trong quá trình phát triển của đối tượng nghiên cứu Trong hoạt động TDTT, để có được những VĐV thể thao tài năng người ta thường tiến hành dự báo và tuyển chọn năng khiếu thể thao
Chẩn đoán và dự báo là cốt lõi của tuyển chọn Phân tích quy luật thành tài của VĐV cho thấy, chỉ có trải qua giai đoạn từ huấn luyện bậc thấp lên tới huấn luyện bậc cao thì những VĐV được tuyển chọn mới có thể thực sự trở thành VĐV thể thao chuyên nghiệp Như vậy, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các yếu tố bẩm sinh với yếu
tố huấn luyện chính là con đường quan trọng để làm sáng tỏ vấn đề chẩn đoán hiện tại
và dự báo tương lai Yếu tố bẩm sinh là chỉ tổng hợp các yếu tố mang tính ổn định, không hoặc ít liên quan tới huấn luyện, cũng như ý thức của con người, chủ yếu bao gồm những đặc trưng sinh lý và tâm lý… có khả năng tự phát triển và biểu hiện ra bên ngoài trong quá trình sinh trưởng và phát dục, mặt khác, rất nhiều yếu tố bẩm sinh chỉ
có thể biểu hiện được ra bên ngoài thông qua sự nỗ lực tập luyện Do vậy, năng lực thể
Trang 2811
thao của VĐV được tuyển chọn biểu hiện ra bên ngoài, cũng như mức độ tăng trưởng của chúng trong quá trình huấn luyện đều là những nội dung quan trọng của chẩn đoán hiện tại, chỉ có như vậy mới đảm bảo cho việc dự đoán chính xác khả năng phát triển của năng lực thể thao trong tương lai [17]; [21]; [46], [62],[63]
Dựa vào những phân tích ở trên có thể thấy rằng, bản chất của dự báo chính là tiến hành dự báo các yếu tố cấu thành năng lực thể thao dựa trên cơ sở những đặc trưng chuyên môn và quy luật khách quan của quá trình thành tài của VĐV Biện pháp
và các bước tiến hành thường được ưu tiên sử dụng là thông qua tìm hiểu quá khứ (điều tra, đánh giá hồi cứu) và nắm chắc thực trạng (kết quả kiểm tra) của VĐV để dự báo tương lai [40], [47], [51]
- Khuynh hướng tuyển chọn tài năng thể thao:
Những thành tựu nghiên cứu trong nhưng năm 80 và đầu 90 trong lĩnh vực tuyển chọn và đào tạo vận động viên đã tạo ra cơ sở tốt nhằm giải quyết một loạt nhiệm vụ then chốt về phương pháp tuyển chọn và xây dựng những nền tảng cho việc
dự báo triển vọng của các vận động viên trẻ Việc xác định các thuộc tính riêng biệt dưới tác động của bài tập kiểm tra và mức độ phát triển trạng thái tâm lý phổ biến của vận động viên trẻ trong các giai đoạn huấn luyện và hoàn thiện thể thao khác nhau có vai trò đặc biệt quan trọng Các cơ sở phương pháp luận này được thể hiện rõ nhất ở những nguyên tắc “quyết định luận” và “đồng nhất luận” do B.K Bansevich thiết lập khi nghiên cứu công nghệ mới trong quá trình đào tạo lực lượng Olympic kế cận và các vận động viên có trình độ chuyên môn cao Quan điểm phương pháp luận nói trên đặc biệt chú ý tới việc xác định những thuộc tính chung và riêng biệt trong cấu trúc hình thái, chức năng của vận động viên trong quy trình tuyển chọn và huấn luyện thể
thao nhiều năm
Một vấn đề hết sức rõ ràng là trong giai đoạn hoàn thiện hệ thống tuyển chọn và định hướng thể thao hiện nay cần chú ý nhiều đến nguyên tắc cá thể hóa trong quá trình tìm kiếm tài năng thể thao và đào tạo họ Quan điểm này hình thành trên cơ sở những thành tựu của các môn khoa học như: động lực học phân tử, tâm - sinh lý học vận động và y học lượng tử Xuất phát từ những môn khoa học này đã hình thành cơ
Trang 29sở khoa học chắc chắn trong việc dự báo những đặc điểm tâm sinh lý, hình thái chức năng và năng lực vận động của con người
Tuyển chọn và đào tạo vận động viên sẽ đạt được kết quả tốt nhờ ứng dụng những phương pháp lý - sinh và y học hiện đại như: Công nghệ điện sinh học cho phép đánh giá khách quan những khả năng huy động năng lực tâm lý của vận động viên và quá trình tự điều chỉnh tâm lý Việc thực hiện hóa những quan điểm đổi mới trên đây trong hệ thống tuyển chọn vận động viên và đào tạo lực lượng vận động viên kế cận hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tuyển chọn tích cực dựa trên những thành tựu khoa học TDTT thế giới Nó tạo điều kiện tốt để nâng cao tính hiệu quả của việc tuyển chọn vân động viên và nâng cao sức khoẻ trong quá trình đào tạo những vận động viên tài năng trẻ
Như vậy, ở những Quốc gia đang thống trị các thành tích, kỷ lục thể thao trên các đấu trường Olympic và thế giới, công nghệ đào tạo vận động viên hiện đại đã được ứng dụng rộng rãi trong tuyển chọn và đào tạo vận động viên Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể trong thời đại ngày nay tuyển chọn tài năng thể thao vẫn đang được nghiên cứu và ứng dụng theo hai hướng chính: xây dựng những cơ sở lý luận trong tuyển chọn và xác định các phương pháp có hiệu quả để phát hiện năng khiếu và dự báo tài năng thể thao
1.2 Cơ sở khoa học tuyển chọn vận động viên thể thao
1.2.1 Vai trò của khoa học tuyển chọn thể thao
- Định hướng đào tạo đối với VĐV trẻ
Tác giả Andrey Platonov đã chỉ ra yêu cầu cấp bách của thể thao hiện đại là triển vọng phát triển của VĐV phải sớm được lộ diện Trình độ thể thao thành tích cao đang tiến dần tới giới hạn thể chất của con người, những thiếu niên “bình thường” rất khó
có thể trở thành những người xuất sắc trong đấu trường thể thao tương lai Chỉ có thể trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ và nhận biết được quy luật di truyền, sinh trưởng và phát dục của thanh thiếu niên, căn cứ vào những đặc điểm và yêu cầu khác nhau của từng môn thể thao, tổng hợp ứng dụng các kiến thức liên quan, tiến hành các biệnpháp khoa học như điều tra, kiểm tra, đánh giá và dự báo… sớm phát hiện ra những VĐV có khả năng trời phú để đưa vào huấn luyện, đào tạo mới có thể có được năng lực thi đấu cao
Trang 3013
Vấn đề cần nhấn mạnh là mục đích của khoa học tuyển chọn chính là việc tìm kiếm và phát hiện tiềm năng vận động bên trong cơ thể, tìm ra những nhân tài có năng lực thể thao trời phú và có khả năng thích ứng tốt với huấn luyện sau này Do vậy, nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện các loại năng lực vận động tổng hợp ổn định, trời phú (không liên quan tới huấn luyện) sẽ trở thành trọng tâm của khoa học tuyển chọn [27], [28],[29],[43]
- Chuẩn bị nguồn nhân lực cho thi đấu thể thao
Như đã trình bày ở trên, cùng với sự phát triển không ngừng của thể thao, khoa học kỹ thuật cũng ngày càng thâm nhập sâu vào lĩnh vực thi đấu thể thao, hàm lượng khoa học kỹ thuật trong các huy chương Olympic ngày càng được tăng lên Theo xu hướng đó, việc triển khai mở rộng khoa học tuyển chọn càng có giá trị lý luận quan trọng Do vậy, nhiệm vụ chủ yếu của khoa học tuyển chọn trong huấn luyện thể thao chính là tuyển chọn, đào tạo và chuẩn bị đội ngũ kế cận hùng mạnh có khả năng giành được huy chương vàng Olympic
1.2.2 Nhiệm vụ của khoa học tuyển chọn thể thao
Tuyển trọn khoa học trong thể thao là dựa vào các nguyên lý và phương pháp khoa học chọn lựa ra những hạt giống ưu tú, phù hợp với mục tiêu (hoặc trình độ huấn luyện cao hơn), hoặc chọn ra những “tài năng” có khả năng đặc biệt ở một phương diện nào đó
- Chẩn đoán
Năng lực thi đấu là chỉ năng lực VĐV biểu hiện ra bên ngoài trong quá trình thi đấu thể thao, hay còn gọi là năng lực tham gia thi đấu Mặc dù năng lực thi đấu của VĐV ở các môn thể thao khác nhau là không giống nhau, tuy nhiên, những yếu tố thường quyết định tới năng lực thi đấu của VĐV bao gồm: Thể chất (hình thái, chức năng sinh lý, tố chất chung và tố chất chuyên môn), kỹ năng (năng lực kỹ thuật), năng lực chiến thuật, trí năng vận động và trạng thái tâm lý… trong đó, yếu tố trọng tâm quyết định trình độ thể chất của VĐV cao hay thấp chính là các tố chất vận động: sức mạnh, tốc độ, sức bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp, còn kỹ năng chủ yếu do năng lực kỹ chiến thuật thể thao được xây dựng trên nền tảng thể chất; Ngoài ra, trí năng vận động không giống với trí lực thông thường, thường chỉ tình trạng trí lực của VĐV
Trang 31và chủ yếu bao gồm: Nhận thức về đặc trưng chuyên môn và năng lực ứng dụng kiến thức chuyên môn Năng lực tâm lý cơ bản bao gồm: Năng lực tâm lý chung và năng lực tâm lý chuyên môn (như: cảm giác vận động, khả năng tập trung chú ý, biểu tượng vận động…) và đặc trưng tâm lý của cá nhân VĐV (như: loại hình thần kinh, khí chất, hứng thú, phẩm chất ý chí…)
Trong quá trình VĐV tham gia thi đấu: hình thái cơ thể và trạng thái chức năng quyết định tố chất chung và chuyên môn; cơ sở của năng lực vận động cao hay thấp thể hiện thông qua tổ hợp các tố chất vận động cơ bản như sức mạnh, nhanh, bền Đồng thời, để đảm bảo cho VĐV đạt được trạng thái thể thao cao nhất, các yếu tố như hưng phấn, ý chí, và tâm lý trong thi đấu, sự rèn luyện về kỹ chiến thuật… chính là những điều kiện quan trọng đảm bảo cho năng lực thi đấu được phát huy [17], [26], [21], [55]
- Đánh giá
Bản chất của đánh giá là xác định và phán đoán giá trị, thông qua việc đối chiếu kết quả kiểm tra với một tiêu chuẩn nào đó để tiến hành phán đoán, đồng thời đưa ra ý nghĩa và giá trị nhất định cho kết quả này Đánh giá trong tuyển chọn chính là đánh giá đối với sự phản ánh thực trạng năng lực thể thao, thông thường sử dụng một số phương thức sau:
Đánh giá tương đối: Là chỉ việc lấy số liệu điều tra và kiểm tra thực tế của cá thể
so sánh với tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV trẻ trong một môn thể thao nhất định, từ đó xác định vị trí hoặc trình độ của cá thể đó
Đánh giá tuyệt đối: Là chỉ việc lấy số liệu điều tra và kiểm tra thực tế của cá thể
so sánh với số liệu đặc trưng của VĐV ưu tú ở một môn thể thao nào đó, từ đó xác định khoảng cách để trở thành VĐV ưu tú của cá thể [17], [21], [26]
1.2.3 Hệ thống tuyển chọn VĐV:
Nghiên cứu các tài liệu về tuyển chọn và hệ thống tuyển chọn VĐV cho thấy: Tuyển chọn vận động viên là một quá trình khoa học liên tục, gắn liền với quá trình huấn luyện khoa học và quản lý khoa học của tiến trình đào tạo bồi dưỡng vận động viên thể thao Tuyển chọn khoa học, huấn luyện khoa học và quản lý khoa học là
Trang 3215
ba mặt hữu cơ của chỉnh thể khoa học hóa đào tạo người tài, trong đó hai mặt tuyển chọn và huấn luyện gắn rất chặt hữu cơ với nhau
Các tài liệu nghiên cứu như nêu trên về tuyển chọn VĐV trong hệ thống đào tạo
đều thống nhất quan điểm: mỗi môn thể thao có những yêu cầu chuyên biệt về phát triển thể chất và những năng lực của vận động viên Vì vậy trong mỗi môn thể thao có
sự khác biệt nhất định về phương pháp xác định năng khiếu, cũng như các tiêu chuẩn
tuyển chọn
Tuyển chọn thể thao nhằm phát hiện những năng khiếu đặc biệt về thể thao, chứ không phải lựa chọn những con người có sức khỏe tương đối để đảm bảo làm được một công việc bình thường nào đó có hiệu quả Bởi vậy, khó khăn chính là ở chỗ HLV, cán bộ nghiên cứu phải dự báo được những triển vọng thể thao (trong đó có thành tích cao nhất có thể đạt được) trong tương lai (có thể trên dưới 10 năm) của một
em b , mà hiện nay tài năng ấy chưa hoặc rất ít bộc lộ, còn ở dưới dạng năng khiếu tiềm ẩn[6], [27], [40]
Một đứa trẻ mới sinh ra không thể có ngay (bẩm sinh) tài năng thể thao nào
đó Trong những đặc điểm về giải phẫu sinh lý có khi yếu tố tâm lý lại là yếu tố cơ bản, và nhiều khi là quan trọng nhất làm nền rất sớm và lâu dài cho cả cuộc đời thể thao của VĐV Do đó, năng khiếu thể thao là sự kết hợp đặc biệt về chất những đặc điểm ưu việt về giải phẫu, sinh lý, tâm lý của từng cá nhân, để trên cơ sở đó, có thể đạt được những TTTT cao trong điều kiện đào tạo hợp lý
Khả năng đạt thành tích nhiều hay ít trong một môn thể thao nào đó, tùy thuộc vào mức độ và chất lượng của sự kết hợp ấy Bởi vậy, bản thân những tư chất bẩm sinh về sinh học chỉ mới là tiền đề tự nhiên cho một dạng năng khiếu nào đó còn đang lấp ló, phần nào có sự hứa hẹn cho sự phát triển mà thôi Muốn phát huy, thực hiện hóa, làm cho “ra hoa kết trái” những tiềm năng đó, con người phải được đào tạo, tự phấn đấu, rèn luyện hợp lý và gian khổ; không ai có thể làm thay Do vậy, tài năng thể thao là sự tổng hòa những đặc điểm rất đa dạng về hình thái, tâm lý, sinh lý… (năng khiếu) của con người kết hợp với điều kiện ngoại sinh cần thiết cùng với sự tập luyện theo hệ thống, khoa học, lâu dài và gian khổ để đạt được những kết quả xuất sắc trong môn thể thao chuyên sâu nào đó [11],[17]
Trang 33Qua sơ đồ 1.1 có thể thấy được mối quan hệ giữa tư chất sinh học bẩm sinh với tài năng thể thao cùng những điều kiện đảm bảo đạt được Thể thao thành tích cao và động cơ, ý thức, tinh thần rèn luyện của từng cá nhân Vì vậy, chỉ có ai có được năng lực thể thao bẩm sinh ưu trội, được đào tạo một cách khoa học và hệ thống, cùng với
sự nổ lực của bản thân thì mới trở thành VĐV tài năng đạt TTTT cao Do đó, tìm và phát hiện, chọn những người có năng khiếu bẩm sinh cao là mục đích cụ thể của những việc tuyển chọn trong thể thao Thực tế đào tạo cho thấy quá, trình của công tác tuyển chọn ngày càng trở nên bức thiết và được đầu tư rất nhiều cả về kinh tế và chất xám
Sơ đồ 1.1 Các yếu tố quyết định khả năng đào tạo VĐV xuất sắc
Vì vậy, tuyển chọn thể thao là căn cứ vào mục tiêu đào tạo tài năng thể thao, các nguyên tắc hệ thống điều khiển để phát hiện và dự báo phát triển năng lực vận động nhằm đáp ứng các chuẩn mực của người tào thể thao chuyên môn Từ đó, tìm được người có điều kiện di truyền và khả năng phát triển trong quá trình huấn luyện
VĐV XUẤT SẮC
Tài năng thể thao:
Năng lực cá nhân không
Những đặc điểm do di truyền hoặc
do năng khiếu bẩm sinh là tiền đề
sinh học có tính bảo tồn để trên cơ sở
Trang 34bổ sung củng cố trong giai đoạn 5 Đến giai đoạn 6, TTTT đạt đến mức cao nhất của quá trình hình thành TTTT Cần căn cứ vào các thang bậc, giai đoạn cơ bản như vậy,
mà chủ động đề ra các biện pháp và phương pháp tổ chức, đào tạo thích hợp để phát huy cao nhất những tiềm năng có thể của từng giai đoạn, tạo nên sự cộng hưởng tối ưu trong toàn bộ quá trình [6]
Trong thực tiễn tuyển chọn, sẽ gặp những trường hợp điển hình sau:
- Thứ nhất, đối tượng tuyển chọn có năng khiếu thể thao, hiểu vào đánh giá tương đối đúng năng lực của bản thân nên ham thích và tích cực tập luyện, nhờ đó đạt thành tích cao
- Thứ hai, đối tượng tuyển chọn có năng khiếu thể thao nhưng không ham thích
do đánh giá sai năng lực bản thân, không có định hượng chuyên môn phù hợp do mội trường chuyên môn không thuận lợi như tác động của gia đình, điều kiện sống, phương pháp và phương tiện tập luyện hoặc do hoạt động nào khác hấp dẫn hơn Bởi vậy, năng khiếu thể thao rồi tài năng thể thao không những không bộc lộ mà còn thui chột
- Thứ ba, đối tượng tuyển chọn không có năng khiếu thể thao, nhưng lại ham thích và tích cực hoạt động thể thao Do đó, tuy có tiến bộ, đem lại kết quả nhất định, nhưng thành tích chỉ dừng lại ở mức cao nhất của bản thân
Đó là 3 trường hợp điển hình cần phải suy x t xác thực để có biện pháp xử lý phù hợp
Các tài liệu nghiên cứu như nêu trên về tuyển chọn VĐV trong hệ thống đào tạo đều thống nhất quan điểm: mỗi môn thể thao có những yêu cầu chuyên biệt về phát
Trang 35triển thể chất và những năng lực của vận động viên Vì vậy trong mỗi môn thể thao có
sự khác biệt nhất định về phương pháp xác định năng khiếu, cũng như các tiêu chuẩn tuyển chọn Tuy nhiên, tuyển chọn và đánh giá năng khiếu của các môn thể thao đều phải theo một số nguyên tắc nhất định Các nguyên tắc này chính là cơ sở phương pháp luận cho việc xây dựng chương trình tuyển chọn VĐV trẻ Các nguyên tắc chính bao gồm:
- Các yêu cầu về năng khiếu phải xuất phát từ các điều kiện kinh tế xã hội và các mục tiêu của xã hội Ví dụ: khi tuyển chọn cần phải phân tích sự phát triển kinh tế
- xã hội nói chung và sự phát triển TDTT cũng như ở từng môn thể thao nói riêng ở nước ta Từ đó đặt ra các yêu cầu năng khiếu cho từng môn thể thao; các yêu cầu này phải theo các mục tiêu xã hội do Đảng và Nhà Nước đề ra, nghĩa là phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược là giành vị trí hàng đầu về TDTT ở Đông Nam Á
và đuổi kịp trình độ của Châu Á cũng như thế giới
- Điều kiện cơ bản để phát triển năng khiếu và để đánh giá năng khiếu một VĐV trẻ là trình độ thi đấu hoạt động thể thao, nghĩa là phải tiến hành đánh giá năng khiếu trong quá trình huấn luyện (bao gồm cả tập luyện và thi đấu) hoặc trong quá trình hoạt động thể thao trong trường học
- Khi đánh giá năng khiếu không những phải nghiên cứu từng đặc điểm cơ bản của VĐV mà còn phải nghiên cứu toàn bộ con người của VĐV Do đó khi tuyển chọn
và đánh giá năng khiếu không những chỉ dừng ở 5 nhân tố xác định thành tích (các phẩm chất tâm lý, các tố chất thể lực, các khả năng phối hợp kỹ thuật, chiến thuật và hình thái cơ thể) mà còn phải đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến thành tích (sở thích, quan hệ xã hội, sức khỏe, thành tích học tập, thời gian tập luyện, điều kiện tập luyện, tuổi khai sinh, tuổi sinh học v.v )
+ Muốn đào tạo VĐV trẻ thành công cần phải đánh giá năng khiếu và tuyển chọn hệ thống nhiều lần trong toàn bộ quá trìnhphát triển của VĐV từ khi bắt đầu tập cho đến khi trở thành VĐV cấp cao, hay nói một cách khác là trong suốt quá trình đào tạo
- Các kết luận về năng khiếu phải mang tính chất dự báo Các kết luận không được thiên lệch nhiều về đánh giá sự phát triển từ trước đến nay của VĐV trẻ mà phải đánh giá chủ yếu về khả năng phát triển về sau của VĐV này Các kết luận năng khiếu chỉ có giá trị như các kết luận với sai số nhất định vì trong sự phát triển của mình, con
Trang 3619
người chọn sự tác động của hàng loạt các nhân tố mà không thể đánh giá được toàn bộ các nhân tố này một cách chắc chắn Ví dụ: không thể dự đoán được 100% một đứa trẻ
có năng khiếu sẽ trở thành VĐV xuất sắc sau này
Trên là những nguyên tắc có ý nghĩa như là phương pháp luận cho công tác tuyển chọn và xác định năng khiếu
Các HLV, nhà khoa học, nhà quản lý trong nhiều năm đã quan tâm, thử nghiệm
và tổng kết rút ra những điều chính sau đây trong tổ chức tuyển chọn:
- Phải nắm vững hình thức, nội dung về các đặc trưng chủ yếu của mỗi môn thể thao và phân môn thể thao (như điền kinh chạy, nhảy, ném ) qua các chỉ tiêu và yêu cầu sinh lý, sinh hóa, hình thái, tố chất Phải nhớ kỹ hình thái cơ thể là hình thức, sinh
lý là hiện tượng, sinh hóa là bản chất toàn bộ
- Phải nắm vững và luôn coi trọng các đặc trưng, đặc điểm di truyền qua các chỉ tiêu về sinh lý, sinh hóa, tố chất của từng loại hình và từng cá thể vận động viên Không được bỏ qua các đặc trưng về loại hình thần kinh, tâm lý, lối sống Từ đó luôn tìm cách giải quyết linh hoạt khôn kh o, có cơ sở khoa học để phát huy chỗ mạnh,
bù chỗ thiếu sót và yếu kém, kết hợp khoa học với môn thể thao đó một cách hữu cơ
- Phải nắm vững các phương pháp, biện pháp, thủ pháp của hệ phương pháp huấn luyện môn nhằm mục đích vận dụng và phát triển sáng tạo một cách khoa học, đầy đủ đặc trưng vốn có của nó trong quá trình huấn luyện với lượng vận động không ngừng nâng cao đến tối đa mà trung tâm là cường độ của lượng vận động Dưới tác động của cường độ huấn luyện khác nhau, từng môn thể thao biểu hiện tác dụng của
nó qua các chỉ tiêu ở mức khác nhau
- Phải nắm vững tác dụng, ảnh hưởng của huấn luyện với các giai đoạn phát dục khác nhau của quá trình huấn luyện qua các mặt sinh lý, sinh hóa, tâm lý, kể cả với hình thái cấu trúc cơ thể
Khi tuyển chọn bắt đầu từ năng khiếu phải nắm vững lý thuyết tuyển chọn, bản chất vấn đề và điều kiện áp dụng Kết quả thu được qua các chỉ tiêu kiểm tra cần được xem x t, phân tích và đánh giá hết sức biện chứng khoa học, tìm cách phân tích và kết luận về tiềm năng thể chất, dự báo khả năng phát triển gần và xa
Trong những năm gần đây, hàng loạt công trình nghiên cứu về đề tài tuyển chọn VĐV trẻ cho các môn thể thao đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới - đặc biệt là ở các cường quốc thể thao
Trang 37Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu về đề tài tuyển chọn VĐV trẻ, thấy rằng trong suy nghĩ và thực tiễn các nhà nghiên cứu đã gắn liền vấn đề tổ chức quản lý công tác tuyển chọn với đặc thù của từng môn thể thao cụ thể Vấn đề đó không coi là trọng tâm của các công trình mà thường chỉ là “hệ quả”, là vấn đề phụ, bên lề của việc phát hiện năng khiếu
Nhiều công trình nghiên cứu ở các nước đã chứng minh, muốn tuyển chọn tốt các VĐV trẻ cần thiết phải cộng tác chặt chẽ với các trường phổ thông đây việc thành lập các lớp thể thao là một hình thức quan trọng để phát hiện các VĐV trẻ có năng khiếu về thể thao Tuy nhiên nhiều nước khác lại tiến hành tuyển chọn thông qua
hệ thống thi đấu
Sự phát triển của các nhận thức khoa học về năng khiếu đặc trưng cho từng môn thể thao và sự lĩnh hội các kiến thức và phương pháp phong phú, toàn diện và sâu sắc đã buộc các nhà chuyên môn, nhà khoa học phải nghiên cứu việc quản lý và tổ chức công tác tuyển chọn một cách khoa học Điều này đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về tuyển chọn cụ thể là từ các hình thức tuyển chọn giới hạn theo lãnh thổ được mô hình hóa cho từng môn thể thao với các bước xác định năng khiếu kết hợp với huấn luyện và thi đấu cho tới những cách giải quyết có tính chất hệ thống cho nhiều môn thể thao
1.2.4 Các nhân tố cơ bản tác động đến tuyển chọn vận động viên
- Nhân tố di truyền
Yếu tố di truyền có vai trò nổi bật và tầm quan trọng to lớn đối với năng khiếu bẩm sinh và tài năng thể thao Những năm 1970 của thế kỷ XX đã hình thành và phát triển mạnh mẽ môn di truyền học; ngay trong lĩnh vực TDTT cũng có môn di truyền học TDTT Những thành tựu đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới lý luận và phương pháp tuyển chọn khoa học và đào tạo tài năng thể thao Bất kỳ người làm công tác tuyển chọn VĐV cho môn thể thao nào, ở giai đoạn nào cũng phải học hỏi kiến thức cần thiết từ môn học này, dùng nó làm một trong những nguồn sáng để soi rọi cho công tác đào tạo nhân tài của mình Như vậy, trong tuyển chọn thể thao nói chung và chuyền nói riêng chúng ta cần chú ý tới các chỉ số cấu thành thành tích thể thao trong xu thế phát triển hiện đại của nó và chịu tác động nhiều bởi yếu tố di truyền [40],[45]
- Tuổi chuyên môn hóa và tuổi tối ưu đạt thành tích cao:
Tuổi sinh học có vai trò nghiêm túc trong tuyển chọn tài năng thể thao vì nó
Trang 3821
liên quan đến giới hạn tuổi bắt đầu tập luyện, có liên quan tới việc tính toán năng lực hình thái cơ thể chịu được lượng vận động trong huấn luyện thể lực Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về tuổi chuyên môn hóa trong tập luyện thể thao Song thực tế
ta thấy rằng, ngày càng không ít thanh thiếu niên đã đạt thành tích thể thao giỏi Vì vậy, tuổi chuyên môn hóa và tuổi tối ưu đạt thành tích cao còn tùy thuộc vào từng môn thể thao [13],[27]
- Các nhân tố quyết định năng lực thể thao của vận động viên các môn thể thao
Sự cao thấp của năng lực thi đấu của vận động viên của bất kỳ môn thể thao nào đều được quyết định bởi các năng lực như tâm lý, kỹ thuật, thể năng, trí lực Trong
đó thể năng lại bao gồm trạng thái về ba phương diện là hình thái, cơ năng và tố chất; năng lực kỹ thuật, chiến thuật của vận động viên có thể khái quát thành kỹ năng (sơ đồ 1.2)
Sơ đồ 1.2 Các nhân tố cấu thành năng lực thể thao
Trang 39- Dự báo tiềm năng phát dục trưởng thành và áp dụng trong tuyển chọn VĐV
Sinh trưởng – phát dục là một hiện tượng tự nhiên, có tính quy luật của con người Cho dù quá trình này của từng người chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau về di truyền và hoàn cảnh… tạo nên sự biến dị phổ biến, nhưng cũng không vì thế mà vượt được khỏi quy luật chung [28],[40]
Sinh trưởng là quá trình biến đổi về lượng trong cơ thể con người (các tế bào ngày càng được sinh nhiều thêm, đồng thời các chất gian bào cũng tăng hơn, làm cho người ta ngày càng cao và năng) Đồng thời với quá trình biến đổi về lượng ấy, các cơ quan, tổ chức, hệ thống trong cơ thể cũng diễn ra sự phân hóa về hình thái, dần thêm chuyên môn hóa về chức năng, tạo cho chúng những biến hóa về chất và hoàn thiện chín muồi – đó chính là quá trình phát dục Như vậy, sinh trưởng – phát dục là quá trình đồng nhất hai mặt Quá trình này cũng có nghĩa là quá trình từ lượng biến đến chất
Dự báo tiềm năng phát dục trưởng thành là nhân tố hết sức quan trọng trong việc tuyển chọn VĐV năng khiếu Đánh giá đúng thực trạng phát dục theo lứa tuổi và giới tính ta có thể tuyển chọn được những em có tiềm năng phát dục cao nhất, qua đó
để làm cơ sở đào tạo thành tài năng thể thao VĐV nào có mức độ phát dục cao và lâu hơn được chăm sóc huấn luyện một cách khoa học, kịp thời và đầy đủ sẽ phát huy được hết tiềm năng, tiến bộ nhanh hơn trong tập luyện và cuối cùng đạt được thành tích cao hơn và xuất sắc
Bảng 1.1 Tỷ lệ được tuyển chọn và thời điểm phát dục của thiếu niên trong
trường thể thao trẻ Thời điểm
phát dục
Thời gian phát dục
Tỷ lệ % trong học sinh thể thao trẻ
Tỷ lệ % được chuyển tiếp
Tỷ lệ % trong những nhà vô địch
Bắt đầu phát dục
sớm
Thu ngắn Bình thường Kéo dài
3.1 1.1 4.1
-
- 7.4
-
- 11.1 Bắt đầu phát
dục bình
thường
Thu ngắn Bình thường Kéo dài
31.6 26.5 25.6
14.8 18.6 51.3
11.1 11.1 66.7 Bắt đầu phát
dục chậm
Thu ngắn Bình thường Kéo dài
3.1 2.1
-
3.7 3.7
-
-
-
-
Trang 4023
- Nhân tố chuyên môn phù hợp
Mỗi môn thể thao đều có những yêu cầu nhất định đối với các yếu tố tạo thành năng lực thể thao của VĐV Như môn chèo thuyền, marathon, xe đạp ưu thế về sức bền đòi hỏi cao hơn về cơ năng, tuần hoàn hô hấp Các VĐV Bóng chuyền, Bóng rổ, nhảy cao đòi hỏi nhiều về chiều cao Còn lại như các môn bắn sung, bắn cung, bóng đá
… lại phải có năng lực kiềm chế toàn thân lẫn cả về tâm lý Do đó, HLV khi huấn luyện và tuyển chọn phải đặc biệt chú ý tới đặc trung và yêu cầu các môn thể thao chuyên môn sâu để tuyển chọn và huấn luyện đạt kết quả cao
- Nhân tố cá nhân
Vận động viên muốn đạt được thành tích tốt trong thi đấu thì bắt buộc phải biến
từng môn thể thao trở thành “chuyên môn” của bản thân và phải cố gắng hết sức thực
hiện cho được Nếu như một VĐV cùng một lúc tiếp nhận huấn luyện hai môn thể thao nào đó, thì VĐV ấy sẽ rất khó đạt được thành tích thể thao cao Thông thường, VĐV chủ yếu tập và lập thành tích ở môn chuyên sâu của mình Bởi vậy, những yêu cầu về năng lực thích nghi của cơ thể, các tố chất thể lực, kỹ - chiến thuật và cả ý chí, hiểu biết… cũng khác nhau rõ rệt và cao Do đó, công tác huấn luyện phải bám sát vào những đặc điểm, yêu cầu đó mà có chủ định trong nâng cao thành tích thể thao cho VĐV Phải chú ý tới tính liên tục, giai đoạn của quá trình huấn luyện Xem x t sự thích nghi của quá trình tập luyện của VĐV và yêu cầu đặc điểm môn thể thao chuyên sâu Nếu có giai đoạn nào không phù hợp sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát dục bình thường, không tuân theo quy luật huấn luyện, phá vỡ hoặc “đốt cháy giai đoạn” trong quá trình đào tạo tuyển chọn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng thậm chí phá hỏng cả VĐV Do đó, khi tuyển chọn cần phải đặc biệt chú ý tới điều kiện, nhân tố cá nhân của từng VĐV
1.3 Các giai đoạn tuyển chọn trong quá trình huấn luyện nhiều năm
Khoa học tuyển chọn trong thực tiễn huấn luyện là một công việc thực sự công phu, nó không chỉ đòi hỏi phát hiện thiên tài thể thao trong quần chúng, mà còn đòi hỏi kiểm tra và dự báo một cách khoa học đối với các VĐV đang được huấn luyện nhằm xác định hướng phát triển của nó Vì vậy, khoa học tuyển chọn chỉ có kết hợp với thực tiễn huấn luyện mới có thể phát huy hiệu quả tác dụng trong thực tiễn
Nhiệm vụ và mục tiêu tuyển chọn ở mỗi giai đoạn huấn luyện khác nhau không giống nhau, sự khác biệt này chủ yếu là do tính liên tục và tính giai đoạn của hệ thống đào tạo Hệ thống đào tạo VĐV của nước ta thực hiện theo 4 cấp, do vậy việc tuyển