7. Khung lý thuyết
2.2.3. Giới tính và tiêu chí lựa chọn sách của học sinh
Với sự phát triển đa dạng về chủng loại cũng như hình thức thể hiện của các loại sách hiện nay thì việc tìm được một cuốn sách ưng ý với học sinh không phải là việc đơn giản. Đặc biệt là không phải học sinh nào cũng được trang bị những kỹ năng tốt nhất để lựa chọn được một cuốn sách phù hợp với nhu cầu. Phân tích tương quan giữa biến số giới tính và tiêu chí chọn sách của học sinh chúng tôi nhận thấy:
Bảng 2.8: Tương quan giữa giới tính và tiêu chí chọn sách
Tiêu chí chọn sách Giới tính Na m Nữ Thiết kế, hình ảnh sinh động, bắt mắt 14 7,0 21 10,5 Tựa sách hấp dẫn 24 12,0 32 16,0 Tên tác giả, dịch giả có uy tín 15
7,5 11
Giá tiền phù hợp 18
9,0 25
12,5 Chất lượng thông tin chính xác, đáng tin cậy 60
30,0 56
28,0 Nội dung có ý nghĩa và thuyết phục 28
14,0 39
19,5
Vì có nhiều người đang đọc 37
18,5 11 5,5 Tổng 200 100 200 100 Cramer’s V = 0,226; P = 0,005
Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố giới tính và những tiêu chí lựa chọn sách của học sinh ta được kết quả như sau: Cramer’s V = 0,226 > 0; P = 0,005. Như vậy có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam và học sinh nữ trong việc đưa ra những tiêu chí lựa chọn sách khác nhau. Đồng thời có mối liên hệ giữa hai yếu tố này. Trong khi nhiều học sinh nữ quan tâm đến nội dung của cuốn sách thì học sinh nam đọc sách vì có nhiều người đang đọc. Điều này thể hiện tâm lý phong trào trong học sinh hiện nay. Thay vì mua hoặc đọc những cuốn sách mình yêu thích, có giá trị thực sự về nội dung thì nhiều học sinh nam đọc sách là vì cuốn sách đó đang là “mốt” và cũng để nếu bạn bè có hỏi đến thì cũng có cái để mang ra bình luận góp vui. Cũng có nhiều học sinh nữ quan tâm đến vấn đề giá cả của cuốn sách hơn học sinh nam. Chúng ta thường biết đến phái nữ với cá tính tính toán trong vấn đề tài chính. Đặc biệt là các em học sinh còn trong độ tuổi đi học, chưa có khả năng tự chủ về mặt tài chính, vì thế việc cân nhắc về giá cả của cuốn sách là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, ở đây cũng có nhiều học sinh trọ học xa nhà, vì
thế sự tự lập trong chi tiêu là điều mà các em rất coi trọng. Nam sinh thì thường có tâm lý bốc đồng, thiếu thận trọng trong vấn đề chi tiêu, vì thế việc các em không quan tâm nhiều tới giá cả của một cuốn sách cũng là điều dễ hiểu.
“Hôm trước em vừa mua một cuốn sách năm mươi ngàn đồng. Mà cả tuần mẹ em cho em có hai trăm ngàn để chi tiêu. Lần sau em chẳng dám mua sách nữa chị ạ, tốn kém quá! Không có thì mượn, không có mượn thì đành chịu vậy. Mình phải sống trong khả năng của mình thôi”.
PVS số 4 – Nam - Trường THPT Dân lập Hùng Vương Nhiều người đã nói đến bài toán kinh phí của giáo viên khi đầu tư mua sắm sách vở khi mà đồng lương chưa đủ sống. giáo viên còn như vậy, việc học sinh có tiền để mua sách hãy còn xa vời. Dĩ nhiên là do nhu cầu học tập, học sinh sẽ mua các quyển sách bài tập, bài làm văn mẫu, bộ đề…nhưng những cuốn sách này thường bị dư luận và các giáo viên lên án là “lợi bấp cập hại”. Các loại báo, tạp chí…lại còn thiếu thốn hơn nữa. Vốn hiểu biết xã hội của học sinh vùng cao, vùng khó khăn đặc biệt hạn chế. Không có sách báo để đọc trong một thời gian dài, học sinh không có thói quen đọc sách, và hiện tượng phổ biến là giáo viên hỏi gì cũng lắc đầu. Văn hóa đọc được “hâm nóng” lên một dạo khi có các cuộc vận động đọc các cuốn sách của Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm, song kết quả rất hạn chế. Nếu làm một thống kê xem tỷ lệ học sinh phổ thông đã đọc trọn vẹn hai cuốn sách trên là bao nhiêu, chắc hẳn sẽ có không ít người giật mình.
Dĩ nhiên, quĩ thời gian của học sinh hết sức eo hẹp để có thể đọc sách, mở mang kiến thức. Học sinh lớp 10 bây giờ học đến 15 môn, môn nào cũng “quan trọng”, mỗi ngày học 5 tiết, ngoài ra còn lao động, học thêm, hoạt động tập thể và phụ giúp gia đình lao động… Như vậy, mỗi học sinh chỉ có thể dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tự học mỗi môn học, hỏi còn thời giờ đâu
mà đọc sách, vui chơi? Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng học sinh của chúng ta đã đánh mất thói quen đọc sách. Chúng ta chỉ thấy học sinh lên mạng để “chát”, chơi game, nghe ca nhạc… chứ không thấy em nào đọc sách báo.
Tình trạng nội dung học bậc phổ thông quá tải đã được cảnh báo từ lâu, song trong chương trình giáo dục mới, nó không hề được cải thiện và ngày càng trở nên trầm trọng. Học sinh phải học rất nhiều, nhưng khối lượng kiến thức được chuyển hoá không nhiều, “học xong trả lại cho thầy”. Vì vậy, việc học lệch, học thêm là không thể tránh khỏi.
Hiện nay, những tựa sách mang mác best seller (sách bán chạy nhất) xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, đây không phải do có thêm nhiều cây bút xuất sắc, chinh phục độc giả. Sách dịch “khoác áo” best seller “tấn công” thị trường nhiều nhất là ở thể loại tiểu thuyết và sách kinh tế, với số lượng lớn các tựa sách. Ngoài ra, ở một số thể loại khác như: Sách thiếu nhi, sách tâm lý, sách viễn tưởng… cũng có một số lượng đáng kể sách dịch được xếp vào kệ best seller. Ngoài mác best seller “truyền thống”, hiện nay các đơn vị làm sách còn có xu hướng “câu khách” bằng cách giới thiệu nổi bật tác giả. Chẳng hạn như giới thiệu tác giả của cuốn sách này cũng chính là tác giả của cuốn bestseller khác hay tác giả cuốn sách này là “Tác giả văn học lãng mạn hiện đại ăn khách nhất tại Mỹ”… Không chỉ có sách dịch mang nhãn best seller, nhiều sách mới của các tác giả trong nước cũng đang chạy theo trào lưu này. Các đơn vị làm sách vô tư gắn mác best seller cho sách dù số lượng bán được chỉ vài trăm cuốn hay thậm chí ít người biết đến.
Nhiều học sinh cũng nhận thấy rằng, sách best seller phải là cuốn sách bán chạy, thu hút sự quan tâm của số lượng lớn độc giả. Dần dần, sách best seller được nhận thức là sách có nội dung hay, đáng tin cậy. Nhưng với sự ồ ạt vào thị trường như hiện nay của sách best seller thì khó mà đánh giá được chất lượng nội dung chỉ qua lời giới thiệu. Điều tra cho thấy, sách có dòng
chữ giới thiệu là sách best seller thì gây được sự chú ý đối với học sinh. Nhưng để quyết định mua sách thì còn tùy vào nhiều yếu tố khác. Rõ ràng, trong khi các đơn vị làm sách đang dán mác best seller để sách bán chạy hơn thì đa số độc giả, mà ở đây là học sinh lại có tiêu chí chọn sách cho riêng mình. Chủ yếu là dựa vào tác giả, chủ đề sách, lĩnh vực độc giả quan tâm và cả giá bán cuốn sách. Mác best seller tại thị trường trong nước chưa có nhiều ảnh hưởng đến sức mua của học sinh. Trái lại, khi xuất hiện ồ ạt, còn… phản tác dụng.
Tuy nhiên hiện nay học sinh cũng đã có quan tâm hơn đến nội dung của cuốn sách trước khi tìm hiểu kỹ hoặc mua. Qua nhiều kênh thông tin mà các em lựa chọn cuốn sách phù hợp nhất với khả năng của mình.