Giới tính và loại hình giải trí ngoài việc đọc sách của học sinh

Một phần của tài liệu hác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 59)

7. Khung lý thuyết

2.2.7. Giới tính và loại hình giải trí ngoài việc đọc sách của học sinh

Có thể nhận thấy hiện nay khối lượng kiến thức ở trường gần như quá tải đối với các em học sinh. Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí mới mẻ, hấp dẫn thu hút giới trẻ. Vì vậy ngoài giờ học phần lớn các em học sinh muốn tham gia vào những hoạt động vui chơi khác ngoài

sách vở nhằm giải tỏa tâm lý thi cử, bài vở. Tuy nhiên với học sinh nam và học sinh nữ thì những hoạt động giải trí mà các em hướng tới cũng không hề giống nhau.

Bảng 2.12: Tương quan giữa giới tính và loại hình giải trí ngoài việc đọc sách

Loại hình giải trí ngoài việc đọc sách Giới tính

Nam Nữ Xem tivi 45 22,5 57 28,5 Ngủ 9 4,5 7 3,5 Truy cập internet tìm kiếm thông tin 56

28,0 67

33,5

Chơi game online 57

28,5 20 10,0 Chơi thể thao 6 3,0 2 1,0

Đi chơi với bạn bè 27

13,5 47 23,5 Tổng 200 100 200 100 Cramer’s V = 0,264; P = 0,000

Khi xem xét tương quan giữa giới tính và một số loại hình giải trí ngoài việc đọc sách của học sinh chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam và học sinh nữ trong việc lựa chọn những hình thức giải trí khác nhau (Cramer’s V = 0,264 > 0; P = 0,000). Cùng với sự

phát triển của xã hội, các phương tiện truyền thông ngày càng lan rộng tới các cùng sâu, vùng xa. Công nghệ thông tin với nhiều cái mới lạ. Ngày nay, internet phủ rộng, học sinh có nhiều lựa chọn hơn cho việc đọc của mình nhưng cái thu hút các em trên internet cũng không phải là những tác phẩm văn học, những câu chuyện lắng đọng đậm chất nhân văn… mà đó là những trò chơi điện tử, những tin giật gân, nóng hổi hay những truyện ngắn tình yêu sướt mướt, ủy mị. Đặc biệt sự xuất hiện của video games ở gần các trường học đã lôi kéo học sinh mê game hơn đọc sách, truyện, đặc biệt là học sinh nam. Hầu hết các em đến tiệm net để chơi game trực tuyến, các em học sinh nữ thì nhảy audition hoặc nói chuyện qua mạng. Tâm lý ưa hoạt động của học sinh nam khiến các em dễ say mê các trò chơi mang tính bạo lực, game hành động hơn các học sinh nữ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng xấu của những trò chơi trực tuyến mang tính bạo lực đối với nhân cách trẻ em như thế nào. Ngôn ngữ của học sinh hiện nay không còn trong sáng nữa. Những cuộc ẩu đả trong học đường ngày càng diễn ra nhiều hơn.

Bên cạnh đó, các em nữ lại dành nhiều thời gian cho truyền hình hơn các bạn nam. Qua điều tra cho thấy các em nữ thường xuyên theo dõi các bộ phim tình cảm lãng mạn. Ngay cả đối với những học sinh trọ học thì các em cũng luôn cố gắng lên mạng theo dõi những bộ phim đang chiếu trên truyền hình, hoặc đi xem nhờ. Mặt khác các em cho biết việc xem truyền hình thường ít làm tốn sức lực trí óc và thời gian so với việc đọc sách, báo. Đọc sách thường là phải tập trung trí óc, tư tưởng, còn thưởng thức nghệ thuật nghe nhìn thì ở mức độ nào đó vẫn có thể kết hợp làm việc hay ăn uống. Nhìn chung hiện nay văn hóa nghe nhìn đang có xu hướng lấn át văn hóa đọc.

Qua quan sát và phỏng vấn sâu nhiều học sinh cho biết tuần nào các em cũng gần như học cả ngày, nào học chính khóa, học thêm, học nghề, lao động thường niên,… Bận rộn với công việc hàng ngày, áp lực lớn từ lịch học dày

đặc, chương trình học quá tải đã “ngốn” phần lớn thời gian của học sinh. Vì thế có thời gian rảnh là các em không muốn động tới sách vở mà thích tham gia các hoạt động giải trí khác. Chính vì đọc sách là công việc yêu cầu cao độ sự tập trung, suy nghĩ, nghiền ngẫm, nên nhiều học sinh đã tìm cho mình một hình thức giải trí nhẹ nhàng hơn như: xem phim, nghe nhạc, chơi game thay vì đọc một cuốn sách để tích lũy tri thức hay giải trí.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI ĐỌC SÁCH CỦA HỌC SINH THPT MIỀN NÚI

Một phần của tài liệu hác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)