Các đặc điểm cá nhân của học sinh

Một phần của tài liệu hác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 62)

7. Khung lý thuyết

3.1. Các đặc điểm cá nhân của học sinh

Chúng ta đều biết mỗi học sinh có những đặc điểm khác nhau, tuy nhiên xét ở một khía cạnh nào đó sẽ có những nhóm học sinh với những đặc điểm có phần tương đồng với nhau. Những đặc điểm tương đối đồng đều này chính là nhân tố quan trọng dẫn đến những hành vi giống nhau, tương tự như vậy những nhóm khác biệt nhau cũng sẽ có những hành vi tương đối khác nhau. Vì vậy đặc điểm của học sinh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi đọc sách của học sinh.

Ở đây chúng tôi xem xét đến yếu tố giới là yếu tố có ảnh hưởng tới sự khác biệt trong hành vi đọc sách của học sinh, cụ thể là ảnh hưởng tới mức độ lên thư viện của học sinh.

Bảng 3.1: Yếu tố giới và mức độ đến thư viện của học sinh (%)

Giới tính Mức độ lên thư viện Tổng

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi Không bao giờ

Nam 2,5 59,0 27,5 11,0 100

Crammer’V = 0,209; P = 0,001

Xem xét mối tương quan giữa hai biến số trên cho thấy có mối liên hệ giữa yếu tố giới và mức độ lên thư viện của học sinh (Crammer’V = 0,209 > 0; P = 0,001). Tỷ lệ học sinh nữ lên thư viện thường xuyên chiếm 10%, trong khi đó học sinh nam thì tỷ lệ này chỉ có 2,5%. Có tới 11,0% học sinh nam cho biết không bao giờ tới thư viện, còn tỷ lệ tương ứng đối với nữ sinh chỉ có 5,0%. Như vậy ở góc độ giới có thể thấy rằng học sinh nam vốn có tâm lý hướng ngoại, ưa các hoạt động, vì thế việc lên thư viện đọc sách dường như là một việc khó thực hiện hơn so với các bạn nữ. Trong khi đó học sinh nữ thường chăm chỉ, cần cù, vì thế các em sẽ có xu hướng lui tới thư viện và đọc sách, báo tại đây nhiều hơn các bạn nam.

Yếu tố trường học cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi đọc sách của học sinh. Xem xét tương quan giữa biến số trường học và thời gian dành cho việc đọc sách của học sinh cho chúng tôi kết quả như sau:

Bảng 3.2: Tương quan giữa biến số trường học và thời gian dành cho việc đọc sách của học sinh (%)

Trường Thời gian dành cho việc đọc sách

Dưới 1h 1->2h Trên 2h

Trường THPT Chuyên Bắc Kạn 24,0 44,0 32,0

Trường THPT Bắc Kạn 38,0 37,0 25,0

Trường PTDTNT tỉnh Bắc Kạn 25,0 59,0 16,0

Trường PTDL Hùng Vương 26,0 61,0 13,0

Kết quả cho thấy ở trường khác nhau thì thời gian học sinh dành cho việc đọc sách cũng khác nhau. Học sinh trường THPT Chuyên Bắc Kạn có tỷ lệ học sinh dành trên 2h một ngày cho việc đọc sách là cao nhất với 32,0%. Trong khi đó trường PTDL Hùng Vương là trường có tỷ lệ học sinh dành hơn

2h một ngày cho việc đọc sách, báo thấp nhất với 13,0%. Qua điều tra thực tế cho thấy, xét về mặt bằng chung thì trường THPT Chuyên Bắc Cạn và trường THPT Bắc Cạn là những trường có cơ sở vật chất đầy đủ nhất. Đặc thù của hai trường này đều có những lớp phân ban, vì thế ý thức và thái độ học tập của học sinh ở các trường này cao hơn hẳn so với hai trường còn lại, đặc biệt là trường PTDL Hùng Vương. Như lời thầy Hiệu phó của trường PTDL Hùng Vương thì do trường mới thành lập, đặc thù của trường là tiếp nhận những học sinh không đủ tiêu chuẩn vào các trường phổ thông công lập, vì thế mặt bằng chất lượng học sinh ở trường là khá thấp so với các trường còn lại. Việc dạy học đối với các em học sinh ở đây đã là một vấn đề rất khó khăn đối với thầy cô để các em có thể tiếp nhận được lượng kiến thức cơ bản. Do đó việc hình thành cho các em một thói quen đọc sách và thường xuyên lui tới thư viện mượn, đọc sách báo là việc không hề đơn giản.

Tóm lại, đặc điểm của học sinh có những ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện hành vi đọc sách. Những đặc điểm này không chỉ là những đặc điểm nội tại bên trong mà còn là những đặc điểm được hình thành từ quá trình cá nhân sống, học tập trong môi trường trung học phổ thông. Thông qua việc phân tích tương quan chúng tôi nhận thấy các yếu tố này có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi.

Như vậy yếu tố giới và yếu tố trường học đều có ảnh hưởng khá mạnh đến việc thực hiện hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi.

3.2. Phương pháp khích lệ và gợi mở vấn đề của giáo viên

Quá trình giáo dục là quá trình diễn ra có sự tác động hai chiều giữa người dạy và người học. Đối với học sinh nói chung thì ảnh hưởng của giáo viên đối với quá trình thực hiện hành vi học tập của các em là khá lớn. Đặc

biệt là đối với những học sinh phải trọ học và sống xa gia đình. Việc các em đọc sách gì và đọc như thế nào cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ các giảng dạy của thầy cô. Việc có được một phương pháp đọc sách đúng cách không phải là điều đơn giản. Sự hướng dẫn kỹ năng đọc và tìm kiếm tài liệu của giáo viên sẽ giúp học sinh thực hiện tốt hơn việc đọc và nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu.

Theo Benson và Voller, việc học và đọc là sự chuyển giao kiến thức từ người này sang người khác. Điều đó có nghĩa là giáo viên đóng vai trò là những người cung cấp kiến thức cho học sinh. Do đó, giáo viên với những hướng dẫn của mình có vai trò rất quan trọng trong quá trình tự học của học sinh. 5.56% cho rằng một trong những khó khăn họ gặp phải đó là khi gặp những chỗ khó, những chỗ không hiểu thì học sinh thường không biết hỏi ai. Các em cũng không tự xác định cho mình phương pháp đọc, kỹ năng đọc hợp lý nhất. Để vượt qua được những khó khăn này, học sinh cần có sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên, bởi theo Hurd thì quá trình này không thể diễn ra suôn sẻ nếu thiếu sự can thiệp và hướng dẫn của giáo viên.

Theo phương pháp truyền thống, giáo viên sẽ cho toàn bộ lớp học đọc cùng một cuốn tiểu thuyết, thường là tác phẩm kinh điển, cùng nhau rút ra chủ đề và nghiên cứu những thủ pháp văn học được sử dụng. Cách học này, theo những người đề xướng, xây dựng một nền văn hóa văn học chung cho các học sinh, giúp tất cả người đọc tiếp cận với những tác phẩm chất lượng và phức tạp. Họ cho rằng đây là cách tốt nhất để chuẩn bị cho học sinh tham gia những bài kiểm tra đúng chuẩn. Tuy nhiên cách học này vô hình chung mang lại cảm giác nặng nề và làm mất hứng thú của học sinh đối với việc đọc sách.

Việc dạy và học văn trong các nhà trường, một khâu quan trọng để định hướng sự đọc. Nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng thầy đọc, trò chép những bài mẫu, tạo cho học sinh, sinh viên thói quen học như vẹt để nhằm trả

bài, lấy điểm, lấy bằng cấp. Cách giảng dạy đó khiến học sinh lười đọc và không biết nên đọc gì, đọc như thế nào. Cũng vì thế mà bao nhiêu cuốn sách hay được giải thưởng phải “ngủ yên” trên giá sách của nhiều nhà sách và thư viện.

Hộp 2: Hướng dẫn của giáo viên đối với việc đọc sách của học sinh

“Các thầy cô gần như không bắt buộc chúng em phải đọc thêm sách gì cả. Nếu buộc chúng em phải tìm tài liệu thì chúng em phải đọc thôi” (Phỏng vấn sâu nam số 3 - trường PTDT Nội trú Tỉnh Bắc Kạn).

“Có những môn học thuộc như lịch sử, sinh học thì thầy cô giáo cho nhiều câu hỏi ngoài chương trình học lắm, nên ở nhà bọn em phải tranh thủ tìm thêm tài liệu liên quan đến bài học trước khi lên lớp. Thầy cô cũng cho danh mục sách cần đọc nên em chỉ cần lên thư viện tìm đúng loại sách, không thì xem ai có sách đấy thì mượn, rồi tìm trên mạng nữa. Học những môn này thấy hứng thú lắm vì mình không lệ thuộc vào sách giáo khoa, tìm hiểu được bao nhiêu là kiến thức mới mẻ, thầy cô lại thoải mái nữa” (Phỏng vấn sâu nữ

số 1 – Lớp 10 – Trường THPT Bắc Kạn).

“Em nghĩ nếu thầy cô có những lời giới thiệu hay về cuốn sách nào đó thì em cũng tìm đọc. Vì có lần cô giáo dạy văn có bảo lớp em mỗi bạn cần có một cuốn sách về các tác gia nổi tiếng về văn học trong nước thế là cả lớp đứa nào cũng đi mua một cuốn. Nhưng ít thầy cô như thế lắm, hầu như là dạy xong bài hôm đó xong cho bài tập về nhà rồi nghỉ thôi”(Phỏng vấn sâu số 8–

Nữ - Lớp 12 trường PTDT Nội trú tỉnh Bắc Kạn).

Một bạn nam trường THPT Chuyên Bắc Kạn cho biết: “Các cô trường em chỉ quan tâm tới thời trang và công nghệ thôi. Vào giờ học có thầy cô còn nói chuyện về những mẫu điện thoại mới, những tin tức mới cập nhật trên mạng, hay nhân vật trong các bộ phim truyền hình, các chương trình trên tivi, chứ hầu như không thấy thầy cô nói về cuốn sách nào. Với cả nếu có thì cũng

chỉ nhắc nhở qua loa để tụi em về nếu tìm được thì đọc tham khảo, không thì thôi. Chắc thầy cô cũng thừa biết bây giờ bọn em học nhiều, mà muốn mua sách cũng không có. Thầy cô muốn mua sách cũng toàn phải gửi mua ở Thái Nguyên hay Hà Nội thôi”.

Với học sinh hiện nay, đọc sách không phải là sở thích đầu tiên. Các em say mê các trò giải trí khác như chơi game, xem tivi nhiều hơn. Nếu có đọc sách thì phần lớn (87%) thường đọc truyện tranh và truyện giả tưởng dịch của nước ngoài. Về phía giáo viên, có đến 80% giáo viên cho biết đã không còn đọc sách thiếu nhi; 72% giáo viên tiểu học và trung học phổ thông thừa nhận họ hầu như không gợi ý cho học sinh của mình nên đọc sách gì. Giáo viên và học sinh ngày ít đọc cũng vì nhiều lý do. Trước hết các phương tiện thông tin nghe nhìn quá phong phú. Các kênh thông tin chiếm trọn 24 giờ một ngày, nó cuốn hút, thúc đẩy con người đến với các phương tiện nghe nhìn. Bên cạnh đó công việc dạy và học tập của giáo viên và học sinh ngày nay quá mệt mỏi và căng thẳng không có thời gian đọc sách. Thêm nữa sách ở thư viện thì quá nghèo nàn, giá sách ngoài thị trường lại quá cao. Vì vậy việc đọc sách gần như là một việc xa xỉ và hiếm hoi. Thư viện cũng có những tài liệu giảng dạy dành cho giáo viên, còn học sinh hầu như chỉ đọc báo hay truyện, chỉ khi nào có bài tập thì các em mới chịu khó tìm đến những cuốn sách khoa học, những tác phẩm có giá trị thực sự.

Hiện nay, chúng ta đang có chủ trương giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên, do vậy cũng cần xem kĩ năng đọc như một nội dung cần ưu tiên giảng dạy, giáo dục. Không nhất thiết phải có những giáo trình, hay trở thành một môn học riêng bài bản, mà chỉ cần một số tiết ngoại khóa, hay lồng ghép khéo léo trong các bài học, các giờ sinh hoạt hay hoạt động của nhà trường, của tổ chức đoàn, đội. Nắm được kĩ năng đọc sách báo, các bạn trẻ có một công cụ lợi hại để học tập, rèn luyện, phát triển.

Như vậy, khi thầy cô giáo có nền tảng tốt về kỹ năng đọc sách và hướng dẫn học sinh thực hiện những kỹ năng đó phục vụ cho môn học thì khả năng học sinh tiếp cận với sách và tiếp nhận tri thức cũng tốt hơn. Và cũng chỉ có khi nào, người thầy có khả năng cung cấp cho học sinh toàn bộ (hoặc phần lớn) những cuốn sách có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề thuộc về tri thức, và tiếp theo đó, sinh viên tự đọc, tự tra cứu, tự xây dựng nội dung vấn đề được giao, rồi trình bày, thảo luận trên lớp… lúc đó mới hy vọng các em thấy cần đọc sách.

3.3. Cơ sở vật chất của thư viện trường

Cơ sở vật chất của thư viện trường là một phần hết sức quan trọng đối với việc thực hiện hành vi đọc sách của học sinh. Bởi đối với học sinh thư viện trường là nơi cung cấp nguồn sách và tài liệu tham khảo miễn phí và gần gũi nhất với học sinh. Điều kiện của thư viện tốt sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của học sinh và thu hút học sinh tới thư viện đọc sách, tiếp thu tri thức tốt hơn.

Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã đưa ra những thang đo để học sinh đánh giá về cơ sở vật chất của thư viện trường và thu được kết quả như sau: Bảng 3.3: Đánh giá của học sinh về cơ sở vật chất của thư viện trường

Các yếu tố Mức đánh giá về mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất của thư viện trường đối với nhu cầu

đọc của học sinh Dưới 20% 20- 40% 40- 60% 60- 80% 80- 100% Trang thiết bị, máy móc phục vụ tra cứu 8,6 21,2 40,5 24,2 5,5 Hệ thống tư liệu trong thư viện 10,2 33,8 36,8 17,8 1,6 Điều kiện phòng đọc(bàn ghế, diện tích,...) 6,0 18,0 32,2 32,2 11,6 Chất lượng phục vụ của cán bộ thư viện 4,2 20,0 33,2 35,8 6,8

trường THPT Bắc Kạn vừa được tu bổ, xây dựng mới. Tuy vậy vẫn chưa thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu đọc và tìm kiếm tài liệu của học sinh. Trong tất cả 4 yếu tố đưa ra để đánh giá về mức độ phục vụ nhu cầu đọc của học sinh thì mức độ đáp ứng dưới 40% chiếm tỷ lệ khá cao. Trong đó có tới 44% học sinh được hỏi cho biết mức độ đáp ứng của hệ thống tài liệu của thủ viện đối với nhu cầu đọc và tìm kiếm tài liệu của học sinh chỉ ở dưới mức 40%. Chỉ có 1,6% học sinh cho rằng: hệ thống tư liệu của thư viện đáp ứng 80 – 100% nhu cầu đọc của học sinh. Rất nhiều ý kiến phỏng vấn sâu đã khẳng định sự thiếu thốn tài liệu của thư viện trường. Vì thế nhiều học sinh thời gian đầu năm học rất hào hứng lên thư viện nhưng sau một vài lần không mượn hoặc không đọc được tài liệu mong muốn nên đã không lui tới thư viện nữa.

Tỷ lệ sinh viên cho rằng trang thiết bị phục vụ việc tra cứu mới chỉ đáp ứng được 40% trở xuống chiếm khá cao: 29,8%. Tương tự, tỷ lệ cho thấy trạng thiết bị bày đáp ứng 80 – 100% nhu cầu của học sinh khá ít: 5,5%.

Một yếu tố khác là điều kiện phòng đọc nhận được sự đánh giá khá tích cực từ phía học sinh khi có tới 64,4% học sinh cho rằng điều kiện phòng đọc đáp ứng tới 60 – 80% nhu cầu đọc của học sinh, chiếm hơn một nửa số học sinh được hỏi. Điều này dễ hiểu bởi hầu hết các trường đều được đầu tư về phòng học, bàn ghế khi xây dựng lại. Tuy vậy vẫn còn 24% học sinh cho biết các phòng đọc ở thư viện chỉ mới đáp ứng được dưới 40% nhu cầu đọc và tìm kiếm tài liệu của học sinh.

Yếu tố cuối cùng chúng tôi đưa ra đó là chất lượng phục vụ của cán bộ thư viện. Bởi đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng thu hút học sinh đến với thư viện. Hơn một nửa số học sinh được hỏi cho biết khá hài lòng với chất lượng phục vụ của thư viện. Tuy nhiên vẫn có tới 24,2% học sinh cho rằng chất lượng phục vụ của cán bộ thư viện chỉ đáp ứng 40% trở xuống, trong khi đó cũng chỉ có 6,8% học sinh cho rằng nó đáp ứng được 80

Một phần của tài liệu hác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)