Khái niệm Giới

Một phần của tài liệu hác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 28)

7. Khung lý thuyết

1.2.1.Khái niệm Giới

Là một thuật ngữ chỉ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ nhìn từ góc độ xã hội, giới đề cập đến sự phân công lao

động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể [20, tr.75].

Theo định nghĩa Giới trong Giáo trình Xã hội học Giới của PGS.TS Lê Thị Quý: Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ đó được xây dựng nên trong xã hội.

Giới không ám chỉ khái niệm nam giới hoặc nữ giới với tư cách cá nhân mà nói tới quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ (tính tập thể). Quan hệ này thay đổi theo thời gian, theo hoàn cảnh kinh tế và xã hội.

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi quan hệ giới trong xã hội tuỳ thuộc vào sự vận động, phát triển của chính các quan hệ xã hội, như các vấn đề dân tộc, giai cấp, chính trị, tôn giáo, lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán,…

Đặc trưng cơ bản nhất của giới là do dạy và học mà có. Vì vậy những đặc trưng về giới mang tính xã hội và do xã hội quy định. Giới thể hiện các đặc trưng xã hội của phụ nữ và nam giới nên rất đa dạng. Nó phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của mỗi quốc gia, các khu vực và các giai tầng xã hội. Các quan niệm, hành vi, chuẩn mực xã hội về giới hoàn toàn có thể thay đổi được.

Bàn về vấn đề giới, PGS.TS Trần Thị Minh Đức cùng các tác giả

Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoàng xuất bản cuốn sách “Định kiến và phân biệt đối xử theo giới”. Theo đó, giới có thể dùng để chỉ vị thế xã hội của nam và

nữ trong thực tế. Nghĩa là khi nói đến giới là nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho người nam và người nữ.

Một phần của tài liệu hác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 28)