Giới tính và nguyên nhân khiến học sinh không đến thư viện

Một phần của tài liệu hác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 56)

7. Khung lý thuyết

2.2.6. Giới tính và nguyên nhân khiến học sinh không đến thư viện

Bảng 2.11: Tương quan giữa giới tính và lý do không đến thư viện

Lý do không đến thư viện Giới tính Tổng

Không có nhu cầu 33 16,5 19 9,5 52 13,0

Không có thời gian 46

23,0 44

22,0 90

22,5 Thư viện có quá ít đầu sách, báo 75

37,5 75

37,5 150

37,5 Cơ sở vật chất không đầy đủ 17

8,5 9 4,5 26 6,5 Thái độ phục vụ kém 11 5,5 7 3,5 18 4,5 Chất lượng sách không đảm bảo,

không phủ hợp 8 4,0 40 20,0 48 12,0 Thư viện không cho đọc sách báo

tại chỗ 9 5 2,5 14 3,5 Ý kiến khác 1 0,5 1 0,5 2 0,5 Tổng 200 100 200 400 100 Cramer’V = 0,272; P = 0,000

Phân tích số liệu thống kê cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới trong việc không tới thư viện của học sinh nam và học sinh nữ (Cramer’V = 0,272 > 0; P = 0,000). Phần lớn học sinh nam và học sinh nữ đều cho biết các em không đến thư viện vì thư viện có quá ít đầu sách, báo. Chúng ta đều biết rằng, thư viện là nơi đầu tiên có thể khuyến khích sự hứng thú và thói quen đọc sách của học sinh. Tuy nhiên, thực tế là trái ngược.

Qui mô của các thư viện tỉnh và huyện ngày càng được mở rộng về số lượng bản sách, nhân viên phục vụ, trụ sở thư viện và kinh phí hoạt động... Các thư viện tỉnh đang trong giai đoạn tự động hoá, chuyển đổi từ thư viện

truyền thống sang thư viện điện tử/thư viện số. Các bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng đã tạo cho hệ thống thư viện công cộng có sự gần gũi, thân thiện với mọi người dân trên địa bàn tỉnh... Ở đây chúng tôi chưa kể tới các hệ thống thư viện khác như: thư viện trường phổ thông, thư viện trường đại học, thư viện khoa học kỹ thuật, thư viện quân đội... có mặt tại hầu khắp các cơ quan chủ quản.

Trong nhiều năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã cho thấy sự xuất hiện hay đúng hơn là sự phát triển của các thư viện tư nhân, thư viện gia đình với những bộ sưu tập rất có giá trị và phong phú. Trong hơn mười năm qua đã xuất hiện trong đời sống xã hội chúng ta những điểm bưu điện văn hoá xã, những điểm đọc báo tạp chí mới trên nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Tuy nhiên tài liệu đọc còn nghèo nàn, phục vụ đọc chưa chuyên nghiệp.

Và không thể không kể tới sự xuất hiện của Internet trong đời sống xã hội chúng ta trong mười năm qua, đã tạo ra một phương thức đọc hiện đại, với một lượng thông tin, tri thức khổng lồ.

“Em có đến thư viện mấy lần, nhưng lần nào cũng không mượn được sách mà em cần nên em nản, không muốn đến nữa! Không phải thư viện trường em không có sách, mà vì có bao nhiêu sách thầy cô giáo mượn về hết rồi không trả, làm cho các đầu sách ở thư viện cứ ít dần, đến lúc học sinh bọn em cần lại không có”.

PVS số 5 – Nam – Trường THPT Bắc Kạn Chưa có một tổ chức nào, một hoạt động xã hội nào xây dựng thói quen đọc có hệ thống, hầu như chưa tiến hành giáo dục kỹ năng đọc có hệ thống từ bậc tiểu học lên đến trung học phổ thông. Hoặc số lượng tên sách được xuất bản hàng năm đã có bước phát triển vượt bậc, nhưng chất lượng sách không được phát triển phù hợp, có hiện tượng chạy theo lợi nhuận, thiếu định hướng

rõ rệt trên hai bình diện nâng cao và phổ cập kiến thức, cho nên hiệu quả chưa cao và giá sách còn cao so với thu nhập trung bình của người dân. Chúng ta chưa hình thành được các chương trình khuyến đọc trên phạm vi quốc gia như tổ chức tháng đọc quốc gia, tổ chức định kỳ các hội chợ sách trên qui mô quốc gia cũng như trên phạm vi khu vực hoặc tỉnh...

Công tác tuyên truyền hướng dẫn đọc chưa được thực hiện thường xuyên liên tục và có định hướng cho các em học sinh. Ngay ở những cơ quan có chức năng hướng dẫn dân chúng đọc như hệ thống thư viện công cộng, cơ quan phát hành sách, phương tiện truyền thông đại chúng... cũng được thực hiện chưa thường xuyên, chưa hấp dẫn và đa dạng... Các tạp chí giới thiệu, hướng dẫn đọc tuy xuất bản nhiều nhưng chưa đến được với học sinh một cách rộng rãi. Các hội chợ sách chưa được tổ chức định kỳ thường xuyên.

Mặt khác, thời gian biểu dành cho việc học của học sinh miền núi hiện nay cũng rất dày, vì thế việc dành thời gian cho đọc sách của các em cũng không được nhiều. Nam học sinh không đến thư viện còn vì không có nhu cầu, trong khi học sinh nữ cho rằng do chất lượng sách không đảm bảo, không phủ hợp nên các em không tới thư viện. Học sinh nam thường rất ít lui tới thư viện vì các em không có nhu cầu đọc sách như các bạn nữ. Hầu hết học sinh nam ưa thích các môn tự nhiên, vận động như thể thao nên nhu cầu đọc sách của các em không như các bạn nữ. Học sinh nữ thường thiên về các môn xã hội cần tìm hiểu và đọc nhiều sách, báo, vì thế các em rất chịu khó tìm kiếm tư liệu qua sách, báo. Tuy nhiên do các yếu tố chủ quan và khách quan mà việc đáp ứng nhu cầu đọc của học sinh còn nhiều tồn tại bất cập.

Một phần của tài liệu hác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 56)