7. Khung lý thuyết
2.2.2. Giới tính và mục đích đọc sách của học sinh
Xác định mục tiêu đọc sách trước khi tiếp cận với sách là yếu tố vô cùng quan trọng giúp học sinh thu được những kiến thức phù hợp, có ích, và tiết kiệm thời gian và công sức. Tìm hiểu mối liên hệ giữa giới tính và mục đích đọc sách của học sinh chúng tôi đã phân tích và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7: Tương quan giữa giới tính và mục đích đọc sách của học sinh
Mục đích đọc sách Giới tính
Nam Nữ
Để tìm hiểu một vấn đề đang quan tâm
21
10,5 26
13,0 Để tìm tài liệu trả lời cho câu hỏi,
bài tập giáo viên yêu cầu
41
20,5 17
8,5 Để biết toàn bộ nội dung một cuốn
sách hay
30
15,0 17
8,5 Để tăng sự hiểu biết những vấn đề
về đời sống
70
35,0 74
37,0 Để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi 38
19,0 66
Tổng 200
100
200
100 Cramer’s V = 0,233; P = 0,000
Khi xem xét tương quan giữa yếu tố giới tính và mục đích đọc sách của học sinh, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố giới và mục đích đọc sách của học sinh (Cramer’V = 0,233; P = 0,000). Hệ số Crammer’V = 0,233 > 0 chứng tỏ hai yếu tố trên có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau. Cả học sinh nam và học sinh nữ đều đọc sách vì muốn tăng sự hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên, có tới 33% học sinh nữ được hỏi cho biết các em đọc sách để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi, còn 20,5% học sinh nam cho biết các em đọc sách là do bài tập của giáo viên yêu cầu, học sinh nam ít đọc sách để thư giãn như học sinh nữ. Điều này cho thấy sự chủ động trong việc đọc sách của học sinh nữ là cao hơn học sinh nam. Chúng tôi nhận thấy rằng mục đích hàng đầu của sinh viên khi lựa chọn sách là học tập và giảần thiết nhất đối với học sinh.
“Em đọc sách chủ yếu là do cô giáo cho bài tập và nhiều câu hỏi. Ngồi đọc sách em thấy buồn ngủ lắm. Bình thường học nhiều rồi, nên có thời gian rảnh là em đi chơi cho thoải mái”.
PVS số 4 – Nam - Trường THPT Dân lập Hùng Vương Có thể nói việc xác định rõ mục đích đọc sách ngay từ ban đầu sẽ giúp học sinh tiết kiệm được thời gian, công sức và lĩnh hội được kiến thức cần thiết một cách hiệu quả nhất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng cách về việc đọc giữa học sinh nam và học sinh nữ ngày càng nới rộng theo sự lớn lên của bậc học.
“Em không thích đọc sách vì thực tế từ trước tới giờ em chưa tìm được cuốn sách nào đủ hấp dẫn để em ngồi hàng giờ để đọc!”
“Em thích đọc những cuốn sách có hình ảnh minh họa, em không đủ kiên nhẫn để đọc hết trang này đến trang khác của một cuốn sách toàn chữ”.
PVS số 5 – Nam – Trường PTDL Hùng Vương Sở dĩ học sinh nam không có sự chủ động hay thói quen đọc sách là vì nhiều lý do. Theo chúng tôi thì vì các em nam thường coi việc đọc sách là của các bạn nữ, hơn nữa tình trạng chung là các bạn nam rất ít đọc sách, vì thế các emm thường chịu ảnh hưởng tâm lý theo đám đông, đa số. Trong khi đó có những nam sinh không cảm thấy hứng thú khi đọc sách, hay nói cách khác đọc sách đối với các em là công việc nhàm chán, tẻ nhạt.