Giới tính và thời gian dành cho việc đọc sách mỗi ngày của học

Một phần của tài liệu hác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 52)

7. Khung lý thuyết

2.2.4. Giới tính và thời gian dành cho việc đọc sách mỗi ngày của học

Có thể nói để hình thành một thói quen đọc sách đã không phải một việc dễ dàng với mỗi học sinh. Việc tự thiết lập cho mình một khung thời gian nhất định mỗi ngày dành cho việc đọc sách của mỗi học sinh khác nhau là khác nhau. Chúng tôi đã tìm hiểu sự khác biệt về quỹ thời gian dành cho việc đọc sách của học sinh nam và học sinh nữ và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9: Tương quan giữa giới tính và thời gian đọc sách

Thời gian đọc sách trong một ngày Giới tính Nam Nữ Dưới 1h 67 33,5 46 23,0 Từ 1h đến 2h 106 53,0 95 47,5 Trên 2h 27 13,5 59 29,5

Tổng 200

100 200

100 Cramer’s V = 0,203; P = 0,000

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, thời gian dành cho việc đọc sách của học sinh nam và học sinh nữ có sự khác biệt. Kết quả từ phân tích thống kê cho thấy có mối liên hệ giữa yếu tố giới và thời gian đọc sách của học sinh (Cramer’V = 0,203 > 0; P = 0,000). Mối liên hệ giữa hai yếu tố này ở mức độ trung bình. Có tới 29,5% học sinh nữ dành hơn 2 giờ một ngày để đọc sách, trong khi đó đối với học sinh nam tương ứng chỉ có 13,5%. Tỷ lệ học sinh nam dành ít hơn một giờ cho việc đọc sách lại nhiều hơn học sinh nữ, cụ thể là 33,5% và 23,0%. Ở đây, chúng tôi giải thích dựa trên cơ sở đặc thù giới tính. Nữ giới thường chăm chỉ, kiên trì trong học tập và những công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn như đọc sách hơn nam sinh, vì thế tỷ lệ nữ sinh dành nhiều thời gian cho việc đọc thường là cao hơn các nam sinh.

Thực tế hiện nay cho thấy, số lượng bạn trẻ ham mê đọc sách cũng không phải là nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của hệ thống thông tin, các phương tiện truyền hình, Internet... dần chiếm lĩnh mọi nhu cầu giải trí, nghe nhìn, tìm hiểu thông tin của phần đông giới trẻ, nhất là học sinh, sinh viên. Tại thư viện tỉnh cũng như các thư viện trường học, các bạn trẻ rất ít khi đến đọc sách, mượn sách. Còn các cửa hàng sách trên địa bàn thường chỉ đông đúc vào dịp đầu năm học mới khi phụ huynh, học sinh đến mua sách giáo khoa.

Bạn N.T.S., học sinh trường THPT Bắc Kạn cho biết: “Thời buổi công nghệ thông tin, muốn tìm tư liệu gì chỉ việc lên mạng gõ vào là có ngay, cần gì phải bỏ thời gian đến thư viện, nhà sách tìm mua. Ngoài ra, do thời khóa

biểu học chính khóa, học thêm dày đặc nên học sinh hầu như không có thời gian để đọc sách cũng là điều dễ hiểu”.

Học sinh nam thường có tốc độ đọc chậm hơn và đọc ít sách hơn học sinh nữ. Bởi các học sinh nam cho rằng đọc sách là việc mang tính chất phái nữ. Hầu như các em nam rất khó có thể tập trung đọc sách trong thời gian dài. Một số em còn cho biết không thấy có ích lợi gì mà sách mang lại nên các em không thích đọc sách.

Một phần của tài liệu hác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 52)