Lí thuyết hành động xã hội của M.Weber

Một phần của tài liệu hác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 26)

7. Khung lý thuyết

1.3.2. Lí thuyết hành động xã hội của M.Weber

Max Weber là một trong những nhà xã hội học có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền xã hội học thế giới. Trong hệ thống lí thuyết xã hội học của mình, lí thuyết về hành động xã hội được coi là mảng nghiên cứu tâm đắc nhất của ông. Theo Weber, “Nói tới hành động xã hội là nói tới việc chủ thể gán cho hành vi của mình một ý nghĩa chủ quan nào đó. Hành động kể cả hành động thụ động và không hành động (quyết định chờ đợi không làm gì cả), được coi là hành động xã hội khi ý nghĩa chủ quan của nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại hay trong tương lai, ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động”.

Weber phân hành động xã hội thành bốn loại chủ yếu sau:

- Hành động duy lí - công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất

- Hành động duy lí - giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào

những mục đích phi lí nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lí.

- Hành động duy cảm (xúc cảm): là hành động do các trạng thái cảm xúc hoặc tình cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động

- Hành động duy lí truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này sang đời khác.

Từ cách phân loại của M.Weber về hành động xã hội, chúng ta thấy hành vi học tập của sinh viên mang biểu hiện nhiều nhất của hành vi duy lí công cụ. Bởi trong những hành động học tập của họ khi thực hiện luôn có sự cân nhắc tính toán để lựa chọn những công cụ, phương tiện sao cho phù họp với mục tiêu mà họ đề ra.

Một phần của tài liệu hác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)