Nhận thức của Nhân viên xã hội về thân chủ

Một phần của tài liệu Thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (Nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh Lâm Đồng (Trang 76)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.2.1.Nhận thức của Nhân viên xã hội về thân chủ

a. Nhận thức chung về thân chủ

Khi đƣợc hỏi "Thân chủ của CTXH là ai", có tới hơn 4

5 NVXH cho rằng thân chủ của CTXH là những ngƣời "có hoàn cảnh khó khăn", "yếu thế", "dễ bị tổn thương", "kém may mắn" trong xã hội nhƣ trẻ em mồ côi, ngƣời già neo đơn, ngƣời nghèo, ngƣời sử dụng ma túy, phụ nữ... Ngƣời yếu thế ở đây đƣợc hiểu là "những người bị

thiệt thòi, so với mặt bằng chung của XH họ không bằng những người khác" (NVXH

bán chuyên nghiệp, nữ, 24 tuổi). Cách hiểu này đúng nhƣng chƣa đủ vì trong cuộc sống hiện đại ngày nay, kể cả những ngƣời giàu có, thành đạt, thông minh...cũng có thể trở thành thân chủ của CTXH do những sự kiện, biến cố trong đời sống xảy ra và khiến họ mất cân bằng về tâm lý xã hội dẫn đến những hạn chế về mặt chức năng xã hội. Cách hiểu này là kết quả của cách hiểu của NVXH về nghề CTXH. Vì họ hiểu CTXH là nghề giúp đỡ chứ chƣa hiểu CTXH đồng thời cũng là dịch vụ, và vì thân chủ của họ là các đối tƣợng bảo trợ xã hội, CTXH tại Việt Nam cũng chỉ mới chú trọng vào các dịch vụ cho nhóm đối tƣợng này, do đó dẫn đến theo họ thân chủ của CTXH là những ngƣời, nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội.

Có 03 ngƣời cho rằng thân chủ của CTXH hiện diện ở khắp mọi nơi, và mặc dù chúng ta tập trung nhiều hơn vào những ngƣời yếu thế, nhƣng chúng ta hƣớng đến đảm bảo cuộc sống an sinh cho tất cả mọi ngƣời. Mặt khác, chính trong quá trình hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng, chúng ta sẽ tạo ra tính lan tỏa và từ đó những ngƣời bình thƣờng cũng đƣợc hƣởng lợi.

Anh A., 38 tuổi, NVXH bán chuyên nghiệp, có thâm niên 20 năm phát biểu (Bắt đầu làm CTXH từ lúc còn học Phổ thông trung học, là ngƣời sáng lập Đội CTXH Đà Lạt): "Có nhiều người lầm tưởng CTXH là giúp đỡ cho những người khó khăn trong cuộc sống nhưng theo mình nghề CTXH phù hợp với tất cả mọi người. Mặc dù mình xoáy vào những người yếu thế nhiều hơn, nhưng những người bình thường cũng được hưởng lợi. Mình hỗ trợ cộng đồng, hỗ trợ các nhóm".

 71 

Mặc dù tỉ lệ trả lời thân chủ của CTXH là những ngƣời yếu thế, kém may mắn trong xã hội của cả NVXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp đều cao và không thể hiện sự khác biệt, nhƣng khi đƣợc đề nghị đƣa ra các ví dụ cụ thể về các nhóm đối tƣợng thì có một sự khác biệt khá đáng kể. NVXH chuyên nghiệp có thể kể về rất nhiều nhóm ngoài những đối tƣợng họ đang trực tiếp làm việc, tuy nhiên NVXH bán chuyên nghiệp thƣờng chỉ dừng lại ở việc kêu tên các nhóm đối tƣợng họ đang trợ giúp, rất ít ngƣời có thể nói thêm các nhóm khác hoặc chỉ nói thêm đƣợc 1, 2 nhóm, thƣờng chỉ tập trung vào nhóm trẻ em, ngƣời già và ngƣời nghèo.

Một điểm chung của tất cả các NVXH là họ đều cho rằng thân chủ của mình vì kém may mắn nên phải vào cơ sở/cần sự trợ giúp, kể cả NVXH làm việc với các đối tƣợng là ngƣời nghiện ma túy.

Tuy nhiên trên thực tế, cách nhận thức đó của NVXH hoàn toàn không tích cực, đặc biệt với các thân chủ là những ngƣời sử dụng ma túy. Đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan sẽ khiến cho thân chủ nhận thức về vấn đề của mình một cách lệch lạc, mặt khác, điều đó cũng làm giảm động cơ, động lực để họ thay đổi. NVXH trong vai trò là tác nhân thay đổi, cần nhận thức về thân chủ một cách thực tế và toàn diện hơn để từ đó giúp thân chủ làm rõ vấn đề và hoàn cảnh của mình nhằm thay đổi nó.

Theo các NVXH làm việc với thân chủ là một quá trình họ học hỏi đƣợc rất nhiều điều về cuộc sống, cách sống, tự rèn luyện bản thân và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp cho bản thân. Đây có thể coi là một biểu hiện rõ nét của thái độ tôn trọng và chấp nhận thân chủ không một chút thành kiến. Đó là học hỏi những kinh nghiệm đời sống phong phú mà thân chủ đã trải nghiệm, từ những va chạm với thân chủ mà biết cách đối nhân xử thế, hay từ những phẩm chất tốt đẹp của thân chủ.

Trong đó bài học cao cả hơn mà mỗi NVXH học đƣợc là bài học về giá trị bản thân, ý nghĩa cuộc sống. Họ biết trân quý hơn bản thân mình và ngƣời khác với những yếu điểm và điểm mạnh vốn có; chứng kiến những hoàn cảnh muôn vẻ của thân chủ để họ tự soi lại bản thân và nhận ra những điều tốt đẹp mà mình đang có để yêu hơn cuộc sống của chính mình.

 72 

Đây có thể coi là một quá trình tự học hỏi và hoàn thiện của các NVXH. Những bài học không phải từ sách vở, trƣờng lớp mà sinh động từ chính cuộc sống để họ có thể nhìn nhận, đánh giá về bản thân, con ngƣời, cuộc đời cũng nhƣ hiểu thêm về giá trị của nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi. Nó cho thấy một cái nhìn toàn diện và tích cực của NVXH về đối tƣợng vì bên cạnh những ấn tƣợng, nhận thức chƣa tốt về thân chủ, họ vẫn thấy ở thân chủ những điểm để mình học hỏi, để mình tôn trọng

Nhƣ vậy, Vì đặc điểm chung của các địa bàn nghiên cứu là đều làm việc với các đối tượng bảo trợ nên đã tạo cho các NVXH nhận thức rằng thân chủ của CTXH là những người yếu thế và kém may mắn. Mặc dù vậy, nếu các NVXH chuyên nghiệp có thể kể được khá nhiều nhóm đối tượng cụ thể thì các NVXH bán chuyên nghiệp thường chỉ nêu được một vài nhóm, tập trung vào trẻ em, người già và người nghèo. Các NVXH xem làm việc với thân chủ là một quá trình họ học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện bản thân. Điều này thể hiện sự tôn trọng và chấp nhận không điều kiện mặc cho xuất thân và hoàn cảnh của thân chủ.

b. Nhận thức của NVXH với nguyên tắc "cá biệt hóa"

Trong CTXH có một nguyên tắc hết sức quan trọng đó là cá biệt hóa thân chủ, theo đó NVXH phải luôn coi thân chủ là một cá thể đơn nhất không giống ai về nhân cách, vấn đề, nhu cầu...và luôn tôn trọng sự khác biệt đó, không so sánh, định kiến cũng nhƣ tìm kiếm cách can thiệp hiệu quả cho từng thân chủ khác nhau.

Mặc dù khi nói về đạo đức nghề nghiệp, các NVXH không đề cập đến nguyên tắc này nhƣng tất cả họ đều nhận thức rằng thân chủ của họ rất đa dạng về hoàn cảnh, tính cách, lứa tuổi, sở thích...không ai giống ai. Theo họ không có một phƣơng pháp làm việc nào phù hợp cho tất cả mọi ngƣời mà mình phải luôn thay đổi theo từng ngƣời cho phù hợp, muốn làm đƣợc điều đó thì NVXH không có cách nào khác phải hiểu tính từng ngƣời.

 73 

Đây quả là một thách thức lớn đối với các NVXH. Theo họ, có một số khó khăn nhƣ phải quản lý, chăm sóc rất nhiều đối tƣợng (20/20 NVXH). Tính trung bình, các NVXH tại TT0506 phải quản lý 28 học viên (336 học viên/12 giáo dục viên), còn tại TTBTXH là 10 thân chủ/1 NVXH. Ngoài ra, khi tiếp nhận thân chủ, các hồ sơ về thân chủ đƣợc cơ quan khác chuyển đến thƣờng sơ sài, chỉ lƣu những thông tin cơ bản về nhân thân nhƣ tên, tuổi, học vấn, quê quán, gia

đình...và sau đó công tác lƣu hồ sơ tại các cơ sở này cũng chƣa đƣợc chú trọng đúng mức (1

2

NVXH); họ cho rằng mình vẫn còn thiếu kiến thức về đặc điểm tâm lý con ngƣời cũng nhƣ thiếu kỹ năng trong "đánh giá con ngƣời" (Hơn 1

4); trong khi đối tƣợng thì không phải ai cũng sẵn sàng hợp tác và chia sẻ (1

4).

Trƣớc những khó khăn đó, các NVXH phải khắc phục bằng cách tăng cƣờng sự chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với đồng nghiệp, đặc biệt

những ngƣời đi trƣớc. Kết quả của quá trình này là tiết kiệm đƣợc thời gian trong việc khám phá thân chủ, nhƣng lại tạo ra hai hệ lụy. Thứ nhất, quá trình chia sẻ thông tin, thƣờng các NVXH không đảm bảo tính khuyết danh, do đó họ lại vi phạm vào nguyên tắc giữ bí mật; Thứ hai, NVXH phát triển nhận thức rằng trong công việc này cũng nhƣ trong mối quan hệ với thân chủ, kinh nghiệm mới là điều tiên quyết.

Tóm lại, Việc NVXH nhận thức được về nguyên tắc "cá biệt hóa" là một điều hết sức đáng mừng. Bản thân CTXH là dịch vụ trợ giúp, muốn giúp đỡ chúng ta phải biết thân chủ gặp vấn đề gì, có những nhu cầu nào, mối quan hệ, nguồn lực...của họ ra sao. Tuy nhiên hiện các dịch vụ CTXH tại các cơ sở, tổ chức xã hội chủ yếu tiếp cận từ trên xuống, người thụ hưởng gần như thụ động và ít có quyền lựa chọn các dịch vụ mình muốn sử dụng. Vì thế, NVXH nhận thức được tầm quan trọng và nỗ lực để hiểu thân

"Chỉ một vài năm lại đây thì hồ sơ đối tượng mới bổ sung thêm các thông tin về hoàn cảnh của trẻ, chứ nếu xem những hồ sơ của những trẻ vào đây từ trước đó thì chỉ có cái quyết định thôi, mình hoàn toàn mù tịt về trẻ."

(NVXH bán chuyên nghiệp, nữ, 24 tuổi) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 74 

chủ, đáp ứng nguyện vọng của họ sẽ giúp chúng ta khắc phục được yếu điểm của cách tiếp cận này, tăng sự hài lòng của những người sử dụng. Tuy thế, chúng ta cần giúp họ trang bị thêm các kiến thức và kỹ năng để khám phá thân chủ nhằm hạn chế những vi phạm quy tắc nghề nghiệp.

c. Nhận thức của NVXH tại TTBTXH

Các giáo dục viên làm việc tại phòng quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em đều cho rằng việc giáo dục trẻ em tại TTBTXH hoàn toàn không dễ dàng, nó khó khăn hơn giáo dục một đứa trẻ bình thƣờng rất nhiều lần.

Thứ nhất vì trẻ xuất thân từ những hoàn cảnh rất đặc biệt nhƣ bố giết mẹ, bố mẹ đi tù, bị bố mẹ ngƣợc đãi,...nên nhìn nhận của trẻ về cuộc sống lệch lạc, trẻ mất niềm tin vào ngƣời khác...Chƣa nói đến giáo dục, mà riêng việc tạo dựng một mối quan hệ cởi mở cũng đòi hỏi nhiều thời gian và tâm huyết, có khi phải cả năm trời trẻ mới tin tƣởng chia sẻ với giáo dục viên về vấn đề của các em.

Thứ hai vì trẻ chịu nhiều ảnh hƣởng tiêu cực từ môi trƣờng, gồm gia đình cũ, bạn bè trong và ngoài trung tâm,...dẫn đến trẻ không kiểm soát đƣợc cảm xúc và hành vi, dễ sa ngã, ƣơng bƣớng.

Cuối cùng là những khó khăn từ phía NVXH nhƣ tuổi tác, kinh nghiệm, kỹ năng, hiểu biết, đời sống cá nhân...

Họ cho rằng việc giáo dục trẻ không thể tránh khỏi việc dùng đòn roi, kỷ luật, có nhƣ thế trẻ mới nên ngƣời. Nhận thức và hành động của giáo dục viên phòng trẻ vẫn chƣa thoát khỏi quan niệm "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" của ngƣời Việt Nam trong giáo dục con trẻ. Tuy nhiên, với mỗi câu chuyện họ kể về những tình huống dẫn đến việc phải dùng đòn roi nhƣ trẻ hỗn, trẻ không nghe lời, trẻ bƣớng bỉnh, trẻ học kém...có thể thấy đằng sau cách giải thích đánh vì thƣơng, đánh để trẻ nên ngƣời, đánh vì không còn cách giáo dục nào khác lại là sự bế tắc của họ trong phƣơng pháp giáo dục, là sự thiếu hụt kỹ năng kiểm soát cảm xúc của chính NVXH.

Về mặt luật pháp, sử dụng đòn roi đối với trẻ là vi phạm Quyền trẻ em. Nhiều nghiên cứu, tài liệu cũng đã chứng minh hành vi này tạo ra nhiều tác hại cho sự phát

 75 

triển của trẻ nhƣ khiến các em khép kín, chai sạn cảm xúc, hạn chế tính sáng tạo. Trẻ bị đánh sẽ hình thành nhận thức rằng nó có thể sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề, từ đó nó có xu hƣớng lặp lại hành vi bạo lực với ngƣời khác. Vì vậy, các giáo dục viên cần thay đổi nhận thức này và học các phƣơng pháp phù hợp hơn để giáo dục trẻ cũng nhƣ tìm cách kiểm soát cảm xúc trong những tình huống dễ xuất hiện sự nóng giận.

Còn với NVXH làm việc tại phòng Quản lý, chăm sóc ngƣời già, họ đánh giá các cụ thất thƣờng, khó tính, khó chiều, giống trẻ con. Chỉ có 02 NVXH cho rằng đó là đặc điểm tâm lý chung của ngƣời già, "cũng nhƣ ông bà mình ở nhà thôi", còn lại các NVXH trẻ thì cho rằng đó là đặc điểm riêng của các cụ trong TT. Thực tế, khi tuổi càng cao, kèm theo những sự suy giảm về sức khỏe, trí nhớ, các chức năng cơ thể thì ngƣời già dƣờng nhƣ cũng có xu hƣớng hay dỗi hờn hơn, họ có nhiều nỗi lo lắng về tình trạng của mình cũng nhƣ sợ hãi cái chết. Kết quả này cho thấy hiểu biết của NVXH về đặc điểm tâm lý ngƣời nói chung, ngƣời già nói riêng còn nhiều hạn chế.

Có thể thấy, Với hoàn cảnh hết sức đặc biệt của mình, trẻ em sống trong TTBT có những tổn thương về mặt tâm lý, tình cảm khiến các em trở nên khó tiếp xúc, ương bướng và điều đó tạo ra những khó khăn cho NVXH trong việc giáo dục, quản lý các em. Chính từ thực tế đó, các NVXH lại cho rằng dùng đòn roi là một biện pháp cần thiết trong giáo dục trẻ và nó không tạo ra các hậu quả đối với sự phát triển của các em.NVXH tại Phòng Quản lý chăm sóc người già lại cho thấy họ chưa thực sự hiểu được đặc điểm tâm lý của đối tượng, thiếu đi sự cảm thông và còn thể hiện những đánh giá khá gay gắt cho rằng các cụ khó chiều, chướng.v.v.

d. Nhận thức của NVXH tại TT0506

Tất cả NVXH đang làm việc tại TT0506 cho rằng học viên rất khó để có thể thay đổi vấn đề của họ (cai nghiện vĩnh viễn). Họ nói học viên có thể có những thay đổi nhỏ trong cách nghĩ, cách sống nhƣng thƣờng không bền vững, họ không trông đợi sự thay đổi lớn hoặc lâu dài.

 76 

8/8 NVXH có thể phân tích tốt 4 nguyên nhân của tình trạng tái nghiện: 1/Bản thân học viên chƣa đủ quyết tâm và ý chí; 2/Thiếu các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập tại cộng đồng; 3/Sự kỳ thị của cộng đồng; 4/Ma lực ghê gớm của chất gây nghiện.

Trong số các tài liệu về các mô hình cai nghiện mà nhà nghiên cứu đã tiếp cận, phƣơng pháp trị liệu tăng cƣờng động lực (Motivational enhancement therapy) đã đƣợc nghiên cứu và chứng minh là một phƣơng pháp hiệu quả trong làm việc với ngƣời nghiện ma túy nói riêng và các chứng nghiện khác nói chung. Trong phƣơng pháp này, nhà trị liệu cùng thân chủ cân nhắc những lợi thế và bất lợi của sự thay đổi để giúp họ đi đến quyết định. Phƣơng pháp này nhấn mạnh vào sự hỗ trợ và tham vấn thấu cảm. Nó giúp thân chủ từ chỗ không nhận ra vấn đề, không có nhu cầu thay đổi đến chỗ thấy mình cần thay đổi và thực hiện các hoạt động cần thiết cho mục tiêu này. Tùy thuộc vào giai đoạn can thiệp và đặc điểm của thân chủ, NVXH có thể sử dụng giáo dục, tạo ý thức, đóng vai, củng cố tích cực (ví dụ, phần thƣởng), sự tham gia của cộng đồng (Diana M. DiNitto and C. Aaron McNeece) [31]. Cũng theo những nghiên cứu đƣợc Diana M. DiNitto and C. Aaron McNeece tổng hợp, phòng ngừa tái phát là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nó còn khó hơn việc cai nghiện. NVXH tiếp tục theo dõi, duy trì động lực, giúp thân chủ tránh những hoàn cảnh có thể tăng nguy cơ xuất hiện hành vi, ở đây cần sự thay đổi về cả lối sống của thân chủ.

Thực tế tại TT0506, các NVXH cũng đã áp dụng việc giáo dục, tạo ý thức, thay đổi nhận thức, và củng cố tích cực (học viên tích cực, tiến bộ đƣợc tặng điểm thƣởng,

Một phần của tài liệu Thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (Nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh Lâm Đồng (Trang 76)