8. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.1.2. Các lý thuyết ứng dụng
1.1.2.1. Thuyết hành vi
Sự ra đời của Tâm lý học hành vi là một thành quả có ảnh hƣởng to lớn đến sự phát triển tâm lý học Mỹ và thế giới suốt thế kỷ XX. Các đại biểu tiêu biểu của tâm lý học hành vi là E.L. Thorndike, J.B.J. Waston, B.F. Skinner, A.Bandura...mà John Waston đƣợc coi là ngƣời có vai trò quan trọng nhất, E. Boring đã nói: "Khi J. Waston quẹt sáng đầu diêm, một tiếng nổ bùng ra và thuyết hành vi xuất hiện" .
Dựa trên phƣơng pháp quan sát và thực nghiệm khách quan, tâm lý học hành vi đi vào nghiên cứu những hành vi có thể quan sát đƣợc của động vật để từ đó xây dựng nên những luận điểm của mình.
John Waston phát biểu rằng hành vi của con ngƣời là do các kích thích từ môi trƣờng tạo ra. Ông cho rằng nếu đƣợc giáo dục đúng, con ngƣời có thể học đƣợc mọi thứ. Sau đó Skinner đã phát triển lý thuyết của mình dựa trên luận điểm kích thích tạo
28
hành vi của John Waston. Ông cho rằng việc một hành vi có tiếp tục xuất hiện trong tƣơng lai hay không là do kết quả của hành vi đó quyết định. Từ đó ông đƣa ra các phƣơng pháp thay đổi, củng cố hành vi thông qua tƣởng thƣởng và trừng phạt.
Theo Albert Bandura, biến đổi điều kiện ngoại cảnh là một trong những cách để con ngƣời tập quen, tuy nhiên đó không phải là cách duy nhất. Con ngƣời đôi lúc tập quen không cần phần thƣởng hay hình phạt, mà chỉ đơn thuần bằng cách quan sát ngƣời khác quanh mình, hay con gọi là bắt chƣớc hoặc tập quen quan sát. Nhƣ vậy, ngƣời lớn trở thành hình mẫu cho rất nhiều hoạt động. Bằng cách quan sát và bắt chƣớc hành vi của ngƣời lớn, những ngƣời có kinh nghiệm hơn mình, đứa trẻ đƣợc xã hội hóa để hòa nhập vào gia đình và cộng đồng.
Hình thức bắt chƣớc đơn giản nhất là con ngƣời quan sát và làm theo những gì mà ngƣời khác làm, tuy nhiên không phải lúc nào cũng nhƣ vậy. Con ngƣời còn bắt chƣớc khi thấy hành vi của ngƣời nào đó đƣợc ngƣời khác tán thƣởng thay vì bị phạt – nghĩa là bắt chƣớc một cách có chọn lọc, không mô phỏng một cách máy móc mà thay vào đó họ nhìn ngƣời khác để tìm thông tin về hành vi thích hợp. Nghĩa là trẻ không chỉ quan sát hành vi mà còn quan sát những “kết quả” xảy đến với ngƣời thực hiện hành vi đó. Khi hình mẫu đƣợc khen thƣởng, hành vi đó dễ đƣợc trẻ bắt chƣớc hơn. Ngƣợc lại, nếu hình mẫu bị phạt, trẻ thƣờng tránh thực hiện lại hành vi. Tuy nhiên, khi một hành vi xấu của hình mẫu không bị phạt thì cả những hành vi đó cũng dễ bị trẻ bắt chƣớc.
Theo ông, có 4 quá trình tham dự vào học tập quan sát:
• Chú ý: ngƣời quan sát chú ý và nhận ra các đặc điểm bản chất của mô hình phản ứng, là những hành vi đảm bảo tính hấp dẫn và sự củng cố hành vi mẫu.
• Ghi nhớ: chủ thể ghi nhớ hành vi thành các biểu tƣợng.
• Các quá trình tái tạo vận động: khi có các kích thích, những biểu tƣợng đã đƣợc ghi nhớ sẽ đƣợc tái tạo để tạo ra các giải pháp để đáp ứng kích thích.
• Các quá trình động cơ: sau khi quan sát và thu đƣợc cũng nhƣ duy trì khả năng thực hiện hành vi đƣợc mô hình hóa, những điều kiện thích hợp sẽ trở thành động cơ để cá nhân trình diễn hành vi
29
Ông cũng lập luận rằng kinh nghiệm giúp con ngƣời ý thức cái tôi hiệu quả, ám chỉ niềm tin của con ngƣời vào năng lực và tài năng của mình. Hiệu quả cá nhân là ý thức tự trọng, tự đánh giá và sự thành thạo của cá nhân khi giải quyết những vấn đề cuộc sống. Niềm tin cái tôi hiệu quả giúp xác định khi nào ngƣời ta sẽ bắt chƣớc ngƣời khác. Ví dụ một đứa trẻ không có khiếu âm nhạc sẽ không bắt chƣớc một ca sĩ nổi tiếng, dù nó rất hâm mộ ca sĩ đó. Vì vậy, việc ngƣời ấy là ai và suy nghĩ của ngƣời ấy về tài năng của mình sẽ quyết định liệu ngƣời ấy có bắt chƣớc hay không (bên cạnh thƣởng và phạt).
Theo các quan điểm trong lý thuyết hành vi của B. F. Skinner, chúng ta cần đƣa ra những phần thƣởng để củng cố các hành vi tích cực của NVXH (ví dụ tăng lƣơng, cơ hội thăng tiến,...) và đồng thời cũng cần có các hình thức xử phạt để hạn chế, làm giảm các hành vi tiêu cực của họ trong quá trình làm việc.
Theo lý thuyết của Bandura, để giúp NVXH học hỏi đƣợc các hành vi nghề nghiệp tích cực, cần cung cấp cho họ các mẫu hình để họ quan sát. Mẫu hình này có thể cung cấp qua các lớp tập huấn kỹ năng, qua các tài liệu bằng hình ảnh (video) hoặc bằng chính hoạt động của những NVXH khác có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Mặt khác, để nâng cao khả năng xử lý công việc của NVXH, cũng cần giúp họ nhận thức về năng lực nghề nghiệp của mình một cách tích cực hơn vì theo Bandura, những ngƣời có hiệu quả cá nhân cao thƣờng cho rằng họ có thể xử lý đƣợc những sự kiện và hoàn cảnh bất lợi. Họ chờ đợi ở bản thân năng lực khắc phục những trở ngại, họ tìm kiếm những thử thách, họ duy trì mức độ tự tin cao vào sức mạnh bản thân. Những nghiên cứu sau này cũng cho thấy những ngƣời có hiệu quả cá nhân cao thƣờng thành công hơn trong công danh, cuộc sống và có sức khỏe thể chất tốt hơn so với những ngƣời có hiệu quả cá nhân thấp.
1.1.2.2. Thuyết nhận thức của Jean Piaget
Piaget cho rằng trẻ con luôn cố tìm hiểu thế giới của mình một cách tự nhiên. Trong suốt tuổi ẳm ngữa, thơ ấu và thanh niên trẻ con muốn tìm hiểu hoạt động của cả thế giới tự nhiên và xã hội.
30
Ông lập luận rằng trong nỗ lực tìm hiểu thế giới của mình, trẻ liên kết các hiểu biết của mình về sự vật và con ngƣời thành một lý thuyết hoàn chỉnh. Sau đó, kinh nghiệm sống của trẻ sẽ kiểm chứng các lý thuyết, dẫn đến niềm tin của trẻ vào lý thuyết trở nên mạnh mẽ hơn (nếu các sự kiện dự đoán xảy ra) hoặc trẻ xem xét lại lý thuyết của mình (nếu sự kiện dự đoán không xảy ra).
Khi đến một vài thời điểm tới hạn trong sự phát triển, trẻ bắt đầu hình thành kiến thức theo cách mới, xây dựng nên những lý thuyết mới về cơ bản. Và theo Piaget sự thay đổi này diễn ra 3 lần trong đời (một lần lúc 2 tuổi, lần thứ hai khi 7 tuổi và lần thứ ba ngay trong tuổi thanh niên), đồng nghĩa với việc trẻ trải qua bốn giai đoạn phát triển. Mỗi giai đoạn tƣợng trƣng cho một thay đổi cơ bản trong cách con ngƣời tìm hiểu và sắp xếp môi trƣờng của mình, và giai đoạn sau lại mang nhiều quan điểm, lập luận tinh vi hơn giai đoạn trƣớc.
Theo ông, sự phát triển các cấu trúc nhận thức và trí tuệ gồm 2 quá trình: tiền tạo và kiến tạo. Trong đó, có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sự kiến tạo. Gồm:
• Sự tăng trƣởng cơ thể, đặc biệt là sự chín muồi của phức hợp đƣợc tạo thành bởi hệ thần kinh và nội tiết. Bao gồm sự mở rộng những khả năng thần kinh đã có thành những khả năng mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện một số hành vi nào đó. Tuy nhiên, để có hành vi mới, sự chín muồi các chức năng thần kinh thôi chƣa đủ mà còn cần tới sự luyện tập và có sự tham gia của kinh nghiệm. Và theo ông, vai trò của các phức hợp thần kinh đối với trí tuệ sẽ giảm dần theo lứa tuổi. • Vai trò của luyện tập và kinh nghiệm thu đƣợc thông qua hoạt động với đối tƣợng. Piaget ám chỉ đây là những kinh nghiệm vật lý thu đƣợc thông qua các hoạt động vật lý, nó khác với những kinh nghiệm xã hội.
• Sự tƣơng tác và chuyển giao xã hội. Bao gồm 2 mặt: sự xã hội hóa của xã hội và sự đồng hóa tích cực của chủ thể.
• Tính chủ thể và sự phối hợp chung của các hành động cá nhân. Theo ông, cả 3 yếu tố trên đều quan trọng nhƣng chúng không tác động riêng rẽ mà đƣợc phối hợp bởi hành động của chủ thể và đƣợc thay đổi theo sự phát triển của trí tuệ qua các
31
giai đoạn. Tính chủ thể thể hiện ở sự đồng hóa và vai trò của các yếu tố tình cảm và động cơ trong quá trình phát triển.
Dựa trên những luận điểm của Jean Piaget, có thể thấy rằng nhận thức của NVXH về nghề CTXH là kết quả của một quá trình chủ động khám phá thế giới nghề nghiệp, nó phản ánh tính tích cực hoạt động của họ để tích lũy cho mình những kinh nghiệm thông qua quá trình tƣơng tác với các thành phần của nghề nghiệp nhƣ nền tảng lý thuyết, thân chủ, đồng nghiệp,...Nhận thức này luôn phản ánh thực tế khách quan mà NVXH hoạt động bên trong, hay nói cách khác nhận thức của NVXH về nghề CTXH phản ánh thực trạng hoạt động nghề CTXH tại các cơ sở, tổ chức xã hội mà họ đang làm việc.
1.1.3. Kháiquát về địa bàn nghiên cứu
Lâm Đồng là tỉnh nằm ở Nam Tây Nguyên, ở độ cao trung bình từ 800 – 1000m so với mặt nƣớc biển. Có diện tích tự nhiên 9.773,54km2, dân số năm 2011 là 1.218.691 ngƣời [29]. Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 02 thành phố và 10 huyện.
Đến cuối năm 2012, số hộ nghèo toàn tỉnh là 18.306 hộ, chiếm 6,31%, giảm 3,05% so với đầu năm. Trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số có 10.163 hộ, chiếm 16,34%, giảm 7,54% so với đầu năm[4]. Số hộ cận nghèo là 15.888 hộ, chiếm 5,48%, giảm 1.232 hộ so với đầu năm.
Đến tháng 01/2011 toàn tỉnh có khoảng 104.000 ngƣời khuyết tật, chiếm 8,6% dân số toàn tỉnh, trong đó 45% nữ và hơn 60% sống ở nông thôn, 2,1% ngƣời khuyết tật là trẻ em trong độ tuổi đi học. Bốn dạng khuyết tật chiếm tỉ trọng cao nhất là khuyết tật vận động: 24%, khuyết tật thị giác: 23,6%, khuyết tật trí tuệ: 23% và khuyết tật nghe nói: 19,5%, các dạng khuyết tật khác đều có tỉ lệ dƣới 10% [5].
Lâm Đồng là tỉnh có số lƣợng ngƣời rối nhiễu tâm trí khá cao: 63.600 ngƣời, chiếm 5,3% dân số. Trong đó số lƣợng ngƣời bị tâm thần nặng, lang thang, có hành vi gây nguy hiểm đến gia đình và cộng đồng năm 2010 là 2.229 đối tƣợng. Số lƣợng đang đƣợc chăm sóc tại 02 cơ sở bảo trợ xã hội là 281 ngƣời; giải quyết trợ cấp, trợ giúp và
32
hỗ trợ nuôi dƣỡng cho 2.041 ngƣời tâm thần nặng đang sinh sống tại gia đình, cộng đồng và các cơ sở bảo trợ xã hội với mức trợ cấp tối thiểu là 360.000đ/ngƣời/tháng [6].
Số lƣợng ngƣời cao tuổi tại tỉnh Lâm Đồng cũng đang tăng nhanh về số lƣợng và tỉ trọng. Năm 2009, số lƣợng ngƣời cao tuổi là 73.210 ngƣời, chiếm 6,16% dân số. Đến năm 2012, con số này tăng lên 92.120 ngƣời, chiếm xấp xỉ 7,5% dân số. Trong đó có 46.645 ngƣời trong độ tuổi 60 - 69, 28.382 ngƣời trong độ tuổi 70 - 79, 16.906 ngƣời trên 80 và 187 cụ từ 100 tuổi trở lên. Hiện có 67% ngƣời cao tuổi vẫn tham gia lao động sản xuất, gần 23% sống độc thân hoặc hai vợ chồng già sống với nhau, không tham gia sản xuất nhƣng vẫn làm công việc nội trợ và chỉ có khoảng 10% đƣợc nghỉ ngơi, phụng dƣỡng hoàn toàn [7].
Để đáp ứng nhu cầu xã hội trong việc trợ giúp các đối tƣợng xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội, Tỉnh Lâm Đồng đã thành lập 09 cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó 01 cơ sở công lập và 08 cơ sở ngoài công lập với 596 đối tƣợng và 142 cán bộ, nhân viên quản lý, phục vụ. Cụ thể, ngƣời tâm thần 275; ngƣời già cô đơn: 35; trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em thuộc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 162; ngƣời khuyết tật: 124 [21].
Nhìn chung đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở bảo trợ còn thiếu về số lƣợng và chƣa đảm bảo về tiêu chuẩn nghiệp vụ, đặc biệt là tại các cơ sở ngoài công lập. "Các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập được thành lập do nhu cầu bức thiết của xã hội, vì vậy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên còn yếu, số lượng còn thiếu, chủ yếu chăm sóc theo thói quen, thiếu khoa học" [22].
Nhƣ vậy có thể thấy Lâm Đồng cũng đang nằm trong xu thế chung của cả nƣớc với sự gia tăng nhanh các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng, tạo nên nhu cầu lớn về CTXH. Tuy nhiên đội ngũ NVXH chƣa đáp ứng đƣợc cả về số lƣợng và chất lƣợng. Chính vì vậy cần thiết phải có một nghiên cứu nhằm cho thấy thái độ của NVXH đối với nghề nghiệp để từ đó đƣa ra các kiến nghị phù hợp trong việc chuyên nghiệp hóa đội ngũ NVXH.
33
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng đóng tại thành phố Đà Lạt trƣớc đây là Trƣờng Giáo dục lao động xã hội tỉnh Lâm Đồng, đến ngày 30/6/1993 đƣợc đổi tên thành Trung tâm BTXH theo quyết định số 1000QĐ/UB-TC của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Trung tâm có chức năng tổ chức tiếp nhận, quản lý, nuôi dƣỡng, giáo dục, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, phục hồi chức năng và các hoạt động khác cho những đối tƣợng bảo trợ xã hội đƣợc Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quyết định nuôi dƣỡng tập trung theo quy định của Nhà nƣớc.
Hiện trung tâm đang quản lý, chăm sóc 100 đối tƣợng, trong đó có 48 trẻ em (gồm 03 trẻ sơ sinh, mẫu giáo; 17 trẻ học tiểu học; 17 trẻ học trung học cơ sở; 6 trẻ học phổ thông trung học; 05 trẻ học trung cấp, cao đẳng, đại học và học nghề) và 52 ngƣời già (gồm 14 ngƣời già neo đơn, 29 ngƣời tâm thần, 02 ngƣời tàn tật dƣới 60 tuổi, 06 ngƣời không tự phục vụ đƣợc và 01 ngƣời lang thang).
Tại TT hiện có 02 phòng chuyên môn là Phòng Quản lý và giáo dục trẻ em và Số lƣợng NVXH trực tiếp làm việc với đối tƣợng tại TT hiện có 10 ngƣời (Không tính nhân viên cấp dƣỡng, y tế và nhân viên các phòng chức năng). Trong đó, 06 ngƣời trình độ Đại học các chuyên ngành Xã hội học, Luật học, Lịch sử, Ngữ văn, Kế toán; 01 ngƣời trình độ Cao đẳng chuyên ngành CTXH; 02 ngƣời trình độ Trung cấp chuyên ngành Y và Kế toán; và 01 ngƣời chƣa hết Trung học cơ sở.
1.3.2. Trung tâm 0506 Huyện Đức Trọng
Ngày 30/11/1993, UBND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định số 1000/QĐ-UB thành lập Trung Tâm Bảo Trợ xã hội (thuộc Sở Lao động- TBXH tỉnh Lâm Đồng). Trung tâm có 02 chức năng chính: Nuôi dƣỡng trẻ em mồ côi, ngƣời lang thang cơ nhỡ, ngƣời già không nơi nƣơng tựa và Chữa bệnh, giáo dục tập trung các đối tƣợng tệ nạn xã hội thực hiện tại 02 cơ sở khác nhau.
Ngày 04/4/2001, Trung Tâm 05-06 tỉnh Lâm Đồng chính thức đƣợc thành lập trên cơ sở tách cơ sở 2 ra khỏi Trung Tâm Bảo trợ Xã hội. Trung tâm có chức năng cai nghiện ma túy, chữa bệnh tập trung cho ngƣời nghiện ma túy và ngƣời hoạt động mại
34
dâm (từ 2013 chỉ thực hiện chức năng cai nghiện cho ngƣời nghiện ma túy) thuộc mọi địa bàn cƣ trú trên cả nƣớc.
Công suất tiếp nhận cùng lúc của TT0506 theo thiết kế là 250 bệnh nhân, tuy nhiên thực tế luôn tiếp nhận quá công suất. Tại thời điểm thang 14/2013, TT có 286 bện nhân, đến tháng 8/2013 có 336 bệnh nhân đang thực hiện cắt cơn, cải tạo và học tập tại đây.
Hiện TT đang cung cấp 03 loại hình dịch vụ chính:
Dịch vụ tƣ vấn: Tƣ vấn phòng ngừa cho tất cả công dân có nhu cầu (qua điện