Hành vi của Nhân viên xã hội trong vai trò một người là Công tác xã hội

Một phần của tài liệu Thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (Nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh Lâm Đồng (Trang 100)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.3.3.Hành vi của Nhân viên xã hội trong vai trò một người là Công tác xã hội

hội

a. Hành vi áp dụng kiến thức vào thực tế

 NVXH chuyên nghiệp

Khám phá của đề tài cho thấy tất cả NVXH chuyên nghiệp đều đồng ý rằng mặc dù kiến thức chuyên ngành rất cần thiết, tuy nhiên lại ít và khó áp dụng trong môi trƣờng làm việc hiện tại.

Theo đó có 7 NVXH chuyên nghiệp cho biết những kiến thức đƣợc áp dụng nhiều nhất là tâm lý học phát triển, truyền thông giao tiếp, ngoài ra tƣ vấn, tham vấn, CTXH cá nhân, CTXH nhóm có áp dụng nhƣng không "trọn vẹn" nhƣ lý thuyết. Theo đó, tâm lý học phát triển cung cấp cho họ một nền tảng về lý thuyết liên quan đến đặc điểm phát triển của đối tƣợng để họ có thể đánh giá và hiểu đƣợc tâm lý, hành vi của đối tƣợng. Từ đó kết hợp với các kiến thức và kỹ năng truyền thông giao tiếp để tiếp cận, thiết lập quan hệ với đối tƣợng.

Riêng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ tƣ vấn, tham vấn, CTXH cá nhân, CTXH nhóm đƣợc cho là không "trọn vẹn" vì theo họ, khi thực hiện các phƣơng pháp này phải theo tiến trình với các bƣớc, tuy nhiên hiện tại họ thƣờng chỉ thực hiện một số bƣớc đầu và bỏ qua những bƣớc cuối.

"Như CTXH nhóm chúng em rất hay làm, nhưng mà chỉ làm một phần nào đó thôi. Cũng có thành lập nhóm, đánh giá nhu cầu của nhóm viên, cùng nhóm viên xác định mục tiêu, phân tích vấn đề, đề ra giải pháp, nhưng chỉ đến đó thôi. Còn sau đó thì nhóm viên tự thực hiện, mình không có quá trình theo dõi hay đánh giá việc thực hiện các giải pháp đó."

(NVXH chuyên nghiệp, nữ, 24 tuổi) Từ chỗ không áp dụng đƣợc kiến thức, 1 NVXH chuyên nghiệp tại TTBTXH cho rằng việc thích nghi thực tế quan trọng hơn việc áp dụng kiến thức

"Việc học thì mình cứ học, học cho biết, còn khi ra trường thì mình phải tùy theo thực tế mà làm, trước hết phải làm cho hợp xu thế, phải thích nghi đã."

 95 

(NVXH chuyên nghiệp, nam 31 tuổi) Giải thích về thực tế này, các NVXH cho rằng chủ yếu là do các nguyên nhân khách quan nhƣ quy trình làm việc của cơ quan tạo ra các áp lực về thời gian, trình tự buộc họ phải tuân theo; nhận thức của lãnh đạo, đồng nghiệp, thân chủ, các cơ quan có liên quan và của ngƣời dân về CTXH còn thấp nên không chấp nhận, có sự nghi ngờ đối với các phƣơng pháp mới.

Thậm chí chính các lãnh đạo vẫn còn nhận thức thiên về kinh nghiệm hơn là kiến thức: "Cán bộ làm công việc này thì tay nghề phát triển theo thời gian thôi. Nói được đào tạo bài bản mà vào đây làm cũng khó vì ở trường dạy một kiểu, về làm một kiểu. Nên cái kinh nghiệm, cái tâm, cái trách nhiệm thì mới đảm bảo được công việc, nếu có kiến thức nữa thì tuyệt vời. Còn những người có kiến thức mà không có tâm, không có

trách nhiệm thì cũng khó hoàn thành nhiệm vụ được giao."(Lãnh đạo cơ sở, nam, 42

tuổi).

Ngoài ra, một vài NVXH cho biết phƣơng pháp đào tạo đại trà, chung chung, học mỗi thứ một tí mà không chuyên sâu và ít cơ hội thực hành làm rõ lý thuyết cũng là một khó khăn của họ trong quá trình ứng dụng kiến thức vì họ chƣa hiểu sâu, hiểu rõ.

Đáp ứng với thực tế này, các NVXH chuyên nghiệp đều chung một trạng thái: vừa chấp nhận, vừa cố gắng tìm cơ hội để sử dụng kiến thức.

"Mình biết là không có cái gì dễ dàng cả, cấp trên và đồng nghiệp đều không học CTXH ra nên việc người ta không hiểu là bình thường thôi. Có điều khi có cơ hội mình cũng cố gắng chứng tỏ để cho họ thấy mình có kiến thức cũng hơn chứ."

(NVXH chuyên nghiệp, nam, 27 tuổi)

Có thể thấy, do sự thiếu sẵn sàng từ môi trường (quy định cơ quan, nhận thức của lãnh đạo, đồng nghiệp...) cũng như sự thiếu tự tin của bản thân nên NVXH chuyên nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế trong áp dụng kiến thức vào thực tế. Nhưng một phần họ cũng đã có những cố gắng để có thể đưa lý thuyết vào thực tế.

 96 

Khi đánh giá về quá trình làm việc của bản thân, có 1

2 NVXH bán chuyên nghiệp thừa nhận họ làm việc theo cảm tính, 1

2 không dùng từ cảm tính nhƣng chia sẻ rằng họ "tự học", xử lý công việc bằng kinh nghiệm bản thân.

Tất nhiên đây là một điều không ai có thể phủ nhận, vì mặc dù không đƣợc đào tạo, không có kiến thức chuyên môn, rõ ràng các NVXH bán chuyên nghiệp vẫn phải hoàn thành trách nhiệm của mình. Họ mang vốn sống của

mình áp dụng vào công việc, quan sát những ngƣời đi trƣớc và "bắt chƣớc", hoặc "thử - sai".

Chúng tôi hoàn toàn không có ý phủ nhận kinh nghiệm làm việc của các NVXH lâu năm, tuy nhiên kinh nghiệm thƣờng không tránh khỏi mang màu sắc cá nhân, và nó thƣờng chỉ đúng trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định chứ không áp dụng cho tất cả mọi ngƣời. Trong bối cảnh chúng ta mới bắt đầu phát triển CTXH, nguồn nhân lực chủ yếu chƣa qua đào tạo, chúng ta phải chấp nhận điều này. Tuy vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn về phƣơng pháp làm việc của cán bộ và hiệu quả của chúng để có các giải pháp nhằm hỗ trợ NVXH bán chuyên nghiệp trong nâng cao năng lực chuyên môn của họ.

b. Hành vi nâng cao năng lực nghề nghiệp của NVXH

Tất cả NVXH đều cho rằng cần phải thƣờng xuyên học hỏi, trau dồi thêm để có thể làm tốt công việc tuy nhiên khi hỏi về các hoạt động cụ thể họ đang làm, chỉ có hơn 3

5

NVXH đã từng tự đọc sách, tìm kiếm tài liệu trên mạng, tham gia tập huấn...số còn lại thƣờng đƣa ra một số lý do để giải thích về việc mình không hào hứng nhƣ mệt mỏi, công việc không đòi hỏi, không có thời gian, không có nguồn tài liệu,...

"Mọi người cứ bảo là chị phải nuôi nó {trẻ sơ sinh} thế này, cho nó ăn thế kia, chị cũng có con, chị có kinh nghiệm của mình nên chị kệ, chị làm theo cách của chị thôi." (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 97  Kiến thức mà NVXH quan tâm tập trung vào những lĩnh vực liên quan trực tiếp và phục vụ cho công việc thực tế của họ nhƣ đặc điểm tâm lý xã hội của đối tƣợng, các kiến thức và kinh nghiệm trong xử lý tình huống cụ thể. Có một số NVXH có nói rằng các chính sách cũng cần thiết

cho công việc nhƣng họ thƣờng không thích tìm hiểu vì "dài", "dày". Những mảng nhận thức mang tính vĩ mô nhƣ hệ thống an sinh xã hội, các chính sách về phát triển nghề hoặc các kiến thức chuyên sâu về CTXH không đƣợc các NVXH đề cập đến.

Các phƣơng pháp nâng cao nhận thức đang đƣợc thực hiện bao gồm tự nghiên cứu sách, báo, mạng internet; trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp; tham gia tập huấn ngắn ngày và dài ngày; tham quan thực tế học hỏi kinh nghiệm các cơ sở, tổ chức xã hội khác; đi học nâng cao trình độ (Liên thông Cao đẳng lên Đại học).

Tất cả các NVXH đều cho rằng họ có ít cơ hội, gặp nhiều khó khăn để có thể nâng cao nhận thức về nghề vì các lý do: 1/ Vấn đề tài chính: nguồn ngân sách của cơ sở để họ đi tập huấn, học hỏi là rất hạn chế, mỗi năm chỉ đủ cho khoảng 02 ngƣời đi, trong khi thu nhập của họ ở mức thấp nên họ không sẵn sàng bỏ tiền túi ra; 2/ Công việc tại cơ sở, tổ chức nhiều, cán bộ lại ít, họ đi thì sẽ không có ai làm việc hộ cho nên không thể bỏ công việc đó mà đi, đặc biệt là các hoạt động học tập dài ngày; 3/ Các đợt tập huấn thƣờng diễn ra trong một thời gian ngắn, lƣợng thông tin nhiều và dồn lại liên tiếp nên hạn chế chất lƣợng; 4/ Các cán bộ lớn tuổi cho biết mức độ tiếp thu của họ chậm hơn so với các bạn trẻ, họ đi học nâng cao nhận thức vào thời điểm này sẽ phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian hơn để có thể đạt đƣợc hiệu quả; 5/ Nguồn tài liệu về CTXH đa phần đƣợc dịch từ nƣớc ngoài nên khi đọc họ thƣờng khó hiểu.

Trong hoạt động nâng cao nhận thức nghề nghiệp, các NVXH bán chuyên nghiệp thể hiện sự tích cực và chủ động hơn với tỉ lệ 9/12 NVXH bán chuyên nghiệp cho biết họ thƣờng xuyên tự tìm tòi sách báo, tranh thủ cơ hội để đƣợc tham gia tập huấn,...Tỉ lệ

"...nếu đi học cơ quan đóng tiền cho thì mình cũng cắn răng đi học, chứ đi học lại còn phải tự đóng tiền nữa trong khi mức lương mình chỉ có vậy thì cũng khó."

(NVXH bán chuyên nghiệp, nam, 38 tuổi).

 98 

này ở NVXH chuyên nghiệp thấp hơn, chỉ có 4/8 ngƣời. Phải chăng vì bản thân NVXH bán chuyên nghiệp thấy rằng mình chƣa có kiến thức nền tảng để phục vụ cho công việc, nghề nghiệp nên cần nỗ lực hơn, học hỏi nhiều hơn. Còn NVXH chuyên nghiệp vì đã học ra, có kiến thức nền tảng nhƣng một phần vì chƣa ứng dụng đƣợc nhiều vào môi trƣờng, một phần vì công việc khá đơn giản, không đòi hỏi cao nên họ không có nhu cầu đào tạo thêm?

Một lãnh đạo cơ sở cho biết mặc dù họ rất muốn tạo điều kiện cho cán bộ đi học nhƣng cũng nhƣ các NVXH đã nói, họ gặp khó khăn trong kinh phí và sắp xếp, bố trí cán bộ. Trong khi đó, tại Lâm Đồng hầu nhƣ chƣa có các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về CTXH cho cán bộ, các lớp do Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội mở thì thƣờng chỉ tập trung vào chính sách, quản lý...,các hoạt động tập huấn thƣờng diễn ra ở ngoài tỉnh, do đó khi cử cán bộ đi thƣờng tốn kém và mất nhiều thời gian hơn. Do đó, dựa trên kinh phí đƣợc cấp, mỗi năm cơ sở cũng chỉ có thể tạo điều kiện đƣợc khoảng 02 cán bộ đi ngoài tỉnh mà thôi. Trên thực tế, trong số 20 NVXH đƣợc hỏi, chỉ có 08 NVXH từng đƣợc đi tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm ngoài tỉnh.

Tiểu kết

Qua những phân tích trên cho thấy NVXH vẫn còn mơ hồ về các vai trò nghề nghiệp của mình, kể cả NVXH chuyên nghiệp. Mặc dù nhận thức tốt về những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cần có nhƣng bản thân NVXH lại chƣa tự đánh giá đƣợc về những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng của mình có đáp ứng đƣợc đòi hỏi công việc không, họ cho là mình phù hợp với nó nhƣng những lý do họ đƣa ra để giải thích lại quá đơn giản.

NVXH vẫn còn thiếu tự tin vào bản thân trong vai trò một ngƣời giúp đỡ do hiệu quả trợ giúp chƣa cao. Họ cho biết mình vẫn chƣa thực sự độc lập và quyết đoán, ngƣợc lại thƣờng bị ảnh hƣởng bởi các tiền lệ tại nơi làm việc cũng nhƣ sự đánh giá của đồng nghiệp trong quá trình đƣa ra các quyết định nghề nghiệp.

Do những rào cản về nhận thức của lãnh đạo, đồng nghiệp và thân chủ, các NVXH chuyên nghiệp ít áp dụng đƣợc kiến thức vào thực tế, còn NVXH bán chuyên nghiệp

 99 

lại chỉ làm việc theo cảm tính và kinh nghiệm. Hoạt động nâng cao nhận thức cũng còn yếu dù họ cho rằng nó cần thiết.

Thái độ đối với bản thân Ý kiến trả lời Số lƣợng Nhận thức

Nhận thức về vai trò Ngƣời giúp đỡ, hỗ trợ Vai trò ngƣời tƣ vấn

20/20 6/20

Vai trò ngƣời giáo dục 4/20

Nhầm lẫn vai trò nghề nghiệp với các vai trò thƣờng nhật

9/20

Nhận thức về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cần có

NVXH đề cập đến tất cả các phẩm chất, kiến thức và kỹ năng cần thiết, tuy nhiên ý kiến không tập trung;

Đánh giá về sự phù hợp của bản thân với công việc

Phù hợp Vì phù hợp sở thích Vì đã đƣợc đào tạo Không giải thích đƣợc 20/20 12/20 5/20 3/20 Cảm xúc Thiếu tự tin 20/20

Thiếu độc lập và quyết đoán 16/20

Hành vi

Áp dụng kiến thức vào công việc

NVXH chuyên nghiệp ít áp dụng 8/8 Áp dụng tâm lý học phát triển, truyền thông, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tƣ vấn, tham vấn, CTXH cá nhân và nhóm

7/8

NVXH bán chuyên nghiệp làm việc theo cảm tính

6/12

NVXH bán chuyên nghiệp xử lý công việc bằng kinh nghiệm bản thân

6/12

 100 

lực nghề nghiệp Đang tự nghiên cứu, học hỏi 13/20

2.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến thái độ của NVXH đối với nghề CTXH

Để tìm hiểu những yếu tố ảnh hƣởng đến thái độ của NVXH đối với nghề CTXH, ngoài việc phỏng vấn sâu, chúng tôi đã tiến hành 02 thảo luận nhóm về chủ đề này. Các NVXH đề cập đến khá nhiều yếu tố quen thuộc nhƣ thu nhập, gia đình, quy định cơ quan,...ngoài ra có một số yếu tố không đƣợc chủ động đề cập nhƣng ngƣời điều tra đã gợi ý để tìm hiểu quan điểm của nhóm NVXH.

Một phần của tài liệu Thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (Nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh Lâm Đồng (Trang 100)