Nhân viên xã hội

Một phần của tài liệu Thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (Nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh Lâm Đồng (Trang 28)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.1.1.3.Nhân viên xã hội

a. Định nghĩa NVXH

Nhân viên xã hội là ngƣời đƣợc đào tạo công tác xã hội (có bằng đại học hay thạc sỹ), sử dụng kiến thức và kỹ năng để cung cấp các dịch vụ xã hội cho các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, tổ chức, hay xã hội. nhân viên xã hội giúp đỡ con ngƣời tăng cƣờng năng lực đối phó và giải quyết vấn đề và giúp đỡ họ tìm kiếm đƣợc các nguồn trợ giúp cần thiết, tạo điều kiện cho sự tƣơng tác giữa các cá nhân và giữa con ngƣời với môi trƣờng xung quanh họ, làm cho các tổ chức có trách nhiệm với con ngƣời và tác động đến các chính sách xã hội (Zastrow, 1996: 10) [26].

Nhân viên xã hội là ngƣời làm việc để giúp đỡ mọi ngƣời. Hầu hết họ làm việc với con ngƣời và giúp họ quản lý cuộc sống của mình, hiểu và thích nghi với ốm đau, khuyết tật, cái chết và cung cấp các dịch vụ xã hội, nhƣ chăm sóc sức khỏe, giúp đỡ pháp luật. Những nhân viên xã hội khác làm việc nhƣ những quản trị viên trong hệ thống dịch vụ xã hội, viết các chƣơng trình cho các tổ chức phi lợi nhuận, biện hộ cho các chính sách xã hội thuộc nhiều cấp độ của chính phủ và tiến hành các nghiên cứu.

 23 

Nhân viên xã hội cung cấp các trị liệu và dịch vụ cho cá nhân và gia đình thông thƣờng có bằng thạc sỹ CTXH. Những ngƣời làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và chính sách thƣờng có bằng Tiến sỹ CTXH [38].

Ở hầu hết các nƣớc, CTXH chuyên nghiệp đƣợc đào tạo ở bậc Đại học. Đây là quan điểm đƣợc đề xuất trong bản báo cáo năm 2004 về "Các tiêu chuẩn toàn cầu về đào tạo CTXH" của IFSW và IASSW. Tuy nhiên, những cơ quan quốc tế này đồng thời cũng chấp nhận rằng ở một số quốc gia việc đào tạo NVXH ở các cấp thấp hơn là một nguyện vọng để đạt đƣợc số lƣợng nhƣ yêu cầu [11, Tr.13].

Trên thế giới, để hành nghề CTXH chuyên nghiệp, một ngƣời phải trải qua nhiều kỳ thi và kiểm tra ngặt nghèo. Nhờ đó họ đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề và phải tiếp tục tham gia các khóa học, trải qua các kỳ thi. Quá trình hành nghề của NVXH luôn đặt dƣới sự giám sát của cơ quan nơi họ công tác và Hiệp hội nghề nghiệp. Khi một NVXH vi phạm các chuẩn mực đạo đức, gây ra các tổn hại cho thân chủ hoặc nghề nghiệp, họ sẽ đứng trƣớc nguy cơ bị sa thải, tịch thu chứng chỉ hành nghề.

Ngƣời ta có thể chia NVXH thành hai kiểu NVXH chính: Những NVXH cung ứng dịch vụ trực tiếp, ngƣời giúp thân chủ giải quyết và đƣơng đầu với các vấn đề trong cuộc sống thƣờng ngày của họ, và NVXH lâm sàng, ngƣời chẩn đoán và điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần, hành vi và cảm xúc.

Ngoài ra còn có khái niệm NVXH bán chuyên nghiệp. Có thể hiểu NVXH bán chuyên nghiệp là những ngƣời làm việc trong một số vai trò nhƣ một NVXH, tuy nhiên họ không đƣợc đào tạo một cách chính quy về CTXH. "Rất nhiều người ở cấp xã được gọi là "những nhân viên xã hội cơ sở". Họ làm việc trực tiếp với các cá nhân, gia đình nhưng họ không được đào tạo hoặc chỉ được đào tạo rất ít thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn. Những NVXH này được coi như là bán chuyên nghiệp trong vai trò của mình, nền tảng kiến thức và kỹ năng của họ phần nào giống như của CTXH chuyên nghiệp nhưng quá trình hình thành kiến thức và kỹ năng của họ vẫn ở dưới mức cần thiết để thừa nhận vai trò chuyên nghiệp" [9, Tr. 16 - 17].

 24 

Tại Việt Nam, theo Thông tƣ số 34/2010/TT-BLĐTBXH Quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH [24, Tr. 22 - 26], có 3 ngạch viên chức CTXH gồm Công tác xã hội viên chính, Công tác xã hội viên và Nhân viên công tác xã hội, ở đây chúng tôi xin gọi chung là nhân viên xã hội. Thông tƣ quy định NVXH là ngƣời có bằng từ trung cấp trở lên chuyên ngành CTXH hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội có liên quan.

Trong đề tài này, để thống nhất cách hiểu về NVXH tôi xin đƣa ra các điểm chính sau để giới hạn khách thể nghiên cứu:

 NVXH là những ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hoạt động trợ giúp cho các đối tƣợng yếu thế tại các cơ sở, tổ chức xã hội nhƣ Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm 0506, Hội chữ thập đỏ, Hội ngƣời khuyết tật, Hội ngƣời mù, Các Sở, Phòng Lao động Thƣơng binh và xã hội, Cục bảo trợ trẻ em; hoặc làm việc trong vai trò là cán bộ cơ sở tại các địa phƣơng ví dụ cán bộ dân số các cấp, cán bộ văn hóa xã hội phụ trách mảng chính sách cấp xã, phƣờng, thị trấn; hoặc làm việc cho các tổ chức Phi chính phủ đang triển khai các dự án phát triển cộng đồng...;

 NVXH chuyên nghiệp là những ngƣời đã đƣợc đào tạo chính quy từ Trung cấp trở lên chuyên ngành CTXH;

 NVXH bán chuyên nghiệp là ngƣời hoạt động trong lĩnh vực CTXH trong vai trò là ngƣời trợ giúp nhƣng chƣa qua đào tạo chính quy về CTXH;

b. Vai trò của NVXH [26, Tr. 47 - 48]

CTXH càng phát triển NVXH càng có nhiều vai trò hơn, mở rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của nghề nghiệp này. Một số các vai trò chủ yếu của NVXH gồm:

 Vai trò là ngƣời chăm sóc, ngƣời trợ giúp;

 Ngƣời môi giới, kết nối;

 Ngƣời điều phối;

 25 

 Ngƣời giáo dục;

 Ngƣời tạo điều kiện;

 Ngƣời biện hộ;

 Ngƣời vận động/hoạt động xã hội;

 Ngƣời quản lý hành chính;

 Nhà hoạch định chính sách;

 Ngƣời nghiên cứu;

c. Phẩm chất, kiến thức và kỹ năng cần có đối với một NVXH [26, Tr. 48 - 50]

Phẩm chất

 NVXH cần sự cảm thông và tình yêu thƣơng con ngƣời, sự sẵn sàng giúp đỡ ngƣời khác; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 NVXH cần có niềm đam mê nghề nghiệp, sự cam kết với nghề nghiệp để có đủ niềm tin và ý chí vƣợt qua những giai đoạn khó khăn trong quá trình trợ giúp thân chủ vì đây là một nghề với nhiều áp lực về thời gian, cảm xúc....

 NVXH phải trung thực. Đây là một phẩm chất nhân cách mà Carl Rogers cho rằng không thể thiếu đƣợc ở ngƣời tham gia vào hoạt động trợ giúp;

 NVXH cần có thái độ cởi mở để có thể tạo nên niềm tin và sự chia sẻ từ phía đối tƣợng;

 Nhân viên xã hội cần có tính kiên trì, nhẫn nại;

 NVXH cần có lòng vị tha, sự rộng lƣợng để không có thành kiến làm xuất hiện cảm xúc tiêu cực khi làm việc với thân chủ;

 Có quan điểm cấp tiến và hoạt động hƣớng tới sự thay đổi trong trật tự xã hội;

 Cƣơng trực. Đây là một phẩm chất mà hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp cho là rất cần thiết ở nhân viên xã hội chuyên nghiệp.

 26 

CTXH là một nghề có khả năng ứng dụng rộng lớn, NVXH tham gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, vì thế đòi hỏi họ phải có nền tảng kiến thức rộng và phong phú. Ngoài các kiến thức nghề nghiệp họ còn phải tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan khác phục vụ cho công việc nhƣ:

 Chính sách xã hội

 Tâm lý học

 Xã hội học

 Kiến thức bổ trợ khác nhƣ kinh tế, pháp luật..

Kỹ năng

 Kỹ năng lắng nghe tích cực

 Kỹ năng thu thập, phân tích thông tin

 Kỹ năng nhận xét, đánh giá

 Kỹ năng thiết lập mối quan hệ

 Kỹ năng quan sát

 Kỹ năng truyền thông giao tiếp

 Kỹ năng giúp đối tƣợng tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề

 Kỹ năng đƣa ra các giải pháp và dự đoán hiệu quả sử dụng.

 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cá nhân.

 Kỹ năng làm việc với các tổ chức.

 Kỹ năng biện hộ.

 Kỹ năng tƣ vấn.

 Kỹ năng tham vấn.

Một phần của tài liệu Thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (Nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh Lâm Đồng (Trang 28)