8. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.1.2.2. Thuyết nhận thức của Jean Piaget
Piaget cho rằng trẻ con luôn cố tìm hiểu thế giới của mình một cách tự nhiên. Trong suốt tuổi ẳm ngữa, thơ ấu và thanh niên trẻ con muốn tìm hiểu hoạt động của cả thế giới tự nhiên và xã hội.
30
Ông lập luận rằng trong nỗ lực tìm hiểu thế giới của mình, trẻ liên kết các hiểu biết của mình về sự vật và con ngƣời thành một lý thuyết hoàn chỉnh. Sau đó, kinh nghiệm sống của trẻ sẽ kiểm chứng các lý thuyết, dẫn đến niềm tin của trẻ vào lý thuyết trở nên mạnh mẽ hơn (nếu các sự kiện dự đoán xảy ra) hoặc trẻ xem xét lại lý thuyết của mình (nếu sự kiện dự đoán không xảy ra).
Khi đến một vài thời điểm tới hạn trong sự phát triển, trẻ bắt đầu hình thành kiến thức theo cách mới, xây dựng nên những lý thuyết mới về cơ bản. Và theo Piaget sự thay đổi này diễn ra 3 lần trong đời (một lần lúc 2 tuổi, lần thứ hai khi 7 tuổi và lần thứ ba ngay trong tuổi thanh niên), đồng nghĩa với việc trẻ trải qua bốn giai đoạn phát triển. Mỗi giai đoạn tƣợng trƣng cho một thay đổi cơ bản trong cách con ngƣời tìm hiểu và sắp xếp môi trƣờng của mình, và giai đoạn sau lại mang nhiều quan điểm, lập luận tinh vi hơn giai đoạn trƣớc.
Theo ông, sự phát triển các cấu trúc nhận thức và trí tuệ gồm 2 quá trình: tiền tạo và kiến tạo. Trong đó, có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sự kiến tạo. Gồm:
• Sự tăng trƣởng cơ thể, đặc biệt là sự chín muồi của phức hợp đƣợc tạo thành bởi hệ thần kinh và nội tiết. Bao gồm sự mở rộng những khả năng thần kinh đã có thành những khả năng mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện một số hành vi nào đó. Tuy nhiên, để có hành vi mới, sự chín muồi các chức năng thần kinh thôi chƣa đủ mà còn cần tới sự luyện tập và có sự tham gia của kinh nghiệm. Và theo ông, vai trò của các phức hợp thần kinh đối với trí tuệ sẽ giảm dần theo lứa tuổi. • Vai trò của luyện tập và kinh nghiệm thu đƣợc thông qua hoạt động với đối tƣợng. Piaget ám chỉ đây là những kinh nghiệm vật lý thu đƣợc thông qua các hoạt động vật lý, nó khác với những kinh nghiệm xã hội.
• Sự tƣơng tác và chuyển giao xã hội. Bao gồm 2 mặt: sự xã hội hóa của xã hội và sự đồng hóa tích cực của chủ thể.
• Tính chủ thể và sự phối hợp chung của các hành động cá nhân. Theo ông, cả 3 yếu tố trên đều quan trọng nhƣng chúng không tác động riêng rẽ mà đƣợc phối hợp bởi hành động của chủ thể và đƣợc thay đổi theo sự phát triển của trí tuệ qua các
31
giai đoạn. Tính chủ thể thể hiện ở sự đồng hóa và vai trò của các yếu tố tình cảm và động cơ trong quá trình phát triển.
Dựa trên những luận điểm của Jean Piaget, có thể thấy rằng nhận thức của NVXH về nghề CTXH là kết quả của một quá trình chủ động khám phá thế giới nghề nghiệp, nó phản ánh tính tích cực hoạt động của họ để tích lũy cho mình những kinh nghiệm thông qua quá trình tƣơng tác với các thành phần của nghề nghiệp nhƣ nền tảng lý thuyết, thân chủ, đồng nghiệp,...Nhận thức này luôn phản ánh thực tế khách quan mà NVXH hoạt động bên trong, hay nói cách khác nhận thức của NVXH về nghề CTXH phản ánh thực trạng hoạt động nghề CTXH tại các cơ sở, tổ chức xã hội mà họ đang làm việc.
1.1.3. Kháiquát về địa bàn nghiên cứu
Lâm Đồng là tỉnh nằm ở Nam Tây Nguyên, ở độ cao trung bình từ 800 – 1000m so với mặt nƣớc biển. Có diện tích tự nhiên 9.773,54km2, dân số năm 2011 là 1.218.691 ngƣời [29]. Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 02 thành phố và 10 huyện.
Đến cuối năm 2012, số hộ nghèo toàn tỉnh là 18.306 hộ, chiếm 6,31%, giảm 3,05% so với đầu năm. Trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số có 10.163 hộ, chiếm 16,34%, giảm 7,54% so với đầu năm[4]. Số hộ cận nghèo là 15.888 hộ, chiếm 5,48%, giảm 1.232 hộ so với đầu năm.
Đến tháng 01/2011 toàn tỉnh có khoảng 104.000 ngƣời khuyết tật, chiếm 8,6% dân số toàn tỉnh, trong đó 45% nữ và hơn 60% sống ở nông thôn, 2,1% ngƣời khuyết tật là trẻ em trong độ tuổi đi học. Bốn dạng khuyết tật chiếm tỉ trọng cao nhất là khuyết tật vận động: 24%, khuyết tật thị giác: 23,6%, khuyết tật trí tuệ: 23% và khuyết tật nghe nói: 19,5%, các dạng khuyết tật khác đều có tỉ lệ dƣới 10% [5].
Lâm Đồng là tỉnh có số lƣợng ngƣời rối nhiễu tâm trí khá cao: 63.600 ngƣời, chiếm 5,3% dân số. Trong đó số lƣợng ngƣời bị tâm thần nặng, lang thang, có hành vi gây nguy hiểm đến gia đình và cộng đồng năm 2010 là 2.229 đối tƣợng. Số lƣợng đang đƣợc chăm sóc tại 02 cơ sở bảo trợ xã hội là 281 ngƣời; giải quyết trợ cấp, trợ giúp và
32
hỗ trợ nuôi dƣỡng cho 2.041 ngƣời tâm thần nặng đang sinh sống tại gia đình, cộng đồng và các cơ sở bảo trợ xã hội với mức trợ cấp tối thiểu là 360.000đ/ngƣời/tháng [6].
Số lƣợng ngƣời cao tuổi tại tỉnh Lâm Đồng cũng đang tăng nhanh về số lƣợng và tỉ trọng. Năm 2009, số lƣợng ngƣời cao tuổi là 73.210 ngƣời, chiếm 6,16% dân số. Đến năm 2012, con số này tăng lên 92.120 ngƣời, chiếm xấp xỉ 7,5% dân số. Trong đó có 46.645 ngƣời trong độ tuổi 60 - 69, 28.382 ngƣời trong độ tuổi 70 - 79, 16.906 ngƣời trên 80 và 187 cụ từ 100 tuổi trở lên. Hiện có 67% ngƣời cao tuổi vẫn tham gia lao động sản xuất, gần 23% sống độc thân hoặc hai vợ chồng già sống với nhau, không tham gia sản xuất nhƣng vẫn làm công việc nội trợ và chỉ có khoảng 10% đƣợc nghỉ ngơi, phụng dƣỡng hoàn toàn [7].
Để đáp ứng nhu cầu xã hội trong việc trợ giúp các đối tƣợng xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội, Tỉnh Lâm Đồng đã thành lập 09 cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó 01 cơ sở công lập và 08 cơ sở ngoài công lập với 596 đối tƣợng và 142 cán bộ, nhân viên quản lý, phục vụ. Cụ thể, ngƣời tâm thần 275; ngƣời già cô đơn: 35; trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em thuộc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 162; ngƣời khuyết tật: 124 [21].
Nhìn chung đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở bảo trợ còn thiếu về số lƣợng và chƣa đảm bảo về tiêu chuẩn nghiệp vụ, đặc biệt là tại các cơ sở ngoài công lập. "Các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập được thành lập do nhu cầu bức thiết của xã hội, vì vậy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên còn yếu, số lượng còn thiếu, chủ yếu chăm sóc theo thói quen, thiếu khoa học" [22].
Nhƣ vậy có thể thấy Lâm Đồng cũng đang nằm trong xu thế chung của cả nƣớc với sự gia tăng nhanh các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng, tạo nên nhu cầu lớn về CTXH. Tuy nhiên đội ngũ NVXH chƣa đáp ứng đƣợc cả về số lƣợng và chất lƣợng. Chính vì vậy cần thiết phải có một nghiên cứu nhằm cho thấy thái độ của NVXH đối với nghề nghiệp để từ đó đƣa ra các kiến nghị phù hợp trong việc chuyên nghiệp hóa đội ngũ NVXH.