Nghiên cứu kết quả sớm của phương pháp nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá khít ở bệnh nhân có điểm Wilkins ≥ 9

121 589 2
Nghiên cứu kết quả sớm của phương pháp  nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị  bệnh hẹp van hai lá khít ở bệnh nhân  có điểm Wilkins ≥ 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Hẹp van hai lá (HHL) là bệnh van tim có nguyên nhân đa số do thấp tim. Tuy đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng nhưng bệnh vẫn còn khá phổ biến. Hẹp van hai lá - nhất là hẹp van hai lá khít thường có diễn biến bất ngờ với những biến chứng có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề, nếu không cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cu ộc sống của bệnh nhân (BN). Hơn 20 năm qua, vai trò của nong van hai lá qua da điều trị HHL liên tục được phát triển và mở rộng. Phương pháp nong van hai lá (NVHL) bằng bóng qua da từ lỗ chọc nhỏ ở tĩnh mạch đùi phải được Kanji Inoue - một phẫu thuật viên tim mạch người Nhật Bản đề xuất năm 1984 đã mở ra một giai đoạn mới trong điều trị bệnh HHL khít. Kết qu ả của phương pháp này đã được kiểm nghiệm bằng nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới [30], [39], [54], [56], [65], [69], [73], [80] cho thấy khả năng thành công cao, an toàn và hiệu quả. Về lâm sàng, cải thiện huyết động và tiên lượng sống còn có thể so sánh được với mổ tách van tim mở [32], [41], [79], tương tự thậm chí còn ưu việt hơn so với mổ tách van tim kín [31], [32], [88]. NVHL là kỹ thuật ít xâm lấn, ít đau, thời gian nằm viện ngắn, không phải gây mê, không để lại sẹo ngực và đặc biệt ít ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân. Hơn nữa, NVHL chứng minh được lợi ích vượt trội ở những bệnh nhân ở tình trạng đặc biệt như: phụ nữ có thai [18], [29], [47], [50], [60], [81], [82], [89], phù phổi cấp, suy tim quá nặng [71], trẻ em [59], [62] và các trường hợp có bệnh phối hợp có khả năng kéo theo nhiều nguy cơ khi phẫu thuật… Vì những ưu thế đó, NVHL bằng bóng Inoue đã trở thành phương pháp được lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh nhân HHL khít trên toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy lựa chọn bệnh nhân là nền tảng chủ yếu để dự đoán thành công và lợi ích của biện pháp can thiệp [33], [39], [43], [45], [53], [58], [65], [67], [73], [75]. Lựa chọn các bệnh nhân thích hợp cho nong van hai lá yêu cầu những đánh giá thận trọng và chính xác hình thái van tim. Siêu âm hiện nay là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá đặc điểm hình thái của van hai lá - yếu tố quyết định thành công của phương pháp điều trị. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các bệnh nhân có điểm siêu âm Wilkins < 9 có kết quả sau nong van tốt hơn, cải thiện triệu chứng tốt hơn - các bệnh nhân này là các bệnh nhân có hình thái thương tổn van khá phù hợp cho NVHL. Tại Việt Nam, đứ ng đầu là Viện Tim mạch Quốc gia, kỹ thuật nong van hai lá bằng bóng Inoue đã được triển khai hơn 10 năm nay và đã thu được những kết quả khả quan, đáng khích lệ qua một số nghiên cứu theo dõi sớm và trung hạn [1], [2], [5], [6], [8], [15], [23]. Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng số lượng bệnh nhân có tổn thương van tim với hình thái tổn thương van nặng nề trên siêu âm (Wilkins ≥ 9 điểm) chiếm một tỷ lệ không nhỏ ở các bệnh nhân HHL khít. Ở nước ta, phẫu thuật thay van vẫn là một gánh nặng kinh tế mà nhiều BN không thể chi trả. Phẫu thuật cũng không thể giải quyết được nhu cầu thay van cho BN, có quá nhiều BN phải chờ mổ trong khi suy tim vẫn tiến triển và nguy cơ bị các tai biến vẫn đang rình rập. Hơn nữa, còn rất nhiều BN rơi vào các tình trạng lâm sàng đặc biệt như đang có thai, phù phổi cấp, suy tim quá nặng vv… cần phải giải quyết tình tr ạng hẹp lỗ van để cứu sống BN hay chí ít cũng làm giảm bớt bệnh ở những bệnh nhân không phẫu thuật được. Đã có một số nghiên cứu về vấn đề NVHL cho BN có hình thái tổn thương van nặng nề (điểm Wilkins ≥ 9) ở một vài trung tâm can thiệp lớn trên thế giới [34], [39], [73]. Tại Việt Nam, chưa có nhiều các nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm các mụ c tiêu sau: Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá kết quả sớm của kỹ thuật nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá khít ở bệnh nhân có tổn thương van nặng nề - điểm Wilkins ≥ 9. 2. Nghiên cứu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả nong van hai lá ở các bệnh nhân có điểm Wilkins ≥ 9.

B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI NGUYN HNG CNG NGHIÊN CứU KếT QUả SớM CủA PHƯƠNG PHáP NONG VAN HAI Lá BằNG BóNG INOUE TRONG ĐIềU TRị BệNH HẹP VAN HAI Lá KHíT ở BệNH NHÂN Có ĐIểM WILKINS 9 LUN VN THC S Y HC H NI - 2010 B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y H NI NGUYN HNG CNG NGHIÊN CứU KếT QUả SớM CủA PHƯƠNG PHáP NONG VAN HAI Lá BằNG BóNG INOUE TRONG ĐIềU TRị BệNH HẹP VAN HAI Lá KHíT ở BệNH NHÂN Có ĐIểM WILKINS 9 Chuyờn ngnh : Tim mch Mó s : 60.72.20 LUN VN THC S Y HC Ngi hng dn khoa hc T.S. PHM MNH HNG H NI 2010 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội, Ban Giám đốc và các phòng ban của Sở Y tế Thanh Hóa, Đảng ủy và Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Phạm Mạnh Hùng, người thầy hướng dẫn của tôi. Mặc dù rất bận rộn với công việc nhưng thầy luôn giành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo, động viên, cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu, giúp tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này. Với tất cả lòng kính trọng, tôi xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ trong hội đồng thông qua đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Các thầy cô là những tấm gương sáng để tôi học hỏi, noi theo trên con đường nghiên cứu khoa học và hành nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp và các khoa phòng Viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu để tôi hoàn thành bản luận văn. Tôi xin chân thành gửi cảm ơn đến đại gia đình, cha, người mẹ thân yêu đã khuất của tôi, anh chị, em trai, cháu Thùy Dương, các bạn đồng nghiệp và bạn bè tôi đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi sự thương yêu và cảm ơn tới vợ con tôi vì sự thiệt thòi và sự quan tâm sâu sắc dành cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin ghi nhận những tình cảm quý báu và công lao đó ! Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2010 Nguyễn Hồng Cường LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu kết quả sớm của phương pháp nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá khít ở bệnh nhân có điểm Wilkins ≥ 9” là đề tài đầu tiên do tự bản thân tôi thực hiện. Các số liệu trong bản luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Hồng Cường MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. TÌNH HÌNH BỆNH HẸP VAN HAI LÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 3 1.1.1. Tình hình bệnh hẹp van hai lá trên thế giới 3 1.1.2. Tình hình thấp tim và bệnh hẹp van hai lá ở Việt Nam 4 1.2. BỆNH HẸP VAN HAI LÁ 5 1.2.1. Cấu tạo van hai lá 5 1.2.2. Nguyên nhân gây hẹp van hai lá 6 1.2.3. Sinh lý bệnh của hẹp van hai lá 7 1.2.4. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hẹp van hai lá 8 1.2.5. Điều trị bệnh nhân bị hẹp van hai lá hiện nay 14 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30 2.1.1. Các nhóm nghiên cứu 30 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân 30 2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán HHL khít 31 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.2.1. Mô tả phương pháp nghiên cứu 32 2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 32 2.2.3. Các biến số nghiên cứu trước, trong và sau nong van để đánh giá và theo dõi kết quả 33 2.2.4. Kỹ thuật nong van hai lá bằng bóng Inoue 34 2.2.5. Định nghĩa thành công 38 2.2.6. Xử lý số liệu 38 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 3.1. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA BỆNH NHÂN 40 3.1.1 Các thông số chung 40 3.1.2. Các thông số chung 43 3.2. KẾT QUẢ NVHL BẰNG BÓNG INOUE 44 3.2.1. Kết quả chung 44 3.2.2. Những thay đổi sớm về các thông số lâm sàng, cận lâm sàng và huyết động cơ bản của bệnh nhân 45 3.2.3. Mức độ cải thiện của một số chỉ số trên lâm sàng, siêu âm và thông tim của 2 nhóm bệnh nhân sau nong van 51 3.2.4. Kết quả NVHL của BN nhóm A trong tình trạng cấp cứu 53 3.2.5. Kết quả NVHL ở BN nhóm A đang trong thai kỳ 54 3.2.6. Kết quả NVHL ở BN nhóm A chưa có điều kiện mổ thay van 54 3.2.7. Các nguyên nhân thất bại và các biến chứng hay gặp ở nhóm A 55 3.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ NVHL Ở NHÓM CÓ WILKINS ≥ 9 ĐIỂM 56 3.3.1. Tuổi 57 3.3.2. Giới 58 3.3.3. Nhịp xoang 58 3.3.4. Tiền sử mổ tách van 59 3.3.5. HoHL ≤ 2/4 đi kèm 60 3.3.6. HHoC ≤ 2/4 đi kèm 61 3.3.7. HoBL ≥ 3/4 đi kèm 62 3.3.8. Điểm Wilkins và tỷ lệ thành công sau nong van 63 3.3.9. Biến chứng HoHL sau nong van 64 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 69 4.1. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA BỆNH NHÂN 69 4.1.1. Tình hình chung 69 4.1.2. Các thông số chung về lâm sàng, siêu âm và thông tim của 2 nhóm BN trước nong van 73 4.2. KẾT QUẢ NVHL BẰNG BÓNG INOUE TRÊN 2 NHÓM NGHIÊN CỨU 74 4.2.1. Kết quả chung 74 4.2.2. Kết quả sớm sau NVHL 75 4.2.3. Các nguyên nhân thất bại và các biến chứng hay gặp ở nhóm bệnh nhân có Wilkins ≥ 9 điểm 80 4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ NVHL Ở NHÓM BN CÓ ĐIỂM WILKINS ≥ 9 81 4.3.1. Tuổi 81 4.3.2. Giới 82 4.3.3. Nhịp xoang 82 4.3.4. Tiền sử mổ tách van 82 4.3.5. HoHL ≤ 2/4 đi kèm 83 4.3.6. HHoC ≤ 2/4 đi kèm 84 4.3.7. HoBL ≥ 3/4 đi kèm 84 4.3.8. Điểm Wilkins và kết quả nong van ở BN có điểm Wilkins ≥ 984 4.3.9. Điểm Wilkins và biến chứng HoHL sau nong van 87 4.3.10. Điểm Padial và biến chứng HoHL nặng sau nong van 88 KẾT LUẬN 89 KIẾN NGHỊ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALĐMP Áp lực động mạch phổi ALNT Áp lực nhĩ trái BN Bệnh nhân Dd Diameter diastolic Ds Diameter systolic EF Ejection Fraction ĐMC Động mạch chủ ĐMP Động mạch phổi HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HHL Hẹp hai lá HHoC Hẹp hở chủ HoHL Hở hai lá HoBL Hở ba lá MaxVG Maximum Valvular Gradient MinVG Minimum Valvular Gradient MVA Mitral Valve Arial MVG Mean Valvular Gradient NYHA New York Heart Association NHLBI National Heart, Lung and Blood Institute NVHL Nong van hai lá PAP Pressure Arteriel Pulmonary PHT Pressure Hal-fast Time DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc thấp tim (RF) và các bệnh van tim do thấp (RHD) trên thế giới 4 Bảng 1.2. Thang điểm siêu âm của Wilkins 22 Bảng 1.3. Thang điểm của Padial dự đoán sau NVHL 24 Bảng 1.4. Biến chứng của nong van hai lá 27 Bảng 3.1. Các thông số chung của bệnh nhân 40 Bảng 3.2. Các thông số chung của bệnh nhân 43 Bảng 3.3. Tóm tắt kết quả chung 44 Bảng 3.4. Các thông số lâm sàng cơ bản trước nong van 45 Bảng 3.5. Các thông số trên siêu âm trước nong van 46 Bảng 3.6. Các thông số trên thông tim trước nong van 47 Bảng 3.7. Thay đổi các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng và huyết động cơ bản của BN nhóm A sau nong van 48 Bảng 3.8. Các thông số lâm sàng, cận lâm sàng và huyết động cơ bản của BN nhóm B trước và sau nong van 50 Bảng 3.9. So sánh sự cải thiện một số chỉ số của 2 nhóm bệnh nhân sau nong van 52 Bảng 3.10. Kết quả NVHL cấp cứu ở BN có điểm Wilkins ≥ 9 điểm 53 Bảng 3.11. Kết quả NVHL ở BN nhóm A có thai 54 Bảng 3.12. Các nguyên nhân thất bại về kỹ thuật và các biến chứng hay gặp 55 Bảng 3.13. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết qủa NVHL 56 Bảng 3.14. Kết quả NVHL ở bệnh nhân nhóm tuổi ≤ 55 và nhóm tuổi > 5557 Bảng 3.15. Kết quả NVHL ở bệnh nhân nam và nữ 58 Bảng 3.16. Kết quả NVHL ở BN nhóm nhịp xoang và nhóm rung nhĩ 58 Bảng 3.17. Kết quả NVHL ở BN có tiền sử mổ tách van và không mổ tách van 59 Bảng 3.18. Kết quả NVHL ở bệnh nhân nhóm có HoHL ≤ 2/4 và nhóm không có HoHL ≤ 2/4 kèm theo 60 Bảng 3.19. Kết quả NVHL ở BN nhóm có HHoC và nhóm không HHoC kèm theo 61 Bảng 3.20. Kết quả NVHL nhóm BN có HoBL ≥ 3/4 và nhóm không có HoBL ≥ 3/4 kèm theo 62 Bảng 3.21. Điểm Wilkins và tỷ lệ thành công sau nong van 63 Bảng 3.22. Điểm Wilkins và tỷ lệ HoHL sau nong van 64 Bảng 3.23. So sánh một số yếu tố dự đoán HoHL sau nong van ở BN có điểm Wilkins ≥ 9 66 Bảng 3.24. Thang điểm Wilkins và biến chứng HoHL sau nong van 67 Bảng 3.25. Điểm Padial trong dự báo biến chứng HoHL nặng sau nong van . 67 Bảng 3.26. Điểm Padial và biến chứng HoHL nặng sau nong van 68 Bảng 4.1. So sánh tuổi và giới với một số nghiên cứu khác 69 Bảng 4.2. So sánh MVA và MVG trước và sau nong van với một số tác giả khác76 [...]... BN có hình thái tổn thương van nặng nề (điểm Wilkins ≥ 9) ở một vài trung tâm can thiệp lớn trên thế giới [34], [ 39] , [73] Tại Việt Nam, chưa có nhiều các nghiên cứu về vấn đề này Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm các mục tiêu sau: Mục tiêu nghiên cứu: 1 Đánh giá kết quả sớm của kỹ thuật nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá khít ở bệnh nhân có tổn thương van. .. hẹp van hai lá khít ở bệnh nhân có tổn thương van nặng nề - điểm Wilkins ≥ 9 2 Nghiên cứu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả nong van hai lá ở các bệnh nhân có điểm Wilkins ≥ 9 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TÌNH HÌNH BỆNH HẸP VAN HAI LÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1.1 Tình hình bệnh hẹp van hai lá trên thế giới Bệnh hẹp van hai lá (HHL) đã được đề cập từ những năm đầu thế kỷ thứ 16 và được... Riêng ở các bệnh nhân HHL vấn đề này rất có ý nghĩa vì có nhiều biện pháp hiệu quả để điều trị bệnh 1.2 BỆNH HẸP VAN HAI LÁ 1.2.1 Cấu tạo van hai lá Van hai lá nối liền nhĩ trái và thất trái giúp máu di chuyển theo một hướng từ nhĩ xuống thất, bao gồm 2 lá van: lá van lớn (hay lá van trước) và lá van nhỏ (lá van sau) Vào thời kỳ tâm trương diện tích mở van trung bình từ 4-6 cm2 Được coi là hẹp van hai lá. .. nhĩ ở bệnh nhân có rung nhĩ kèm theo 1.2.5.3 Nong van hai lá qua da a Cơ chế Dùng bóng hoặc dụng cụ để tách hai mép van bị dính, làm lỗ van hai lá rộng ra và chênh áp qua van giảm b Các phương pháp nong van hai lá o Nong van hai lá qua đường tĩnh mạch và chọc qua vách liên nhĩ - Nong van hai lá bằng một bóng hoặc hai bóng [45]: hiện ít dùng do kỹ thuật phức tạp và hiệu quả không vượt trội - Nong van hai. .. đặc điểm hình thái của van hai lá - yếu tố quyết định thành công của phương pháp điều trị Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các bệnh nhân có điểm siêu âm Wilkins < 9 có kết quả sau nong van tốt hơn, cải thiện triệu chứng tốt hơn - các bệnh nhân này là các bệnh nhân có hình thái thương tổn van khá phù hợp cho NVHL Tại Việt Nam, đứng đầu là Viện Tim mạch Quốc gia, kỹ thuật nong van hai lá bằng bóng Inoue. .. nong van hai lá qua da điều trị HHL liên tục được phát triển và mở rộng Phương pháp nong van hai lá (NVHL) bằng bóng qua da từ lỗ chọc nhỏ ở tĩnh mạch đùi phải được Kanji Inoue - một phẫu thuật viên tim mạch người Nhật Bản đề xuất năm 198 4 đã mở ra một giai đoạn mới trong điều trị bệnh HHL khít Kết quả của phương pháp này đã được kiểm nghiệm bằng nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới [30], [ 39] , [54],... lá bằng bóng Inoue [44]: là phương pháp dễ thực hiện, kết quả tốt và tương đối ít biến chứng Hiện nay, đây là phương pháp được áp dụng ở hầu hết các trung tâm can thiệp trên thế giới - Nong van hai lá bằng dụng cụ (phương pháp của Cribier) [42]: thay bóng bằng dụng cụ kim loại, phương pháp này có thể áp dụng tốt cho những trường hợp HHL có van vôi hoá mà bóng không thể nong được [24], [ 49] o Nong van. .. Nong van hai lá qua đường động mạch đi ngược chiều Phương pháp này không còn được áp dụng do kỹ thuật phức tạp, biến chứng động mạch nhiều vì phải sử dụng dụng cụ lớn qua đường động mạch 19 1.2.5.4 Phương pháp nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá a Lịch sử Năm 198 4, Inoue, một phẫu thuật viên người Nhật Bản lần đầu tiên công bố kỹ thuật nong van hai lá bằng bóng qua da... đồ 3.1 Phân bố tuổi ở nhóm bệnh nhân có điểm Wilkins ≥ 9 41 Biểu đồ 3.2 Phân bố tuổi ở nhóm bệnh nhân có điểm Wilkins < 9 42 Biểu đồ 3.3 Phân bố giới ở 2 nhóm bệnh nhân 42 Biểu đồ 3.4 Thay đổi về diện tích lỗ van ở nhóm A 49 Biểu đồ 3.5 Thay đổi về mức độ suy tim ở 2 nhóm nghiên cứu 51 Biểu đồ 3.6 Cải thiện diện tích lỗ van giữa 2 nhóm bệnh nhân 53 Biểu đồ 3.7 Điểm Wilkins và tỷ lệ thành... đoán mức độ hẹp, hình thái tổn thương của van, của tổ chức dưới van và các tổn thương phối hợp giúp chỉ định điều trị Siêu âm tim còn giúp kiểm tra kết quả sau điều trị nong van hai lá hay phẫu thuật o M - Mode: Lá van dày, di động kém, biên độ mở van giảm, hai lá van di động song song, dốc tâm trương EF giảm (EF < 15 mm/s là HHL khít) o Siêu âm 2D: hình ảnh hai lá van hạn chế di động, lá van hình vòm . Tôi xin cam đoan đề tài Nghiên cứu kết quả sớm của phương pháp nong van hai lá bằng bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá khít ở bệnh nhân có điểm Wilkins ≥ 9 là đề tài đầu tiên do. NGUYN HNG CNG NGHIÊN CứU KếT QUả SớM CủA PHƯƠNG PHáP NONG VAN HAI Lá BằNG BóNG INOUE TRONG ĐIềU TRị BệNH HẹP VAN HAI Lá KHíT ở BệNH NHÂN Có ĐIểM WILKINS 9 Chuyờn ngnh : Tim. NGUYN HNG CNG NGHIÊN CứU KếT QUả SớM CủA PHƯƠNG PHáP NONG VAN HAI Lá BằNG BóNG INOUE TRONG ĐIềU TRị BệNH HẹP VAN HAI Lá KHíT ở BệNH NHÂN Có ĐIểM WILKINS 9 LUN VN THC

Ngày đăng: 10/02/2015, 18:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Loi cam on .pdf

  • Loi cam doan .pdf

  • LUAN VAN .pdf

  • Benh an mau.pdf

  • Giay chung nhan NCKH.pdf

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan