1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động nhượng quyền của trung nguyên

32 3,4K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 625,56 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC MÔN HỌC: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Đề tài: HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN CỦA TRUNG NGUYÊN Giảng viên : TS. Đinh Công Khải Lớp : QTKD ĐÊM 5 - K22 Nhóm : 4 1. NGUYỄN MẠNH ĐỒNG 2. NGUYỄN THỊ KIM UYÊN 3. NGUYỄN THỊ ANH 4. NGUYỄN THANH BÌNH 5. HUỲNH TRỌNG TÀI 6. VŨ THỊ THU GIANG 7. LÊ THỊ KIM TUYẾN 8. NGUYỄN HỮU TIẾN 9. LÊ THANH DŨNG QTKDQT TS. Đinh Công Khải 10. ĐẶNG HỒNG ĐỨC TP. HCM tháng 10 năm 2013 QTKDD5-K22- Nhóm 4 Page 2 QTKDQT TS. Đinh Công Khải MỤC LỤC I. II. a. GIỚI THIỆU 1. Tính cấp thiết của đề tài III. Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh mới, có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thành công và thu được lợi nhuận cũng như khẳng định được thương hiệu của mình. Là cơ hội để phát triển doanh nghiệp dưới một thương hiệu nổi tiếng (đối với đơn vị được nhượng quyền). Kinh doanh nhượng quyền (thường được gọi là franchise) là một hệ thống mở rộng mạng lưới cung cấp sản phẩm, dịch vụ (đối với đơn vị nhượng quyền) IV. Kinh doanh nhượng quyền xảy ra khi một doanh nghiệp (đơn vị nhượng quyền) trao cho doanh nghiệp khác (đơn vị nhận quyền) quyền sử dụng thương hiệu và phương thức hoạt động. Đổi lại, bên được nhượng quyền phải thanh toán các phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền. V. Nhượng quyền thương mại đang phát triển khá rầm rộ và được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, việc áp dụng nhượng quyền thương mại vào kinh doanh đang còn là một vấn đề nan giải và cấp bách bởi hành lang pháp lý về nhượng quyền đang còn chưa chặt chẽ, vấn đề vi phạm thương hiệu, các vấn đề về việc tìm hiểu luật và điều lệ nhượng quyền thương mại chưa được phổ biến. VI. Tại Việt Nam, Trung Nguyên là người đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam, và có thể nói đã đạt được những thành tựu to lớn trong những giai đoạn đầu tiên xây dựng và phát triển mô hình mới mẻ này. Nhưng cũng khó có thể nhận xét thành công sẽ vang dội hơn chừng nào. Điều này đòi hỏi Trung Nguyên phải nỗ lực rất lớn và tốn nhiều tiền của để tái xác lập hình ảnh thương hiệu mang đậm bản sắc và lòng tự hào dân tộc. Việc đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhượng quyền thương mại để đảm bảo phát triển tốt nhất cả trong nước lẫn nước ngoài là điều cần thiết. VII. Vì vậy nhóm lựa chọn đề tài : Nghiên cứu mô hình nhượng quyền thương mại của Trung Nguyên và rút ra bài học cho các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam. QTKDD5-K22- Nhóm 4 Page 3 QTKDQT TS. Đinh Công Khải 2. Mục đích nghiên cứu VIII. Tìm hiểu về cách thức tổ chức, thực trạng, các giải pháp và quy mô của nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Học tập đúc kết những kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp Trung Nguyên để xây dựng mô hình nhượng quyền tại Việt Nam 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài IX. Đề tài nghiên cứu những cơ sở chung về nhượng quyền thương mại, đi sâu vào việc nghiên cứu mô hình nhượng quyền của Trung Nguyên về cơ cấu tổ chức, bộ máy tổ chức, quản lý nguồn tài chính và nguồn nhân lực, các bộ phận của doanh nghiệp Trung Nguyên cũng như quy trình hoạt động của doanh nghiệp Trung Nguyên. Mặc khác tìm hiểu về hệ thống quản lý và đánh giá hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Từ đó tìm hiểu những thành tựu và những khó khăn mà Trung Nguyên gặp phải làm bài học cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. X. Trong quá trình nghiên cứu đề tài với nguồn tài liệu hạn hẹp, và kiến thức chưa đầy đủ về nhượng quyền thương mại, nên đề án không tránh khỏi sai sót. Nhóm mong nhận được những đánh giá và góp ý của thầy để bài làm của nhóm được hoàn chỉnh hơn. a. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4. Lịch sử hình thành và phát triển của nhượng quyền thương mại XI. Nhượng quyền thương mại xuất hiện ở Mỹ từ giữa thế kỷ XVIII nhưng chỉ phát triển kể từ sau Chiến tranh Thế giớ thứ II và thực sự trở lên bùng nổ cùng với thời kỳ toàn cầu hóa cuối thế kỷ XXI. Mô hình kinh doanh này cũng đang nở rộ tại Việt Nam và sẽ còn có những bước tiến dài trong tương lai. XII. Tại Châu Á, theo số liệu của Hiệp hội Nhượng quyền quốc tế (IFA), doanh thu do phương thức nhượng quyền tạo ra hàng năm lên tới 500 tỉ USD. Một tổng kết của US Today cho thấy, 10 lĩnh vực thường sử dụng phương thức kinh doanh nhượng quyền là đồ ăn nhanh, dịch vụ, nhà hàng, xây dựng, dịch vụ kinh doanh (như kế toán, kiểm toán), chuỗi bán lẻ, máy móc ô tô, dịch vụ bảo dưỡng, bán lẻ thực phẩm và văn phòng cho thuê. Franchise cũng đang được xem là trào lưu của thế kỷ XXI, khi thương hiệu ngày càng trở thành tài sản quý giá. QTKDD5-K22- Nhóm 4 Page 4 QTKDQT TS. Đinh Công Khải XIII. Có tới 9/10 số công ty tiếp tục tồn tại và hoạt động theo phương thức nhượng quyền sau hơn 10 năm, khoảng thời gian đủ dài để khiến hơn 80% số công ty độc lập phải ngậm ngùi nói lời chia tay với thị trường. Điều gì thúc đẩy phương thức nhượng quyền phát triển mạnh mẽ? 5. Lợi ích của nhượng quyền thương mại Đối với DN nhượng quyền: XIV. Phát triển mạng lưới mà không phải trực tiếp quản lý XV. Người bỏ vốn là bên nhân quyền, giúp giảm chi phí việc thâm nhập thị trường XVI. Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu mà chi phí quảng cáo được trải rộng cho các cửa hàng nên chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh rất nhỏ XVII. Tối đa hóa thu nhập do người nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và phí để kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền XVIII.Tận dụng nguồn nhân lực XIX. Đối với DN nhận nhượng quyền XX. Giảm rủi ro kinh doanh do được huấn luyện, đào tạo và tuyền đạt kinh nghiệm quản lý, bí quyết kinh doanh XXI. Không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu XXII. Được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền XXIII.Có thể tận dụng được hết nguồn lực do chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao XXIV.Được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi giúp ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị trường. 6. Mô hình nhượng quyền thương mại: 4 loại hình franchise XXV. Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise): Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ trọ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng sở hữu thương hiệu và mô hình, công thức kinh doanh. QTKDD5-K22- Nhóm 4 Page 5 QTKDQT TS. Đinh Công Khải XXVI.Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise) XXVII. Cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm). Điển hình của loại franchise này có thể kể đến chuỗi thức ăn nhanh KFC, Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc phở 24 của Việt Nam. XXVIII. Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm: 1) Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo; 2) Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh; 3) Hệ thống thương hiệu; 4) Sản phẩm, dịch vụ. XXIX.Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản là: phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ. XXX. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise) XXXI.Người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia HĐQT công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. XXXII. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise) XXXIII. Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoàn chỉnh theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu và đi trước đối thủ. 7. Một số nhận định chung về hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam XXXIV. Nói đến các hệ thống nhượng quyền nước ngoài đang hiện diện tại Việt Nam, nhiều người thường nghĩ đến các thương hiệu như Kentucky Fried Chicken (KFC), Hard Rock Café, Chili’s… Điều đó cho thấy nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm rất dễ được nhận biết và thường chiếm tỉ lệ thành QTKDD5-K22- Nhóm 4 Page 6 QTKDQT TS. Đinh Công Khải công lớn nhất. Theo đánh giá của Hội đồng nhượng quyền quốc tế (WFC), hiện nay ở VN có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền hoạt động. Ngoài các doanh nghiệp nước ngoài thì trong nước cũng có các tên tuổi quen thuộc như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery… Về cơ bản, với thị trường tiềm năng hơn 80 triệu dân, hạ tầng dịch vụ ngày càng hoàn thiện, số lượng doanh nghiệp tăng đáng kể… là những tiền đề để hình thức kinh doanh nhượng quyền bùng nổ tại VN, sau khi gia nhập WTO, nhượng quyền ở nước ta có cơ hội phát triển nhanh do sự đầu tư của các công ty và tập đoàn lớn chuyên về nhượng quyền. XXXV. Tuy nhiên, đối với các công ty trong nước, franchise là lãnh vực còn khá mới. Rất ít doanh nghiệp hiểu biết sâu sắc về franchise và có thể áp dụng một cách toàn diện và thành công mô hình này vào thực tế kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, tại nước ta do những hạn chế về công tác quản trị thương hiệu và các quy trình của hệ thống kiểm soát được tiêu chuẩn hóa nên các doanh nghiệp chủ yếu đang áp dụng mô hình franchise không toàn diện. a. NHƯỢNG QUYỀN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN 8. Khái quát về thương hiệu cà phê Trung Nguyên Quá trình hình thành và phát triển XXXVI. Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Xây dựng thương hiệu- lựa chọn nhượng quyền thương hiệu: XXXVII. Ngành nông nghiệp Cà phê ở Việt Nam bắt đầu hình thành dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp vào thế kỷ 19 và nhanh chóng trở thành một ngành chủ lực. Vào QTKDD5-K22- Nhóm 4 Page 7 QTKDQT TS. Đinh Công Khải giữa những năm 1990, Việt Nam đã trở thành một trong ba nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. XXXVIII. Tuy nhiên, hầu hết cà phê của Việt Nam đều có chất lượng thấp và xuất khẩu với giá thấp. Trước thực trạng đó, doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ tin rằng những hạt cà phê chất lượng, đặc biệt của Việt Nam có thể được sản xuất và bán với giá trị cao tương xứng. Vì vậy, năm 1996, ông đã thành lập Trung Nguyên. Định hướng đầu tiên của nhà doanh nghiệp là phát triển và quảng bá thương hiệu của mình, "cắm rễ" chắc ở Buôn Mê Thuột để có nguồn nguyên liệu chất lượng. Cà phê Robusta ở đây được coi là một trong những mẫu cà phê ngon nhất trên thế giới. Trung Nguyên quyết định tập trung chú trọng đến chế biến cà phê để tạo lập thương hiệu, rồi sau đó mới chiếm lĩnh thị trường XXXIX. Thách thức: Việt Nam là một thị trường mới nổi. Năm 1995, thu nhập bình quân đầu người chỉ có $ 250 (năm 2010 là $ 1,200). Đây là một trong những lý do tại sao ông Vũ đã chọn để phát triển một thương hiệu đẳng cấp nhằm chiếm lĩnh cả thị trường trong nước và xuất khẩu. XL. Để thực hiện được điều đó, ông đã phải thuyết phục thị trường trong nước tin tưởng vào giá trị và chất lượng sản phẩm mà Trung Nguyên đem đến, và thuyết phục thị trường quốc tế rằng Việt Nam có khả năng sản xuất những sản phẩm cà phê đặc biệt dành cho những người sành cà phê. XLI. Thị trường nội địa: khâu tiêu thụ lại chưa phát triển. Cà phê bán trong nước chủ yếu theo hình thức phân phối nhỏ lẻ, kém hiệu quả và chưa có thương hiệu nào thực sự nổi tiếng đến mức ăn sâu vào trong tâm trí của người tiêu dùng. Là chủ một doanh nghiệp chế biến cà phê, ông Vũ đã cải thiện, nâng cao được chất lượng sản phẩm, nhưng mạng lưới phân phối hiệu quả là một vấn đề khó khăn. Câu trả lời của Trung Nguyên cho việc này là thiết lập một chuỗi quán cà phê, tương tự như một phần mô hình của Starbucks, nơi cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm cà phê để dùng tại nhà. XLII. Chiến lược xây dựng thương hiệu của Trung Nguyên được lên kế hoạch cẩn thận. Để cạnh tranh với các công ty đa quốc gia về cà phê chuyên trong lĩnh vực chuỗi cửa hàng cà phê hoặc thương hiệu đa quốc gia như Nescafé, ông Vũ định vị thương hiệu Trung Nguyên là một phần của truyền thống Việt Nam. "Một bảo tàng cà phê thế giới tại Việt Nam" minh chứng cho lịch sử phát triển của ngành cà phê Việt Nam. QTKDD5-K22- Nhóm 4 Page 8 QTKDQT TS. Đinh Công Khải XLIII. Một trong những sản phẩm đặc biệt, nổi tiếng nhất của Trung Nguyên là Cà phê Chồn (Weasel), được làm từ hạt cà phê thông qua quá trình tiêu hóa tự nhiên của những con chồn hương sau khi ăn những trái cà phê ngon nhất, cùng với bí quyết phương Đông đặc sắc của Trung Nguyên. Sản phẩm tinh tế, đẳng cấp này duy nhất trên thế giới, được bộ ngoại giao làm quà tặng cho các Nguyên Thủ Quốc Gia và chọn làm đại sứ ngoại giao văn hóa. XLIV. Trung Nguyên cũng đã đa dạng hóa sản phẩm cà phê, tạo nên những sản phẩm cà phê có hàm lượng cafein thấp, cà phê hòa tan G7, gu thưởng thước Cappuccino theo phong cách Ý. XLV. Thị trường quốc tế: Xuất khẩu là một phần quan trọng của chiến lược phát triển được Trung Nguyên xác lập ngay từ đầu, nhưng Trung Nguyên không giống với những doanh nghiệp xuất khẩu khác, Trung Nguyên chỉ xuất khẩu những sản phẩm được chế biến riêng theo gu thưởng thức của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay Trung Nguyên đã xuất hiện hơn 50 quốc gia ( Mỹ, Anh, Nhật, Úc ) XLVI. Hầu như sự hấp dẫn của thương hiệu là tấn công vào các thị trường ngách, đánh vào nhu cầu của khách hàng về một loại sản phẩm cà phê khác biệt, đặc biệt. Chẳng hạn như nhu cầu ở thị trường Mỹ, Anh, Úc Những du khách đã từng đến Việt Nam chắc chắn sẽ biết đến thương hiệu này. XLVII. Trung Nguyên nỗ lực để nhân rộng các quán cà phê trong nước nhằm thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu và cũng bắt đầu thành lập hệ thống quán Trung Nguyên ở nước ngoài thông qua con đường nhượng quyền. 9. Quá trình nhượng quyền thương hiệu của Trung Nguyên XLVIII. Hoạt động nhượng quyền cà phê Trung Nguyên: XLIX.Vào thời điểm những năm cuối thế kỷ 19, nhượng quyền thương hiệu là một khái niệm còn rất mới mẻ tại VN. Nhận ra hướng đi nhanh nhất để đến với người tiêu dùng trong nước và trên thế giới đổi với một doanh nghiệp non trẻ như Trung Nguyên thì ông Đặng Nguyên Vũ quyết định mang Trung Nguyên đến với cả nước và thế giới qua con đường mới mẻ này. Năm 2000 – năm đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản. Sau đó là tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan QTKDD5-K22- Nhóm 4 Page 9 QTKDQT TS. Đinh Công Khải L. Trung Nguyên được coi là doanh nghiệp tiên phong ở VN áp dụng phương thức này và đến nay đã gặt hái được những thành công nhất định, chứng minh được hướng đi đúng đắn của mình. Trung Nguyên đã được cả thị trường trong nước và thế giới công nhận, được đánh giá “ Trung Nguyện giống như Starbuck của VN”. LI. Trung Nguyên Coffee LII. Người tiêu dùng LIII. Đại lý bán lẻ LIV. Đại lý bán sỹ LV. Người tiêu dùng LVI. Quán cà phê LVII. Siêu thị LVIII. Franchise LIX. Truyền thống LX. Sơ đồ kênh phân phối của Trung Nguyên LXI. LXII. LXIII. Đối với hệ thống Franchise: thị trường đầu tiên Trung Nguyên nhắm đến là HCM. Kế hoạch của Trung Nguyên là mở các điểm kinh doanh ở miền Tây, lấy vùng nông thôn rộng lớn này làm hậu thuận cho việc kinh doanh để từ đó làm bàn đạp bao vây tiến về HCM. Quán cà phê đầu tiên mở tại 587 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận với hình thức phục vụ uống cà phê miễn phí trong vòng 10 ngày được khai trương. LXIV. Trung Nguyên mạnh dạng xây dựng mô hình nhượng quyền với một hình thức rộng khắp cả nước và tiến hành xây dựng các cửa hàng nhượng quyền trên các nước trên thế giới. Công ty TNHH Trung Nguyên có văn phòng chính và nhà máy sản xuất đặt tại Buôn Ma Thuật cùng với rất nhiều chi nhánh trong toàn quốc. Các bộ phận trong tổ chức của doanh nghiệp đảm bảo một nhiệm vụ khác nhau, thực hiện các chức năng chuyên môn hoá. LXV. Bộ phận sản xuất của doanh nghiệp đã không ngừng trau chuốt hang hoá, sản phâm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung. Ngoài sản xuất các sản phâm cà phê đặc trưng, doanh nghiệp tiến hành sản xuất các loại cà phê từ số1 đến số 9 với những hương vị đặc biệt khác nhau. Bộ phận sản xuất còn tiến hành sản xuất cốc,chén, đĩa,bàn ghế,… đặc trưng của cà phê Trung Nguyên mà khách hàng có thể dễ dàng nhận thấy những đặc điểm này chỉ có ở doanh nghiệp Trung Nguyên. QTKDD5-K22- Nhóm 4 Page 10 [...]... hệ thống hoạt động của mình Người nhượng quyền phải hiểu rằng, sự trải nghiệm của khách hàng ở mỗi địa phương, mỗi khu vực khác nhau là một lợi thế riêng của người được nhượng quyền ở địa phương đó, và người nhượng quyền nên tận dụng lợi thế đó để củng cố thương hiệu của mình Điều khó khăn nhất của mối quan hệ nhượng quyền là làm sao kết hợp được bản sắc của thương hiệu với kế hoạch tiếp thị của từng... định 10 Thành công trong mô hình nhượng quyền của cà phê Trung Nguyên  Trong hoạt động sản xuất kinh doanh: - Bên nhận nhượng quyền phải đóng một mức phí ban đầu là 70trđ và được ký kết trong vòng - 3 năm sẽ hoàn tất số phí này Trung Nguyên sẽ được hưởng từ 3%-5% số tiền trên tổng sản phẩm cà phê mà quán tiêu thụ Hiện nay các quán nhượng quyền trên thị trường hoạt động trung bình mỗi quán hàng năm -... kết kinh doanh theo định hướng của thương hiệu Trung Nguyên Tuân thủ thiết kế theo phong cách Trung Nguyên Đóng các khoản phí theo qui định: Phí nhượng quyền: Là một khoản phí không hoàn lại mà đại lý phải trả cho Trung Nguyên để  được quyền sử dụng thương hiệu Trung Nguyên kinh doanh theo phạm vi được quy định Phí hoạt động: Là một khoản phí mà đại lý phải nộp cho Trung Nguyên vào hằng tháng, căn cứ... Nhượng quyền G7 mart của Trung Nguyên CCXXIV Nhìn nhận trên một khía cạnh nào đó, Trung Nguyên đã có sự thành công trong hoạt động nhượng quyền Tiếp theo, Trung Nguyên cũng có thực hiện nhượng đối với G7 mart – nhưng đây lại là hoạt động không mang đến thành công cho Trung Nguyên 1 Khái quát về chuỗi cửa hàng tiện ích G7 Mart - Đây là hệ thống bán lẻ theo hình thức nhượng quyền đầu tiên ở VN, để cạnh... phê cho nhượng quyền cũng bị ảnh hưởng b Khó khăn tồn tại và giải pháp 12 Khó khăn tồn tại CC Đối với Franchise trong nước, Trung Nguyên gặp phải những bất cập lớn sau: - Chiến thuật về franchise của cà phê Trung Nguyên nghiêng về hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm hơn là nhượng quyền công thức kinh doanh Điều kiện tiên quyết Trung Nguyên đưa ra lại là mua những sản phẩm cà phê do Trung Nguyên. .. doanh nhượng quyền đồng thời doanh nghiệp đã thuê những chuyên gia tư vấn về nhượng quyền nhằm đào tạo đội ngũ nhân viên quản lý Mô hình nhượng quyền:  - Hệ thống quán nhượng quyền cà phê Trung Nguyên: CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG NGUYÊN FRANCHISING Lầu 5B, Tòa nhà Trung Nguyên 82-84 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh ĐT: (84.8) 3 925 1845 - 3 925 1846 - Fax: (84.8) 3 925 1847/48 TRUNG. .. hệ thống phân phối của VN  Một số điều khoản nhượng quyền: - Bên nhượng quyền kinh doanh – Trung Nguyên: • Nhượng quyền phân phối các sản phẩm hoạc ở cấp cao hơn là nhượng quyền thương mại đối • với phương thức kinh doanh Bên nhượng quyền sẽ cung cấp thường xuyên cơ sở hạ tầng, phương thức kinh doanh, mô • hình trưng bày sản phẩm, cách thức sản xuất và chế biến sản phẩm Bên nhận quyền – hệ thống cửa... chính thị trường của mình Sự thay đổi liên tục hệ thống bảng hiệu, màu sắc, kiểu dáng, bao bì đã làm cho sự vận hành của hệ thống vốn đã chậm chạp này càng lúng túng và kết quả là trên thị trường tồn tại nhiều hình thức nhận diện khác nhau làm cho khách hàng không thể nhận biết đầu là Trung Nguyên thật, đầu là giả, đâu là Trung Nguyên nhượng quyền, đâu là Trung Nguyên cấp 1 Trung Nguyên rơi vào tình... chuyên gia tư vấn về vấn đề này Thực hiện nhượng quyền có chọn lọc, phải quan tâm đến chất lượng hơn là số lượng Huấn luyện, chuyển giao kinh nghiệm và phải thường xuyên đáp ứng các nhu cầu khác cho - chi nhánh nhượng quyền hoạt động tốt Chuẩn bị hợp đồng nhượng quyền chi tiết, chặt chẽ, tránh việc “chơi xấu” của bên nhận - nhượng quyền về sau Lựa chọn đối tác nhận quyền trên các` tiêu chí và tiêu chuẩn... lại khá cao Trung Nguyên là một doanh nghiệp điển hình của Việt Nam trong việc xây dựng mô hình nhượng quyền cà phê Họ đã áp dụng tương đối thành công để quảng bá thương hiệu của mình đến người tiêu dùng Đặc biệt tuy gặp phải những khó khăn nhưng doanh nghiệp Trung Nguyên cũng đã từng bước khắc phục và học hỏi kinh nghiệm để mở rộng thị trường của mình Những thành tựu thu được của Trung Nguyên đã trải . con đường nhượng quyền. 9. Quá trình nhượng quyền thương hiệu của Trung Nguyên XLVIII. Hoạt động nhượng quyền cà phê Trung Nguyên: XLIX.Vào thời điểm những năm cuối thế kỷ 19, nhượng quyền thương. về nhượng quyền nhằm đào tạo đội ngũ nhân viên quản lý. Mô hình nhượng quyền:  Hệ thống quán nhượng quyền cà phê Trung Nguyên: - CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG NGUYÊN FRANCHISING Lầu 5B, Tòa nhà Trung. (đơn vị nhượng quyền) trao cho doanh nghiệp khác (đơn vị nhận quyền) quyền sử dụng thương hiệu và phương thức hoạt động. Đổi lại, bên được nhượng quyền phải thanh toán các phí nhượng quyền cho

Ngày đăng: 10/02/2015, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w