1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

quản lý khai thác thủy sản

101 2,2K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 725,22 KB

Nội dung

KHOA KHAI THÁC THỦY SẢN BỘ MÔN CN KHAI THÁC THỦY SẢN 0O0 BÀI GIẢNG QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN Biên Soạn: ThS. Nguyễn Trọng Lương Nha Trang, năm 2010 ii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢN 3 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 3 1.1. Nguồn lợi thủy sản và hạn chế nguồn lợi thủy sản 3 1.2. Môi trường và hạn chế của môi trường. 5 1.3. Đa dạng sinh học 6 1.4. Phát triển bền vững 7 1.5. Quản lý khai thác thuỷ sản 9 II. CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢN. 13 2.1. Đặc điểm của cơ quan quản lý KTTS 14 2.2. Chức năng của cơ quan quản lý KTTS 15 III. CHỨC NĂNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KTTS16 3.1. Chức năng của công tác quản lý khai thác thuỷ sản 16 3.2. Tầm quan trọng của công tác quản lý khai thác thuỷ sản 19 IV. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN. 20 4.1. Cường lực khai thác. 20 4.2. Đối tượng khai thác 21 4.3. Ngư cụ khai thác 21 4.4. Mùa vụ khai thác 22 4.5. Ngư trường khai thác 22 4.6. Các yếu tố kinh tế, văn hoá – xã hội. 23 V. CƠ QUAN QUẢN LÝ THUỶ SẢN THẾ GIỚI 26 CHƯƠNG II 31 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢN 31 I. THÔNG TIN NGHỀ CÁ 31 1.1. Yêu cầu về thông tin trong quản lý khai thác thuỷ sản. 31 1.2. Tiêu chuẩn hoá việc thu thập thông tin 31 1.4. Phân bổ thời gian thu thập số liệu. 34 iii 1.5. Yêu cầu bảo mật thông tin nghề cá 34 II. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH QUẢN LÝ THUỶ SẢN 35 2.1. Xây dựng chính sách nghề cá. 35 2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý. 39 III. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢN 44 3.1. Biện pháp kiểm soát tỷ lệ cá chết khi khai thác 45 3.2. Biện pháp hạn chế các yếu tố đầu vào 46 3.3. Biện pháp hạn chế sản lượng khai thác (quản lý đầu ra) 48 3.4. Biện pháp hạn chế sử dụng nguồn lợi 50 3.5. Quản lý mối quan hệ giữa các bên 52 3.6. Quản lý dựa vào cộng đồng - Đồng quản lý 54 CHƯƠNG III 56 CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢN 56 Ở VIỆT NAM 56 I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM 56 1.1. Năng lực đội tàu khai thác 56 1.2. Sản lượng khai thác 57 1.3. Lao động khai thác 58 1.4. Về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghề khai thác thuỷ sản. 58 1.5. Trình độ sản xuất. 58 II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CƠ QUAN QUẢN LÝ NGHỀ CÁ VIỆT NAM. 59 2.1. Các đơn vị quản lý 59 2.2. Các đơn vị nghiên cứu và tư vấn thủy sản 67 III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM. 70 3.1. Định hướng chung 70 3.2. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản. 73 IV. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢN 75 4.1. Quản lý các yếu tố đầu vào 75 4.2. Quản lý sản lượng khai thác 85 4.3. Quản lý dựa vào cộng đồng - Đồng quản lý 86 iv 4.4. Một số tồn tại và thách thức của nghề khai thác: 86 V. HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ CÁ BỀN VỮNG 88 5.1. Những nét chung 88 5.2. Tình hình hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực 89 5.3. Các kết quả đạt được trong hợp tác quốc tế ngành thuỷ sản 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 1 MỞ ĐẦU ………. ………. Trước đây, nghề cá thế giới nói chung và nghề cá ở nước ta nói riêng được phát triển trên cơ sở tự phát. Năng lực khai thác phát triển không ngừng và khó kiểm soát chặt nhẽ, nhất là các nước kém phát triển. Do vậy, nguồn lợi thuỷ sản giảm sút nhanh chóng, nhiều loài thuỷ sản quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Để có nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam chọn biển là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn và thủy sản là một loại nguồn tài nguyên được quan tâm hàng đầu. Chính vì thế, các nước trên thế giới đã và đang tìm nhiều biện pháp để quản lý nguồn tài nguyên sinh vật biển để đảm bảo lợi ích chung. Để làm được điều đó, công tác quản lý khai thác thuỷ sản được xem là có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hệ thống. Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới có trên 3.260 km bờ biển, 3.000 đảo, quần đảo và có nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Đây là các điều kiện tốt để chúng ta phát triển nghề cá. Giai đoạn từ năm 1993 – 2002, mỗi năm chúng ta đánh bắt được 1,100 – 2,647 triệu tấn thuỷ sản, riêng năm 2005 đạt tới gần 3,424 triệu tấn, nghề khai thác thuỷ sản nước ta không chỉ cung cấp một phần nguồn đạm động vật cho con người mà còn đóng góp khoảng 4% giá trị cho thu nhập quốc dân với kim ngạch xuất khẩu 2,742 tỷ USD, đồng thời trực tiếp giải quyết công ăn việc làm cho trên 4 triệu lao động. Trong những năm qua, nghề cá chúng ta phát triển khá nhanh, nhất là lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Đây là điều đáng mừng, nhưng nếu được quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến sự phát triển bền vững. Trước thực trạng đó, đòi hỏi những người làm công tác thuỷ sản phải nhận thức và hiểu biết về những thuận lợi, khó khăn cơ bản đối với nguồn lợi thuỷ sản. Để trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước phải có định hướng và xây dựng chiến lược cho sự phát triển của nghề cá nhằm thoả mãn nhu cầu hiện tại, nhưng không gây tổn hại đến thế hệ tương lai. Chính vì thế, từ năm 2005 Bộ môn Công nghệ Khai thác Thủy sản (Thuộc Khoa Khai thác, Trường Đại học Nha Trang) đã đưa môn học “Quản lý khai thác thủy sản” vào chương trình đào tạo để giảng dạy cho sinh viên ngành Khai thác 2 Thuỷ sản và ngành Quản lý Khai thác và nguồn lợi thuỷ sản, với mục đích trang bị cho sinh viên những kiến thức khoa học về lĩnh quản lý khai thác thuỷ sản. Nội dung môn học Quản lý khai thác thuỷ sản gồm có 3 chương: Chương I: Giới chung về công tác quản lý khai thác thuỷ sản Chủ yếu giới thiệu các khái niệm về quản lý khai thác thuỷ sản, nguồn lợi thuỷ sản, môi trường, đa dạng sinh học; chức năng của cơ quan quản lý thuỷ sản; các yếu tố liên quan đến quản lý khai thác thuỷ sản… Chương II: Nội dung công tác quản lý khai thác thuỷ sản Chủ yếu giới thiệu các nội dung về xây dựng chính sách và kế hoạch quản lý thuỷ sản; các biện pháp quản lý khai thác thuỷ sản; quá trình thực hiện quản lý … trên thế giới. Chương III: Triển khai công tác quản lý khai thác thuỷ sản ở Việt Nam. Chủ yếu giới thiệu về các nội dung như sau: Đặc điểm cơ bản về nghề khai thác thuỷ sản ở nước ta; hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nghề cá Việt Nam; công tác quản lý khai thác thuỷ sản ở Việt Nam. Với thời lượng 30 tiết, cuốn tài liệu này chỉ giới các nội dung chủ yếu liên quan đến đến công tác quản lý khai thác thuỷ sản. Chưa đề cập đến việc tính toán, xác định các thông số cụ thể cho từng loại nghề cá, từng vùng biển … Mặc dầu khi biên soạn tôi đã cố gắng chọn lọc các tài liệu, các phương pháp tiếp cận, cách trình bày, nhưng đây là lĩnh vực mới và được biên soạn lần đầu tiên nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy có kinh nghiệm trong Bộ môn, các bạn đồng nghiệp đã góp ý, sửa chữa cho bản thảo hoàn chỉnh và mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của tất cả mọi người để cuốn bài giảng này có chất lượng tốt hơn. 3 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢN I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM. 1.1. Nguồn lợi thủy sản và hạn chế nguồn lợi thủy sản. Cho đến nay có nhiều khái niệm về nguồn lợi thủy sản. Tùy thuộc vào tính chất của vấn đề nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái niệm khác nhau. “Nguồn lợi thuỷ sản là bất kỳ động vật hoặc thực vật thuỷ sinh, định cư hoặc không định cư, bao gồm tất cả các loài cá, giáp xác, nhuyễn thể, động vật có vú ở biển hoặc trứng, cá mới nở, cá bột, cá con nhưng không bao gồm loài rái cá, rùa hoặc trứng của chúng”, Luật Nghề cá Malaysia, 1985. “Nguồn lợi thủy sản là phức hợp các loài thủy sinh vật có giá trị của một vùng địa lý xác định, được con người khai thác và sử dụng trực tiếp cho những mục đích khác nhau, trước hết là làm thực phẩm, sau là sử dụng như những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, sản xuất dược liệu, làm cảnh …” (PGS.TS.Vũ Trung Tạng- TS. Nguyễn Đình Mão, khai thác và sử dụng bền vững đa dạng sinh học thuỷ sinh vật và nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam). “Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản”, Luật Thuỷ sản Việt Nam, 2003. Quần đàn thủy sản có khả năng tăng trưởng mạnh về sinh khối nhưng chỉ đạt đến một giới hạn nhất định. Giới hạn tăng trưởng được xác định bởi kích cỡ đàn cá hiện tại so với tỷ lệ trung bình của đàn cá khi chưa bị khai thác. Duy trì sự sinh sản đàn cá cần có một lượng lớn cá thể trưởng thành, cá bố mẹ và môi trường phù hợp để chúng có thể sống qua các giai đoạn trong vòng đời của mình. Có thể biết năng suất dạng tiềm năng của đàn cá thông qua phân tích khoa học, các khái niệm và các phương pháp luận chuẩn mực. Tuy nhiên, ở những nơi không đủ năng lực để làm việc này (ví dụ ở các cộng đồng dân cư ven biển truyền thống) cũng cho kết quả đáng tin cậy thông qua việc quan sát mức độ khai thác theo thời gian và một số tính toán ước lượng . 4 Đánh cá có trách nhiệm không nên để cho mức nguồn lợi trung bình vượt quá sức tăng trưởng thuần tuý của nguồn lợi đó. Điều này có nghĩa là khối lượng đánh bắt có thể cho phép vượt quá sản lượng tăng trưởng hàng năm. Sự biến thiên tự nhiên có thể khiến cho sản lượng đánh bắt vượt quá sản lượng tự nhiên vào một số năm. Tuy nhiên, hành động đó không làm cho sinh khối hoặc trữ lượng đàn cá xuống thấp hơn điểm tới hạn đã được xác định trước, mà tại đó nguy cơ sụt giảm nguồn lợi tăng lên đến mức không thể chấp nhận được. Nếu không tuân thủ quy tắc này, có thể nguồn lợi sẽ bị cạn kiệt theo thời gian, dẫn đến sản lượng tối ưu trung bình và lợi nhuận kinh tế giảm đi và thì rủi ro, khủng hoảng sinh học, sự bất ổn định, mức lãng phí về kinh tế hoặc tuyệt chủng nguồn lợi thủy sản cũng sẽ tăng lên đến ngưỡng không thể kiểm soát được. Các loại cá trong các quần thể bao gồm một số đối tượng có khả năng tự duy trì sự sống, mang đặc trưng về giống theo những đặc điểm khác nhau về hành vi cũng như về mặt đại dương học và địa hình. Quản lý khai thác phải có cách giải quyết riêng biệt đối với từng loài nguồn lợi hoặc đưa ra một tỷ lệ khai thác chung để các thành phần của một nguồn lợi đa loài không giảm sút tới mức nguy hiểm. Nếu không thực hiện được điều này, sẽ có nguy cơ tuyệt chủng hoặc cạn kiệt nghiêm trọng đối với từng đàn cá riêng lẻ, ngay cả khi đàn cá đang ở trong tình trạng phát triển tốt. Sự biệt lập về di truyền của nguồn lợi có thể bao hàm sự tuyệt chủng một số đối tượng và khó có thể cứu ván được, điều đó sẽ gây tổn hại vĩnh viễn đối với trạng thái và năng suất của quần đàn thủy sản nói chung, và đối với một số ngư trường nói riêng. Ngoài việc tránh khai thác quá mức các nguồn lợi thủy sản cụ thể, cơ quan quản lý cần tránh các hành động gây tác động bất lợi cho tính đa dạng di truyền của một quần đàn hoặc một đàn cá. Áp lực khai thác lâu dài vượt quá mức đối với một tỷ lệ nào đó, có thể làm giảm các đặc tính về chọn giống và làm giảm tỷ lệ dị hợp tử của quần đàn. Trong khi đó ở nhiều nơi cũng như nhiều chiến lược đánh giá và quản lý nguồn lợi thuỷ sản chỉ tập trung vào đơn loài hoặc một số đàn cá, trên thực tế mọi nguồn lợi thủy sản đều có chức năng phụ thuộc. Do đó, khai thác bất kỳ loài nào cũng sẽ có tác động nhất định đến các loài khác (giữa loài ăn thịt và con mồi). Sự tác động giữa các loài có thể dẫn đến những thay đổi về cân bằng của hệ thống nguồn lợi và có khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn trong tương lai. Các tác động đa loài này cần được tính đến khi đánh cá có trách nhiệm, nhằm đảm bảo sẽ không có bất kỳ một loài nào bị giảm xuống mức khai thác bền vững cho dù là sản phẩm có mục tiêu hay không có mục tiêu. Hậu quả của chính các tác động đa loài trong khai thác là khó có thể khai thác đồng thời sản lượng bền vững tối đa của một tập hợp loài tại một khu vực nhất định. Mỗi thành phần của tập hợp loài đều có một thông số sinh học và đặc điểm riêng. Do đó, cần có một cơ chế khai thác riêng cho từng loài, trong khi trên thực tế không bao giờ đáp ứng được điều kiện này. Ngoài ra, việc thay đổi số lượng loài ăn thịt (hoặc loài mồi) cũng gây ảnh hưởng đến thành phần khác của tập hợp loài, mà mối quan hệ tương hỗ của chúng rất khó dự đoán, nên năng suất đa loài tối ưu của một khu vực nhất định luôn luôn thấp hơn năng suất tiềm ẩn của mỗi loài đơn lẻ. Bởi vậy, nghề đánh cá có trách nhiệm không khuyến khích đạt được sản lượng bền vững tối đa cho từng bộ phận của một quần thể đa loài, vì nó dẫn tới nạn khai thác quá mức đối một số đàn cá khác. 5 1.2. Môi trường và hạn chế của môi trường. Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Đặc biệt sau Hội nghị Stock holm về môi trường năm 1972 và sau Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển tháng 06 năm 1992 tại Reo de jeneiro, Brazil với 178 nước tham gia. Theo định nghĩa của ông S.V.Kalesnik: “Môi trường (được định nghĩa với môi trường địa lý) chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở mọi thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người” (S.V.Kalesnik – Các quy luật địa lý chung của trái đất). Trong báo cáo của toàn cầu năm 2000, công bố năm 1982 đã nêu ra định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường là những vật thể vật lý và sinh học bao quanh con người … Mối quan hệ giữa loài người và môi trường của nó chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt giữa cá thể con người với môi trường bị xóa nhòa đi. Môi trường là tổng hợp các yếu tố vật lý, sinh học bao quanh con người, nó bao gồm không khí, đất nước, các tổ chức sống …” Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là: “Toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người” “Luật bảo vệ môi trường” của Việt Nam định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người, của thiên nhiên”. Môi trường biển bao gồm các tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái biển (rừng ngập mặn) và chất lượng nước biển, cảnh quan biển. Môi trường biển không chỉ bao gồm các vùng biển với các đặc trưng lý hoá của chúng mà còn cả tài nguyên sinh vật, vật lý và hoá học của vùng cửa sông, các vùng ngập mặn bao gồm cả trầm tích, các vùng thuỷ triều lên xuống, các vùng đầm lầy, và bầu khí quyển phía trên mặt biển. Các hoạt động của con người cũng là một phần của môi trường biển và chúng tác động trực tiếp làm thay đổi chất lượng của các vùng ven biển do đó có tác động không nhỏ lên các loài thuỷ sản. Các giai đoạn trong vòng đời của mỗi loài thủy sản đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường vì điều kiện đó có thể tác động đến mức tăng trưởng, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết của loài đó. Giai đoạn đầu tiên của vòng đời đặc biệt nhạy cảm với các ảnh hưởng này, dẫn đến sự khác biệt lớn về số lượng cá thể theo thời gian. Một vấn đề quan trọng đối với quản lý thủy sản là dao động về số lượng cá hàng năm, và sự thay đổi về đặc điểm chức năng của hệ sinh thái, trong đó bao gồm thành phần, số lượng, vị trí của quần đàn thủy sản có thể thay đổi rất lớn qua những giai đoạn và có thể kéo dài hàng thập kỷ và được thúc đẩy bởi yếu tố môi trường. Trong quản lý khai thác thủy sản cần nhận thức được sự thay đổi này, đặc biệt là cố gắng phản ánh được sự thay đổi hàng năm vào các kế hoạch quản lý. Điều này đòi hỏi ngành thủy sản phải có khả năng giải quyết được vấn đề 6 trữ lượng và năng suất bị giảm xuống dưới mức trung bình trong một số năm do những biến động của môi trường tự nhiên. Do đó, không nên xác định trữ lượng thủy sản dựa vào sản lượng hàng năm (vì điều này chỉ đúng trong một số năm có năng suất tốt), mà phải dựa vào mức trung bình trong một thời gian dài, khoảng biến thiên linh hoạt để cho phép giảm cường lực khai thác vào những năm đạt kết quả năng suất khai thác thấp. Nếu không thực hiện được như vậy, sẽ gây áp lực liên tục tăng do khai thác quá mức đối với nguồn lợi, nhất là trong những năm đạt sản lượng trung bình, và đối với khả năng sinh lợi nói chung còn hạn chế của nghề cá. Sự biến đổi về môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của nguồn lợi thủy sản, chẳng hạn do đàn cá sẽ bị phân tán nên khó tập trung chúng vào khu vực dễ đánh bắt. Trong quản lý khai thác cần chú ý đến sự thay đổi tính chất tập trung của nguồn lợi theo chiều hướng đó và tránh hiểu nhầm đó là do sự thay đổi về kích cỡ đàn cá, vì điều này sẽ dẫn đến việc ra các quyết định sai lầm trong quản lý, cũng như dẫn tới kết quả đánh bắt không có tính bền vững. Ở hầu hết các hệ sinh thái, thông thường một đàn cá không bị khai thác sẽ có xu hướng dao động quanh mức tối đa trung bình, tương ứng với khả năng thích ứng trung bình của môi trường sống quanh chúng. Năng suất sinh sản lâu dài của một đàn cá phụ thuộc vào khả năng thích ứng của chúng với môi trường. Tuy nhiên, khả năng thích ứng không chỉ thay đổi qua thời gian do những biến động của tự nhiên mà còn bị giảm do hoạt động của con người, suy thoái môi trường ven biển (do phát triển đô thị hoặc sử dụng tàu lưới kéo trong môi trường nhạy cảm), thay đổi dòng chảy của sông hoặc do ô nhiễm. Điều này có thể gây tác hại xấu đến khả năng sinh sản và phát triển của đàn cá, góp phần làm tăng nguy cơ khai thác quá mức. Cơ quan quản lý cần đánh giá tác động của những ảnh hưởng này đối với tình trạng nguồn lợi thủy sản và môi trường sống tự nhiên của chúng. Nếu xảy ra tình trạng đó, phải áp dụng các biện pháp để cải thiện tình hình. Một số biện pháp có thể thực hiện là: - Ngăn chặn những tác động xấu đến môi trường do các hoạt động của con người gây ra. - Điều chỉnh áp lực khai thác ở các ngư trường quan trọng. - Khôi phục nguồn lợi thủy sản và môi trường sống tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật sống nói chung và nguồn lợi thủy sản nói riêng. Cải thiện môi trường sống có thể tác động tích cực đến khả năng sinh sản của nguồn lợi thủy sản, ví dụ thông qua các quy định phù hợp về rạn nhân tạo, khôi phục vùng ven biển đã bị phá huỷ hoặc bị tổn thương, khôi phục môi trường sống ở vùng cửa sông ven biển hoặc nâng cao chất lượng nước. Cần chú ý duy trì hoặc khôi phục môi trường sinh sản và đường di cư của nguồn lợi thủy sản, kể cả đường di cư ở dọc bờ biển, gần bờ và xa bờ. 1.3. Đa dạng sinh học. Thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về [...]... quan trọng trong quản lý khai thác thủy sản Tuỳ thuộc vào từng đối tượng khai thác, các nhà quản lý có thể xác lập được tiêu chuẩn kích thước hoặc khối lượng khai thác tối ưu, xây dựng các vấn đề pháp lý, bảo vệ và bảo tồn có hiệu quả Bởi vì đối tượng khai thác có liên quan mật thiết với ngư cụ, công nghệ khai thác Chính vì thế, khi chúng ta quản lý được đối tượng khai thác tức là quản lý được các tác... các loại thủy sản Do đó, việc quản lý ngư trường khai thác là khả năng sống còn của ngành khai thác thủy sản Ở các nước có nghề cá phát triển mạnh quản lý ngư trường thông qua biện pháp đồng quản lý hoặc quản lý cộng đồng Đồng thời có lực lượng cảnh sát biển thực hiện tuần tra hoạt động của các tàu khai thác cá Ở hầu hết các nước trên thế giới, ngư trường được phân vùng để khai thác và quản lý một cách... không được phép khai thác trong các vùng biển khác Ví dụ, ở Trung Quốc lưới kéo đáy bị cấm khai thác trong tất cả các vùng biển thuộc chủ quyền Trung Hoa Tóm lại, ngư cụ khai thác liên quan đến công tác quản lý khai thác ở các đặc trưng khác nhau như: loại ngư cụ khai thác, số lượng ngư cụ hoạt động trên vùng biển, kích thước và kết cấu ngư cụ… 4.4 Mùa vụ khai thác Để quản lý khai thác thủy sản có hiệu... quan tâm đến mùa vụ khai thác Tùy thuộc vào điều kiện sinh thái, sinh lý và môi trường mà người ta tính toán để quy định mùa vụ khai thác sao cho hợp lý Nghĩa là mùa vụ khai thác được thiết lập trên cơ sở phải đảm bảo để nguồn lợi thủy sản có điều kiện sinh sản, sinh trưởng và phát triển để bổ sung sinh khối vào đàn cá Mục tiêu của việc quản lý theo mùa vụ khai thác là tránh khai thác cá bố mẹ và cá... nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm cường lực khai thác thuỷ sản: Cường lực khai thác là số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác trong một thuỷ vực nhất định Cường lực khai thác là số lượng ngư cụ tham gia khai thác trong một thuỷ vực Cường lực khai thác là tổng công suất tàu thuyền tham gia khai thác thuỷ sản trong thuỷ vực nhất định Cường lực khai thác là thời gian mà ngư cụ, tàu thuyền hoạt động... quyền, ngư dân và cộng đồng về tình trạng của nguồn lợi và biện pháp quản lý đã, đang và sẽ áp dụng 7 Thiết lập hệ thống giám sát nhằm theo dõi việc tuân thủ các quy định đã được ban hành trong hoạt động thuỷ sản II CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢN Cơ quan quản lý khai thác thủy sản cần phải tuân thủ các yêu cầu về quản lý nghề cá có trách nhiệm, đặc điểm của từng nghề cá cụ thể và các... nhất Đồng thời thiết lập các khu bảo tồn, vùng hạn chế khai thác, cấm khai thác hoặc cấm khai thác có thời hạn trong năm Tuỳ thuộc vào từng ngư trường và đặc tính của của nguồn lợi thuỷ sản sinh sống, đi qua, di cư đến sinh sản hoặc tìm thức ăn…các nhà quản lý có thể thiết lập thời gian khai thác hợp lý, để vừa khai thác có hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản mà vẫn không ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế... quan quản lý khai thác thuỷ sản là: Chủ thể pháp lý nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nghề cá do một hoặc nhiều nước giao quyền bằng các biện pháp nhất 26 định Theo hệ thống quốc gia, kể cả hệ thống liên bang, cơ quan quản lý thường là một bộ, một cục thuộc bộ hoặc là một tổ chức (chính phủ hoặc phi chính phủ) Cơ quan quản lý khai thác có thể mang tính quốc tế và bao gồm một tổ chức quản lý cấp... khai thác (tàu thuyền hoặc số ngư cụ hoạt động) các nhà quản lý tính toán để điều chỉnh số lượng hợp lý phù hợp với từng vùng biển, từng loại đối tượng khai thác từ đó có thể tăng hoặc giảm số lượng giấy phép hiện có của ngư dân 21 Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng tính toán và đưa ra đề xuất về ngư cụ khai thác liên quan đến ngư trường khai thác trong vùng biển Do đó, một số ngư cụ chỉ cho phép khai thác. .. không trực tiếp liên quan đến hoạt động khai thác thuỷ sản nhưng lại có tác động đến thủy sản Do đó, cơ quan quản lý thuỷ sản cần xem xét và đảm bảo hợp lý lợi ích từ thủy sản và đưa vào quy hoạch hợp lý, kết hợp phù hợp với các hoạt động kinh tế khác 4 Tham gia tư vấn với những người sử dụng nguồn lợi thuỷ sản 5 Thường xuyên đánh giá mục tiêu và biện pháp quản lý để bảo đảm tính phù hợp và hiệu quả . ngành thủy sản. 73 IV. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢN 75 4.1. Quản lý các yếu tố đầu vào 75 4.2. Quản lý sản lượng khai thác 85 4.3. Quản lý dựa vào cộng đồng - Đồng quản lý 86 . TÁC QUẢN LÝ KTTS16 3.1. Chức năng của công tác quản lý khai thác thuỷ sản 16 3.2. Tầm quan trọng của công tác quản lý khai thác thuỷ sản 19 IV. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY. sách và kế hoạch quản lý thuỷ sản; các biện pháp quản lý khai thác thuỷ sản; quá trình thực hiện quản lý … trên thế giới. Chương III: Triển khai công tác quản lý khai thác thuỷ sản ở Việt Nam.

Ngày đăng: 10/02/2015, 14:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quản lý nghề cá – Biên dịch: Nguyễn Song Hà – NXB Nông Nghiệp 2003 Khác
2. Kinh tế học quản lý nghề cá – Biên dịch: Dương Trí Thảo và Đoàn Hải Nam – NXB Nông Nghiệp 2004 Khác
3. Quản lý năng lực khai thác thủy sản - Biện dịch: Lê Kim Long, Nguyễn Phong Hải và Nguyễn Tiến Thơm – NXB Nông Nghiệp 2004 Khác
4. Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản – 1989 Khác
5. Cơ sở khoa học tính chọn lọc trong khai thác thủy sản - Nguyễn Văn Động – ĐHTS Khác
6. Giáo dục môi trường và nguồn lợi – Lê Xuân Tài – ĐHTS Khác
8. Luật Thủy sản Việt Nam - Vụ công tác lập pháp – NXB Tư Pháp 2004 Khác
10. Khai thác và sử dụng bền vững đa dạng sinh học thuỷ sinh vật và nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam – GS.TS. Vũ Trung Tạng, TS. Nguyễn Đình Mão – NXB Nông Nghiệp – 2006 Khác
11. Kinh tế và quản lý nghề cá – Ola Flaaten – Biên dịch: TS. Nguyễn Thị Kim Anh, Diệp Thị Mỹ Hảo – NXB Nông Nghiệp – 2007 Khác
12. Quản lý nghề cá Việt Nam - Thứ trưởng Lương Lê Phương – Bài phát biểu tại hội nghị cấp cao các nhà xây dựng chính sách và quản lý nghề cá biển Khác
13. Luật Thủy sản – Cơ sở pháp lý cho quản lý nghề cá ở Việt Nam – Johon H. Williams (Tổng cục trưởng Cục nguồn lợi và môi trường biển) – Bài phát biểu tại hội nghị cấp cao các nhà xây dựng chính sách và quản lý nghề cá biển Khác
14. Tư vấn quản lý nghề cá tại biển Bắc và Bắc Atlantic – Poul Degnbol (Chủ tịch Uỷ ban Tư vấn Nghề cá, Hội đồng Khai thác Biển Quốc tế - ICES) – Bài phát biểu tại hội nghị cấp cao các nhà xây dựng chính sách và quản lý nghề cá biển Khác
15. Vai trò của các cơ quan nghiên cứu và tư vấn trong công tác quản lý nghề cá ở Châu Âu – Eskild Kirkegaard (Tổng cục Nghề cá Uỷ ban Châu Âu) – Bài phát biểu tại hội nghị cấp cao các nhà xây dựng chính sách và quản lý nghề cá biển Khác
16. Quản lý dựa trên vấn đề - Otto Gregussen (Tham tán Thủy sản, Đại sứ quán Hoàng gia Na Uy Washington DC) – Bài phát biểu tại hội nghị cấp cao các nhà xây dựng chính sách và quản lý nghề cá biển Khác
17. Quản lý nguồn lợi thủy sản tại Malaysia – (Phòng quản lý nguồn lợi và cấp phép khai thác Tổng cục Nghề cá, Kuala Lumpur, Malaysia) – Bài phát biểu tại hội nghị cấp cao các nhà xây dựng chính sách và quản lý nghề cá biển Khác
18. Fisheries biology, assessment and management – Michael King Khác
19. Công ước cấm đánh cá bằng lưới rê trôi ở Nam Thái Bình Dương Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w