Hiệu quả của các biện pháp can thiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ con người và biện pháp can thiệp" (Trang 96 - 100)

- Trong khi tại Phục Linh ngược lại (tăng từ 6,00 loại/mẫu lên 6,

4.3.2.Hiệu quả của các biện pháp can thiệp

4.3.2.1. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp làm thay đổi kiến thức, thực hành của người sử dụng HCBVTV

- Kiến thức của người chuyên canh chè sau 2 năm can thiệp đã nâng lên rõ rệt, tỷ lệ các chỉ số hiệu quả đạt từ 36,9 % đến 88,7 %. Hiệu quả thực sự sau can thiệp đạt từ 21,5 % đến 66,6 % (bảng 3.37). So sánh hiệu quả của các biện pháp can thiệp làm thay đổi kiến thức về sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc tại xã can thiệp và xã đối chứng kết quả khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hầu hết những kiến thức của người nông dân chuyên canh chè ở xã can thiệp đều được nâng trên 20 % so với trước can thiệp, trong khi đó kết quả này ở xã đối chứng cũng có những thay đổi nhưng không đáng kể. Thực ra những thay đổi ít ở nhóm đối chứng là dễ hiểu, do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, do tác động của những hoạt động thu thập số liệu, phỏng vấn, điều tra của nhóm nghiên cứu tại xã Phục Linh đã phần nào tác động tích cực đến kiến thức của những người được phỏng vấn. Trong khi tiến hành

phỏng vấn, thực hiện các quy trình điều tra các cán bộ đã giải thích những thắc mắc của bà con về những điều có liên quan đến HCBVTV tuy nhiên không được nhiềụ Trong các kết quả thu được sau can thiệp chúng tôi thấy tỷ lệ hiểu biết về cách phun thuốc được nâng lên nhiều nhất từ 24,4 % lên 87,2%, sau đó là tỷ lệ biết cách pha thuốc 36,1 % lên 82,1 % (bảng 3.24) đây là những yếu tố rất quan trọng cho việc thực hành đúng. Kiến thức được cải thiện ít nhất là biết đọc vạch màu cảnh báo mức độ độc hại trên vỏ bao, lọ HCBVTV 16,8 % lên 52,1 % (bảng 3.23), đây là kiến thức tương đối khó đối với người nông dân, sau can thiệp 2 năm mới có hơn một nửa số người biết cách đọc và hiểụ Theo chúng tôi cần có những nghiên cứu sâu hơn về cách cảnh báo mức độ độc hại để người dân dễ nhận biết.

- Thái độ tích cực của người dân sau can thiệp tăng lên đáng kể, thái độ ủng hộ việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và phòng chống ngộ độc đạt 100 % (bảng 3.29), đây cũng là yếu tố thuận lợi giúp cho sự thành công của dự án. So với trước can thiệp sự thay đổi này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05) do trước can thiệp thái độ của người dân đã tốt, tỷ lệ đạt cao 89,1 % đến 100 %.

- Thực hành đúng của người dân đã nâng lên rõ rệt sau 2 năm can thiệp tỷ lệ chỉ số hiệu quả đạt từ 23,1 % đến 88,0 %. Hiệu quả can thiệp thực sự đạt từ 13,0 % đến 61,5 % (bảng 3.37). Tỷ lệ thực hành cách phun thuốc đúng được nâng lên nhiều nhất tăng từ 24,4 % lên 87,2 % so với trước can thiệp, sử dụng các loại phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ tăng từ 16,8 % lên 66,7 %, thực hành về cách pha thuốc đúng được nâng lên từ 36,1 % lên 82,1 % so với trước can thiệp.

- So sánh hiệu quả của các biện pháp can thiệp làm thay đổi thực hành về sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc tại xã Tân Linh (xã can thiệp) và xã Phục Linh (xã đối chứng) kết quả khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Đây là những yếu tố rất quan trọng góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, chứng bệnh của người nông dân khu vực triển khai dự án.

4.3.2.2. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp cải thiện sức khoẻ của người nông dân chuyên canh chè

Trong nghiên cứu này các dấu hiệu cơ năng thường gặp cũng như bệnh thực thể ở những người tiếp xúc với HCBVTV giảm rõ rệt sau can thiệp.

Các triệu chứng cơ năng: đau đầu giảm từ 84,0 % xuống 53,8 %, mệt mỏi từ 82,4 % xuống 58,1 %, hoa mắt chóng mặt từ 86,6 % xuống 56,4 %, run chân tay từ 70,6 % xuống 43,6 %, dễ kích thích từ 52,9 % xuống 29,9 % (bảng 3.35). Nhìn chung tỷ lệ các triệu chứng cơ năng đều giảm rõ rệt trên 25% so với trước can thiệp (p<0,05). Một số triệu chứng cơ năng giảm ít như ngứa da, có triệu chứng giảm không đáng kể như yếu cơ p>0,05. Tuy nhiên những triệu chứng này trong nghiên cứu của chúng tôi đều là những triệu chứng có tỷ lệ mắc thấp. So sánh với nhóm đối chứng các triệu chứng cơ năng này vẫn chiếm tỷ lệ gần như cũ hoặc giảm không đáng kể đôi khi có triệu chứng còn tăng hơn như: ngứa da, ho, yếu cơ. Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp cao hơn hẳn nhóm chứng, nhóm can thiệp CSHQ từ 29,5 % đến 63,4 % trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm chứng là 0 % đến 8,4 %. Hiệu quả can thiệp thực sự 26,0 % đến 55,0 % (bảng 3.38).

Các chứng bệnh thực thể: qua thăm khám những người tiếp xúc với HCBVTV trước can thiệp thấy các bệnh thực thể ở cơ quan mắt, mũi họng rất cao ở cả hai nhóm chứng và nhóm can thiệp (>80 %). Sau 2 năm triển khai can thiệp tỷ lệ các bệnh đã giảm rõ rệt, bệnh thực thể ở cơ quan mũi họng giảm từ 84,9 % xuống còn 48,7 %, bệnh mắt giảm từ 95,0 % xuống 45,3 % . So sánh với nhóm chứng khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05), tỷ lệ các bệnh thực thể này ở nhóm đối chứng giảm chút ít và thể hiện không rõ (bảng 3.36). Theo chúng tôi ở nhóm can thiệp tỷ lệ thực hành đúng trong phun HCBVTV được nâng lên, việc sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt đã phần nào hạn chế được HCBVTV xâm nhập vào cơ thể do đó tỷ lệ bị bệnh thấp hơn nhóm chứng. Bên cạnh đó hoạt động khám, điều trị ngay các bệnh khi mới mắc lên tỷ lệ bệnh của nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng là hợp lý.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ thuận giữa triệu chứng cơ năng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt với bệnh tâm, thần kinh. Khi hỏi bệnh thấy các triệu chứng cơ năng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ở nhóm đối chứng cao thì khi thăm khám cũng thấy tỷ lệ mắc các bệnh về tâm, thần kinh cũng caọ Tương tự ở nhóm can thiệp thấy các triệu chứng cơ năng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thấp thì khi thăm khám cũng thấy tỷ lệ mắc các bệnh

về tâm, thần kinh cũng thấp. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hà Huy Kỳ [51]. Các dấu hiệu bệnh lý ở hệ thần kinh là hậu quả của các phản ứng với HCBVTV đã được nhiều tác giả khẳng định [62], [87], [117]. Nghiên cứu của Meggs. W.j (2003) được công bố ở tạp chí của viện Sức khỏe cộng đồng Califonia cũng cho thấy có tới 57 % số người tiếp xúc HCBVTV có dấu hiệu bệnh lý tâm, thần kinh cấp hoặc mạn tính. Dù sao chăng nữa các biểu hiện bệnh lý ở hệ thần kinh cũng là hậu quả xấu, khó khắc phục cần được phòng chống tích cực hơn trong công tác y tế ở nông thôn và các vùng nông nghiệp. Trong nghiên cứu của chúng tôi các biểu hiện bệnh lý tâm, thần kinh đã giảm xuống sau can thiệp 15,4 % so với trước đó, các chứng bệnh da liễu giảm 15,7 % (từ 34,5 % xuống còn 18,8 %) trong khi nhóm đối chứng hầu như không có sự thuyên giảm.

Tỷ lệ người có dấu hiệu bệnh lý ở hệ tiêu hóa, tiết niệu và tim mạch của đối tượng nghiên cứu tại xã Tân Linh sau can thiệp cũng giảm nhưng tỷ lệ giảm không nhiều (sau can thiệp giảm từ 2,4 % đến 7,4 %) . Thực tế so sánh với nhóm đối chứng xã Phục Linh cũng là điều hợp lý vì nhóm đối chứng tỷ lệ các bệnh này giảm rất ít, có bệnh còn tăng như bệnh ở hệ tiêu hoá. Tuy nhiên còn có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bệnh lý của các cơ quan này, cần có những nghiên cứu chuyên sâu đánh giá ảnh hưởng của HCBVTV đến từng cơ quan bộ phận cơ thể con ngườị

Qua kết quả tại bảng 3.38 chúng tôi thấy sau can thiệp tỷ lệ bệnh thực thể tại các cơ quan đều thuyên giảm. Hiệu quả can thiệp thực sự đạt 14,8 % đến 55,2%. Như vậy mục tiêu ban đầu của dự án đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề rạ

Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng enzym cholinesterase ở cả nhóm can thiệp và nhóm đối chứng vẫn còn giảm song ở nhóm can thiệp đã có cải thiện nhiều, nếu so sánh thì đã có sự khác biệt rõ rệt giữa các đối tượng nghiên cứụ Nhóm nghiên cứu tỷ lệ giảm dưới mức bình thường chỉ còn khoảng 1,96 %, trong khi đó nhóm đối chứng vẫn còn giảm dưới mức bình thường đến 11,76 %. Trước can thiệp hoạt tính enzym cholinesterase trung bình của những người tiếp xúc HCBVTV ở ngưỡng thấp, nhóm can thiệp (6744 ± 1175) thấp hơn nhóm đối chứng (7324 ± 1966) . Sau 2 năm can thiệp hoạt tính enzym cholinesterase trung bình ở nhóm can thiệp (8800 ± 2206) đã tăng lên nhiều hơn nhóm đối chứng (8354±2995) (bảng 3.32).

Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy những can thiệp làm thay đổi kiến thức, thái độ đặc biệt là thực hành của người nông dân là hết sức cần thiết. Khi KAP được nâng lên đã làm giảm tỷ lệ các triệu chứng cơ năng và bệnh thực thể ở người dân chuyên canh chè, nâng cao sức khoẻ cho họ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ con người và biện pháp can thiệp" (Trang 96 - 100)