Thực trạng KAP của người nông dân chuyên canh chè

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ con người và biện pháp can thiệp" (Trang 104 - 105)

- Trong khi tại Phục Linh ngược lại (tăng từ 6,00 loại/mẫu lên 6,

1.Thực trạng KAP của người nông dân chuyên canh chè

1.1. Kiến thức về HCBVTV của người nông dân chuyên canh chè:

- Hiểu biết đầy đủ về tác dụng của HCBVTV chiếm tỷ lệ 37,9 %, hiểu đầy đủ về tác hại của HCBVTV chiếm tỷ lệ 50,1 %. Hiểu biết cách chọn thời tiết và hướng gió khi phun chiếm tỷ lệ 29,6 %, hiểu đầy đủ cất giữ an toàn chiếm tỷ lệ 24,7 %. Biết đọc cảnh báo mức độ độc hại qua vạch màu trên nhãn thuốc chiếm tỷ lệ 14,5 %. Biết đầy đủ đường xâm nhập của HCBVTV vào cơ thể chiếm tỷ lệ 40,5 %.

- Tỷ lệ kể được đầy đủ các loại phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết thấp 22,3 %. Kiến thức hiểu biết đầy đủ về điều cần thiết đảm bảo sức khoẻ khi phun HCBVTV đạt 21,0 %. Tỷ lệ biết đầy đủ các triệu chứng ngộ độc HCBVTV đạt 22,6 %, biết xử trí ngộ độc chiếm tỷ lệ 5,5 %.

1.2. Thái độ của người nông dân chuyên canh chè sử dụng HCBVTV:

Có 97,4 % lo lắng cho sức khoẻ khi phun HCBVTV, có 98,7 % người sử dụng HCBVTV cho rằng cần thiết và rất cần phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

1.3. Thực hành sử dụng HCBVTV:

- Trộn nhiều loại thuốc vào một bình trong lần phun tỷ lệ là 82,3 %. Sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân 6,5 %. Mua và sử dụng thuốc cấm sử dụng 17,1 %. Xử lý chai lọ sau sử dụng: vứt lung tung hoặc dùng lại 21,8 %.

- Nguồn cung cấp thông tin cho người dân về cách sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc chiếm tỷ lệ cao là từ cán bộ y tế chiếm 68,3 %,

người bán HCBVTV tỷ lệ 58,7 %, nguồn thông tin từ ti vi 57,9 %, đài 41,0 %.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ con người và biện pháp can thiệp" (Trang 104 - 105)