Tính khả thi và bền vững của mô hình

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ con người và biện pháp can thiệp" (Trang 101 - 102)

- Trong khi tại Phục Linh ngược lại (tăng từ 6,00 loại/mẫu lên 6,

4.4.1. Tính khả thi và bền vững của mô hình

- Mô hình phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, sức khoẻ của người nông dân đang được toàn xã hội quan tâm. Mô hình can thiệp đã được ủng hộ mọi mặt của Đảng ủy và chính quyền xã được triển khai dự án. Chính quyền xã đã cam kết tiếp tục chỉ đạo duy trì và phát huy tác dụng của mô hình “Nông - Tiểu - Cán” mà trong đó nòng cốt cho các hoạt động là cán bộ trạm y tế xã, người bán thuốc đặc biệt là sự hưởng ứng của bà con nông dân.

- Mô hình can thiệp đã gắn kết được mối quan hệ giữa “Nông dân - Tiểu thương buôn bán HCBVTV - Cán bộ y tế”. Qua những lớp tập huấn, hội thảo người buôn bán HCBVTV và cán bộ y tế cơ sở đã nắm được kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ, biết hướng dẫn người nông dân sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và các phương tiện phòng chống ngộ độc HCBVTV. Người nông dân sau khi được tập huấn cũng nắm được những kiến thức cơ bản về phòng chống ngộ độc HCBVTV và đặc biệt là niềm tin của họ vào người buôn bán HCBVTV và cán bộ y tế cơ sở. Họ sẵn sàng trao đổi những khó khăn vướng mắc của mình khi sử dụng HCBVTV với người buôn bán HCBVTV và cán bộ y tế cơ sở.

- Mô hình can thiệp này “đơn giản mà hiệu quả” rất dễ triển khai ra diện rộng, nguồn lực cần không nhiều phù hợp với điều kiện kinh tế của các xã miền núi, vùng caọ Mô hình đã khắc phục được một số hạn chế mà một số mô hình trước gặp phải, là cần nguồn lực lớn, bộ máy hoạt động phức tạp khi đổ tiền của vào thì đạt kết quả tốt, kết thúc dự án không còn đầu tư thì lại như cũ. Mô hình can thiệp này dễ triển khai tính khả thi cao, nguồn lực cần không nhiều khả năng nhân rộng mô hình tương đối thuận tiện chỉ cần Đảng và chính quyền các xã đầu tư nguồn lực nhỏ (khoảng 50 triệu đ/năm) là có khả năng triển khai và duy trì dự án.

- Tính bền vững của mô hình vì hoạt động của mô hình đã đem lại lợi ích cho cả 3 nhân tố tạo nên mô hình: người nông dân biết cách phòng chống ngộ độc HCBVTV, giảm số người mắc bệnh, giảm thời gian nằm viện, tiền viện phí...đặc biệt là sức khoẻ luôn được đảm bảo, đây chính là tài sản quý nhất của họ. Khi họ có sức khoẻ họ sẽ làm ra của cải cho chính họ và cho xã

hội, vươn lên làm giàu, góp phần xoá đói giảm nghèo cho họ nói riêng và cộng đồng nói chung. Người buôn bán HCBVTV bán được nhiều HCBVTV vì được người dân tin tưởng chỉ mua HCBVTV ở cửa hàng của họ. Người cán bộ y tế cơ sở hoàn thành kế hoạch chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về kinh tế xã hội tại địa phương, nâng cao chất lượng sống cho người nông dân. Kết quả hoạt động của mô hình là một minh chứng thuyết phục đối với lãnh đạo địa phương và người nông dân sử dụng HCBVTV. Những yếu tố cơ bản trên giúp mô hình thành công và duy trì sự bền vững của mô hình.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ con người và biện pháp can thiệp" (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)