Các hoạt động can thiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ con người và biện pháp can thiệp" (Trang 61 - 64)

- Hoạt động kiểm tra giám sát, giúp đỡ hỗ trợ

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ người bán hướng dẫn người mua cách sử dụng và phòng ngộ độc HCBVT

3.3.1. Các hoạt động can thiệp

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án bao gồm 18 người, trong đó có lãnh đạo UBND xã, Chủ tịch hội Nông dân xã, Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ xã, các trưởng thôn.

- Đề xuất UBND xã thành lập câu lạc bộ “Nông - Tiểu - Cán”, dựa trên mối liên kết chặt chẽ “ Người nông dân (Nông) - Người bán thuốc (Tiểu thương) -

Cán bộ y tế xã (Cán)”, duy trì sinh hoạt câu lạc bộ 3 tháng/lần.

- Tổ chức 3 lớp tập huấn cho các cán bộ nòng cốt thực hiện chương trình bao gồm: 14 cộng tác viên ở các thôn, 6 cán bộ y tế xã, 04 người bán HCBVTV, 06 cán bộ UBND xã Tân Linh. Mỗi lớp 02 ngày các học viên được học theo tài liệu do các cán bộ thực hiện chương trình biên soạn (phụ lục 6).

- Tổ chức 14 buổi tập huấn tại các thôn (mỗi thôn 01 buổi) bà con nông dân tham gia rất đông có 856 người tham gia, rất nhiều người ngoài đối tượng nghiên cứu cũng đến nghẹ

- Tổ chức 04 buổi thực địa hướng dẫn ngay tại đầu bờ, thực hành cách sử dụng các loại phương tiện bảo vệ cá nhân, cách pha và cách phun HCBVTV.

- Tổ chức 02 buổi hội thảo tại hội trường UBND xã có 397 người tham giạ Trong đó có sự tham gia của lãnh đạo xã, các ban ngành đoàn thể và những người thường xuyên tiếp xúc HCBVTV.

- Phát tờ rơi tới tất cả hộ gia đình (1469 hộ). Tờ rơi với màu sắc đẹp (phụ

lục 7), dễ gây sự thu hút của mọi người, nội dung ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểụ

Tờ rơi còn luôn có tại các cửa hàng bán HCBVTV và trạm y tế xã, tất cả mọi người đến mua HCBVTV và khám bệnh đều được cung cấp miễn phí.

- Phát 1000 quyển sách: “Hoá chất dùng trong nông nghiệp và sức khoẻ

cộng đồng”. Tài liệu đã cung cấp kiến thức hết sức cơ bản về HCBVTV và cách

phòng chống ngộ độc.

- Phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh của xã (259 buổi), nội dung phát thanh được ban chỉ đạo xã gửi tới đài phát thanh của xã và các thôn. Các buổi phát thanh được phát vào thời gian các hộ gia đình có người nhà đông đủ nhất để đảm bảo thông tin được truyền tải tới người nghẹ

- Tất cả 6 cán bộ trạm y tế xã được đào tạo lại về phòng chống nhiễm độc HCBVTV. Có dự trữ thuốc cấp cứu ngộ độc và các loại phương tiện bảo vệ cá nhânở trạm y tế xã. Cung cấp phác đồ điều trị cấp cứu nhiễm độc HCBVTV của Bộ Y tế. Tổ chức góc truyền thông riêng, cung cấp 200 quyển sách: “Hoá chất

dùng trong nông nghiệp và sức khoẻ cộng đồng” và 1000 tờ rơi cho trạm y tế xã

và 04 cửa hàng bán HCBVTV để làm tài liệu tư vấn và phát cho bà con nông dân khi đến khám bệnh hoặc mua HCBVTV.

Ban chỉ đạo dự án kết hợp với UBND xã, quản lý người cung cấp thuốc, chống bán thuốc rong…các cửa hàng tham gia bán HCBVTV đều đăng ký chủng loại thuốc với UBND xã, cam kết không buôn bán HCBVTV cấm.

Hoạt động kiểm tra giám sát, giúp đỡ hỗ trợ

Hàng tháng, ban chỉ đạo dự án họp với cán bộ y tế, người bán thuốc và mạng lưới cộng tác viên để đánh giá kết quả rút kinh nghiệm các hoạt động trong tháng và xây dựng giải pháp tiếp theọ

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát công việc của đội ngũ cộng tác viên, đồng thời các cán bộ trong ban chỉ đạo cũng đi thăm ngẫu nhiên các hộ gia đình và xem xét tình hình thực tế sử dụng HCBVTV của họ. Ngoài ra ban chỉ đạo dự án cũng kiểm tra đột xuất và định kì các hoạt động ở các thôn.

- Tổ chức khám định kỳ, tư vấn về chăm sóc sức khoẻ cho người sử dụng HCBVTV, phát hiện các vấn đề sức khoẻ ở người có tiếp xúc HCBVTV.

- Duy trì phòng khám phát hiện các vấn đề sức khoẻ ở người tiếp xúc HCBVTV tại trạm y tế xã Tân Linh.

- Xét nghiệm 222 mẫu máu định lượng enzym cholinseterasẹ

- Cấp thuốc điều trị miễn phí cho toàn bộ những người phát hiện bệnh, tư vấn và giới thiệu đi điều trị những trường hợp mắc bệnh nặng.

Tổng kết đánh giá sau can thiệp

Sau thời gian 24 tháng triển khai can thiệp, ban chỉ đạo đã tổ chức hội nghị tổng kết vào ngày 11/12/2009 nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp dựa vào mối liên kết “Nông - Tiểu - Cán”.

Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng và khả năng duy trì, tính bền vững cũng như tính khả thi khi nhân rộng mô hình.

Tại hội nghị rất nhiều ý kiến tham luận đã nói lên sự thành công của mô hình cũng như hiệu quả của dự án.

Bảng 3.21. Tổng hợp hoạt động tập huấn, truyền thông

TT Nội dung hoạt động Đối tượng Số

lần

Số người

1 Họp giao ban BCĐ Ban chỉ đạo 24 381

2 Tập huấn kỹ năng

truyền thông (lớp)

CTV, cán bộ y tế xã, người bán HCBVTV, cán bộ UBND xã

3 96

3 Tập huấn chuyên môn

cho y tế xã

Cán bộ trạm 3 17

4 Hội thảo (buổi) Cán bộ UBND xã và đối tượng

nghiên cứu

2 297

6 Thực địa tại đầu bờ Đối tượng nghiên cứu 4 472

7 Sinh hoạt câu lạc bộ Thành viên câu lạc bộ 8 208

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ "Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ con người và biện pháp can thiệp" (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)