THÔNG TIN NGHỀ CÁ

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 35 - 39)

1.1. Yêu cầu về thông tin trong quản lý khai thác thuỷ sản.

Thu thấp số liệu và thông tin nghề cá rất quan trọng cho công tác quản lý nghề cá và

được thực hiện thường xuyên. Các số liệu thu thập được cần phân tích chính xác và phổ

biến đến nơi cần sử dụng và phải được sử dụng hợp lý. Có 3 cấp độ về thông tin nghề cá: Cấp độ 1: Cấp độ xây dựng chính sách nghề cá;

Cấp độ 2: Cấp độ xây dựng kế hoạch phát triển nghề cá;

Cấp độ 3: Cấp độ xác định cơ chế hành động quản lý để thực hiện các chính sách nghề cá và chiến lược nghề cá.

Ở cả ba cấp độ đó, sẽ có sự trùng nhau về từng mảng dữ liệu đầu vào. Tuy nhiên, mức độ yêu cầu dữ liệu có thể rất khác nhau, xảy ra ở những thời điểm khác nhau nên cần những thông tin chi tiết khác nhau. Hơn nữa, yêu cầu dữ liệu đầu vào còn có sự khác nhau giữa nghề cá thủ công và nghề cá thương mại.

1.2. Tiêu chuẩn hoá việc thu thập thông tin.

Để thuận lợi cho việc phân tích, xử lý và sử dụng số liệu thì việc tiêu chuẩn hoá về phương pháp thu thập và số liệu là rất cần thiết. Việc tiêu chuẩn hoá về phương pháp

thu thập và số liệu không chỉ mang tính chất địa phương, quốc gia hay khu vực mà phải mang tính chất toàn cầu bởi vì nhiều nguồn lợi thuỷ sản không chỉ sống ở một địa phương, một quốc gia hay một khu vực nhất định mà chúng có khả năng di cư trên phạm vi toàn cầu. Do đó, để xây dựng chương trình quản lý nghề cá cần thiết phải có sự hợp tác của nhiều quốc gia và được thể hiện qua các đại diện và trao quyền cho các uỷ ban nghề

cá quốc tế. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế mà phải nghiên cứu và triển khai phù hợp với từng khu vực cũng như từng quốc gia trong khu vực đó.

Nhiều nguồn lợi thủy sản, chủ yếu là cá biển, không chỉ xuất hiện duy nhất ở một vùng biển của một quốc gia mà nó phân bổ ở nhiều biên giới quốc tế. Do đó, muốn đạt

được các mục tiêu quản lý, các đàn cá này phải được giao quyền quản lý cho các uỷ ban quốc tế và các uỷ ban này phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho việc thu thập và các số

liệu cần thu thập. Như vậy, các cơ quan quản lý thuỷ sản khu vực và quốc gia rất thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi dữ liệu với các uỷ ban nghề cá quốc tế. Bên cạnh đó, các cơ

32 Việc chuẩn hoá thu thập thông tin yêu cầu các bên hợp tác phải thống nhất định kỳ

về các yêu cầu số liệu, phương pháp thu thập số liệu, lượng thông tin cần thu thập và đánh giá kiểu mẫu trong từng phạm vi khác nhau. Bên cạnh đó, việc đào tạo nhân viên thu thập số liệu theo một chương trình chung là rất cần thiết. Đồng thời cần thiết phải đào tạo nhân viên thu thập số liệu theo chương trình chung. Muốn vậy, cần có sự hợp tác rộng rãi đối với các nước có biển trong việc đào tạo nhân lực - người thu thập số liệu phục vụ cho công tác quản lý nguồn lợi thủy sản biển.

Các loại số liệu cần thiết để xây dựng chính sách nghề cá bao gồm:

a. Số liệu liên quan đến nguồn lợi thủy sản:

+ Sản lượng khai thác đưa vào bờ gần đây của nghề khai thác thủy sản; + Sản lượng tiềm năng của nghề cá;

+ Sự khác nhau hàng năm của sản lượng và xu hướng dài hạn về năng suất của nguồn lợi; + Chi tiết về hạn chế của môi trường, môi trường nhạy cảm.

b. Các số liệu liên quan đến đặc điểm nghề cá:

+ Các loại nghề khai thác cá, đặc điểm ngư cụ của từng đội tàu khai thác hải sản; + Số lượng tàu thuyền khai thác của từng đội tàu hiện tại.

+ Quy mô và tầm quan trọng của nghề cá giải trí;

+ Ngư trường khai thác chính và đặc điểm chính của ngư trường (đặc điểm nguồn lợi, hải dương... );

+ Số lượng và phân bổ các điểm đưa cá vào bờ như cảng cá, cầu cá.

c. Các số liệu liên quan đến kinh tế, xã hội:

+ Hệ thống quyền lợi của người sử dụng đối với từng nghề khai thác cá và đội tàu; + Các nhóm chính có cùng lợi ích bao gồm giới tính, độ tuổi của từng nhóm có cùng lợi ích và các chính sách liên quan;

+ Xu hướng ảnh hưởng hoặc có thểảnh hưởng đến nghề cá, ví dụ thay đổi về vị trí

địa lý, chính trị, di cư v.v;

+ Đặc điểm lao động của nghề cá, đội tàu và nguồn lao động thay thế;

+ Đóng góp vào nền kinh tếđịa phương hoặc quốc gia của nghề cá và đội tàu; + Các chính sách hiện tại và trong tương lai có ảnh hưởng đến nghề cá.

33

d. Các số liệu liên quan đến giám sát, kiểm soát và theo dõi:

+ Thành tựu hoặc khó khăn trong giám sát và kiểm soát nghề cá và đội tàu khai thác thủy sản;

+ Tình hình tài chính và thể chế của những lựa chọn chính sách khác nhau để giám sát và kiểm soát nghề khai thác;

+ Chi tiết về thoả thuận hiện tại và những mối quan hệ tiềm năng hoặc đồng quản lý với người sử dụng hoặc các nhóm có cùng lợi ích.

1.3. Độ tin cậy và giá trị của số liệu.

Các phương pháp thu thập số liệu phục vụ quản lý nghề cá rất khác nhau, phụ

thuộc vào bản chất, tình trạng của nghề cá, đội ngũ và trang thiết bị sẵn có, tầm quan trọng về kinh tế và xã hội của nghề cá. Chất lượng và số lượng số liệu thu được của các biện pháp sử dụng có tác động khác nhau đến hiệu quả của công tác quản lý

Độ tin cậy của số liệu rất cần thiết nhằm bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và có cơ

sở chỉ ra tình trạng hoặc giá trị của nhân tốđang xem xét. Các vấn đề liên quan đến việc thu thập số liệu thủy sản là số liệu không phù hợp, không chính xác.

Các loại số liệu khác nhau cần được xác minh bằng những phương pháp khác nhau. Phương pháp xác minh giá trị của số liệu bao gồm:

- Lấy mẫu sản lượng của các loài cá;

- So sánh số liệu thống kê sản lượng đưa vào bờ có giấy chứng nhận xuất xứ kinh doanh, số liệu thống kê sản xuất hàng hoá (thủy sản đã qua chế biến) và các nguồn thông tin khác;

- Nhân viên kiểm kê phải kiểm tra tất cả các phương pháp thu thập số liệu; - Phỏng vấn ngư dân để có kênh thông tin tham khảo;

- Giám sát các kế hoạch thu số liệu;

- Báo cáo từ biển về sản lượng thu được khi đến và rời ngư trường;

- Xây dựng và sử dụng hệ thống giám sát tàu thuyền như dùng máy phát sóng để

giám sát vị trí, sản lượng và hoạt động của tàu thuyền;

- Sử dụng các phương tiện như tàu, máy bay để kiểm tra các tàu sản xuất trên biển; - Đào tạo và giám sát nhân viên tham gia giám sát.

Các nhân viên tham gia thu thập số liệu thường là những người trẻ tuổi hoặc ít kinh nghiệm trong hệ thống tổ chức và họ thường phải chấp nhận làm việc ở vùng xa hoặc làm việc như một giám sát viên trên tàu. Do đó, cần thiết phải tổ các khoá đào tạo tại chức, ngắn hạn hoặc dài hạn cho các nhân viên này.

34

1.4. Phân bổ thời gian thu thập số liệu.

Cung cấp thông tin và số liệu kịp thời để có được các quyết định và hành động phù hợp là điều thiết yếu trong quản lý khai thác thủy sản. Việc đánh giá nguồn lợi thủy sản và nghề cá, đánh giá những chọn lựa trong quản lý phù hợp một cách thường xuyên và

đặc biệt nhằm ứng phó với những thay đổi rất quan trọng. Những điều kiện này chỉ có thể

thực hiện có hiệu quả khi các thông tin và số liệu cập nhật đáng tin cậy. Thông thường, dựa vào mùa vụ khai thác cá để thu thập và tính toán khối lượng số liệu cần sử dụng. Tuy nhiên, số liệu thu được càng nhiều độ tin cậy càng cao.

Việc thu thập số liệu có chất lượng cao và phù hợp có thể rất phức tạp và tốn kém, cơ quan quản lý thủy sản phải đảm bảo duy trì hệ thống phân tích, thu thập số liệu cần thiết và hoạt động có hiệu quả, thông qua những biện pháp trợ giúp hợp lý.

Nếu khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu rất lớn. Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ để truyền số liệu nhưđài, fax, thưđiện tử, thiết bị vệ tinh hoặc máy truyền tín hiệu

đặt ở các tàu cá thương mại.

Để thu thập số liệu một cách đầy đủ và thường xuyên thì việc hợp tác quốc gia và xuyên quốc gia là rất cần thiết. Nên có sự hợp tác giữa các quốc gia có biển để chia sẻ số

liệu và chia sẻ kinh phí thực hiện.

Thông thường kế hoạch quản lý cần được thiết lập chi tiết, cụ thể và định kỳ 3 đến 5 năm có thểđiều chỉnh tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

1.5. Yêu cầu bảo mật thông tin nghề cá.

- Bảo mật thông tin về nghề cá là yêu cầu thiết yếu trong quản lý nghề cá, nhằm

đảm bảo bí mật mọi thông tin ngư dân cung cấp cho cơ quan quản lý, nhằm tránh được sự

cạnh tranh thiếu lành mạnh hoặc để trục lợi. Do vậy, cơ quan quản lý cần có chính sách và chiến lược đảm bảo tính bảo mật về các dữ liệu.

- Cần xác định được những thông tin cần bảo mật. Cơ quan quản lý nghề cá cần giữ

liên lạc với những người cung cấp thông tin để xác định những thông tin nào cần bảo mật. Nếu không làm được điều này, sẽ khó khăn trong việc lấy được thông tin từ các công ty hoặc ngư dân trong tương lai. Việc thiếu thông tin hoặc các vấn đề tương tự sẽ làm mất lòng tin của người cung cấp số liệu đối với cơ quan quản lý thủy sản.

- Bảo mật thông tin ngư trường khai thác. Công việc này cần được thực hiện cho từng công ty hoặc từng tàu cá cụ thể. Cơ quan quản lý khai thác chỉ được sử dụng thông tin này để phân tích, đánh giá mà không được bán thông tin cho công ty hoặc tàu cá khác.

- Bảo mật thông tin về thời gian khai thác. Các công ty, xí nghiệp đều có định hướng phát triển riêng. Do đó, các thông tin liên quan đến hoạt động thương mại thuỷ sản cũng cần được bảo mật. Nếu không làm được điều này, ngư dân sẽ lo ngại về những số

liệu mà họ cung cấp cho cơ quan quản lý nhằm hỗ trợ quá trình theo dõi và đánh giá nguồn lợi thủy sản và nghề cá sẽ bị lực lượng thi hành sử dụng để khống chế lại họ, điều này cũng gây khó khăn cho việc thu thập thông tin chính xác trong tương lai.

35

II. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH QUẢN LÝ THUỶ SẢN. 2.1. Xây dựng chính sách nghề cá.

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 35 - 39)