Biện pháp hạn chế các yếu tố đầu vào

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 50 - 52)

III. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢ N

3.2. Biện pháp hạn chế các yếu tố đầu vào

Hạn chế các yếu tố đầu vào khai thác hay quản lý đầu vào là việc quản lý các yếu tố để tham gia vào hoạt động nghề cá. Quản lý đầu vào được coi là biện pháp quản lý ra

đời sớm nhất. Biện pháp này được sử dụng nhiều khi nghề cá bắt đầu đưa vào quản lý bao gồm:

3.2.1. Hạn chế ngư cụ tác động đến nguồn lợi.

Trong khai thác thuỷ sản, ngư cụ khai thác trực tiếp tác động đến đến tính bền vững của nguồn lợi thuỷ sản. Do đó, muốn nghề cá phát triển ổn định và bền vững cần có các biện pháp nhằm hạn chế sự tác động đó.

Hạn chế về ngư cụ khai thác được thiết lập nhằm giảm tổng sản lượng khai thác bằng cách giảm tính hiệu quả tiềm năng của ngư dân. Ví dụ, việc cấm ngư cụ lặn có bình khí ở một số nơi đã có tác dụng. Hạn chế ngư cụ có tầm quan trọng trong việc sử dụng tối

ưu nguồn lợi thuỷ sản. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy không chỉ áp dụng riêng hạn chế

ngư cụđể có thểđảm bảo tính bền vững mà phải kết hợp đồng thời nhiều biện pháp khác

để cùng hỗ trợ. Việc nâng cao tính hiệu quả của ngư cụ thường làm chi phí đầu tư trong khai thác tăng lên, do đó có thể làm gia tăng áp lực phải đánh bắt được nhiều sản lượng hơn để duy trì thu nhập.

Hạn chế ngư cụ có xu hướng áp dụng theo từng loài cụ thể. Ví dụ, kích cỡ lưới quy

định để khai thác cá thể trưởng thành của loài thuỷ sản cỡ nhỏ có thể đánh bắt được cá chưa trưởng thành của các loài có kích cỡ lớn hơn. Khi cần thiết, nên sử dụng thiết bị phụ

trợ như thiết bị giảm sản phẩm phụ (BRDs), thiết bị loại trờ rùa (TEDs) và lưới có thể là một bộ phận không thể tách rời trong quản lý thuỷ sản có trách nhiệm, khi mà sản lượng phụ hoặc việc khai thác quá mức hoặc các loài có nguy cơ diệt chủng vẫn còn tồn tại hoặc việc đánh bắt có tác động xấu đến cộng đồng thuỷ sản.

Ngoài ra, người ta còn cấm các ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt cao hoặc hạn chế

sự xâm nhập của các công nghệ mới nhằm các mục đích sau: 1. Tránh gia tăng cường lực khai thác.

2. Tránh tác động không mong muốn đối với kích cỡ thuỷ sản phi thương mại, loài thuỷ sản hoặc môi trường sống của chúng.

3. Tránh sự xâm nhập các công nghệ khai thác mới. Các công nghệ khai thác này có thể làm thay đổi về phân bổ quyền khai thác hiện có, đặc biệt khi có sự tham gia của các thành viên mới.

3.2.2. Hạn chế tiếp cận ngư trường khai thác.

Trong công tác quản lý, người ta còn thiết lập và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế khai thác đối với một số ngư trường. Biện pháp này nhằm bảo vệ nhóm các loài hoặc quần đàn thuỷ sản chẳng hạn cá bố mẹ, cá con và môi trường sống của chúng. Tương tự

47 như việc hạn chế sử dụng ngư cụ, chúng có thể sử dụng đểđiều tiết tổng tỷ lệ chết của cá khi khai thác không vượt quá mức bền vững của nguồn lợi hoặc những hạn chế về thời gian và không gian không làm tăng cường lực khai thác ở các vùng khác.

Các vùng nước bị hạn chế hoặc cấm khai thác là những khu vực thường tập trung nhiều cá bố mẹ, cá con (vào mùa sinh sản) hoặc có tính đa dạng sinh học cao. Tuỳ theo

đặc tính tự nhiên, nguồn lợi mà người ta có thể thiết lập vùng hạn chế khai thác gần hay xa bờ.

Vùng bảo tồn biển có vai trò quan trọng trong khai thác bền vững. Đặc biệt đối với các loài sống trong vùng đó hoặc những loài có cuộc sống ít di cư, vùng bảo tồn biển có thể bảo vệ sinh khối các loài cá đẻ trên mức cần thiết để bảo đảm số lượng. Vùng bảo tồn biển cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn môi trường sống hoặc vòng đời nhạy cảm của thuỷ sản. Cơ quan quản lý thuỷ sản cần đảm bảo vị trí và phạm vi vùng bảo tồn biển dựa phải đạt được các mục để ra. Bên cạnh đó, phải thiết lập hệ thống kiểm soát, giám sát và theo dõi hợp lý để thực hiện có hiệu quả.

Ngoài vai trò bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, việc hạn chế ngư trường khai thác có thể được áp dụng nhằm giảm thiểu hoặc xoá bỏ tranh chấp giữa các thành phần của hệ thống nghề cá (ví dụ, nghề cá thủ công, nghề cá thương mại, tàu cá nước ngoài) hoặc giữa các nghề cá và những người sử dụng khác. Bằng cách phân chia hợp lý ngư dân hoặc các nhóm có cùng lợi ích với khoảng thời gian và ngư trường hợp lý dựa vào tình trạng khai thác, có thể làm giảm sự va chạm giữa các nhóm này và cũng làm giảm khả năng tranh chấp giữa ngư dân với các hoạt động có liên quan khác. Việc phân như thế này sẽ tác

động đên lợi ích của ngư dân nên có thể nảy sinh mâu thuẫn nếu như không phân bổ công bằng, hợp lý giữa những người sử dụng.

3.2.3. Hạn chế cường lực khai thác.

Biện pháp này được thực hiện thông qua việc hạn chế số lượng giấy phép khai thác, thời gian khai thác, đặc điểm ngư cụ ...

1. Tàu tham gia vào hoạt động nghề cá, phải được các cơ quan chức năng cấp phép. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của nguồn lợi, số lượng tàu thuyền, năng lực khai thác, nghềđăng ký hoạt động … mà cơ quan quản lý sẽ tính toán số lượng giấy phép hợp lý để

cấp cho các tàu. Trong quá trình cấp phép, người ta thường kết hợp với các biện pháp khác nhằm có chế tài và bắt buộc các tàu phải thực hiện đúng các quy định đó. Nếu tàu không thực hiện, cơ quan quản lý có thể rút lại giấy phép khai thác. Việc cấp phép được thực hiện hằng năm và tàu không được chuyển nhượng hay bán cho tàu khác.

2. Hạn chế số lượng đơn vị thời gian khai thác là việc quy định số lượng thời gian, khoảng thời gian mà tàu có thể tham gia hoạt động khai thác trên biển. Biện pháp này thực hiện nhiều ở các nước có nghề cá phát triển nhằm hạn chế cường lực hay cường độ

khai thác quá cao ở một thời điểm nào đó và tạo điều kiện cho các đàn cá sinh trưởng, phát triển, khôi phục quần đàn, khôi phục môi trường sống ... Trong khoảng thời gian

48

được phép khai thác, nếu tàu không khai thác thì sẽ không tiếp tục khai thác vào thời gian khác trong năm. Cũng như các biện pháp khác, biện pháp này được thực hiện đồng thời với các biện pháp khác như hạn ngạch khai thác, ngư cụ khai thác …

Để quản lý tốt, điều quan trọng là phải đưa ra giới hạn phù hợp giữa cường lực khai thác và hạn chế về tỷ lệ chết của cá khi khai thác. Tuy nhiên, khi quyền lợi tiếp cận khai thác được đảm bảo, người khai thác sẽ có khuynh hướng điều tiết sản lượng đến mức phù hợp với lợi ích kinh tế của họ. Vì thế, nhà quản lý phải xét đến các yếu tố về kinh tế - xã hội trước khi đưa ra các hạn ngạch. Thực tiễn cho thấy, rất khó để xác định cường lực thực tế mà mỗi đơn vị khai thác sử dụng với các nghề cá có kích cỡ khác nhau, sử dụng ngư cụ, sự trợ giúp của công nghệ kỹ thuật khác nhau.

Về lý thuyết, nếu có sẵn số liệu đầy đủ, có thể xem xét tính hiệu quả tương ứng của tàu thuyền và đội tàu bằng cách so sánh sản lượng khai thác trong lịch sử tính theo từng

đơn vị cường lực của đội tàu. Tuy nhiên, trong thực tế việc thiếu số liệu hoặc số liệu không chính xác sẽ gây khó khăn cho việc xác định.

Tiến hành thử nghiệm trong thời gian ngắn để so sánh hiệu suất của ngư cụ với ngành khai thác có thể giúp so sánh tiếp các đơn vị cường lực.

Ngoài ra, kiểm soát cường lực khai thác có thể tránh được tình trạng đầu tư quá mức dẫn đên dư thừa năng lực khai thác. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc điều tiết quyền khai thác cho các tàu.

Nếu so sánh với biện pháp quản lý sản lượng (đầu ra), cho thấy biện pháp quản lý các yếu tốđầu vào có các ưu điểm sau:

1. Kiểm soát các yếu tố đầu vào dễ hơn thực hiện, ít tốn kém hơn trong việc giám sát và khả thi hơn việc kiểm soát đầu ra, đặc biệt đối với nghề cá hỗn hợp cần quản lý đầu ra (ví dụ, hạn ngạch cụ thể từng tàu, từng nghề hoạt động).

2. Việc báo cáo sai sản lượng không phải là yếu tố nghiêm trọng trong kiểm soát

đầu vào, vì ngư dân ít có động lực thúc đẩy để cung cấp số liệu sản lượng sai thực tế. 3. Đối với nghề cá đa loài, ít xảy ra tình trạng vứt bỏ sản phẩm phụ (hiệu quả kinh tế thấp), ngư dân không bị khống chế số lượng sản phẩm phụ đưa vào bờ hoặc theo báo cáo.

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)