Biện pháp hạn chế sản lượng khai thác (quản lý đầu ra)

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 52 - 54)

III. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢ N

3.3. Biện pháp hạn chế sản lượng khai thác (quản lý đầu ra)

Biện pháp hạn chế sản lượng khai thác hay còn gọi là quản lý hạn ngạch, được sử

dụng khá phố biến ở các nước có nghề cá quy mô lớn và hiện nay đang mở rộng phạm vi áp dụng.

Về lý thuyết, biện pháp này cho phép ước tính và thực hiện khai thác sản lượng tối

49 (TAC – Total Allawable Catch) cho mỗi quốc gia, nghề cá thạm chí đối với từng tàu riêng biệt. Thông thường, cơ quan quản lý thuỷ sản quốc tế tính toán và phân chia hạn ngạch cho từng quốc gia, sau đó các quốc gia này chia thành các hạn ngạch nhỏ hơn cho đội tàu, công ty khai thác hoặc ngư dân.

Khi sử dụng biện pháp này có thể xoá bỏ yêu cầu dựđoán năng suất khai thác của tất cả các đơn vị trong nghề cá, và yêu cầu giám sát những thay đổi trong hiệu suất khai thác. Tuy nhiên, những đánh giá này vẫn cần thiết, đôi khi hỗ trợ thêm quá trình sửa đổi năng suất của đội tàu, nhằm xem xét và cải tiến công nghệ. Nếu không sửa đổi, có thể làm gia tăng năng lực khai thác dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực. Điều này sẽ gây nhiều tốn thất cho nghề cá quốc gia, địa phương hay từng cá nhân riêng biệt.

Cũng như các biện pháp khác, biện pháp quản lý này cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định, nên người ta khuyến khích sử dụng đồng thời nhiều biện pháp.

Thuận lợi:

1. Đơn giản trong việc giám sát nên tránh được rắc rối khi làm việc với ngư dân; 2. Dễ thực hiện ở những nơi có quy mô nghề cá lớn.

Khó khăn:

1. Khó áp dụng đối với nghề cá quy mô nhỏ;

2. Gây ra tình trạng bán sản phẩm cho các tàu không áp dụng hạn ngạch khai thác, vứt bỏ sản phẩm có giá trị kinh tế thấp;

3. Gây áp lực lớn cho các đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao;

4. Gây ra sự cạnh tranh giữa các ngư dân nhằm chạy đua để đạt được sự phân chia về TAC cao.

5. Gây ra động lực thúc đẩy ngư dân báo cáo sai về sản lượng khai thác của mình.

Để hạn chế được vấn đề này, cơ quan quản lý phải giám sát chặt chẽ sản lượng của từng thành viên khai thác và tổng sản lượng nói chung của quốc gia hay khu vực. Muốn làm

được điều này, cần phải có hệ thống giám sát toàn diện, chính xác và như vậy kéo theo chi phí giám sát sẽ tăng lên đáng kể.

6. TAC riêng lẻ thường được quy định đối với từng đàn cá đơn lẻ. Với nghề cá đa loài, sẽ gặp khó khăn trong việc giám sát lượng cá không có mục tiêu hoặc nguồn lợi khác.

50

3.4. Biện pháp hạn chế sử dụng nguồn lợi. 3.4.1. Các vấn đề về sử dụng nguồn lợi mở.

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)