Quản lý mối quan hệ giữa các bên

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 56 - 58)

III. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢ N

3.5. Quản lý mối quan hệ giữa các bên

Quản lý nghề cá có trách nhiệm gắn với việc đem lại lợi ích cho các bên tham gia nghề cá, các bên này thường có xu hướng cạnh tranh nhau, thậm chí còn tranh chấp. Quản lý nghề cá có trách nhiệm còn có nghĩa là phải phân biệt rằng tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp quản lý phụ thuộc chủ yếu vào sự hỗ trợ của các bên tham gia. Trong nhiều trường hợp, cần phải dựa vào nhiều mối liến hệ hoặc cơ chế hợp tác giữa các quốc gia và các bên tham gia để áp dụng trách nhiệm quản lý cùng với cơ cấu của chính quyền.

Quản lý mối quan hệ giữa các bên bao trùm nhiều mối quan hệ và nó áp dụng việc chia sẻ trách nhiệm quản lý nghề cá và tính hợp tác giữa cơ quan quản lý nghề cá và cơ

quan khác, kể cả cộng đồng như chính quyền địa phương, các tổ chức tư nhân và các bên có liên quan. Do đó, để quản lý mối quan hệ giữa các bên phải có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng và thường biểu hiện ở tính hiệu quả và công bằng của cơ quan quản lý hoặc của Nhà nước, gắn liền với năng lực tự quản lý, tự quy định và sự tham gia tích cực của các bên. Khi thực hiện biện pháp quản lý mối quan hệ giữa các bên và phạm vi tự quản lý của các bên tham gia, cần dựa vào bản chất của nghề cá và năng lực của các cơ quan được uỷ quyền trong việc thực thi quyền hạn của mình. Cơ quan quản lý thuỷ sản cũng cần hỗ trợ, kể cả hỗ

trợ về hành chính cho các bên được uỷ quyền để thực hiện quản lý.

Đối với nghề cá quốc tế, nếu các bên tham gia là các quốc gia thành viên của một tổ chức quản lý nghề cá liên chính phủ, cần hạn chế hơn việc cơ quan quản lý uỷ thác hoặc chia sẻ quyền ra quyết định và trách nhiệm của mình cho các nhóm có cùng lợi ích khác. Tuy nhiên, nhiều hình thức thoả thuận khác nhau cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý mối quan hệ giữa các bên.

Các thoả thuận quản lý mối quan hệ giữa các bên có giá trị rất lớn đối với nghề cá quy mô nhỏ (vì đối với nghề cá này, cơ quan quản lý không thể có được cách quản lý có tính hiệu quả kinh tế cao). Những thoả thuận đó phải có sự tham gia rất tích cực của Nhà nước. Một mặt thoả thuận này có thể chính thức công nhận hệ thống quản lý nghề cá cấp

53

địa phương như là hệ thống truyền thống, và sẽ không có sự can thiệp hoặc trợ giúp của nhà nước. Mặt khác, việc uỷ quyền trong các thoả thuận về hợp tác giữa các bên có thể

cần có sự hỗ trợ toàn bộ từ phía Nhà nước, từ tài chính đến hành chính để xây dựng, thi hành và giám sát các kế hoạch quản lý. Trong phạm vi này, trách nhiệm và chức năng có thểđược uỷ quyền, gồm cả việc lựa chọn biện pháp quản lý phù hợp, chỉ định hoặc đăng ký quyền khai thác và thi hành các quy định về khai thác ở địa phương.

Trong quá trình lập kế hoạch quản lý thuỷ sản, cơ quan quản lý có thể uỷ thác trách nhiệm cho các bên và đề ra biện pháp quản lý họ nhằm hướng nghề cá phát triển theo các mục tiêu đã đề ra. Khi được phân quyền như vậy, các bên sẽ thực hiện vai trò quản lý tốt hơn do sẽ có các quyết định chính xác nhờ vào:

1. Độ chính xác về thông tin và số liệu cao; 2. Các quy định có hiệu quả và phù hợp hơn;

3. Nhiều người chấp nhận và tuân thủ theo biện pháp quản lý; 4. Giảm chi phí thực thi;

5. Giảm tranh chấp;

6. Tăng cường cam kết giữa các bên có cùng lợi ích.

Tuy nhiên, cần xem xét những khó khăn thường gặp khi quản lý mối quan hệ gữa các bên, đặc biệt là giai đoạn đầu như:

1. Yêu cầu cao hơn về thay đổi thể chế hoặc sửa đổi thể chế hơn là chỉ dựa vào sự

quản lý của Nhà nước;

2. Chi phí giao dịch có thể tăng do quá trình thương lượng kéo dài hơn;

3. Rủi ro cao hơn đối với nguồn lợi thuỷ sản nếu những người sử dụng nguồn lợi không được tổ chức hợp lý hoặc không có đủ năng lực thi hành;

Việc xây dựng và thực thi các thoả thuận giữa các bên cần tuân theo biện pháp nghiên cứu, hiệp thương, quá trình ra quyết định và cải cách thể chế. Các biện pháp cần phải linh hoạt để phù hợp với mọi tình hình về nguồn lợi và cộng đồng khai thác cụ thể. Các biện pháp này cũng cần được thực hiện từ từ, kết hợp với kiến thức về kinh tế, xã hội và môi trường của các nhóm có cùng lợi ích.

Đối với quản lý nghề cá ở địa phương, cần có công cụ pháp lý để xác định rõ vai trò và chức năng của cơ quan địa phương và nhóm quản lý có liên quan (ví dụ, hợp tác xã, uỷ ban của những người sử dụng nguồn lợi, cộng đồng truyền thống). Công cụ này cần phân chia rõ ràng địa phận quản lý hoặc đơn vị quản lý thuỷ sản mà nhóm quản lý sẽ thực

54 hiện các chức năng của mình, lãnh thổ hay địa phận cần trùng hợp với địa phận mà các nhóm có liên quan đang hoạt động.

3.6. Quản lý dựa vào cộng đồng - Đồng quản lý. 3.6.1. Quản lý dựa vào cộng đồng:

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)