CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 74 - 79)

3.1. Định hướng chung.

Để theo kịp với tiến độ phát triển nghề cá thế giới và các nước trong khu vực, đồng thời báo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản bền vững nhằm bảo đảm cung cấp đủ cá cho thế hệ hiện tại và tương lai. Đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng kế hoạch quản lý phù hợp. Cũng như các nước có nghề cá phát triển, công tác xây dựng kế hoạch quản lý và phát triển của ngành thủy sản nước ta cũng trên các cơ sở như: điều kiện tư nhiên; nguồn lợi thủy sản; hiện trạng nghề cá; trình độ kỹ thuật – công nghệ; điều kiện kinh tế - xã hội và các vấn đề liên quan khác. Do đó, ngành đã đề ra định hướng chung cơ bản như sau:

71

3.1.1. Ban hành văn bản pháp luật.

Để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản để đảm bảo cá cung cấp cho nhu cầu hiện tại và thế hệ tương lai, Nhà nước đã thiết lập hệ thống tổ chức khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương và đã ban hành nhiều chính sách, văn bản để thực thi trong quản lý nghề cá như:

- Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. - Luật thuỷ sản.

- Các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuỷ sản.

- Ban hành Thông tư của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản quy định: Kích thước mắt lưới nhỏ

nhất tại phần tập trung cá của các ngư cụ khai thác thuỷ sản biển, nhưng đối tượng bị cấm khai thác, những đối tượng bị cấm khai thác có thời hạn trong năm; kích thước tối thiểu của các loại thuỷ sản kinh tế sống trong các vùng nước tự nhiên được phép khai thác; khu vực cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn trong năm.

- Ban hành các văn bản quản lý tàu thuyền: như cấp, đăng ký, đẳng kiểm tàu cá. - Các Chỉ thị của Thủ trưởng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ thuỷ sản trong vấn đề bảo vệ

và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 3.1.2. Nguyên tắc quản lý.

- Hiệu quả kinh tế.

- Bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. - Bảo vệ môi trường.

- Theo đúng quy hoạch tổng thể của ngành thuỷ sản.

- Tuân thủđúng các quy định của Luật và các văn bản dưới luật khác.

3.1.3. Nhiệm vụ của công tác quản lý.

- Đảm bảo phát triển nghề cá bền vững. - Khuyến khích khai thác hợp lý.

- Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. - Phát triển kinh tế nghề cá theo đúng quy hoạch tổng thể. - Phân cấp quản lý.

72

3.1.4. Định hướng phát triển nghề cá.

1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách:

- Chính sách phát triển nghề khai thác hải sản phải dựa trên nguyên tắc khai thác bền vững nguồn lợi hải sản, bảo vệ môi trường biển và đồng bộ với chính sách phát triển du lịch, giao thông vận tải, khai thác dầu khí và bảo đảm an ninh quốc phòng.

- Hoàn chỉnh qui hoạch hệ thống thông tin quản lý nghề cá và thực hiện đạt hiệu quả

Dự án hiện đại hoá hệ thống quản lý nghề cá.

- Từng bước xây dựng và hoàn thiện nghề cá có trách nhiệm theo Luật Thuỷ sản và các văn bản pháp quy có liên quan của Việt Nam cũng như các chuẩn mực quốc tế. Sớm hoàn thành chiến lược khai thác thuỷ sản xa bờ.

- Đổi mới cơ cấu quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế thủy sản.

- Tổ chức và hoàn thiện hệ thống giám sát và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghiêm ngặt Luật thuỷ sản.

2. Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ:

- Tăng cường công tác điều tra, đánh giá biến động về trữ lượng, phạm vi phân bố, mùa vụ xuất hiện nguồn lợi hải sản một cách thường xuyên, bổ sung số liệu hàng năm cho công tác dự báo khai thác có kết quả chuẩn xác hơn, đảm bảo cung cấp số liệu tin cậy cho nhà quản lý và ngư dân.

- Tăng cường năng lực, tạo nguồn nhân lực KHCN để phát triển năng lực nghiên cứu triển khai trong nước, kết hợp với việc nhập công nghệ khai thác hải sản xa bờđể rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và quốc tế.

- Tiêu chuẩn hoá đội tàu khai thác theo từng loại nghề, đối tượng khai thác. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm khai thác biển.

3. Đào tạo nguồn nhân lực:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu có chuyên môn sâu thông qua nhiều hình thức đào tạo khác nhau.

- Đào tạo đội ngũ những người tham gia khai thác hải sản và lực lượng cán bộ, nhân viên hậu cần, chế biến, tiếp thị…

73

4. Tăng cường mở rộng và hợp tác quốc tế.

- Trao đổi thông tin khoa học, công nghệ và thị trường phục vụ khai thác, du nhập công nghệ khai thác tiên tiến.

- Từng bước đưa đội tàu khai thác xa bờ của Việt Nam đi khai thác, hoặc hợp tác khai thác ở vung biển các nước khác đúng theo luật pháp quốc tế và các nước.

- Tranh thủ hợp tác quốc tếđể đào tạo nguồn nhân lực và trao đổi kin nghiệm trong tổ chức khai thác hải sản xa bờ, đa dạng hoá vốn đầu tư cho hoạt động khai thác xa bờ.

5. Phân cấp quản ly.

Phân tuyến biển, phân cấp cho chính quyền địa phương, giao trách nhiệm cho cộng

đồng ngư dân ven biển quản lý nguồn lợi ven bờ. Áp dụng các quy định về đánh cá có trách nhiệm của FAO và hướng dẫn của SEAFDEC vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.

6. Tổ chức sản xuất.

Tổ chức lại sản xuất trên biển, bao gồm các khâu dự báo ngư trường, tổ chức khai thác theo đoàn đội, có tàu dịch vụđi theo, đảm bảo thông tin liên lạc, bảo quản sản phẩm tsau thu hoạch, bám biển dài ngày, an toàn và hiệu quả.

8. Thiết lập hệ thống thống kê hoàn chỉnh.

Hoàn thiện hệ thống thống kê dựa vào công nghệ thông tin để cung cấp số liệu nhanh và đáng tin cậy cho nhà quản lý.

3.2. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản.

Đểđưa ngành thủy sản phát triển ổn định và bền vững, năm 2006 Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, với những nội dung cơ bản sau yếu sau :

3.2.1. Quan điểm phát triển.

1. Phát triển ngành thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong các năm tới.

2. Phát triển ngành thuỷ sản nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt mọi tiềm năng vềđất đai, mặt nước và lao động, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học – công nghệ sản xuất; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các

74 ngành nghề sản xuất, kinh doanh, có cơ cấu hợp lý giữa khai thác với nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2.2. Định hướng đến năm 2020.

1. Tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ

nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ.

2. Đa dạng cơ cấu sản phẩm thuỷ sản chế biến, đồng thời phát triển sản xuất một số

loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao.

3. Đồng thời với phát triển khai thác xa bờ hợp lý, ổn định khai thác vùng ven bờ, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, nhất là nuôi trên biển, nhằm khai thác tiềm năng còn lớn, giải quyết việc làm lao động nông thôn ven biển, có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển bền vững, đồng thời là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu cho xuất khẩu.

3.2.3. Mục tiêu của ngành thủy sản đến năm 2010.

1. Một số chỉ tiêu tăng trưởng thời kỳ 2006 – 2010 : - Sản lượng tăng với tốc độ bình quân 3,8%/năm;

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm; - Lao động nghề cá tăng bình quân 3%/năm.

2. Tổng sản lượng thuỷ sản đến năm 2010 đạt 3,5 – 4 triệu tấn. Trong đó : - Sản lượng nuôi trồng đạt 2 triệu tấn;

- Sản lượng khai thác hải sản đạt 1,5 – 1,8 triệu tấn; - Sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn.

3. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 4 tỷ USD. 4. Số lao động nghề cá năm 2010 đạt 4,7 triệu người.

75 1. Sản lượng khai thác hải sản đến năm 2010 giữ mức 1,5 – 1,8 triệu tấn (Vịnh Bắc Bộ 0,27 triệu tấn, vùng biển miền Trung 0,37 triệu tấn, vùng biển Đông Nam Bộ 0,71 triệu tấn, vùng biển Tây Nam Bộ 0,2 triệu tấn, vùng giữa biển Đông, cá nổi đại dương và hợp tác khai thác ở vùng biển quốc tế 0,25 triệu tấn).

2. Số lượng tàu thuyền đánh cá đến năm 2010 giữở mức 50.000 chiếc, trong đó: - Số lượng tàu có công suất máy lớn hơn 75 CV : 6.000 chiếc;

- Số lượng tàu có công suất náy từ 46 – 75 CV : 14.000 chiếc; - Số lượng tàu có công suất máy từ 21 – 45 CV : 20.000 chiếc; - Số lượng tàu có công suất máy từ 20 CV trở xuống: 10.000 chiếc. 3. Lao động đánh cá giữổn định ở mức 0,5 triệu người.

3.2.5. Giải pháp thực hiện:

- Tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu nghề khai thác ven bờ theo hướng ổn định sản lượng khai thác;

- Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;

- Chuyển từ khai thác ven bờ sang nghề khai thác xã bờ, nghề nuôi trồng thuỷ sản hoặc dịch vụ, du lịch;

- Quản lý chặt chẽ việc đóng mới, cấp giấy phép khai thác để giảm dần số tàu nhỏ

khai thác ven bờ;

- Duy trì và củng cố số tàu lớn khai thác xa bờ;

- Phát triển các mô hình tổ chức kinh tế tập thể trong nghề khai thác, tổ chức các

đội tàu theo nghề để khai thác có hiệu quả và giúp nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)