Quản lý sản lượng khai thác

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 89 - 94)

IV. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢ N

4.2. Quản lý sản lượng khai thác

Đối với các nước có nghề cá phát triển, việc quản lý đầu ra sử dụng các thông số

như: hạn ngạch (catch quotas) khai thác hàng năm, quy định chiều dài tối thiểu cho phép khai thác, chọn lọc cá mẹ hoặc cá đang thời kỳđẻ trứng, tỷ lệ cá con cho phép lẫn vào sản lượng khai thác, sản lượng cho phép khai thác cho từng tàu, giới hạn thời gian hoạt động trên biển,…

Ở nước ta việc quản lý đầu ra chỉ mới dừng lại ở việc quy định kích thước tối thiểu (chiều dài) cá cho phép khai thác và các đối tượng cấm khai thác không thời hạn và cấm khai thác có thời hạn. Chưa đề cập đến vấn đề sản lượng cho phép khai thác, giới hạn thời gian khai thác trên biển cho từng tàu, từng cá nhân

Theo Thông tư số 02/2006/TT - BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản những đối tượng cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn trong năm và chiều dài tối thiểu cho phép khai thác như sau:

Những đối tượng bị cấm khai thác:

Trai ngọc (Pteria maxima), Cá cháy (Tenualosa toli), Cá Chình mun (Anguilla bicolor pacifica), Cá Anh vũ (Semilabeo notabilis), Cá Heo (Lipotes vexillifer), Vích và

trứng (Lepidochelys olivacea)…

Những đối tượng bị cấm khai thác có thời hạn trong năm:

Tôm hùm ma (Panulirus penicillatus), Tôm Hùm si (P.homarus), Cá Măng biển

(Chanos chanos), Cá Đường (Otolithoides biauritus)…

Kích thước tối thiểu cho phép khai thác của các loài thuỷ sản. Cá biển: (Kích thước được tính từđầu mõm đến chẽ vây đuôi)

Cá Trích xương (Sardinella jussieni) 80 mm, Cá Ch vàng (Selaroides leptolepis) 90 mm, Cá Úc (Arius spp) 250 mm, Cá Hồng đỏ (Lutianus ervthropterus) 260 mm …

Tôm biển: (tính từ hố mắt đến cuối đốt đuôi)

Tôm Rảo (Metapenaeus ensis) 85 mm, Tôm chì (M.affinis) 95 mm, Tôm Ngh

86

Tỷ lệ cho phép lẫn các đối tượng nhỏ hơn kích thước quy định không quá 15% sản lượng thủy sản khai thác được (lấy tối thiểu 3 mẫu ngẫu nhiên để tính tỷ lệ bình quân).

Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất hầu hết ngư dân vi phạm quy định. Họ chỉ tập khai thác mà chưa bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của minh. Nếu các cơ quan nhà nước không kiểm soát được hiện trạng này, trong tương lai chúng ta không có cá để khai thác và điều nguy hại hơn là ảnh hưởng đến chính đời sống của cộng động dân cư ven biển. Bên cạnh đó, chúng ta chưa thiết lập được hạn ngạch khai thác cho từng cá nhân, từng công ty riêng biệt, nên công tác quản lý sản lượng dựa vào hạn ngạch chưa được quan tâm. Nếu giải quyết được vấn đề này, và kết hợp với các biện pháp quản lý khác thì nghề

cá sẽ có cơ hội để phát triển ổn định và bền vững.

4.3. Quản lý dựa vào cộng đồng - Đồng quản lý.

Công tác quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng hay đồng quản lý việc người dân

được giao quyền quản lý trên cơ sởđịnh hướng phát triển chung của ngành nhằm bảo đảm phát triển ổn định và bền vững.

Đặc điểm của công tác quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng: - Được Nhà nước giao quyền và bảo hộ quyền lợi của người dân.

- Cơ quan quản lý thuỷ sản và chính quyền địa phương có nhiệm vụ làm công tác trung gian để người dân dảm bảo quyền lợi và giải quyết các mâu thuẫn nãy sinh.

- Người dân tự thoả thuận và đưa ra các nguyên tắc hoạt động (còn gọi là hương

ước) chung và mọi thành phần tham gia hoạt động nghề cá phải tuân thủ.

- Đảm bảo quyền bình đẳng khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên của mình.

Phương thức quản lý này hiện nay đang được nghiên cứu và triển khai ở một sốđịa phương có khu bảo tồn biển như: đảo Trần, Cô Tô (Quảng Ninh); Cát Bà, Bạch Long Vĩ

(Hải Phòng); Hòn Mê (Thanh Hoá); Cồn Cỏ (Quảng Trị); Sơn Trà - Hải Vân (Thừa Thiên Huế); Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Hòn Mun, Nam Yết (Khánh Hoà); Hòn Cau, Phú Quý (Bình Thuận); Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Phú Quốc (Kiên Giang).

4.4. Một số tồn tại và thách thức của nghề khai thác: 1. Về ban hành và thực thi cơ chế chính sách.

Về cơ chế chính sách trong thời gian qua đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhưng so với tình hình phát triển kinh tế của đất nước vẫn chưa đáp ứng được như: Quản lý cảng cá, bến cá; cơ chế hỗ trợ người dân; tạo điều kiện thuật lợi nhất cho người dân trong vấn đềđăng ký, đăng kiểm; đội ngũ và tổ chức của ngành chưa đủ mạnh.

87 Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành nhưng thực thi chính sách chưa triệt để, nghiêm túc như Chỉ thị của Thủ trưởng Chính phủ về cấm sử dụng chất độc, xung điện, chất nổ trong khai thác thuỷ sản những điều này vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương.

Việc xây dựng và hoàn thiện nghề cá có trách nhiệm, việc thực hiện chính sách quản lý dựa vào cộng đồng nghề cá chưa đáp ứng yêu cầu.

Trong vấn đề an toàn trên biển, trang thiết bị và hệ thống cứu nạn cũng như công việc phối hợp ứng cứu khi tai nạn xảy ra vẫn còn nhiều bất cập.

2. Về công tác điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường.

Công tác điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản và dự báo ngư trường khai thác là phần rất quan trọng trong công tác quản lý khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học đã có nhiều đề tài nghiên cứu đánh giá nguồn lợi và dự báo ngư

trường nhưng vấn chưa có được số liệu chính xác và đầy đủđể phục vụ nghề cá. Bên cạnh

đó thời gian khai thác, nghề khai thác và sản lượng khai thác …vấn còn nhiều bất cập.

Để có được số liệu đầy dủ và chính xác, nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa và công tác điều tra, đánh giá trữ lượng và dự báo ngư trường một cách liên tục và rộng khắp.

3. Chưa xác định đội tàu cho từng ngư trường, từng loại nghề cụ thể.

Để quản lý tốt nghề khai thác, chúng ta cần thiết phải xác định được cơ cấu đội tàu khai thác, cơ cấu nghề khai thác và phân bổ hợp lý cho từng ngư trường cụ thể. Tuy nhiên, cho đến này chúng ta chưa quy hoạch được số lượng tàu thuyền, cỡ loại tàu, loại nghề, cho từng tuyển biển cụ thể phù hợp với trữ lượng và khả năng cho phép đánh bắt

đảm bảo phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản.

Nghề khai thác thuỷ sản xa bờ: Chưa xây dựng được mô hình tổ chức khai thác xa bờ, hiệu quả hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ của nhiều tàu cá còn thấp; việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần, khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm khai thác, bảo quản sau thu hoach, tổ chức sản xuất theo đoàn đội, công tác điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác còn hạn chế. Tai nạn xẩy ra trên vùng biển xa bờ vẫn còn nhiều, chưa được cứu nạn kịp thời. Tàu nước ngoài vi phạm vùng biển của ta và tàu của ngư dân ta bị nước ngoài bắt giữ vẫn còn xảy ra ở các vùng biển giáp ranh với các nước trong khu vực.

Nghề khai thác thuỷ sản ven bờ: Chưa xây dựng được mô hình quản lý nghề khai thác cá ven bờ dựa vào cộng đồng để huy động được sự tham gia tự giác của ngư dân trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Nhiều ngư dân vẫn sử dụng chất nổ, xung

điện, chất độc, ngư cụ, phương tiện bị cấm để khai thác thuỷ sản; vi phạm vùng cấm, thời gian cấm khai thác thuỷ sản; đánh bắt các đối tượng cấm khai thác, đánh bắt các loài thuỷ

sản có kích thước nhỏ hơn quy định. Việc cạnh tranh, xung đột giữa các tàu, các nghề với nhau trên biển vẫn xẩy ra; nhiều tàu hoạt động không đúng tuyến khai thác, tàu có công

88 suất lớn vẫn vào vùng biển gần bờ để khai thác làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản ven bờ; chưa quản lý được tàu cá ngay từ khi bắt đầu đóng mới, dẫn đến số lượng tàu cá phát triển tự phát, gia tăng cường lực khai thác ở vùng biển ven bờ làm cho nguồn lợi ven bờ ngày càng suy giảm.

Điều đó thể hiện nghề cá của chúng ta đang nằm ở thể bị động, nghĩa là chúng ta chưa quản lý và điều khiển được theo mục tiêu phát triển của mình.

Muốn có một nghề cá phát triển ổn định và bền vững, ngay từ bây giờ chúng ta phả

có chính sách nghiên, ra soát và xác định cơ cấu nghề, cơ cấu loại tàu … phân bổ phù hợp với từng vùng biển, tuyến biển nhất định.

4. Chưa kiểm soát được đội tàu KT ven bờ và những tàu đánh bắt bất hợp pháp.

Đa số tàu thuyền của ngư dân nước ta hoạt động ở vùng biển ven bờ, nhiều tàu còn sử dụng mắt lưới nhỏ hơn quy định. Một sốđịa phương vẫn chưa ngăn chặn được việc sử

dụng các phương pháp đánh bắt mang tính huỷ diệt như sử dụng xung điện, chất nổ, chất

độc để khai thác thuỷ sản; các tàu khai thác ở các vùng cấm đánh bắt còn nhiều …

Trong khi đó đội tàu kiểm ngư chưa đủ mạnh, chưa đủ kinh phí để đi kiểm tra, kiểm soát và theo dõi hoạt động khai thác của ngư dân trên biển. Điều này thể hiện lực lượng kiểm ngư của chúng ta vừa thiếu vừa yếu nên chưa khống chế được tình trạng vi phạm của người dân

Bên cạnh đó, phải kể đến ý thức của người dân về việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chưa tốt, người ta chưa nhận thức được sự tác hại của việc khai thác thuỷ sản thiếu tổ

chức và kỷ luật. Đo đó, việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức cơ bản cho người dân về

việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là rất cần thiết cho sự phát triển ổn định và bền vững.

Ngoài ra, việc xử lý vi phạm của cơ quan có chức năng chưa đủ mạnh, chưa đủ

nghiêm nên người dân còn coi thường pháp luật và tip tục vi phạm.

V. HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ CÁ BỀN VỮNG.

5.1. Những nét chung.

Thực hiện đường lối đối ngoại mở cửa của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong thời gian qua, ngành thuỷ sản đã triển khai và phát triển nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo hướng củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ, phát triển xuất khẩu thuỷ sản, phục vụ cho việc triển khai các chương trình kinh tế – xã hội của ngành, đồng thời tích cực đưa nghề cá Việt Nam hội nhập với nghề cá khu vực và thế giới. Cụ thể là:

89 - Ngành thuỷ sản đã sớm chủđộng và tích cực mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đã tranh thủđược một số dự án từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) song phương và đa phương, một số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, tăng cường năng lực cả về trang thiết bị, công nghệ và đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp.

- Trong thời gian qua, Ngành thuỷ sản đã thu được những thành tựu đáng kể, trong giai đoạn từ 1986 đến 2004, giá trị xuất khẩu của cả nước tăng gần 23,5 lần, riêng năm 2005, xuất khẩu của toàn ngành đạt 2,739 tỷ USD. Ngành Thuỷ sản đã thu hút được 113 dự án FDI với tổng giá trị 250 triệu USD và 13 dự án ODA với tổng giá trị 89,8 triệu USD. Riêng năm 2005, Ngành đã tiếp nhận 7 dự án với số vốn 14,35 triệu USD.

- Ngành thuỷ sản đã bước đầu hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế và triển khai một số Hiệp định hợp tác với các Tổ chúc quốc tế, khu vực và các nước.

- Hiện nay, Bộ Thuỷ sản đang có gắng xây dựng Chiến lược HTQT và Hội nhập kinh tế quốc tế ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

5.2. Tình hình hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực. 5.2.1. Các tổ chức quốc tế.

Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế của Liên Hợp quốc như UNDP, FAO… được bắt đầu từ những năm 1980 thông qua việc thực hiện các dự án viện trợ kỹ thuật đã tạo

điều kiện bước đầu cho ngành thuỷ sản Việt Nam phát triển sản xuất, nâng cao sản lượng,

đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản. Nhiều dự án trọng điểm được triển khai trong các lĩnh vực NTTS nước ngọt, sản xuất rong câu, bảo vệ môi trường NTTS ven biển, sản xuất kích dục tố HCG, cơ điện lạnh, tăng cường năng lực điều phối các nguồn tài trợ, đào tạo quản lý thông tin thống kê nghề cá … đã góp phần đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế trọng

điểm của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức nghề

cá thế giới như FAO với vị thế ngày càng được nâng cao.

5.2.2. Các tổ chức khu vực.

Đối với các tổ chức nghề cá của khu vực, Việt Nam đã tích cực tham gia và trở

thành viên chính thức của Mạng lưới các Trung tâm NTTS khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (NACA), Trung tâm phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), Uỷ ban thuỷ

sản Châu Á - Thái Bình Dương (APFIC),Tổ chức thông tin nghề cá (INFOFISH), Uỷ hội sông MêKông (MRC). Từ 1993, Việt Nam đã tích cực tham gia các diễn đàn nghề cá khu vực của ASEAN, APEC…Trình độ của các cấp quản lý và các chuyên gia cho đến nay đã ngày một nâng cao, dần đáp ứng được các yêu cầu của khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực tư

90

5.2.3. Tổ chức phi chính phủ.

Ngành Thuỷ sản đã tranh thủ được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ như

AFRICA 70 của Italia, AIDA của Tây Ban Nha, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

IUCN, Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã WWF, Liên minh sinh vật biển quốc tế IMA, Trung tâm thuỷ sản thế giới Worldfish Center… trong nhiều lĩnh vực như: Phát triển NTTS ven bờ tại các làng cá quy mô nhỏ, Hỗ trợ Chương trình an ninh thực phẩm thông qua việc nâng cao sản lượng NTTS ven biên phía Bắc; Bảo tồn biển, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học… Ngoài ra, việc hợp tác với Ngân hàng Thế giới WB được bắt đầu với Dự án nghiên cứu khả thi về phát triển NTTS (giai đoạn 1994-1995). Ngân hàng thế

giới (WB) đã cùng với DANIDA tài trợ cho Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun tại Nha Trang, Khánh Hoà từ 2001-2005. Hiện WB đang cùng với các đơn vị của BTS lập báo cáo khả thi về Sử dụng vốn vay ưu đãi để phát triển bền vững Ngành thuỷ sản.

5.2.4. Hợp tác song phương.

Công tác HTQT song phương đã được tiến hành từ những năm 70 và ngày càng

được tăng cường. Tới nay, thông qua nhiều hình thức khác nhau, ngành thuỷ sản đã chính thức hợp tác với trên 20 nước ở khắp các châu lục (Các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nauy, Đan Mạch, CHLB Nga, Hungary, Italia, Pháp, Phần Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ sĩ, Hà lan, Canađa, Ôxtrâylia và nhiều nước khác và đã thu được kết quả to lớn. Đặc biệt, từ 1993 tới nay, Chính phủĐan Mạch đã hỗ trợ chính thức và toàn diện cho ngành thuỷ sản Việt Nam một số dự án quy mô lớn, Đan Mạch đã trở thành quốc gia hàng

đầu hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nghề cá.

5.2.5. Giúp đỡ quốc tế.

Từ sau năm 1975, ngành thuỷ sản Việt Nam đã tích cực hợp tác và giúp đỡ ngành thuỷ sản của Căm Pu Chia, Lào, Cu Ba và một số nước khác. Các chuyên gia Việt Nam

đã có mặt ở Căm Pu Chia một thời gian dài trong thời kỳ mới giải phóng, hiện Việt Nam

đang giúp đỡ Lào xây dựng các trại nuôi và trại giống cá nước ngọt. Trong khuôn khổ

hợp tác Nam-Nam, nhiều chuyên gia về nuôi trồng, chế biến thuỷ sản đã được cửđến một số quốc gia châu Phi. Tuy nhiên, sự hợp tác và giúp đỡ trên vẫn còn rất khiêm tốn, cần có sự quan tâm để mở rộng phạm vi hợp tác và giúp đỡ đối với các nước bạn bè, đặc biệt về

lĩnh vực NTTS.

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)