III. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC THUỶ SẢ N
3.4. Biện pháp hạn chế sử dụng nguồn lợ i
Thực tiễn về hoạt động nghề cá cho thấy, hệ thống tiếp cận nguồn lợi mở (sử dụng nguồn lợi tự do) mà bất kỳ ai cũng có quyền khai thác có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu không kiểm soát hệ thống này, sẽ dẫn đên tình trạng khai thác quá mức và làm giảm lợi nhuận của mọi thành phần tham gia. Điều này trong thực tếđã xảy ra với nhiều nghề cá áp dụng hệ thống tiếp cận nguồn lợi mở, từ những nghề cá quy mô nhỏđến nghề
cá quy mô lớn ở cả cấp quốc gia và quốc tế, được gọi là “thảm kịch của người dân”.
Những nơi kiểm soát được tình trạng khai thác quá mức thông qua TAC hoặc hạn chế tổng cường lực khai thác bằng cách quy định thời gian của mùa cấm khai thác, nguồn lợi thuỷ sản có thể được bảo vệ nhưng sự bóp méo về kinh tế và xã hội vẫn xảy ra. Nói chung hệ thống tiếp cận nguồn lợi mở điển hình là sự tranh đua khai thác, trong đó các bên tham gia khai thác đều cố gắng khai thác càng nhiều càng tốt, dù theo hoặc bất chấp các quy định.
Theo quy định chung, sự cạnh tranh khai thác dẫn đến những đặc điểm như mùa vụ
khai thác bị rút ngắn lại, sản phẩm kém chất lượng, thu hoạch vượt mức, năng suất chế
biến vượt mức, chi phí tăng và gây tác hại xấu về kinh tế xã hội. Đặc biệt, chi phí lâu dài và tốn kém của tình trạng này khiến xã hội phải tính đến việc trợ cấp, xây dựng kế hoạch về tỷ lệ thất nghiệp, phục hồi các ngành công nghiệp sau khi bị sụp đổ … nhằm khuyến khích đưa các đội tàu đi khai thác ở nước ngoài.
Những điều này cần được xem xét trong tình hình nghề cá thế giới, bao gồm một tỷ
lệ rất cao nguồn lợi thuỷ sản bị khai thác quá mức và lợi nhuận thấp (thường là rất thấp). Việc tiếp cận nguồn lợi thuỷ sản bị hạn chế được coi là biện pháp cơ bản để hướng tới nghề cá có trách nhiệm và có hiệu quả, gắn liền với các quyền sử dụng và trở thành tiêu chí trong mọi hệ thống điều tiết việc sử dụng nguồn lợi thuỷ sản.
3.4.2. Hạn chế việc sử dụng nguồn lợi thủy sản.
Cơ chế về quyền sử dụng nguồn lợi thuỷ sản có thể chia thành bốn loại cơ bản như sau: 1. Tiếp cận mởđối với nguồn lợi;
2. Tiếp cận và sử dụng nguồn lợi theo quy định của Nhà nước; 3. Tiếp cận và sử dụng nguồn lợi theo cộng đồng;
51 Trong thực tế, hầu hết tất cả các nguồn lợi thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Để được tham gia vào hoạt động khai thác, các công ty, hợp tác xã hoặc là ngư dân phải đóng phí thông qua thuế tài nguyên hoặc thuế thu nhập.
Các đặc điểm cơ bản để xem xét về quyền sở hữu nguồn lợi nhằm hạn chế tiếp cận nguồn lợi như: tình trạng của người được phép khai thác; phương pháp phân bổ ban đầu; Có được nhường quyền chuyển nhượng khai thác hay không; quyền hạn của người được phân quyền khai thác.
Để quản lý nghề cá tốt, Nhà nước, cơ quan khu vực hoặc cơ quan địa phương có thể giao quyền tiếp cận nguồn lợi thuỷ sản cho cộng đồng, cá nhân, công ty hoặc cho một tàu cá. Nếu xét về mặt xã hội, việc giao quyền tiếp cận nguồn lợi thuỷ sản cho một cộng
đồng được thực hiện nhằm thực hiện các mục tiêu về chính trị - xã hội, điều này cực kỳ
quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập, hoặc để duy trì mức sống tối thiểu cho người dân. Nếu xét về khía cạnh kinh tế, việc giao quyền khai thác cho các công ty hoặc doanh nghiệp có thể đạt lợi ích kinh tế cao hơn nhưng sẽ làm mất nhiều cơ hội về
việc làm và thu nhập cho cộng đồng ngư dân. Thông thường, quyền khai thác được giao cho các tàu cụ thể với hạn ngạch khai thác cụ thể, điều nay có ý nghĩa rất lớn vừa giải quyết được việc làm, vừa giảm nạn khai thác quá mức đối với nguồn lợi thuỷ sản.
Khi chuyển đổi từ hệ thống tiếp cận nguồn lợi mở sang hạn chế tiếp cận nguồn lợi sẽ gặp nhiều khó khăn và khó khăn lớn nhất chính là việc xác định ai là người được khai thác và ai là người không được khai thác. Giải pháp đối với khó khăn này có thể rút thăm
để bảo đảm những người khai thác có trách nhiệm và hiệu quả được phép tiếp tục khai thác hoặc có thể xem nguồn lợi thuỷ sản như một loại hàng hoá và đưa ra bán (bán thông thường hoặc đấu giá). Nếu xét về mặt kinh tế, biện pháp này có thể phù hợp, nhưng nếu xét về mặt xã hội và tính bền vững của nguồn lợi thì có thể phải lựa chọn biện pháp khác.
Ngoài ra, trong quá trình lựa chọn và giao quyền khai thác cần phải xem xét các yếu tố như: Cộng đồng cư dân truyền thống, ý thức về nghề cá có trách nhiệm của người dân. Trong mọi trường hợp, để có công bằng khi phân chia nguồn lợi đòi hỏi phải có sự
tham gia của các ngư dân và đặc biệt chú ý đến những người làm nghề khai thác truyền thống từ lâu đời, cộng đồng dân cư ven biển dựa vào nghề cá để sinh sống.
Trong công tác quản lý cần xem xét đến vấn đề có hay không tồn tại cơ chế chuyển nhượng quyền khai thác. Nhìn chung, nếu tồn tại cơ chế chuyển nhượng quyền khai thác có thể rất khó khăn để thực hiện nghề cá có trách nhiệm vì mục tiêu đặt ra là phải hạn chế
quyền tiếp cận mở. Chuyển nhượng về quyền khai thác có thể sẽ tạo ra động lực khuyến khích nghề cá phát triển, tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn vì nó cho phép ngư dân có thêm nhiều cơ hội khai thác thông qua thị trường, tạo điều kiện cho những người mới tham gia vào nghề cá… Tuy nhiên, thông qua chuyển nhượng có thể dẫn đến tình trạng độc quyền trong khai thác và điều này không khả thi nếu xét về yếu tố kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, nghề
cá có thể giải quyết được việc làm cho một số lượng lớn lao động và tạo ra thu nhập cho họ, đặc biệt là nghề cá sinh kế.
52 Thời hạn của quyền được giao đây cũng là vấn đề các nhà quản lý thủy sản phải tính. Nói chung, ưu điểm của việc giao quyền tiếp cận tiếp nguồn lợi là nó khuyến khích tính làm chủ của người sử dụng, làm tăng ý thức phải có trách nhiệm lâu dài đối với nguồn lợi và nghề cá, và khuyến khích người ta đánh cá có trách nhiệm hơn. Điều này là hợp lý nếu người sử dụng có thể chuyển nhượng quyền lợi của mình (đối với nguồn lợi mà người đó có đóng góp cải thiện tình hình) cho những người thừa kế hoặc lấy những
đóng góp của mình làm vốn cho người khác. Khía cạnh này được khuyến khích bởi thời hạn của quyền lợi được kéo dài lâu hơn, do đó người sử dụng nhận thức được họ có thể có
được lợi nhuận khi hành động có trách nhiệm hoặc phải trả giá cho hành động xấu, đặc biệt đối với tình trạng của nguồn lợi. Quyền lợi lâu dài sẽ khiến người có quyền dễ dàng thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu không được chuyển nhượng, quyền sở hữu lâu dài sẽ
không khuyến khích nhiều người mới tham gia và có thể nghề cá sẽ không phát triển. Thực tiễn cho thấy, để nghề cá phát triển ổn định và bền vững, thời hạn của quyền khai thác đóng vai trò rất quan trọng và cần khuyến khích biện pháp này phát triển.