Các đơn vị nghiên cứu và tư vấn thủy sản

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 71 - 74)

II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CƠ QUAN QUẢN LÝ NGHỀ CÁ VIỆT NAM

2.2. Các đơn vị nghiên cứu và tư vấn thủy sản

Theo Quyết định số 311/TS/QH ngày 7/5/1984 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển NT, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của viện như sau:

Vị trí, chức năng:

Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản là đơn vị sự nghiệp kinh tế, có chức năng nghiên cứu và tư vấn về chính sách quản lý và quy hoạch phát triển Thủy sản; phục vụ

nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển NT.

Nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu các vấn đề về kinh tế - xã hội ngành Thủy sản, bao gồm: kinh tế nguồn lợi, kinh tế thị trường, kinh tế vùng, kinh tế địa phương, kinh tế môi trường và quản lý các thành phần kinh tế về thủy sản; .

2. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách, chiến lược phát triển ngành Thủy sản;

3. Xây dựng quy hoạch phát triển ngành Thủy sản, các vùng kinh tế - sinh thái, bảo vệ

môi trường và nguồn lợi thủy sản;

4. Tham gia thẩm định, giám sát việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành Thủy sản và của các ngành khác có liên quan đến hoạt động thủy sản;

5. Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Viện theo sự phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển NT và theo quy

định của pháp luật;

6. Tham gia đào tạo đại học, trên đại học và bồi dưỡng cán bộ thuộc các lĩnh vực được giao;

7. Thực hiện các dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và theo quy định của pháp luật;

8. Quản lý, sử dụng lao động, tài sản, tài chính của Viện theo quy định của pháp luật; 9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển NT giao.

68

2.2.2. Trung tâm tư vấn và quy hoạch phát triển thủy sản (trực thuộc Viện quy hoạch thủy sản).

Theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BTS ngày 04/05/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ

sản quy định vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm như sau:

Vị trí, chức năng.

Trung tâm Tư vấn và Quy hoạch phát triển thuỷ sản là đơn vị sự nghiệp kinh tế

thuộc Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, có chức năng tư vấn, dịch vụ chuyển giao công nghệ, đào tạo, tập huấn và quy hoạch phát triển thủy sản.

Nhiệm vụ, Quyền hạn.

1. Tư vấn về quy hoạch phát triển thủy sản, các dự án đầu tư liên quan đến quy hoạch thuỷ sản của các địa phương, của các ngành, tổ chức và cá nhân.

2. Thiết kế dự án quy hoạch phát triển các lĩnh vực thuộc ngành thủy sản và các dự

án có liên quan đến quy hoạch thuỷ sản.

3. Cung cấp các dịch vụ chuyển giao công nghệ, đào tạo, tập huấn về các lĩnh vực thuỷ sản và liên quan đến thuỷ sản phù hợp chức năng và quy định của pháp luật.

4. Tham gia nghiên cứu các vấn đề kinh tế-xã hội, đề xuất các chính sách và chiến lược phát triển ngành Thủy sản theo sự phân công của Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản.

5. Tham gia xây dựng và thẩm định các quy hoạch phát triển thuỷ sản theo sự phân công của Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản.

6. Quản lý, sử dụng lao động, tài sản và tài chính của Trung tâm theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện các loại hình dịch vụ khác thuộc chức năng của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ

sản giao.

2.2.3. Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng.

Theo Quyết định số 04/QĐ/BTS ngày 1/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển NT, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của viện như sau:

69

Vị trí, chức năng:

Viện Nghiên cứu Hải sản (sau đây gọi tắt là Viện Hải sản) là tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ Thuỷ sản, có chức năng : điều tra nguồn lợi hải sản, môi trường biển, đa dạng sinh học và bảo tồn biển; nghiên cứu công nghệ khai thác và dự báo ngư trường, nguồn lợi hải sản; nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch; thực hiện chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ về biển; đào tạo sau

đạihọc các chuyên ngành được giao. Viện Hải sản có phạm vi hoạt động toàn quốc.

Nhiệm vụ:

1. Xây dựng phương hướng nghiên cứu khoa học công nghệ thuỷ sản, lập kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ dài hạn, 5 năm, hằng năm và tổ chức thực hiện sau khi

được Bộ Thuỷ sản phê duyệt.

2. Ðiều tra nguồn lợi hải sản; nghiên cứu sinh học nghề cá và các quy luật biến

động nguồn lợi; đánh giá trữ lượng và khă năng khai thác bền vững nguồn lợi hải sản; xây dựng các bản đồ về nguồn lợi hải sản và dự báo ngư trường; nghiên cứu các biện pháp duy trì, bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản. Tham gia xây dựng phương hướng phát triển nghề khai thác và công nghệ sau thu hoạch hải sản;

3. Nghiên cứu đa dạng sinh học biển làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý các hệ sinh thái biển; nghiên cứu các biện pháp khôi phục, tái tạo và phát triển nguồn lợi hải sản; đề xuất và xây dựng các khu bảo tồn biển; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu vềđa dạng sinh học phục vụ công tác quy hoạch, quản lý các khu bảo tồn biển;

4. Nghiên cứu môi trường biển phục vụ phát triển nghề khai thác và nuôi thồng hải sản. Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh hải sản : cung cấp các thông tin về chỉ

tiêu chất lượng môi trường biển; nghiên cứu, đề xuất các phương án, giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý môi trường biển.

5. Nghiên cứu, ứng dụng khoa công nghệ khai thác hải sản tiên tiến, phù hợp với

đối tượng khai thác tại các ngư trường nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản; nghiên cứu cải tiến, tiêu chuẩn hoá các loại ngư cụ, công nghệ

khai thác và các vật liệu dùng trong khai thác hải sản; tham gia xây dựng cơ cấu hợp lý nghề khai thác hải sản;

6. Nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến hải sản nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm.

7. Nghiên cứu xây dựng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn trong công tác điều tra nguồn lợi hải sản, nghiên cứu khoa học công nghệ các nghề khai thác, bảo quản và chế

biến hải sản; các quy trình, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật khác thuộc các lĩnh vực

70 8. Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội nghề cá phù hợp với chức năng và nhiệm vụđược giao;

9. Tham gia hoạt động khuyến ngư và chuyển giao công nghệ các nghề khai thác, bảo quản và chế biến hải sản cho các thành phần kinh tế; sản xuất thử nghiệm các sản phẩm có trình độ khoa học công nghệ cao để ứng dụng vào sản xuất thuỷ sản; liên doanh, liên kết với các tổ chức chính phủ, các đơn vị và cá nhân trong và ngoài nước theo quy

định của pháp luật.

10. Ðào tạo sau đại học, đào tạo theo chuyên để, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ

khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nghề hải sản;

11. Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế được Bộ giao và theo quy định của pháp luật;

12. Thực hiện hoạt động thông tin khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ tin học trong nghiên cứu nghề hải sản; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu nghề cá biển; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu nghề cá biển; xây dựng bảo tàng và phòng mẫu vật chuẩn về nguồn lợi, đa dạng sinh học biển, khai thác và công nghệ sau thu hoạch hải sản.

13. Tư vấn, dịch vụ khoa học công nghệ cho các hoạt động phát triển sản xuất thuộc các lĩnh vực điều tra, quy hoạch phát triển nguồn lợi hải sản, môi trường, bảo tồn biển, khai thác và công nghệ sau thu hoạch hải sản theo quy định của Pháp luật.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản giao

Ngoài ra, còn có các Viện (Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I,II, III), Trung tâm khuyến ngư quốc gia; các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp cũng tham gia nghiên cứu về thủy sản. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học thủy sản tư vấn Bộ

Nông nghiệp và Phát triển NT nhằm quản lý nghề cá.

Một phần của tài liệu quản lý khai thác thủy sản (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)