1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài giảng quản lý tổng hợp vùng ven biển

131 1,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Sự bùng nổ dân số, sự mở rộng các đô thị và hình thành các đô thị mới ven biển; các chất thải từ nông nghiệp, công nghiệp và rác thải sinh hoạt; ô nhiễm từ tàu bè hoạt động và các hoạt đ

Trang 1

Nha Trang, năm 2010

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỚI BỜ BIỂN 6

1.1 Các đặc điểm của đới bờ biển 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Các quá trình ven biển 9

1.1.3 Tài nguyên vùng ven biển 15

1.2 Chức năng của vùng ven biển 29

1.2.1 Các hoạt động tại vùng ven biển 29

1.2.2 Mâu thuẫn giữa các ngành 35

1.3 Các vấn đề của vùng ven biển 40

1.3.1 Môi trường và ô nhiễm môi trường 40

1.3.2 Suy thoái tài nguyên 43

1.3.3 Thiên tai 44

1.3.4 Sự cố môi trường 45

1.3.4 Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng 45

CHƯƠNG II: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN 50

2.1 Phát triển bền vững (PTBV) 50

2.1.1 Sự ra đời của thuật ngữ PTBV 50

2.1.2 Khái niệm 51

2.1.3 Các nguyên tắc PTBV 51

2.1.4 Một số mô hình phát triển bền vững 52

2.2 Quản lý tổng hợp vùng ven biển (QLTHVVB) 54

2.2.1 Quản lý biển và hải đảo 54

2.2.2 Quản lý tổng hợp vùng ven biển (QLTHVVB) 57

Trang 3

CHƯƠNG III: QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP 64

VÙNG VEN BIỂN 64

3.1 Những đặc điểm của một kế hoạch QLTHVVB 64

3.2 Chu trình QLTHVVB theo mô hình PEMSEA 64

3.2.1 Căn cứ xây dựng và triển khai chương trình QLTHVVB 65

3.2.2 Các giai đoạn chính của quá trình xây dựng và triển khai chương trình QLTHVVB 66

3.2.3 Các yếu tố cần thiết cho sự thành công của chương trình QLTHVVB 67

CHƯƠNG IV: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ QLTHVVB 69

4.1 Khái quát về công cụ hỗ trợ QLTHVVB 69

4.1.1 Công cụ quan trắc và quản lý dữ liệu 69

4.1.2 Công cụ phân tích và đánh giá 73

4.2 Một số công cụ đặc trưng 93

4.2.1 Xây dựng hồ sơ vùng bờ 93

4.2.2 Xây dựng hệ thống quản lý thông tin tổng hợp (Integrated Informations Management System - IIMS) 97

4.2.3 Công cụ truyền thông 100

CHƯƠNG V: QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN Ở VIỆT NAM 104

5.1 Hiện trạng và nhu cầu quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Việt Nam 104

5.1.1 Tình hình chung 104

5.1.2 Hiện trạng quản lý 104

5.1.3 Nhu cầu quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Việt Nam 110

5.2 Thực tiễn hoạt động QLTHVVB ở Việt Nam 113

5.2.1 Xu hướng áp dụng quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Việt Nam 113

5.2.2 Một số trường hợp điển hình 115

Trang 4

MỞ ĐẦU

Vùng ven biển (coastal area) là vùng chuyển tiếp giữa biển và lục địa, chịu tác động của sự tương tác giữa thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển và khí quyển, hình thành nên sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và giàu khoáng sản Theo Cicin-Sain (2002) vùng ven biển chỉ chiếm 20% bề mặt trái đất nhưng đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người trên hành tinh chúng ta

- Khoảng 50% dân số thế giới sinh sống trong phạm vi 200 km vùng ven biển (UN 2002)

- Mật độ dân số trung bình ở vùng ven biển vào khoảng 80 người/km2 gấp đôi mật độ dân

số trung bình trên toàn thế giới (UNEP 2002)

- Trên 70% các thành phố đông dân nhất thế giới (hơn 8 triệu dân) nằm ở vùng ven biển

(IOC 1999)

Các hệ sinh thái ven bờ đóng góp 90% sản lượng thủy sản thế giới, sản sinh ra 25% năng suất sinh học, và đóng góp gần 80% trong tổng số 13.200 loài cá biển Thực sự các hệ sinh thái

đang gánh trách nhiệm làm sạch và bảo vệ môi trường vùng ven biển trước các hoạt động kinh tế

của con người Do đó, vùng ven biển là quan trọng đối với các quốc gia có biển, trở thành tiền đề cho sự phát triển đa ngành, đa mục tiêu, trong đó có thuỷ sản, du lịch, hàng hải, dầu khí

Tuy nhiên vùng này lại luôn chịu những sức ép rất lớn của các quá trình tự nhiên và các hoạt động của con người, dẫn đến luôn biến động, thường bị suy thoái và ô nhiễm Sự bùng nổ dân số, sự mở rộng các đô thị và hình thành các đô thị mới ven biển; các chất thải từ nông nghiệp, công nghiệp và rác thải sinh hoạt; ô nhiễm từ tàu bè hoạt động và các hoạt động khai thác dầu khí; sự khai thác quá mức nguồn lợi thậm chí sử dụng các phương tiện khai thác có tính chất huỷ diệt trong ngành thủy sản; sự tàn phá các hệ sinh thái; bão tố, lụt lội và các rủi ro thiên nhiên cùng với sự dâng của mực nước biển do hiệu ứng nhà kính đã và đang xảy ra Đồng thời xuất hiện và ngày càng gia tăng các mâu thuẫn lợi ích trong việc sử dụng đa ngành như giữa giao thông vận tải và du lịch, đa mục tiêu giữa phát triển kinh tế và bảo tồn, giữa khai thác và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển

Một điều dễ nhận thấy rằng mặc dù vùng ven biển chủ yếu phục vụ sự phát triển đa ngành, nhưng cho đến nay hoạt động quản lý nó lại chủ yếu theo cách tiếp cận đơn ngành Chính vì thế không những không giải quyết được các mâu thuẫn lợi ích trong phát triển mà còn tiếp tục làm gia tăng và phức tạp hoá các mâu thuẫn lợi ích đó Suy cho cùng, cách quản lý như vậy sẽ không

đảm bảo tính bền vững của vùng ven biển Thực tế đang đòi hỏi phải có phương thức quản lý

mới, với một khuôn khổ thống nhất và toàn diện cho các chính sách, kế hoạch và hành động quản

lý, nhằm đáp ứng hài hoà các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

Trang 5

trong một môi trường thân thiện Đó chính là cơ sở ra đời của quản lý tổng hợp vùng ven biển đã

được đưa vào trong văn liệu khoa học thuộc chương 17, chương trình nghị sự 21 “hành trang loài

người bước vào thế kỷ 21” tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6, 1992

Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông với chiều dài trên 3.260 km, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, trung bình khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ này của thế giới), không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500 km Ven bờ có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ Vùng ven biển Việt Nam có dân cư tập trung khá đông đúc, với khoảng hơn 25 triệu người, bằng gần 31% dân số cả nước và khoảng hơn

13 triệu lao động (năm 2005) Dự báo đến năm 20l0, dân số vùng ven biển khoảng gần 27 triệu người, trong đó lao động gần 18 triệu người; năm 2020, dân số khoảng trên 30 triệu người, trong

đó, lao động khoảng gần 19 triệu người Vì vậy, vùng ven biển đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng

lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước

Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước ta đã phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển

1982 (UNCLOS) Việc quản lý tổng hợp vùng ven biển phát triển theo hướng bền vững đã và

đang được các cấp chính quyền quan tâm Quyết định 158 của Thủ tướng chính phủ ký ngày

9/10/2007 phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và duyên

hải Nam Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát nhằm

“Tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên, môi trường, phục vụ phát triển bền vững các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thông qua áp dụng phương thức quản lý tổng hợp đới bờ” Ngày 6/3/2009,

Chính phủ cũng đã phê chuẩn Nghị định 25 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo với 5 chương, 30 điều, làm cơ sở cho các hoạt động quản lý tổng hợp vùng ven biển Việt Nam Trong thực tế, quản lý tổng hợp vùng ven biển cũng đã được triển khai ở một số địa phương Việt Nam những năm qua dưới hình thức các Dự án thí điểm với sự giúp đỡ của chính phủ Hà Lan, chương trình Hợp tác Quản lý Môi trường khu vực biển Đông Á (PEMSEA), cũng như tổ chức phi chính phủ Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Rạn Trào (Khánh Hòa) đã bước đầu đạt được những thành công nhất định và cần nhân rộng ra cả nước Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, nắm vững kiến thức và các kỹ năng thực hiện chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển

Hiện nay việc giảng dạy môn học Quản lý tổng hợp vùng ven biển hoặc các kiến thức liên

quan đã được thực hiện ở một số Trường Đại học như ĐH KHTN Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Thủy lợi, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng Trường Đại học Nha Trang cũng đã triển khai giảng dạy môn học này cho sinh viên các ngành Quản lý Môi trường và Khai thác Giáo trình này được xem như tài liệu tham khảo nhằm cung cấp cho người đọc các kiến thức cơ bản dưới

Trang 6

dạng các mô đun về tầm quan trọng của vùng ven biển với các quá trình đang diễn ra dưới tác

động tự nhiên và con người, các khái niệm về phát triển bền vững và quản lý tổng hợp vùng

ven biển, một quy trình quản lý tổng hợp vùng ven biển với các công cụ hỗ trợ, và các vấn đề quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỚI BỜ BIỂN

1.1 Các đặc điểm của đới bờ biển

Phần này trình bày các quan điểm về giới hạn đới bờ / vùng ven biển trên thế giới cũng như nước ta, các quá trình tự nhiên đang diễn ra và các nguồn tài nguyên phong phú ở vùng này

Đớ i bờ biển ( coastal zone)

Vê mặt lý thuyết, đới bờ biển (gọi tắt là đới bờ) là khu vực chuyển tiếp giữa lục địa

và biển, nơi thường xuyên xảy ra các tác động tương tác giữa quá trình sử dụng và biển, giữa quá trình nội sinh và ngoại sinh Đới này gồm có 2 phần: dải đất ven biển và dải biển ven bờ Chúng được phân cách với nhau bởi đường bờ biển Ranh giới về phía đất liền của đới bờ là rìa trong của các đồng bằng ven biển còn ranh giới về phía biển là rìa ngoài thềm lục địa hoặc tương ứng đường đẳng sâu 200 m Theo LOICZ (1995) thì đới bờ chiếm khoảng 20% tổng diện tích bề mặt trái đất

Đới bờ thường được hiểu như là nơi tương tác giữa đất và biển, bao gồm các môi trường ven biển cũng như vùng nước kế cận Thành phần của nó bao gồm các vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, rừng ngập mặn, đầm phá, và các đặc trưng ven biển khác Khái niệm đới bờ biển thường được xác định một cách không thống nhất, có sự khác nhau nhiều giữa các quốc gia và thường dựa vào giới hạn pháp lý và ranh giới hành chính Ngoài ra, còn có những sai khác về địa văn, sinh thái và sinh kế giữa các vùng khác nhau, do đó không có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về vùng ven biển Thay vào đó, có nhiều định nghĩa

bổ sung phục vụ cho những mục đích quản lý khác nhau Ví dụ, ở một số nước Châu Âu, đới bờ mở rộng ra tới vùng lãnh hải, một số nước khác thì lấy đường đẳng sâu làm giới hạn Còn về ranh giới đất liền thì cũng rất mơ hồ do tác động của biển và khí hậu có thể vào đến vùng nội địa bên trong cũng như vùng đồng bằng rộng lớn

Hiện nay vẫn đang tồn tại những khái niệm khác nhau về đới bờ/ vùng ven biển, đặc biệt đối với việc xác định phạm vi địa lý của nó, chẳng hạn:

Trang 8

" phần đất liền chịu ảnh hưởng trực tiếp của các quá trình biển và phần biển hoặc

đại dương chịu ảnh hưởng trực tiếp của các quá trình lục địa” (Webster, 1994)

" phạm vi địa lý của đới bờ có thể bao gồm các vùng đất nằm cách đường bờ khoảng 1 km về phía lục địa, nơi có rừng ngập mặn, các đầm nuôi thuỷ sản nước lợ, các đầm lầy rừng chàm, các vùng cửa sông, các bãi cát, và các vùng khác chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, cũng như các vùng biển có ranh giới tương đương đường đẳng sâu 200m, nơi

có rạn san hô, bãi rong biển, các thảm cỏ biển và khu vực đáy mềm có thể kéo lưới quét (NEPC, 1984)."

Vùng ven biển (coastal area)

Vùng ven biển là một phần nằm trong đới bờ biển, vùng này cũng bao gồm hai

phần: vùng đất ven biển (vùng ven biển) và vùng biển ven bờ (vùng ven bờ) Vùng này

cũng có những đặc tính tương tự như đới bờ biển Qui mô lớn nhỏ của vùng bờ tuỳ thuộc

vào nhu cầu và khả năng quản lý (Nguyễn Chu Hồi)

Theo IUCN (1986), vùng ven biển “là vùng ở đó có đất và biển tương tác với nhau, trong đó ranh giới về đất liền được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của biển đến đất và ranh giới về biển được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của đất và nước ngọt đến biển”

Ví dụ, theo dẫn chứng của Kay và Alder (1999), Đạo luật Quản lý và Bảo vệ vùng

bờ ở Queensland năm 1995 đã sử dụng định nghĩa vùng ven biển như sau:

- Bãi biển có nghĩa là vùng đất nằm giữa ngấn nước cao và thấp, tương ứng được phủ

và không phủ bởi thuỷ triều lên và xuống, vào lúc thuỷ triều cao nhất;

- Vùng bờ là toàn bộ khu vực bên trong và bên ngoài bãi biển;

- Quản lý vùng bờ bao gồm bảo vệ, bảo tồn, tái tạo, quản lý và phát triển bền vững các

hệ sinh thái;

- Tài nguyên vùng bờ gồm nguồn lợi tự nhiên và văn hoá;

- Vùng biển ven bờ là vùng biển Queensland cho đến giới hạn của thuỷ triều cực đại;

- Vùng đất ngập nước ven bờ bao gồm vùng đất ngập nước thuỷ triều, cửa sông, đầm lầy, rừng ngập mặn, hồ hoặc dòng nước nhỏ ven bờ bất chấp việc chúng có bản chất mặn, ngọt hay lợ

- Vùng ven biển là: (a) vùng biển ven bờ; và (b) tất cả khu vực thuộc về hướng đất liền của vùng ven biển mà trong đó có các đặc điểm tự nhiên, sinh thái, các quá trình tự nhiên, các hoạt động con người ảnh hưởng, có khả năng ảnh hưởng đến đường bờ biển hay tài nguyên vùng ven bờ

Ranh giới vùng ven biển được xác định trên cơ sở thực tế bao gồm các khu vực và các hoạt động liên quan đến vấn đề quản lý cần nhắm vào Trong nhiều trường hợp, ranh

Trang 9

giới vùng đất và biển có một khoảng nhất định và thường gắn với các điểm mốc tự nhiên chẳng hạn như mức nước thấp trung bình hay mức nước cao trung bình, đảo, mũi đảo

Qua nghiên cứu nhiều tài liệu và nhiều dẫn chứng khoa học liên quan đến vùng ven biển cho thấy: vùng ven biển ở mỗi nước rất khác nhau, được xác định trên nhưng cơ

sở khác nhau và ranh giới xác định cũng khác nhau Cụ thể, vùng ven biển của một số nước như Hawaii, Brunei, Singapore… được thể hiện ở bảng 1.1

Bảng 1.1: Một số ví dụ về ranh giới vùng ven biển Nước/ Bang Ranh giới trên đất liền Ranh giới trên biển

Rhode Island 200 bộ kể từ bờ biển Vùng lãnh hải (3 hải lý)

Hawaii Tất cả đất liền trừ các vùng có

rừng bảo vệ

Vùng nước của bang

Brunei Tất cả vùng đất liền và nước cách

mức nước cao trung bình 1km

Từ mức nước cao trung bình đến

200 m nước sâu Singapore Toàn bộ đất liền Vùng lãnh hải và các đảo xa bờ Sri lanka 300 m từ mức nước cao trung

bình

2 km từ mức nước thấp trung bình

Nghị định 25 của Chính phủ về Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải

đảo ra đời ngày 6/3/2009 đã chỉ rõ: “Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao

gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển được xác định theo ranh giới hành chính để quản lý.”

Từ 2 khái niệm “đới bờ biển” và “vùng ven biển” như đã trình bày ở trênNghị định

25 của Chính phủ về Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo ra đời ngày

6/3/2009 đã chỉ rõ: “Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao gồm vùng biển

ven bờ và vùng đất ven biển được xác định theo ranh giới hành chính để quản lý.”

Chúng ta thấy rằng các đặc điểm của 2 vùng này là như nhau, khác nhau cơ bản là phạm vi xác định Bên cạnh đó, căn cứ vào Nghị định 25 của chính phủ về Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo Thuật ngữ “đới bờ” không được sử dụng và thay vào đó là vùng ven biển Vì vậy, trong bài giảng này, chúng tôi thống nhất

sử dụng thuật ngữ “vùng ven biển”

Trang 10

1.1.2 Các quá trình ven biển

a) Khí động lực học

Trong quá trình khí động lực học, gió đóng vai trò trực tiếp bứt và vận chuyển các hạt cát Năng lượng để vận chuyển bùn cát phụ thuộc vào tốc độ gió và tương tác của gió với mặt biển Bề mặt và ma sát bề mặt làm thay đổi bản chất của dòng khí và quyết định tốc độ gió gần lớp mặt

Lớp biên: Là một phần của tầng đối lưu bị thay đổi bởi quá trình tải Theo Stull (1988), lớp

biên là một phần của tầng đối lưu, trực tiếp chịu ảnh hưởng của bề mặt trái đất chống lại các lực

bề mặt Sự tải (nhiệt, ẩm, động lượng) diễn ra do chuyển động rối Chuyển động rối, gió bão tác

động trên nền gió thường có thể hình dung như là các xoáy kích có cỡ khác nhau, chồng lên nhau

Phần lớn chuyển động rối trong lớp biên sinh ra do các tác động từ mặt đất Ví dụ sự đốt nóng mặt đất của mặt trời tạo ra những luồng khí nóng bốc lên tạo thành các xoáy lớn Ma sát dòng khí thổi qua mặt đất là nguyên nhân hình thành các ứng suất trên bề mặt dưới dạng các chuyển động rối Các vật cản như cây cối, cồn cát làm chuyển hướng luồng gió và sinh rối tại khu vực ngay sau vật cản Khả năng vận chuyển vật chất trong chuyển động rối thường lớn hơn trong các chuyển động khuếch tán phân tử Tần suất khá cao của sự xuất hiện rối gần mặt đất là một trong những đặc điểm phân biệt lớp biên với phần còn lại của khí quyển

Lớp biên trong: Khi dòng khí bị thay đổi bởi ma sát mặt, nó cần một quãng đường để thích

nghi với bề mặt mới Tại vùng chuyển tiếp do ma sát đó, hình thành lớp biên trong Trong lớp biên trong, dòng gió thích ứng được với bề mặt mới Chiều cao của lớp biên trong tăng dần từ

điểm có sự chuyển tiếp ma sát bề mặt Phía trên độ cao này, luồng gió vẫn thích nghi với bề mặt

trước khi có sự chuyển tiếp Ở vùng đất có địa hình phức tạp, mặt cắt gió chứa một vài lớp biên trong chồng lên nhau Tốc độ gió theo chiều thẳng đứng sẽ khác nhau khi gặp địa hình này và nếu

bỏ qua ảnh hưởng của địa hình thì sẽ rất khó phân tích qui luật của gió và dẫn đến sai số lớn do không xem xét đến ma sát bề mặt

Mặt cắt gió: Gió trung bình đóng vai trò chính trong sự vận chuyển ngang (hay chuyển

động đối lưu) Ma sát làm tốc độ gió trung bình giảm đáng kể ở gần mặt đất Trên một bề mặt đồng nhất, vô hạn và ở điều kiện bình thường, mối quan hệ giữa tốc độ gió theo độ cao tuân theo

quy luật có tên gọi là “Luật tường chắn” Vì tốc độ gió tăng theo logarit của độ cao nên mối quan

hệ này còn được gọi phân bố dạng logarit

Dòng khí: Thường trên mặt đất, mặt cắt gió không có dạng chuẩn logarit và sự sai khác này

phụ thuộc vào địa hình và độ nhám bề mặt Khi dòng khí đi ngang qua các cồn cát, phân bố tốc

độ gió từ chỗ ổn định khi ở trên bãi biển sẽ bị xáo trộn khi đi qua cồn cát Các thay đổi của địa

hình làm tăng tốc độ gió trên đỉnh và mặt phía biển của các cồn cát, làm giảm tốc độ đó ở dưới chân cồn cát cũng như mặt khuất gió của cồn cát Sự tăng độ nhám về phía đất liền do mật độ thực vật tăng cũng làm giảm tốc độ gió Vì vậy, tốc độ gió dọc theo một mặt cắt sẽ rất khác nhau,

Trang 11

phụ thuộc vào mức độ tăng hay giảm của nó Sự thay đổi này có vai trò quan trọng đối với vận chuyển trầm tích do gió Sự tăng hay giảm tốc độ gió còn phụ thuộc cả vào hướng gió Nếu gió vuông góc với cồn cát thì tác động của địa hình lên dòng khí đạt giá trị cực đại, nếu gió tác động xiên góc với cồn cát thì tác động của cồn cát lên dòng khí sẽ bị giảm và vì vậy ảnh hưởng cuả nó

đến dòng khí sẽ nhỏ hơn Những cồn cát cao có thể làm cho dòng khí bị chuyển hướng tạo ra gió

ở gần chân cồn cát và song song với nó Trường hợp này, vận chuyển cát vào phía đất liền bị

- Dòng chảy gradien, là dòng chảy gây nên bởi gradien ngang của áp suất thuỷ tĩnh xuất

hiện khi mặt biển nằm nghiêng so với mặt đẳng thế Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây nên độ nghiêng của mặt biển có thể chia các dòng chảy gradien thành: Dòng chảy dâng rút, là dòng chảy gây nên bởi sự dâng và rút nước dưới tác dụng của gió Dòng chảy gradien áp lực, là dòng chảy gây nên bởi thay đổi áp suất khí quyển Dòng chảy bờ, là dòng chảy gây nên bởi sự dâng mực nước ven bờ và các vùng cửa sông do nước sông chảy ra Dòng chảy mật độ, là dòng chảy gây nên bởi gradien ngang của mật độ nước Nếu sự phân bố không đều của mật độ nước biển chỉ là

do sự phân bố không đều của nhiệt độ nước và độ muối gây nên, thì dòng chảy sinh ra sẽ được gọi là dòng chảy nhiệt muối

- Dòng chảy gió và dòng chảy trôi: Dòng chảy trôi do tác động kéo theo của gió gây nên,

còn dòng chảy gió thì do tác động của nguyên nhân nói trên và độ nghiêng mặt biển tạo nên dưới tác dụng trực tiếp của gió và sự phân bố lại mật độ do dòng chảy trôi

- Dòng triều là dòng chảy do lực tạo triều gây nên

Sóng tạo ra gió địa phương và lừng là hiệu ứng của các quá trình nhiễu loạn trong biển Lưu ý là sóng không làm di chuyển các hạt nước và tại độ sâu bằng nửa bước sóng thì sóng coi như không có Sóng có năng lượng rất lớn, ước tính sóng dài với biên độ 7 mét tạo ra năng lượng khoảng 1 triệu mã lực trên 1 km bờ biển Đây là mối đe dọa cho môi trường và các hệ sinh thái ven biển Sóng được phân ra thành hai loại là sóng trạng thái biển và sóng lừng Sóng trạng thái biển được hình thành bởi trường gió cục bộ và thường khá dốc với độ dài bước gấp 10-20 lần độ

Trang 12

cao sóng Khi sóng đã truyền càng xa khỏi nguồn (nơi tạo sóng) thì độ dốc của nó sẽ giảm Lúc

đó, sóng trở nên thấp và bước sóng khá dài (bước sóng lớn gấp 30 – 500 lần độ cao sóng) và

được gọi là sóng lừng Một nhóm sóng khác gọi là sóng triều Loại sóng này được tạo bởi lực hút

của mặt trăng và mặt trời Sóng triều thuộc loại sóng có bước sóng rất dài được hình thành từ đại dương và có thể truyền vào vùng biển nông khiến mực nước biển dâng và rút một hoặc hai lần trong ngày (còn gọi là thủy triều) Mực triều khác nhau đáng kể ở các nơi khác nhau trên trái đất Tại một số nơi, rất khó nhận ra dao động của thuỷ triều vì độ lớn rất nhỏ (Ví dụ như Địa Trung Hải), trong khi ở một số nơi khác giá trị này có thể lên tới 7-10m (Ví dụ ở Anchorage, Alaska) Nhóm sóng lớn nhất còn gọi là sóng thần, được hinh thành do động đất hoặc địa chấn dưới đáy biển Những con sóng này khá dài và chứa một năng lượng rất lớn Sóng thần rất nguy hiểm vì rất khó nhận biết khi ở ngoài khơi, nhưng tiến vào bờ với độ cao rất lớn, thời gian rất nhanh gây thiệt hại rất lớn cho vùng ven biển

Thủy triều là sự vận động vận động thường xuyên và có chu kỳ của các khối nước và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống, xã hội, kinh tế của con người và đối với sự sinh sản và phát triển của các loại sinh vật, nó làm đa dạng hóa các hệ sinh thái và đa dạng sinh học ven biển

Mực nước biển là một bề mặt hình ellipsoid bao quanh trái đất, tượng trưng cho độ cao của biển và được dùng để lấy mốc về độ cao của vật thể trên trái đất Đây là mực nước trung bình tương đối tính trong toàn năm của một vùng biển được nhắm chọn theo qui định trong tiêu chuẩn quốc gia của mỗi nước và có độ cao qui ước là "0 mét" Mực nước biển có ý nghĩa rất quan trọng

đối với đới bờ Ngày nay, mối đe dọa lớn cho con người và các loài sinh vật là mực nước biển đang dâng lên do hậu quả của hiện tượng ấm lên toàn cầu Hội nghị liên chính phủ về biến đổi

khí hậu do Liên Hợp Quốc tổ chức năm 2007 đã dự báo tới năm 2100, mực nước đại dương sẽ dâng lên khoảng 18 đến 59 centimet Những nghiên cứu gần đây hơn về tác động của hiện tượng băng tan ở Nam Cực và đảo băng đã cho thấy mức tăng ước tính sẽ lên đến ít nhất một mét vào cuối thế kỷ này Những tác động mạnh trên diện rộng đó sẽ được nhân lên do tác động của bão nhiệt đới cùng với việc thất thoát các khu rừng tự nhiên như hiện tượng các rừng đước, các hệ sinh thái ven bờ bị mất dần đi

Các quá trình động lực học và hình thái ở vùng ven bờ bị chi phối bởi hai hiện tượng chính

đó là gió và thủy triều Gió trực tiếp vận chuyển cát ở các bãi cát khô và tạo sóng, dòng chảy vào

dao động mực nước, còn thủy triều thì tạo ra sự lên xuống tuần hoàn của mực nước và các dòng thủy triều Trong hầu hết các trường hợp, vận chuyển bùn cát và sự thay đổi địa hình và hình dáng đường bờ được sinh ra trực tiếp do ảnh hưởng của gió và dòng chảy, mặc dù trong một số trường hợp nhất địnhh, không thể không nói đến ảnh hưởng của gió

Vận chuyển bùn cát mạnh nhất xảy ra ở vùng gần bờ, nơi sóng bị vỡ khi truyền vào vùng nước nông Khi sóng vỡ, năng lượng sóng bị phân tán và tạo nên chuyển động rối Sóng làm tăng mực nước trung bình tại vùng sóng vỡ gọi là sóng vỗ bờ Một phần sóng dồn lên và rút xuống

Trang 13

theo độ dốc bờ Khi sóng dồn lên, nước ngấm vào bãi cát và chảy xuống khi sóng rút, mang theo bùn cát

Phần đỉnh của sóng vỡ tạo ra sự vận chuyển nước vào bờ Theo số liệu đo đạc, chuyển động của nước vào bờ cân bằng bởi vận chuyển ra biển của lớp nước thấp hơn thường gọi là dòng ngược Về bản chất, dòng chảy từ bờ ra biển có thể xem là dòng do sóng dồn nước vào bờ gây nên Khi sóng truyền vào bờ với một góc xiên nào đó, hiện tượng sóng vỡ sẽ tạo ra dòng chảy dọc bờ (còn gọi là dòng ven bờ)

Vận tốc quỹ đạo của sóng, dòng chảy và đặc biệt là chuyển động rối của nước trong vùng sóng vỡ làm cho bùn cát bị bứt lên khỏi đáy và lơ lửng trong dòng nước Dòng chảy sẽ mang bùn cát theo hướng vuông góc với bờ biển Dòng ngược từ bờ ra biển sẽ mang các hạt bùn cát lơ lửng

ra xa hơn Một quá trình vận chuyển vào bờ khác xảy ra ở lớp sát đáy do tính không đối xứng của chuyển động quỹ đạo sóng Phía ngoài vùng sóng vỡ, tính không đối xứng của sóng cũng tạo nên

sự vận chuyển bùn cát vào bờ và trọng lực có thể là yếu tố cản trở quá trình đó

Hình 1.1 Các dạng chuyển động chính của trầm tích trong mặt vuông góc với bờ (Kraus và

Horikwa, 1992)

Vận chuyển dọc bờ ở những vùng gần bờ chủ yếu được thực hiện bởi dòng chảy sóng và gió sinh ra Với độ cao khác nhau, sóng bị vỡ ở những độ sâu khác nhau, sinh ra dòng ven khá liên tục và tạo ra phân bố bùn cát khác nhau trên hướng vuông góc với bờ trong quá trình vận chuyển dọc bờ Dòng triều kết hợp với chiều chuyển động quỹ đạo do sóng làm cho các hạt bùn cát bứt lên khỏi đáy và sau đó vận chuyển dọc theo bờ

Cân bằng giữa lượng bùn cát đến và lượng bùn cát ra khỏi mặt cắt nào đó phụ thuộc vào độ sâu và hình dáng bờ biển Sự mất cân bằng có thể là nguyên nhân dẫn đến các quá trình thay đổi

Trang 14

tự nhiên, chẳng hạn như sự hình thành các cồn cát ngầm hay các mũi đất nhô ra biển, hoặc do tác

động của con người Ví dụ khi xây các công trình như kè mỏ hàn, đê chắn sóng thường gây bồi

phía trước trên đường vận chuyển của bùn cát và gây xói lở ở các đoạn bờ phía sau Liên quan

đến các quá trình động lực, hình thái học này, cần phân biệt các tác động ngắn hạn và lâu dài

Chẳng hạn,do sự thay đổi theo mùa của các điều kiện thuỷ lực, có thể xảy ra dao động của bờ biển trong thời hạn ngắn, mà không nhất thiết áp dụng các biện pháp mang tính lâu dài

Hình 1.2 Mức độ thay đổi của vị trí đường bờ (Terwindt và Kroon, 1993)

Sự ổn định lâu dài của bờ biển mang tính chất ổn định động với tình trạng bất ổn định ngắn hạn thường xuyên xảy ra Với các đoạn bờ biển thoải, hiện tượng xói xảy ra trong thời gian ngắn

và kéo dài liên tục Điều này được minh hoạ trên hình 1.2

số 33 châu thổ rộng nhất thế giới đã hứng chịu những trận lụt nghiêm trọng trong một thập kỷ qua và gây ảnh hưởng xấu đến tổng số 260 ngàn km vuông diện tích châu thổ ven biển và con số này sẽ tăng lên rất lớn trong thế kỷ này nếu mực nước biển dâng lên do tác động của biến đổi khí hậu Nguyên nhân chính gây lên hiện tượng sụt lún đất cơ bản là do hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, dầu mỡ, nước ngầm, xây đập ngăn nước Ngoài ra, nó còn do địa chấn nên làm thay đổi cấu trúc lòng đất và gây nên hiện tượng sụt lún

Trang 15

Đất trồi hay còn gọi là sự nâng lên của bề mặt đất Hiện tượng đất nâng lên xuất hiện nhiều ở

những khu vực băng tan nhiều Hiện tượng này được giải thích là: khi khối lượng băng nặng đè lên mặt đất, làm đất bị lún xuống, sau khi băng tan ra do khả năng tự đàn hồi của đất, đất được nâng lên

và dù mực nước biển tăng lên do băng tuyết tan ra, nhưng mức độ nước dâng thấp hơn mức độ đất trồi Vì thế đất trồi lên cao hơn Hiện tượng đất trồi này xảy ra ở Juneau, thuộc Alaska (Mỹ) Ở một

số khu vực khác như Bangladesh, người ta điều chỉnh dòng nước từ thượng nguồn đổ ra những khu vực thấp để lớp đất phù sa nâng cao lên và giảm ảnh hưởng của mực nước biển tăng cao Còn ở Alaska, các nhà khoa học đã ghi nhận trong vòng 200 năm qua đất đã được nâng lên 3m so với mực nước biển Hệ quả của đất trồi là làm nước biển rút xa làm tụt giảm mạch nước ngầm, làm khô các dòng chảy và vùng đầm lầy, đất trồi lên từ nước và chiếm chỗ những vùng ẩm ướt Hiệu ứng này còn làm thay đổi giới hạn điền thổ khiến các cư dân tranh luận để biết xem ai sẽ sở hữu những diện tích đất mới phát sinh này và sử dụng ra sao Ngoài ra, nước băng tan mang theo các lớp cặn lắng khiến các dòng chảy trở nên nông cạn hơn, hạn chế sự di chuyển của tàu bè Điều quan trọng hơn là những thay đổi về mặt địa hình này đe dọa các hệ sinh thái

Động đất là hiện tượng do những địa mảng nằm kề cận và di chuyển theo những phương

hướng khác nhau với những vận tốc vài cm mỗi năm Khi di chuyển, chúng có thể đâm xéo vào nhau, một mảng sẽ chìm vào bên dưới mảng kia, hoặc chúng có thể di chuyển chèn ép bên nhau Ranh giới hay mặt tiếp xúc giữa hai địa mảng chính là nơi động đất xảy ra Đai lửa Thái Bình Dương (Pacific Ring of Fire), nơi mảng vỏ biển Pacific chìm bên dưới các vỏ lục địa Nam Mỹ, Bắc

Mỹ về phía bờ Đông; bên dưới vỏ lục địa Á châu về phía bờ Tây là nơi ghi nhận nhiều hoạt động

địa chấn cũng như núi lửa hiện nay Hiện tượng động đất xảy ra làm ảnh hưởng lớn đến sự phát

triển kinh tế, phá hủy các công trình nhân tạo và ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường

Do các quá trình trên, diện mạo bờ biển luôn luôn bị thay đổi theo thời gian và không gian

Sự tiến triển của địa mạo là kết quả tất yếu của những thay đổi của vận chuyển bùn cát theo không gian và thời gian (Steetrel,1993) Khi sự vận chuyển bùn cát ít thì đáy biển sẽ nâng lên và ngược lại khi vận chuyển trầm tích tăng thì nó sẽ bị xói mòn Ở khu vưc bờ biển, sự tiến triển địa mạo thường được phản ánh bằng sự thay đổi vị trí đường bờ mà là yếu tố quyết định cho việc tiến hành các biện pháp, công trình chống xói lở bờ biển Sự tiến triển địa mạo có thể phân thành hai loại - dài hạn và ngắn hạn Sự phân biệt rõ ràng giữa hai loại tiến triển này theo quan niệm thời gian là không tồn tại Tuy nhiên, khi nghiên cứu sự xói lở bờ biển và những biện pháp bảo vệ tương ứng, người ta thường nghĩ đến khoảng thời gian nào đó (có thể vài năm, có thể vài chục năm hoặc hơn) Phạm vi thời gian đối với sự tiến triển ngắn hạn có thể rất khác nhau Đôi khi, sự thay đổi về địa mạo trong một cơn bão, một trận lũ lụt lại rất đáng kể, trong khi thay đổi điều kiện sóng hàng năm lại chỉ có thể dẫn đến những thay đổi điạ mạo mang tính ngắn hạn (thay đổi theo mùa) Để đưa ra được quyết định liên quan đến các biện pháp bảo vệ bờ biển, việc xem xét những diễn biến dài hạn rất quan trọng, mặc dù quyết định đó được thực hiện đối với sự tiến triển ngắn

Trang 16

hạn Ví dụ, bờ biển về lâu dài có thể bị xói lở, nhưng vị trí của đường bờ vẫn còn ổn định trong những điều kiện bình thường Tuy nhiên một cơn bão hay trận lũ lụt có thể gây ra những ảnh hưởng tức thời, thu hẹp bãi biển hay gây xói lở các cồn cát ở mức không chấp nhận được; vì vậy cần có ngay các biện pháp bảo vệ bờ biển Điều này có nghĩa là xói lở bờ biển dài hạn sẽ làm cho

bờ biển không còn khả năng duy trì được sự thay đổi ngắn hạn Rõ ràng, tổ hợp của sự xói lở gây

ra bởi cả các hình thức vận chuyển dọc bờ và giao bờ hoàn toàn có thể xảy ra Nói chung, những diễn biến bất lợi dài hạn diễn ra từ từ, nhưng liên tục (từng năm) gây ra tình trạng xói lở không thể phục hồi của bãi biển và các cồn cát Ngược lại với xói lở dài hạn, xói lở ngắn hạn diễn ra không thường xuyên do sự kiện nguy hiểm ít xảy ra (như nước dâng do bão và các trận bão biển) Hơn nữa, những thay đổi đáng kể của mặt cắt bờ biển trong trường hợp đó chỉ giới hạn ở những phần trên cao của mặt cắt như bãi và cồn cát và chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn Trong trường hợp không có sự thay đổi vận chuyển bùn cát dọc bờ hay tổng khối lượng bùn cát nằm giữa hai mặt cắt sẽ không đổi, mặc dù có sự biến đổi mặt cắt sau bão do xói lở cục bộ trên bề mặt cồn cát Trong hầu hết các trường hợp, sự xói lở này chỉ tạm thời và mặt cắt bãi biển sẽ dần

đần được phục hồi sau bão mà về nguyên tắc ít nhiều ở dạng cân bằng

do sự mất ổn định về địa chất (như sụt lún, nâng lên của mặt đất, động đất, hoá lỏng và trượt lở)

1.1.3 Tài nguyên vùng ven biển

a) Tài nguyên tự nhiên

Khái niệm

Toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (như nguyên liệu, nhiên liêu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và phục vụ đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người Tất cả những dạng vật chất khi chưa

được hiểu biết, khai thác, sử dụng thì chưa được gọi là tài nguyên tự nhiên mà chỉ là điều kiện tự

nhiên hay môi trường tự nhiên Vì thế, tài nguyên tự nhiên mang tính chất xã hội và được xã hội hoá Như vậy, nguồn tài nguyên tự nhiên luôn luôn được mở rộng với sự phát triển của xã hội loài người Tài nguyên tự nhiên có thể thu được từ môi trường tự nhiên, được sử dụng trực tiếp như không khí, nước, các loài sinh vật, thực vật có trong tự nhiên và cũng có thể sử dụng gián tiếp thông qua các quá trình khai thác và chế biến như các loại khoáng sản, đất đai… để sản xuất ra các sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người

Trang 17

Hằng năm, con người lấy ra từ môi trường tự nhiên khoảng 35 - 40 tỉ tấn nguyên vật liệu Các dạng tài nguyên tự nhiên chủ yếu bao gồm: các nguồn năng lượng (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều, nhiệt trong lòng đất), không khí, nước, đất đai, khoáng sản, sinh vật, vv Tài nguyên tự nhiên là tư liệu sản xuất bao quát nhất, là điều kiện không thể thiếu của hoạt

động sản xuất của xã hội

Tài nguyên vùng bờ là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên hình thành và phân bố ở trong vùng bờ Lịch sử hình thành và phát triển loài người gắn liền với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhận thức về tài nguyên thiên nhiên

của con người cũng được thay đổi Ban đầu, người ta quan niệm tài nguyên thiên nhiên là những

dạng vật chất cụ thể của tự nhiên mà con người có thể sử dụng để chế tác ra các vật dụng hàng ngày phục vụ cho chính cuộc sống của họ Đây là quan niệm được biết đến theo nghĩa hẹp và

hoàn toàn trực quan Cho nên, chỉ những dạng vật chất nhìn thấy như cây cối, quặng hoặc chim, thú mới được hiểu là tài nguyên Còn những yếu tố không nhìn thấy được như các chức năng, giá trị sinh thái và dịch vụ của một hệ tự nhiên nào đó thì không được xếp vào quan niệm trên

(Nguyễn Chu Hồi, 2003)

Quá trình phát triển của xã hội loài người, cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ, quan niệm về tài nguyên thiên nhiên đã thay đổi và được hiểu theo nghĩa rộng Quan

niệm mới cho rằng tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ các dạng vật chất hữu dụng cho con người,

cũng như các yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để phục vụ cho chính sự phát triển của họ Theo quan niệm này, tài nguyên thiên nhiên cũng là những hợp

phần của môi trường tự nhiên và các dạng phi vật chất mà con người có thể sử dụng trực tiếp hay gián tiếp Như vậy, các dạng vật chất và các hợp phần của môi trường tự nhiên không hữu dụng hoặc ngược lại có thể gây tác hại cho sự sống và phát triển thì không được quan niệm là tài

nguyên thiên nhiên (Ruth A Eblen, 1994)

Tài nguyên tự nhiên phân bố không đồng đều trên trái đất Một số nước có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng như Hoa Kì, Nga, các nước Châu Âu, Ôxtrâylia, vv là điều kiện tốt để các nước này phát triển nhanh và mạnh Bên cạnh đó một số nước khác ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ Latinh có ít tài nguyên tự nhiên hơn, khí hậu khắc nghiệt và đất đai kém phì nhiêu hơn, đây là nguyên nhân làm cho các nước này chậm phát triển hơn

Mặc dù tài nguyên tự nhiên nhìn chung rất phong phú, đa dạng và thậm chí là vô tận (đối với các nguồn tài nguyên phục hồi), nhưng nếu sử dụng không hợp lý thì đến một lúc nào đó sẽ vượt quá khả năng tự phục hồi, tái tạo đối với các nguồn tài nguyên phục hồi và cạn kiệt đối với các nguồn tài nguyên không phục hồi Chính vì thế, vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lí tài nguyên tự nhiên có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển bền vững

Trang 18

- Theo mức độ sử dụng: Bao gồm tài nguyên nguyên khai và tài nguyên bị khai thác

- Theo bản chất khai thác: Bao gồm tài nguyên tiêu hao (các loài khoáng sản) và tài nguyên không tiêu hao (năng lượng mặt trời, không khí)

- Theo công dụng kinh tế: Bao gồm tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch, tài nguyên biển, tài nguyên đất, v.v

Tài nguyên sinh vật bao gồm các dạng sống của thế giới hữu sinh như; tôm cá, táo, động vật phù du Tài nguyên sinh vật lại được chia ra đa dạng sinh học loài và hệ sinh thái, nguồn lợi hải sản và tiềm năng nuôi trồng

Ngược lại với tài nguyên sinh vật là tài nguyên phi sinh vật, bao gồm các dạng vật chất của thế giới vô sinh như: quặng kim loại, đất, đá, dầu khí, vật liệu xây dựng, năng lượng biển, du lịch, tiềm năng phát triển cảng, và tiềm năng vị thế

Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được

sử dụng quản lý một cách hợp lý Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể

bị suy thoái đến mức nghiêm trọng và không thể tái tạo được Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm; tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn; tài nguyên thủy sản có thể bị khai thác cạn kiệt và một số đối tượng bị tuyệt chủng v.v

Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn trong một khoảng thời gian nào

đó, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng Chẳng hạn, các loại tài nguyên khoáng sản có

thể cạn kiệt sau khi khai thác như than, dầu khí, thiếc, sắt, v.v

Tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm Vì thế, các tài nguyên này khi khai thác cạn kiệt thì không phục hồi được

Tài nguyên có khả năng phục hồi như đất trồng, các loài động vật và thực vật Nếu sử dụng hợp lí thì độ phì nhiêu của đất không những được phục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn Tài nguyên sinh vật cũng có thể được tái tạo và phát triển nếu được khai thác và quản lý tốt

Trang 19

Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước… Không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên trái đất nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước sạch

Sinh thái vùng ven biển

Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp từ ảnh hưởng phần đất liền sang ảnh hưởng của biển Thủy triều, sóng, nguồn nước ngọt đổ từ sông ra biển và vùng nước nông tạo nên một môi trường với các điều kiện thường xuyên thay đổi Trong môi trường đó, có nhiều trạng thái, từ nước mặn tới nước ngọt, từ đá cứng tới hạt đất mịn, từ sáng tới tối, từ vùng nước đục tới vùng nước trong,

từ vùng nước đọng tới vùng nước chảy, từ trạng thái chìm tới trạng thái nổi Phân hệ hữu sinh nơi

đây bao gồm các hệ sinh thái với các quần xã vô cùng đa dạng, đã thích nghi với điều kiện sống

tại vùng chuyển tiếp này Phân hệ hữu sinh thích ứng với tính đa dạng và năng suất sinh học nổi trội là đặc điểm của vùng ven biển Là nơi tập trung các hệ sinh thái, hai phần ba hệ sinh thái đại dương tập trung ở vùng ven biển và ba phần tư tổng năng suất sinh học (gC/m2) sơ cấp cũng tập trung ở đây Tính từ vùng núi cao đến vùng biển sâu nhất thì vùng ven biển là nơi có năng suất sản xuất sinh học tối ưu Hệ sinh thái ven biển cũng tạo điều kiện tốt cho các chức năng sinh thái

và tạo ra các mặt hàng tự nhiên cho con người Việc duy trì hệ sinh thái này để có thể phục vụ cho các chức năng sinh thái tự nhiên là điều không thể thiếu để phát triển bền vững hệ sinh thái của trái đất

Các hệ sinh thái đặc trưng

Hệ sinh thái rạn san hô:

Rạn san hô là cấu trúc aragonit được tạo bởi các cơ thể sống Các rạn san hô thường được thấy ở các vùng biển nhiệt đới nông mà trong nước có ít hoặc không có dinh dưỡng

Hệ sinh thái rạn san hô là tầng canxicacbonat lớn được hình thành qua nhiều thế kỷ từ san

hô, tảo và các sinh vật tiết ra canxicacbonat khác Điều kiện thuận lợi để phát triển rạn san hô là nhiệt độ nước trên 180C, độ sâu nhỏ hơn 50 m, độ mặn ổn định 36‰, nồng độ bùn cát thấp, nguồn nước không bị ô nhiễm và có nền đáy tương đối cứng

Trang 20

Hình 1.3: Phân bố hệ sinh thái rạn san hô trên thế giới

Sự phân bố của các hệ sinh thái rạn san hô tập trung ở khu vực hai bên đường xích đạo trải

từ vĩ độ 30° Bắc đến 30° Nam Rạn san hô ngầm ước tính bao phủ trên 284.300 km² Vùng biển

Ấn Độ - Thái Bình Dương (bao gồm Hồng Hải, Ấn Độ Dương, Đông Nam Á và Thái Bình

Dương) chiếm 91,9% tổng số Trong đó, Đông Nam Á chiếm 32,3%, Thái Bình Dương 40,8%

(Spalding, Mark, Corinna Ravilious, and Edmund Green, 2001)

Việt Nam nằm trong vùng đa dạng san hô lớn nhất thế giới, có điều kiện tự nhiên nói chung

là thuận lợi cho sự phát triển của san hô tạo rạn Tuy nhiên, chín phần mười trong số hơn 1000

km2 rạn san hô ở Việt Nam đang ở tình trạng nguy cấp, 96% san hô bị đe dọa, trong đó 75% bị đe

dọa nghiêm trọng và rất nghiêm trọng (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Các rạn san hô và dải san hô có chức năng để chắn sóng tự nhiên, bảo vệ các vùng bờ thấp tránh xói mòn Các rạn san hô cũng góp phần vào việc bồi tích đất thông qua việc bồi đắp thêm cát vào các bãi biển Bên cạnh đó, các rạn san hô cũng là môi trường tốt để các loài thủy sinh sinh sản và phát triển như cá rạn, tôm, tôm hùm, hải sâm, v.v Ngoài ra, với vẻ đẹp tư nhiên, sự phong phú về mặt sinh học, đa dạng về màu sắc tự nhiên, vùng nước trong lành là những đặc điểm tốt để chúng trở thành các khu vực giải trí được ưu chuộng trên thế giới

Hệ sinh thái rừng ngập mặn:

Là thuật ngữ mô tả hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hình thành trên nền các thực vật vùng triều với tổ hợp động, thực vật đặc trưng Trong hệ sinh thái này, các động, thực vật, vi sinh vật trong đất và môi trường tự nhiên được liên kết với nhau thông qua quá trình trao đổi chất và đồng hóa năng lượng

Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu trong các vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và cận nhiệt

đới hai bên đường Xích đạo (từ 250 Bắc đến 250 Nam) Tổng diện tích rừng ngập mặn trên thế giới ước tính khoảng 15.429.000ha, trong đó có 6.246.000ha thuộc Châu Á nhiệt đới và Châu Đại dương, 5.781.000 ha ở Châu Mỹ nhiệt đới và 3.402.000ha thuộc Châu Phi

Trang 21

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là vùng ven biển đồng bằng Nam Bộ Trước chiến tranh, rừng ngập mặn ở nước ta chiếm diện tích tương đối lớn, khoảng 400.000ha (Maurand, 1943), trong đó vùng Nam Bộ chiếm 250.000ha Hai vùng có rừng ngập mặn tập trung là bán đảo Cà Mau khoảng 150.000ha và Rừng sát (khu vực Biên Hòa và Tp Hồ Chí Minh) khoảng 40.000ha Do khai thác rừng để lấy than, gỗ, củi quá mức nên diện tích rừng giảm nhanh chóng, đến cuối năm 1960 rừng ngập mặn chỉ còn ba phần tư diện tích Từ năm 1962 -1971 cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ đã hủy diệt khoảng 104.123 ha, trong đó 52% ở mũi Cà Mau và 41% ở Rừng sát Đến nay hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta đã bị phá hủy nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là khai thác quá mức, phá rừng làm ao nuôi trồng thủy sản, xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư

Hình 1.4: Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới (Màu xanh: Tổng diện tích rừng ngập mặn, màu đỏ: diện tích rừng ngập mặn bị phá hủy, màu bạc: Diện tích rừng ngập mặn còn lại)

Môi trường thuận lợi cho hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển là đất ngập nước, nguồn khoáng vô cơ được bổ sung cho hệ sinh thái là thông qua quá trình trao đổi nước từ sông và biển,

và quá trình phân hủy chất vô cơ do vi sịnh vật và các loài động vật Các quần xã rừng ngập mặn

có nhiều lợi ích trong hệ sinh thái lớn hơn nơi chúng sống Điểm nổi bật nhất là sản xuất ra một lượng lớn sinh khối và các chất bã - những thứ theo dòng nước mang đi làm giàu cho môi trường ven biển Những mảnh vụn này sẽ là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật Hệ sinh thái rừng ngập mặn còn là nơi trú ẩn và phát triển của các loài động vật trên cạn và dưới nước, là lá chắn sóng, bão cho vùng đất liền, là “cỗ máy” lọc nước khống lồ và có tác dụng lớn trong việc bảo vệ chất lượng nước thông qua khả năng tự tách chất dinh dưỡng ra khỏi nước Bên cạnh đó, rừng

Trang 22

ngập mặn còn hỗ trợ một số hoạt động thương mại và các lợi ích đặc biệt cho cộng đồng cư dân ven biển

Hệ sinh thái cỏ biển:

Cỏ biển phân bố rộng ở nhiều môi trường ven biển nhiệt đới và ôn đới có nền nước nông, nước trong và không có sóng mạnh Do đó, nó không phát triển ở những vùng biển có năng lượng sóng mạnh đặc biệt là trong và gần vùng biển có sóng cồn, sóng vỡ hoặc vùng cửa sông nhập lưu của nhiều dòng sông lớn có mang theo nhiều bùn cát

Cũng giống như hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển cũng tập trung phần lớn ở vùng nhiệt đới và ôn đới Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm

giám sát bảo vệ thế giới (WCMC) thuộc Chương trình môi trường LHQ (Unep), diện tích cỏ biển

trên thế giới hiện ở vào khoảng 177.000km2 Tuy nhiên, con số này không đầy đủ do chưa có một cuộc khảo sát nào ngoài khơi bờ biển phía tây của châu Phi và Mỹ Latinh

Ở Việt Nam, cỏ biển phân bố dọc theo bờ biển, từ Bắc cho tới Nam, vùng triều ven biển,

ven đảo, vùng cửa sông, rừng ngập mặn, đầm phá, vũng, vịnh với diện tích ước tính 16.000ha

Hình 1.5: Phân bố cỏ biển trên thế giới Vai trò của của quần xã cỏ biển vào hệ sinh thái ven biển là cung cấp môi trường sống cho nhiều loài cá, động vật không xương sống và các động vật khác, cung cấp nguồn thức ăn cho cac sinh vật định cư vĩnh viễn hoặc tạm thời ở đó Ngoài ra, lá cỏ còn thu giữ các trầm tích và cũng làm giảm dòng chảy và tác động của sóng, do đó có tác dụng ổn định môi trường, chống sói mòn

Hệ thống rễ liên kết các trầm tích và ngăn cản sự tái tạo các thể vẩn, và cỏ biển cũng bảo vệ rạn san hô bằng cách liên kết trầm tích và làm sạch nước

Tuy nhiên, cỏ biển đang bị huỷ hoại dần dần bởi các chất dinh dưỡng và trầm tích do con người đổ ra biển, tàu bè, lấn đất, hoạt động nạo vét và một số phương pháp đánh bắt cá Ed

Trang 23

Green, một thành viên tham gia lập bản đồ cỏ biển, cho biết “Hiện cỏ biển chỉ được bảo vệ ở một vài nơi Chúng ta biết rằng vô số cá sử dụng cỏ biển cho một giai đoạn ngắn song quan trọng trong vòng đời của chúng Chúng ta cũng dần ý thức được vai trò của cỏ biển đối với các chu kỳ carbon đại dương và khí hậu cũng như bảo vệ bờ biển Khó có thể đo được giá trị kinh tế thực sự của chúng"

Hệ sinh thái vùng cửa sông và đầm phá:

Cửa sông là vùng nước ven biển nửa khép kín, liên kết tự do với biển khơi và trong đó nước biển trộn lẫn nước ngọt được đưa đến từ đất liền

Đầm phá là một khoảng nước nông gần biển hoặc thông với biển và một phần hoặc hoàn

toàn tách ra khỏi biển bởi một dải đất hẹp, dài và thấp, rạn san hô, đảo chắn sóng, bãi cát hoặc mũi đất Các khu vực đầm phá ven biển chiếm 13% bờ biển trên thế giới và có năng suất cao (Knoppers, 1994) Do vị trí của chúng phân bố bao gồm cả trên đất liền và giao diện với biển,

đầm phá ven biển là khu chuyển tiếp quan trọng cung cấp các hệ sinh thái, các dịch vụ thiết yếu

cho con người (Levin et al,2001)

Môi trường cửa sông và đầm phá là những ví dụ điển hình của những hệ sinh thái kết hợp, cân bằng giữa các thành phần vật lý và sinh học Hệ thống này bao gồm nhiều hệ thống con liên kết với nhau do chu trình thủy triều và dòng nước theo chu trình thuỷ văn Cả hai cung cấp năng lượng hỗ trợ cho toàn bộ hệ thống này Cửa sông là môi trường không ổn định cho hỗn hợp của nước ngọt và nước mặn biến đổi Do các điều kiện vật lý ở cửa sông hay thất thường, tính đa dạng loài ở đây tương đối thấp Tuy nhiên, điều kiện thức ăn rất thuận lợi và do đó cửa sông giàu

về sinh khối Cửa sông và đầm phá có mức năng suất cao Năng suất thay đổi theo vĩ độ, mùa và một số yếu tố vật lý và hoá học quan trọng của hệ sinh thái

Cửa sông và đầm phá có nhiều chức năng tự nhiên quan trọng như cung cấp nguồn chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cho các vùng nước ngọt và vùng ven biển thông qua hoạt động thuỷ triều; là môi trường sống cho nhiều loài thủy sản và động vật thân giáp có giá trị thương mại, giải trí và là địa điểm thuận lợi cho cá đẻ trứng, sinh trưởng và phát triển hoặc ương giống cho nhiều loài cá có vây, động vật thân giáp và nhiều loài di cư

Hệ sinh thái đầm lầy nước mặn:

Các đầm lầy nước mặn ven biển là môi trường nằm giữa khu vực thuỷ triều lên và xuống,

là nơi chất nền phần lớn là bùn và có nhiều thực vật nước mặn Các đầm lầy nước mặn phát triển phổ biến ở vùng ven biển năng lượng thấp thuộc vĩ độ trung bình và cao, còn ở vùng nhiệt đới và

Á nhiệt đới chúng bị thay thế bằng các quần xã cây ngập mặn Một vùng đầm lầy ổn định thường cung cấp nguồn năng lượng hỗ trợ cho các vùng lân cận có năng suất thấp hơn

Trang 24

Sự xuất hiện các vùng đầm lầy nước mặn do điều kiện địa lý tự nhiên vùng ven biển chi phối, vì môi trường bùn chỉ có thể tích luỹ ở nơi hoạt động sóng hạn chế Do vậy, các bãi bùn và vùng đầm lầy thường thấy ở các vũng, vịnh, cửa sông bị che chắn, ở chỗ khuất của các đảo và mũi đất Tuy nhiên, cũng thấy các đầm nước mặn tồn tại ở các vùng nông và rộng ở ven biển Bùn cát tích luỹ ở phần ven biển và đầm có thể phát triển thành đầm lầy nước mặn hoặc rừng ngập mặn Ở đây có một tương tác hầu như không đổi giữa khối nước và vùng đầm lầy Mối tương tác này được tạo thuận lợi bởi một mạng các kênh rạch Do vậy nước, các chất hoà tan, các chất lơ lửng hoặc hoà tan và các sinh vật đi qua Các loài cỏ thường là sinh vật sản xuất sơ cấp ưu thế, dù đôi khi có các loại thực vật cây bụi thấp thay thế cỏ

Vùng đầm lầy cùng với bãi thuỷ triều và rừng ngập mặn là nơi dừng chân đối với các loài chim di trú kể cả chim nước Vùng đầm lầy nước mặn cũng hỗ trợ cho nghề đánh cá ngoài khơi

và là vùng lưu giữ vật chất trôi nổi do bão

Hệ sinh thái bãi thủy triều:

Vùng triều là vùng không ngập nước một khoảng thời gian trong ngày mà theo từng quãng thời gian theo chu kỳ thủy triều, với các yếu tố tự nhiên thay đổi do nước và không khí chi phối Quần xã sinh vật thích nghi môi trường này và sự liên kết giữa sinh vật và môi trường tạo nên hệ sinh thái bãi thủy triều

Bãi thuỷ triều là vùng không có thực vật vì thuỷ triều lên xuống theo chu kỳ bao gồm nhật triều, bản nhật triều và hỗn hợp triều Thủy triều là yếu tố quan trọng nhất tác động lên các sinh vật bãi thủy triều Vùng này có thể là bãi bùn hoặc bãi cát tuỳ thuộc vào độ thô của vật chất tạo nên chúng Những môi trường sống này thường thấy kết hợp với các vùng đầm lầy nước mặn, rừng ngập mặn và bãi biển nằm ở phía đất liền của bãi thuỷ triều Ở mức thuỷ triều thấp, môi trường thuận lợi cho các quần xã đáy mềm và các bãi cỏ biển phát triển Các bãi thuỷ triều có năng suất sinh học lớn tạo nguồn thức ăn cho các loại sinh vật lớn hơn như chim và cá, là nơi dừng chân cho các loài chim nước di trú

Vùng triều có vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái nước mặn bao gồm các chức năng như: là nơi cư trú, sinh sống của các loài sinh vật biển (hai mảnh vỏ, rong, tảo, v.v); là nơi cung cấp nguồn lợi kinh tế và cũng là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất, năng lượng, tạo nên nguồn sinh khối lớn trong hệ sinh thái; là nơi cung cấp năng suất sơ cấp cho vùng cửa sông, làm tăng tính đa dạng vùng cửa sông Hơn nữa, hệ sinh thái vùng thủy triều góp phần vào việc điều hòa khí hậu thông qua các thảm thực vật Ngoài ra, hệ sinh thái này còn có vai trò quan trọng trong chu trình dinh dưỡng

Hệ sinh thái bãi biển:

Hệ sinh thái này đa dạng từ bãi cuội, sỏi chiếm ưu thế với số lượng hạn chế thực vật và

động vật Năng suất sinh học của hệ sinh thái này không cao do hạn chế số lượng vi sinh vật sinh

Trang 25

sống Đây là vùng đặc biệt có ý nghĩa cho các loài rùa biển, nhạn biển và các loài chim biển khác sinh sản và phát triển

b) Tài nguyên nước ngọt

Nước là môi trường thành phần, là thành phần môi trường quan trọng không thể thiếu trong

hệ sinh thái môi trường Môi trường nước duy trì sự sống, sự trao đổi chất, sự cân bằng sinh thái trên toàn cầu Bản thân môi trường nước là dạng môi trường đầy đủ, có 3 thành phần chính là nước, chất hòa tan và chất khí Môi trường nước bao gồm các dạng như nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước ao hồ, sông ngòi, nước đóng băng tuyết, hơi nước và nước ngầm

Hình 1.6: Mức độ bao phủ nước ngọt có thể làm nước uống trên thế giới (WHO/UNICEF, 2006)

Chu trình nước toàn cầu đến từ nhiều nguồn khác nhau như sông ngòi, mưa, băng tuyết, nước ngầm, hơi nước trong không khí Chu trình nước là một chu trình tuần hoàn: Nước từ biển

và đất liền bốc hơi trên bề mặt lên không trung, gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành mây, mây thấp tạo ra những hạt nước lớn dẫn đến mưa Ở những khu vực có nhiệt độ thấp, nước mưa tạo thành băng tuyết Ngược lại ở những khu vực có nhiệt độ cao, nước mưa sẽ chảy xuống những chỗ trũng, ao

hồ, sông suối, biển và đại dương sau đó trở lại chu kỳ tuần hoàn của nó Một phần nước mưa trên

bề mặt đất liền sẽ ngấm xuống đất và bổ sung vào nguồn nước ngầm Chu trình nước toàn cầu quyết định khả năng cung cấp nước ngọt cho con người, hoạt động nông nghiệp, thủy điện và các hoạt động khác Trong thực tế, nước ngọt và nước mưa phân bố không đồng đều phụ thuộc vào các yếu tố như khí hậu, địa hình, vùng địa lý, v.v Chính vì thế, có những nơi nguồn nước ngọt rất dồi dào nhưng có những nơi thiếu nước ngọt hoặc nước kém chất lượng, nhất là ở những vùng có lượng mưa trung bình hàng năm thấp và dân số cao

Khối lượng nước trên trái đất ước tính khoảng 1385 triệu Km3, trong đó nước mặn chiếm khoảng 97,5%, 2,5% còn lại là nước ngọt cho cây cối, động vật và con người sử dụng Tuy nhiên,

Trang 26

gần 90% lượng nước ngọt này không thể sử dụng vì chúng tồn tại dưới dạng băng tuyết ở 2 cực của trái đất khoảng 0,26% (93.000 km3) lượng nước ngọt trên trái đất có thể dùng được cho con người và các loài sinh vật khác và khoảng 0,014% có thể dùng làm nước uống, phần lớn lượng nước này là mây và nguồn nước ngầm Như vậy, chúng ta thấy rằng, lượng nước ngọt trên bề mặt trái đất không thực sự lớn và nước là nguồn tài nguyên tự nhiên có thể phục hồi Tuy nhiên, nếu quản lý không tốt nguồn nước có thể bị ô nhiễm và hậu quả của nó là thiếu nước sạch cho các hoạt động của xã hội như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và cả nước sinh hoạt của con người

Nước ngọt trên trái đất được sử dụng vào ba mục đích chính là sản xuất nông nghiệp khoảng 69%, các ngành công nghiệp khoảng 23%, nước uống và sinh hoạt khoảng 8% Đối với con người, mức tiêu thụ nước ngọt khác nhau ở mỗi quốc gia Lượng nước tiêu thụ trung bình trên đầu người trên năm ở Bắc Mỹ khoảng 1,280m3, các nước Châu Âu và Australia khoảng 694m3, Các nước Asian khoảng 535m3, Nam Mỹ 311m3 và Châu Phi là 186m3 Bên cạnh đó, lượng nước ngọt tiêu thụ trên đầu người trên năm đang bị suy giảm nhanh chóng

Hình 1.7: Nguồn nước ngọt trên đầu người theo các vùng châu thổ trên thế giới

Sự gia tăng dân số đồng nghĩa với mức tiêu thụ nước tăng và làm giảm mức lượng nước cung cấp trên đầu người Do đó, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Vào năm 1989, khoảng 9.000 m3/người/năm; đến năm 2000 con số này

Trang 27

giảm xuống chỉ còn 7800 m3/người/năm Hàng năm, dân số thế giới tăng lên khoảng 80 triệu người (tương đương dân số Việt Nam), kéo theo là nhu cầu sử dụng nước ngọt cũng tăng lên, ước tính mỗi năm khoảng 64 tỷ m3 Một quốc gia có thể nói là căng thẳng về vấn đề nước ngọt khi khả năng cung cấp dưới 1,700m3/người/năm, nếu nhỏ hơn 1.000m3/người/năm được coi là nguồn

nước bị khan hiếm Theo chỉ số này, thì vào năm 1995 đã có tới 31 quốc gia với 0,5 tỷ người

được xếp vào tình trạng căng thẳng và khan hiếm nước, đến năm 2025 sẽ là 48 quốc gia với gần 3

tỷ người và năm 2050 là 54 quốc gia với 4 tỷ người sẽ bị thiếu nước ngọt (Gardner-Outlaw và

Engelman, 1997)

Song song với dân số tăng cao và nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, giá nước tiêu dùng cũng không ngừng tăng lên Giá nước uống tăng lên ở mỗi vùng, mỗi quốc gia rất khác nhau, tùy thuộc vào khả năng cung cấp

Hình 1.8: Giá nước uống trung bình ở một số quốc gia (WHO/UNICEF, 2000)

Nhìn chung, ở vùng ven biển nguồn nước ngọt khá dồi dào Tuy nhiên, nguồn nước này

cũng đang bị suy giảm đáng kể, nhất là ô nhiễm nguồn nước và sự xâm nhập của nước mặn

c) Tài nguyên khoáng sản – dầu mỏ

Khoáng sản

Khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ trái đất, mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất

Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác

được Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là

khoáng sản Hầu hết khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc

Trang 28

gia Do vậy phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội

trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng, an ninh Khoáng sản có thể tồn tại ở trạng thái rắn (quặng, đá), lỏng (dầu, nước khoáng,…), hoặc khí (khí đốt)

Khoáng sản cũng có thể hiểu là nguồn nguyên liệu tự nhiên có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu

cơ, tuyệt đại bộ phận nằm trong lòng đất và quá trình hình thành có liên quan mật thiết đến quá trình lịch sử phát triển của vỏ trái đất trong thời gian dài từ hàng ngàn năm, hàng trăm triệu năm

Khoáng sản kim loại: Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, mangan, crom, vanadi,

niken, molipden, vonfram, coban); Nhóm kim loại cơ bản (thiếc, đồng, chì, kẽm, antimoan); Nhóm kim loại nhẹ (nhôm, titan, berylly); Nhóm kim loại quý hiếm (vàng, bạc, bạch kim); Nhóm kim loại phóng xạ (uran, thori) và nhóm kim loại hiếm

Khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản hoá chất và phân bón (apatit, photphorit, barit,

fluorit, muối mỏ, thạch cao,…); Nhóm nguyên liệu gốm sứ, thuỷ tinh chịu lửa, bảo ôn, sét – kaolin, magnezit, fenspat, diatomit…); Nhóm nguyên liệu kỹ thuật (kim cương, grafit, thạch anh, mica, tan, atbet, zeolit), Nhóm vật liệu xây dựng (đá macma, đá vôi, đá hoa, cát sỏi)

Khoáng sản cháy: than (than đá, than nâu, than bùn), dầu khí (dầu mỏ, khí đốt, đá dầu)

Ở Việt Nam, nguồn tài khoáng sản rất phong phú về chủng loại và đa dạng về loại hình,

trong đó có cả khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm và cả các loại khoáng sản phi kim Theo kết quả điều tra thăm dò đại chất và tìm kiếm khoáng sản, nước ta có hơn 3.500 mỏ và điểm quặng của hơn 80 loại khoáng sản khác nhau, trong đó chúng ta đã khai thác

được 270 mỏ và điểm quặng

Dầu mỏ

Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái đất Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng

đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng

Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nước hoa, nhựa đường, v.v Khoảng 88% dầu thô dùng để

sản xuất năng lượng, 12% còn lại dùng cho hóa dầu (International Energy Agency – IEA)

Dầu mỏ là nguồn tài nguyên có giá trị hàng đầu, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của các quốc gia Sự phân bố dầu khí trên thế giới không đều ở các nước và các vùng địa lý, tập trung chủ yếu ở vùng ven biển Tuy nhiên, do giá trị to lớn của nguồn tài nguyên này mà trong lịch sử thế giới đã xảy ra rất nhiều cuộc chiến tranh, nhằm tranh giành quyền sử hữu chúng

Trang 29

Trữ lượng dầu trên thế giới ước tính khoảng 1.178.161 tỷ thùng Trong đó, các nước Trung

Đông chiếm lĩnh trên 60% trữ lượng toàn thế giới Các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn trên thế

giới bao gồm: Saudi Arabia có 262,73 tỷ thùng, chiếm 22,3% trữ lượng dầu mỏ thế giới; Iran 132,46 tỷ thùng (11,2%); Iraq 115,00 tỷ thùng (9,7%); Kuwait 99,00 tỷ thùng (8,4%); United Arab Emirates 97,80 tỷ thùng (8,3%) ; Venezuela 77,22 tỷ thùng (6,5%); Nga 72,27 tỷ thùng (6,1%); Kazakitstan 39,62 triệu thùng (3,4%) Ngược lại, các nước tiêu thụ dầu lớn lại là những nước có trữ lượng dầu nhỏ như: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Canada, Mexico, Brazil Đặc biệt, Mỹ tiêu thụ khoảng 20.000.000 thùng/ngày nhưng trữ lượng dầu của nước này chỉ khoảng 21,37 tỷ

thùng, chiếm 1,8% lượng dầu thế giới (PB statistical review year end 2004 & energy information

administration)

Hình 1.9: Phân bố trữ lượng và mức tiêu thụ dầu trên thế giới (PB Statistical Review Year End

2004 & Energy Information Administration)

Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba triệu tấn Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm Qua tìm kiếm, thăm dò, các tính toán đã khẳng định tiềm năng dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên nhiều hơn dầu Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Ma lay - Thổ Chu, Vùng Tư Chính - Vũng Mây với trữ lượng khoảng 5-6 tỷ tấn dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3khí Khả năng khai thác mỗi năm từ 23-25 triệu tấn dầu thô Hiện nay, nước ta đang xây dựng và

đi vào hoạt động khu công nghiệp hóa dầu Dung Quất (Quãng Ngãi) Vì thế, trong tương lai

chúng ta có thể tự đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nhiên liệu lỏng và khí đốt Đồng thời, chúng

ta cũng sẽ xây dựng các ngành công nghiệp hóa chất tạo ra các sản phẩm từ dầu khí do ngành

công nghiệp hóa dầu cung cấp nguyên liệu (Viện Dầu Khí Việt Nam)

Trang 30

d) Tài nguyên nhân văn

Tài nguyên nhân văn là tất cả các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong quá trình phát triển bao gồm: truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử,

di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác

Các di tích lịch sử văn hoá: Các di tích lịch sử văn hoá là những công trình được tạo ra bởi

tập thể hoặc cá nhân con người trong quá trình sáng tạo lịch sử, hoạt động văn hoá (văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần) bao gồm: Các di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hoá nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, bảo tàng, v.v

Các lễ hội: Lệ hội cầu ngư, lễ hội Long Chu, lễ vía Bà Thiên Hậu, lễ tế Cá Ông (cá Voi), lễ Xuân Thủ, lễ hội cầu mùa, v.v

Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống: chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt… mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo

Đối với vùng ven biển, tài nguyên nhân văn rất phong phú và đa dạng gắn liền với lịch sử

loài người, lao động và sản xuất Ngày nay, con người đã biết khai thác nguồn tài nguyên giá trị

và mang tính chất vùng miền này phục vụ cho sự phát triển kinh tế và chính cuộc sống của họ Tài nguyên nhân văn gắn liền với các hoạt động kinh doanh du lịch, thể dục thể thao, lễ hội, v.v, các hoạt động đó gắn liền với biển Quốc gia nào biết khai thác và khai thác bền vững nguồn tài nguyên này sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và các ngành

đặc thù nói riêng

1.2 Chức năng của vùng ven biển

Phần này thể hiện vai trò của vùng ven biển thông qua các hoạt động kinh tế xã hội của con người và chính vì vậy cũng tiềm ẩn các mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành kinh tế

1.2.1 Các hoạt động tại vùng ven biển

a) Về kinh tế - xã hội

Vùng ven biển có chức năng và tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế của tất cả các quốc gia có biển và không có biển, cung cấp tài nguyên, địa thế, môi trường phát triển cho các ngành kinh tế Các hoạt động ở vùng bờ trong nhiều nước đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của quốc gia Ví dụ như Sri Lanka, vùng ven biển chỉ chiếm 20% diện tích đất cả nước, nhưng đã đóng góp 40% GDP của quốc gia với 50% dân số sống ở đây Nhiều cộng đồng dân cư ở các nước Đông Nam Á phụ thuộc vào các ngành công nghiệp như: dầu khí, đóng tàu, khai thác- nuôi trồng thủy sản, cảng biển, vận tải đường thủy, làm muối, năng lượng sạch và du lịch ở vùng ven biển

Trang 31

Với nhiều lợi thế để phát triển đa ngành nghề, đa lĩnh vực ở vùng ven biển và nó kéo theo nhiều vấn đề xã hội ở nơi tiềm năng này Vùng ven biển có vai trò và vị trí quan trọng cho phát triển kinh tế và các vấn đề sinh hoạt khác, là nơi sinh sống lý tưởng bởi tính chất khí hậu ôn hòa, thịnh vượng về tài nguyên, nên cũng là nơi cung cấp chỗ ở cho cộng đồng dân cư các châu thổ trên thế giới Theo Edgren (1993) dân số ước tính sống ở vùng bờ ở cuối thế kỷ 20 bằng với dân

số toàn cầu trong những năm 50 của thế kỷ 20 Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hiện nay dân số ước tính đang sống ở vùng bờ biển trên thế giới chiếm 50-70% trong số 5,3 tỉ người Nhưng có sự khác nhau lớn giữa các nước về dân số, việc làm, mật độ dân cư, thu nhập ở vùng bờ biển Chẳng

hạn ở Kenya chỉ có 17% tổng số dân định cư dọc bờ biển (Burbridge,1995) Xu hướng tăng dân

số vẫn còn tiếp tục và trong 30 năm tới dân số ước tính sinh sống vùng bờ sẽ nhiều hơn dân số

toàn cầu hiện nay (NOAA, 1994)

Phần lớn sự tăng dân số ở các nước phát triển diễn ra ở vùng đang đô thị hóa và tập trung phần lớn vào các vùng bờ biển như trường hợp ở các nước công nghiệp Dân thành thị có mức tiêu dùng cao hơn và kiểu tiêu thụ khác nhau so với dân nông thôn, tăng nhu cầu lương thực - thực phẩm đòi hỏi tăng năng suất trong nông – ngư nghiệp Nhưng điều này thường bị cản trở do việc chuyển đất nông nghiệp để mở rộng đô thị và giảm tiềm năng ngư nghiệp vì mất dần môi trường sống thuận lợi của cá tôm và gia tăng ô nhiễm nước sông, nước biển do nguồn chất thải đô thị và công nghiệp

Các thành phố ven biển thường kết hợp với những cảng biển lớn, thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hoá bằng đường thuỷ, thu hút được các ngành công nghiệp đầu tư và phát triển

Sự tăng trưởng kinh tế cung cấp việc làm và cơ hội đầu tư, các thành phố ven biển đã trở thành những ‘thỏi nam châm” thu hút những người đang tìm kiếm cơ hội cải thiện kinh tế Sức thu hút của vùng bờ cũng còn ở chỗ du lịch, giải trí Hiện nay, rất nhiều đô thị đang được phát triển và

mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cư dân mới về nhà ở, vệ sinh và giao thông

Nhiều vấn đề đã được đặt ra trong quản lý và qui hoạch liên quan đến mật độ dân cư, sự phát triển các công trình xây dựng, sự mâu thuẫn giữa quyền sử dụng công cộng và tư nhân các bãi biển và vùng đất ven biển, làm gia tăng áp lực lên tài nguyên vùng bờ và cơ sở hạ tầng chẳng hạn như giao thông, đất đai và hệ thống nước thải

Song song với khả năng phát triển kinh tế, việc làm dồi dào, thu hút lao động, dân số tăng cao, thu nhập và mức sống cao đòi hỏi các ngành khác như giáo dục – đào tạo, y tế, dịch vụ, văn hóa, giải trí, điều dưỡng, v.v không ngừng phát triển Do vậy, vùng ven biển thực sự năng động

và đầy đủ các loại hình dịch vụ phát triển

Việt Nam chúng ta cũng vậy, là nước đang phát triển tương đối nhanh, mức tăng bình quân GDP hàng năm đạt từ 8 – 9%, phát triển kinh tế đang là mục tiêu của Chính phủ và cộng đồng

Đồng thời mức sống được nâng cao, sức ép đối với tài nguyên và môi trường cũng không ngừng

Trang 32

gia tăng, là một quốc gia biển với 70% dân số sống ở vùng ven biển và các hoạt động kinh tế chủ yếu tập trung ở vùng ven biển và trên biển Tuy nhiên, qua những năm gần đây thể hiện sự phát triển chưa bền vững Đó cũng là thách thức không nhỏ đối với Chính phủ, các nhà quản lý và cộng đồng cư dân

b) Cảng biển - Giao thông

Vận tải biển quốc tế là một phần của thương mại quốc tế, ước tính vận chuyển tới 90% khối lượng trao đổi thương mại toàn cầu Vận tải biển luôn là cách thức vận chuyển hàng hóa hữu hiệu nhất Đô đốc EE Mitropoulos, tổng thư ký Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) nhấn mạnh rằng

“Nếu không có tàu thủy, một nửa thế giới sẽ “đóng băng” và nửa còn lại sẽ chết đói.” Vùng ven

biển là vùng tập trung của các cửa sông, sông ngòi, luồng lạch, vũng vịnh và cảng biển Vì thế nó cho lợi thế về giao thông đường thủy cực kỳ quan trọng, là cửa ngõ để giao thương giữa các nền kinh tế trên thế giới, với lợi ích kinh tế rất lớn thông qua chuyển vận hàng hóa, hành khách Giao thông thủy là một trong những loại hình giao thông rẻ nhất và vì thế nó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hàng hóa có thể mạnh cạnh tranh cao hơn, giá thành rẻ hơn, mang lại sự thịnh vượng cho các quốc gia có biển Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động khác, vận tải biển cũng có mặt trái của nó, ảnh hưởng trực tiếp lên các hệ sinh thái vùng ven biển, hệ sinh thái biển và đại dương Nước ta có trên 3.260 km bờ biển và có nhiều vị trí có thể xây dựng hệ thống cảng biển như: Của ông, Cái Lân, Nghi Sơn, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất, Vân Phong, Thị Vải đủ điếu kiện cho hàng trăm triệu tấn hàng hóa thông qua mỗi năm, đồng thời đảm bảo cho ngành sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy và các ngành dịch vụ biển phát triển cả trong hiện tại

và tương lai Riêng khu vực từ Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên ít có khả năng xây dựng cảng biển lớn, nhưng vẫn có thể xây dựng các cảng có quy mô vừa ở Hòn Chông, Phú Quốc hoặc cảng sông Cần Thơ Chính vì những điều kiện thuận lợi trên, chúng ta đã có mục tiêu phát triển kinh tế biển đến năm 2020 là kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp 53-55% tổng GDP của cả nước, trong đó ngành hàng hải có vị trí hàng đầu Với các chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, các ngành kinh tế biển của Việt Nam sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế của Việt Nam và tỷ trọng GDP của kinh tế biển và ven biển đạt 53-55% vào năm 2020 như chiến lược đã đề ra là hoàn toàn khả thi

Bảng 1.2: Lượng hàng hóa thông qua cảng biển do Trung ương quản lý (1.000 tấn)

Trang 33

c) Khai thác khoáng sản và dầu mỏ

Hầu hết các mỏ dầu khí, khí đốt tập trung ở đới bờ Đây là loại kháng sản quý giá phục vụ phát triển nền kinh tế đất nước và nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của thế giới Ngoài ra, đới bờ cũng chứa đựng nhiều loại khoáng sản quý giá khác Theo sự phát triển của khoa học công nghệ, việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản thúc đẩy sự phát triển của các nền văn minh nhân loại, đem lại sự thịnh vượng cho nhiều quốc gia Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên cũng gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của các nền kinh tế khác Môi trường vùng ven biển là thành phần chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của việc khai thác khoáng sản đặc biệt là các sự cố do khai thác dầu khí mang lại

d) Du lịch và giải trí:

Ngành công nghiệp du lịch quốc tế và nội địa không ngừng tăng trưởng và phần lớn tập trung vào khu vực ven bờ Du lịch thế giới tăng 260% khi so sánh giữa 1970 và 1990, với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 2% đến 4.5% (Brandon, 1996) Ước tính năm 1995 cho thấy du lịch chiếm 10.9% toàn bộ GDP thế giới và thu hút 10.6% lực lượng lao động toàn cầu (Hội đồng

du lịch thế giới, 1996) Ở các nước thuộc Cariber, du lịch đóng góp hỗ trợ các nền kinh tế và ước tính đóng góp khoảng 43% GNP kết hợp trong khu vực (Miller và Auyong, 1991) Quần đảo Galapagos tạo ra khoảng 700.000 đôla/năm từ di lịch và ước tính có thể tăng lên 25 triệu đôla Rất nhiều nước đang phát triển coi du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng, nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch cho sự phát triển bền vững và quản lý tốt nền công nghiệp này Các vấn đề chủ yếu liên quan đến môi trường và xã hội Các vấn đề về môi trường bao gồm các ảnh hưởng của sự phát triển các cơ sở du lịch như nhà nghỉ, công viên, sân golf sẽ dẫn đến

đe doạ phong cảnh tự nhiên và nếu quản lý không tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm Ảnh hưởng khác đến môi trường có thể kể đến việc tăng khai thác nguồn lợi biển và ven bờ do du khách kể cả việc

neo đậu tàu thuyền gây hại đến tổ chức đáy, khai thác hải sản quá mức và rác thải Các vấn đề xã hội liên quan đến sự xáo trộn cư dân bản địa, hạn chế tiếp cận nguồn lợi cho thu nhập và kiếm sống, thu hẹp vùng hoang dã, mâu thuẫn giữa người sử dụng tài nguyên và thay đổi lối sống Cùng với sự phát triển của ngành du lịch đã kéo theo các ngành phục vụ giải trí như du thuyền thưởng ngoạn, lặn khám phá biển, lướt sóng, câu cá, tắm nắng, tăm biển, v.v cùng phát triển Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại, thì ngành du lịch giải trí cũng đang gây ra những tác động không nhỏ ảnh hưởng đến môi trường ven bờ

Ở Việt Nam, dọc bờ biển và các hải đảo, nhiều nơi có tiềm năng bảo tồn thiên nhiên, và

có hơn 125 bãi biển có thể phát triển du lịch, trong đó có trên 20 bãi biển đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc, dọc

bờ biển có các di tích lịch sử văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, Các bán đảo

và các đảo lớn nhỏ liên kết nhau tạo thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như Vịnh

Trang 34

Hạ Long, Vịnh Nha Trang Với những điều kiện tự nhiên lý tưởng đó, ngành du lịch ở nước ta sẽ

là điểm đến lý tưởng cho du khách nước ngoài

e) Nông nghiệp

Vùng ven biển là nơi sinh sống lý tưởng cho con người và vì thế nơi đây cũng là môi trường tốt để phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp Đối với các ngành công nghiệp có thể kể đến là khai khoáng, dầu khí, đóng sửa tàu thuyền, vận tải biển, du lịch, v.v Đây là các ngành mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho các quốc gia có biển Bên cạnh đó, đới bờ cũng là môi trường tốt để phát triển các ngành nông nghiệp Tuy nhiên, việc phát triển của các nganh này luôn

có sự cạnh tranh lẫn nhau và tác động tiêu cực đến môi trường ven biển

Việt Nam chúng ta có trên 70% dân số sống ở nông thôn, chủ yếu tập trung ở các đô thị và

đồng bằng duyên hải Chính vì thế đã thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển khá nhanh, cung cấp

nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá trị cao Đặc biệt, sản lượng lúa gạo, từ một nước thiếu lương thực chúng ta đã trở thành nước đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo Điều đó cho thấy, tiềm năng nông nghiệp của nước ta có triển vọng rất lớn

f) Thủy sản

Vùng ven biển có nhiều thế mạnh để phát triển, trong đó ngành thủy sản không thể tồn tại

và phát triển nếu không có đới bờ Ngành thủy sản đóng góp một phần quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có biển, cũng như cung cấp lượng thực phẩm dinh dưỡng và protein cần thiết cho con người Việc khai thác, sử dụng nguồn lợi sinh vật biển ngày càng tăng góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống, tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho đa phần dân cư ven biển Vùng ven biển là nơi rất thích hợp cho việc nuôi trồng các loài thủy sản biển cũng như các loài nước lợ và nước ngọt Việc nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp protein và giảm thiểu đói nghèo cho người dân sống vùng ven biển Tuy nhiên, các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản đã và đang tác động đến môi trường theo chiều hướng tiêu cực Bên cạnh đó, các hoạt động này cũng đang thể hiện nhiều mâu thuẫn với các ngành khác như du lịch, khai thác cảng biển, khai thác khoáng sản

Ước khoảng 200 triệu người có cuộc sống trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề cá

(Weber, 1994) Nghề cá nói chung rất quan trọng đối với an ninh lương thực của nhiều nước, vì

cá là nguồn protein động vật chính Trong số 40 nước tiêu thụ mặt hàng thủy sản cao nhất thế giới thì chủ yếu tập trung vào nhóm các nước đang phát triển Sản lượng khai thác cá biển có sản lượng ổn định và chiếm tỷ lệ lớn so với cá khai thác từ nước ngọt Tuy nhiên, một số đối tượng

có giá trị cao đang bị suy giảm, điều đó cho thấy những loài này đang bị khai thác quá mức, môi trường nuôi bị ô nhiễm và không hiệu quả

Trang 35

Bảng 1.3: Sản lượng khai thác - nuôi trồng và tiêu dùng thủy sản trên thế giới

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010)

Theo Burbridge (1995), có ba cơ bản trong phát triển ngư nghiệp ở các nước công nghiệp

và các nước đang phát triển Thứ nhất, lao động thủ công trong nghề cá giảm ở một số nước

Trang 36

Nguyên nhân chính là do trữ lượng cá ven bờ bị suy giảm nhanh và tàu thuyền khai thác được cơ giới hóa Thứ hai, khai thác quá mức do tăng cượng lực khai thác và tối đa hóa hiệu quả của ngư

cụ khai thác Thư ba là sự suy thoái môi trường ở vùng ven bờ, là nơi đẻ trứng, ương nuôi của nhiều loài thủy sản Để giảm áp lực lên nguồn lợi thủy sản tự nhiên và tăng hiệu quả sản xuất, ở nhiều nước người ta chuyển sang nuôi trồng thủy sản trong đó có Việt Nam

g) Khai thác các nguồn tài nguyên khác

Cát thủy tinh là một trong những khoáng sản ven biển có tiềm năng lớn nhất với trữ lượng

dự đoán hàng trăm tỷ tấn Các mỏ cát thủy tinh lớn và quan trọng như Vân Hải, Ba Đồn, Nam Ô, Thủy Triều, Hòn Gốm, chất lượng khá tốt được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các loại thủy tinh cao cấp và vật liệu khác

Muối và các hóa chất biển chủ yếu là NaCl, là nguồn thực phẩm tối cần thiết trong cuộc sống và là nguyên liệu điều chế các hóa phẩm công nghiệp khác Theo đánh giá sơ bộ, tiềm năng diện tích để phát triển đồng muối vùng ven biển nước ta rất lớn, từ 50-60 nghìn ha, trong đó khoảng 60% tập trung ở ven biển tử Quảng Ngãi đến Bình Thuận

Nước ta có thể thu được năng lượng từ sóng biển, dòng hải lưu, thủy triều để làm nguồn năng lượng phục vụ đời sống con người Tuy nhiên, muốn khai thác được nguồn năng lượng này cần có vốn và kỹ thuật cao Nguồn phát triển năng lượng sức gió, thủy triều và sóng rất có tiềm năng, nhưng do việc đầu tư của chúng ta còn hạn chế nên đến nay mới đang ở giai đoạn thử nghiệm và làm thí điểm

Tài nguyên khác như đá vôi, đá xây dựng, đá ốp lát, cao lanh, nước khoáng, phân bố rộng rãi ở vùng ven biển trên các đảo, có thể phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng, và

có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương ven biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.2.2 Mâu thuẫn giữa các ngành

Trong vùng bờ, nơi mà có sự cạnh tranh giữa các bên liên quan khác nhau đối với việc sử dụng tài nguyên và môi trường thường dẫn đến những xung đột mãnh liệt và dẫn đến phá hủy sự thống nhất tài nguyên Việc tìm hiểu mối liên hệ và tác động qua lại của các ngành nghề liên quan sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra chiến lược bảo đảm cho tất cả các nhóm hợp tác chặt chẽ với nhau và cùng nhau khai thác, sử dụng một cách hợp lý tài nguyên và môi trường phù hợp với đặc thù sinh thái của từng vùng

a) Giao thông – cảng biển – công nghiệp tàu thủy và các ngành khác

Tác động của giao thông - cảng biển và công nghiệp đóng tàu đến các ngành nghề khác theo 2 hướng tích cực và tiêu cực

Trang 37

Về mặt tích cực, khi xây dựng hệ thống cảng và giao thông đường biển sẽ kéo theo một số ngành nghề khác phát triển như du lịch, vận tải, dịch vụ, xây dựng, các hoạt động kinh tế thương mại của các ngành và giải quyết việc làm cho người lao động Cảng biển và giao thông thủy tạo

điều kiện cho hàng hóa nội địa xâm nhập vào thị trường thế giới với mức chi phí vận chuyển thấp

nhất, tạo lợi thế cạnh tranh tốt Và ngược lại, thị trường nội địa được đón nhận và tiêu dùng các mặt hàng của các nền kinh tế khác chuyển đến với mức giá thấp nhất

Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển cảng - giao thông và công nghiệp đóng tàu thủy cũng có những khía cạnh tác động không tốt đến một số ngành và lĩnh vực hoạt động khác Cụ thể, cảng biển và giao thông thủy có thể tác động đến nghề khai thác thủy sản và nuôi trồng do tác động đến môi trường sống của các loài thủy sản, do làm ô nhiễm nguồn nước tại khu vực cảng Đối với các tàu vận tải dầu, ấp ủ nguy cơ rất lớn cho môi trường biển và đại dương Bên cạnh đó, cảng biển cũng tác động đến lĩnh vực bảo tồn tài nguyển biển như các khu bảo tồn rạn san hô, bảo tồn động vật hoang dã, bảo vệ rùa biển vì khi xây dựng hệ thống cảng biển đồng nghĩa với việc xây dựng khu neo đậu cho tàu thuyền và vì thế phá vỡ hệ thống rạn san hô, làm mất bãi cát tự nhiên cho rùa và loại động vật khác sinh sống Ngành hàng hải nói chung cũng thải

ra môi trường các chất độc hại và chất thải sinh hoạt, nhiên liệu, cặn dầu, nước rửa tàu lẫn chất thải rắn, mạt kim loại, sơn và các chất tảy rửa trong quá trình hoạt động Những chất thải này làm thay đổi tính chất hóa lý của nước, ảnh hưởng trực tiếp tới động thực vật và thủy sinh biển và ven

bờ cũng như gây trở ngại cho sự phát triển một số ngành công nghiệp biển, đặc biệt là công nghiệp làm muối, nuôi trồng thủy sản và khai thác du lịch ven bờ biển

Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (NRC) đưa ra con số ước đoán, hàng năm có khoảng 3,2 triệu tấn dầu làm ô nhiễm biển từ các nguồn khác nhau Nguồn ô nhiễm lớn nhất xuất phát từ các cơ sở công nghiệp và dân cư đô thị Theo NRC, có khoảng 960.000 tấn dầu ô nhiễm

từ nguồn này chiếm 30% Đứng hàng thứ hai phải kể đến ô nhiễm do hoạt động của các tàu chở dầu với mức đóng góp 22%, sau đó là các vụ tai nạn tàu chở dầu 13%

Ở Việt Nam, ô nhiễm của hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu gây ra chủ yếu là ô

nhiễm nguồn nước do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim loại nặng Bờ biển Việt Nam được phân ra 3 vùng nhạy cảm và đây cũng là điểm nóng của ô nhiễm biển ven bờ đó là: Vùng biển Hạ Long - Hải Phòng, vùng Đà Nẵng - Dung Quất và vùng Gành Rái - Vũng Tàu

Tỷ lệ ô nhiễm biển ven bờ do dầu từ hoạt động hàng hải chiếm khoảng 48% do các tàu không có két chứa dầu bẩn 35% do các sự cố đâm va 13% do sự cố tràn dầu Theo số liệu ước tính của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì hoạt động hàng hải đã gây ô nhiễm tại vùng biển nước ta

từ các nguyên nhân: do Súc rửa hầm hàng 46%, từ nước la-canh, ba-lát 22%, từ sự cố nhận dầu 3%, từ tràn dầu 24% và các nguyên nhân khác là 3%

Trang 38

Theo thống kê số liệu quan trắc tại khu vực các sông thuộc khu vực Hạ Long-Hải Phòng, nồng độ dầu trong nước trung bình 0,26mg/l, tại khu vực Vũng Tàu - Đà Nẵng nồng độ dầu trong nước trung bình 0,29mg/l Tại Bà Rịa-Vũng Tàu nồng độ dầu trong nước dao động trong khoảng 0,14 đến 0,52mg/l đều vượt giới hạn Tiêu chuẩn Việt Nam Nhìn chung, chất lượng nước biển ven bờ chỉ đạt được mức B và C theo TCVN 5943-1995 Như vậy, ô nhiễm dầu trong nước sẽ hủy diệt các loài cá, tôm thủy sinh và sinh vật đáy, và nghiêm trọng hơn là khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2mg/l sẽ không dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt được

Bảng 1.5: Quy trình công nghệ và chất thải trong đóng tàu biển

TT Nguyên vật liệu đầu vào Các giai đoạn công nghệ Chất thải gây ô nhiễm

Khí thải độc, hơi hàn, vụn kim loại, thiếc hàn, Gỗ vụn, dầu thải

2 Thiết bị phụ tùng máy móc Lắp ráp máy tời neo, lái, hệ

đường ống, bơm

Vật liệu phụ, dầu thải, khí

độc từ hàn cắt

3

Cát (hạt kim loại, hóa

chất) sơn, dung môi, điện

năng

Phun cát làm sạch kết cấu

vỏ tàu Sơn toàn tàu

Hơi sơn, bụi sơn , bụi cát,

rỉ kim loại, chất hóa học của sơn dầu thải

5 Dầu mỡ, xăng, vật liệu phụ Lắp ráp máy động lực, căn

6 Các vật liệu phụ Hoàn thiện Chất thải rắn, dầu thải

7 Xăng dầu Thử tại chỗ, tại bến Khí thải, dầu thải

9 Vật liệu phụ Hoàn thiện Nghiệm thu bàn

(Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam)

b) Du lịch - giải trí và các ngành khác

Du lịch và giải trí có thể được coi như là ngành công nghiệp sạch Cũng như các ngành nghề khác, khi ngành du lịch và giải trí phát triển cũng tạo động lực cho các ngành nghề khác phát triển chẳng hạn như hệ thống nhà hàng khách sạn, các dịch vụ về văn hóa truyền thống, kinh

tế xã hội, thương mại, các làng nghề truyền thống, v.v Bênh cạnh đó, phát triển du lịch cũng tác

động đến một số ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động khác Cụ thể, thông qua phát triển du lịch

sinh thái có thể làm mất cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái của một vùng miền nào đó, du lịch lặn biển khám phá san hô có thể làm cho môi trường sống của san hô và các loài thủy sản sống trong

Trang 39

khu vực đó bị ảnh hưởng Hơn nữa, ngành du lịch cũng thải ra môi trường không ít rác thải ra môi trường Vì thế cũng ảnh hưởng đến lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản

Hình 1.10 Ảnh hưởng của các hoạt động KT-XH tới vùng ven biển (Nguyễn Bá Quỳ, 2002)

c) Khai khoáng - dầu khí và các ngành khác

Khai thác dầu khí có lợi ích về kinh tế rất lớn, tuy nhiên cũng rình rập nguy cơ làm ô nhiễm môi trường biển rất cao Những hoạt động khai thác dầu khí và vận tải trên biển đang mang đến nhiều nguy cơ gây ô nhiễm dầu trên biển Trong quá khứ từng xảy ra nhiều vụ ô nhiễm dầu trên biển gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái Các sự cố trong quá trình khai thác, vận chuyển dầu không phải lúc nào cũng kiểm soát được Ước tính, ngành công nghiệp khai thác dầu khí thải ra môi trường khoảng 2% lượng ô nhiễm Do vậy, sẽ tác động đến các ngành khác như khai thác và nuôi trồng thủy sản, bảo tồn động vật hoang dã, bảo vệ môi trường,

du lịch, v.v Các sự cố trong quá trình khai thác và vận chuyển dầu có thể kể đến là tràn dầu, tai nạn tàu dầu, v.v

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp khai khoáng cũng thải ra môi trường nhiều chất thải đọc hại, tác động đến hệ sinh thái xung quanh Ở các tỉnh ven biển Việt Nam, tình trạng khai thác cát

đen (sa khoáng chứa titan) đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến ngành

du lịch, thủy sản và cộng đồng dân cư

d) Nông nghiệp – Công nghiệp và các ngành khác

Ngành nông nghiệp và công nghiệp trên thế giới và nước ta thể hiện sự phát triển không bền vững Do thải ra môi trường các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các loại chất thải, nước của ngành công nghiệp, v.v làm cho môi trường nước bị ô nhiễm Vì thế tác động xấu đến các nganh như thủy sản, du lịch – giải trí, các khu dân cư, ngành nông nghiệp,

Trang 40

Hiện nay, ở nước ta có khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam, trong đó, 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30% còn lại phát sinh ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ Thêm vào đó, gần 1.500 làng nghề (tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn miền Bắc) thải ra 774.000 tấn chất thải công nghiệp mỗi năm Trong các loại chất thải, chất thải nguy hại là mối hiểm hoạ đặc biệt Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp (với 130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm) Theo thống kê, lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại của cả nước Trong khi

đó, lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hoá

chiếm 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại của cả nước

Hình 1.11: Ảnh hưởng của các hoạt động KT-XH đến hệ sinh thái biển (Nguyễn Bá Quỳ, 2002)

e) Nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Các đối tượng nuôi của ngành nuôi trồng thường rất nhạy cảm với môi trường sống Vì thế

đay là lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng từ các lĩnh vực, ngành nghề khác Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản

cũng tác động nhỏ đến các lĩnh vực như du lịch, bảo tồn, môi trường, khai thác thủy sản, v.v Trong những năm gần đây, việc thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản và mở rộng ao nuôi đã phá hủy nhiều hệ sinh thái Ví dụ khi rừng ngập mặn bị ô nhiễm vượt quá khả năng lọc, hoặc bị chặt phá hoặc phát quang một cách vô tội vạ thì sẽ phải trả giá cho ngành khai thác thủy sản vì không có nơi cho cá sinh sản và điều đó cũng đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư vốn sống bằng nghề này Bên cạnh đó, do khâu xử lý nước thải không tốt, đã đưa ra môi trường nhiều hóa chất độc hại từ khâu xử lý ao nuôi, thuốc chữa bệnh cho vật nuôi, dịch bệnh, v.v

Ngày đăng: 10/02/2015, 10:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Chu Hồi, 2003. Cơ sở Tài nguyên và Môi trường. Giáo trình cho sinh viên Đại Học Khoa học và Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở Tài nguyên và Môi trường
3. Nguyen Chu Hoi, 2003. National environment strategy and implementation in coastal areas in Vietnam. Training documents on MPA management in Nha Trang city Sách, tạp chí
Tiêu đề: National environment strategy and implementation in coastal areas in Vietnam
4. Nguyen Chu Hoi, 2005. ICZM lecture (MSc education program of Aquaculture Department). Nha Trang University Sách, tạp chí
Tiêu đề: ICZM lecture
1. Amy W. Ando, Madhu Khanna, Amy Wildermuth and Suzanne Vig. 2004. Natural Resource Damage Assessment: Methods and Cases. Illinois Waste Management and Research Center (A Division of the Illinois Department of Natural Resources) One Hazelwood Dr.Champaign, IL 61820 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Natural Resource Damage Assessment: Methods and Cases
2. Bunce, L., P. Townsley, R. Pomeroy and R. Pollnac. 2000. Socioeconomic Manual for Coral Reef Management. Australian Institute of Marine Sciences, Townsville, Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Socioeconomic Manual for Coral Reef Management
3. Ceballos-Lascurain, H. 1996. Tourism, Ecotourism and Protected Areas: The state of nature- based tourism around the world and guidelines for its development. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism, Ecotourism and Protected Areas: The state of nature-based tourism around the world and guidelines for its development
4. Cicin-Sain B., and Knecht R., 1998. Integrated Coastal and Ocean Management: Concept and Practices. Island Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Integrated Coastal and Ocean Management: Concept and Practices
5. Cifuentes Arias, M. 1992. Determinacion de Capacidad de Carga Turistica en Areas Protegidas. CATIE, Turrialba, Costa Rica Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinacion de Capacidad de Carga Turistica en Areas Protegidas
6. Clark, J.R. 1998. Coastal sea: The conservation challenge. Blackwell science 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Coastal sea: The conservation challenge
7. Clark, J.R., 1992. Integrated Management of Coastal Zone. FAO Fisheries Technical Paper. No.327. Rome, FAO. 1992. 167p Sách, tạp chí
Tiêu đề: Integrated Management of Coastal Zone
10. Jackson, B. and A. Ingles. 1995. Participatory Techniques for Community Forestry: A Field Manual. Nepal – Australia Community Forestry Project. Technical Note 5/95. ANUTECH Pty Ltd, Canberra Sách, tạp chí
Tiêu đề: Participatory Techniques for Community Forestry: A Field Manual
12. Nagothu U.S., Sekhai N.U. 2005. Integrated coastal zone management in Vietnam: Present potentials and future challenges. Ocean & Coastal Management, V. 48, P. 813 – 827 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Integrated coastal zone management in Vietnam: Present potentials and future challenges
13. PEMSEA, 2009. ICZM training materials for level 01 (draft). Da Nang city Sách, tạp chí
Tiêu đề: ICZM training materials for level 01 (draft)
14. Post, J.C. and Lundin, C.G., 1996. Guidelines for Integrated Coastal Zone Management. The World Bank, Washington D.C., USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidelines for Integrated Coastal Zone Management
15. Promeroy R.S. and R. Rivera-Guieb, 2008. Đồng quản lý nghề cá – Sổ tay Thực hành. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng quản lý nghề cá – Sổ tay Thực hành
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
16. Townsley, P. 1996. Rapid Rural Appraisal, Participatory Rural Apraisal and Aquaculture. FAO Fisheries Technical Paper no. 358. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rapid Rural Appraisal, Participatory Rural Apraisal and Aquaculture
17. Walters, J.S., J. Maragos, S. Siar and A. White. 1998. Participatory Coastal Resource Assessment: A Handbook for Community Workers and Coastal Resource Managers.Coastal Resource Management Project and Silliman University, Cebu city, Philippines Sách, tạp chí
Tiêu đề: Participatory Coastal Resource Assessment: A Handbook for Community Workers and Coastal Resource Managers
2. Nguyễn Mộng, 2007. Quản lý Tổng hợp vùng ven bờ. Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Khác
5. Nguyễn Bá Quỳ, 2007. Quản lý Tổng hợp vùng bờ. Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. Tài liệu nước ngoài Khác
8. Courtney, C. A. and White, A.T., 2000. "Integrated Coastal Management in the Philippines Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w