GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SCB

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 41)

C. HUY ĐỘNG VỐN QUA ĐI VAY

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SCB

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SCB 2.1.1.1. Thông tin chung về SCB

Bảng 2.1 Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Tên giao dịch quốc tế Sai Gon Commercial Bank

Tên viết tắt SCB

Logo

Slogan “ Hoàn thiện vì khách hàng”

Trụ sở chính 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp. HCM Tel-Fax (08) 39 230 666 - (08) 39 225 888

Website www.scb.com.vn

Email scb@scb.com.vn

Vốn điều lệ Kể từ ngày 01/01/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn( hợp nhất) là 10.584.000.000.000 Đồng ( Mười ngàn năm trăm tám mươi bốn tỷ đồng)

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng

TMCP Sài Gòn (SCB). Đến nay, SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt

động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt Nam.

Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “Hoàn thiện vì khách hàng”.

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể cán bộ công nhân viên.

Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch

ước khoảng 230 đơn vị trên cả nước sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.

Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể CBNV, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Khách hàng, Cổ đông, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chắc chắn sẽ phát huy được thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng quản lý điều hành để nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Qua đó, cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng Khách hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho Cổ đông.

Lịch sử các Ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Tên tiếng Anh: SAIGON COMMERCIAL BANK (SCB)

Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB).

SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam.Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm.Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.

Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “Hoàn thiện vì khách hàng”.

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TÍN

NGHĨA

Tên tiếng Anh: VIETNAM TIN NGHIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

(VIETNAM TIN NGHIA BANK)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22 tháng 08 năm 1992 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Ngày 18/01/2006, Ngân hàng TMCP Tân Việt được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương theo Quyết định số 75/QĐ-NHNN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số 162/QĐ- NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.

Tính đến cuối tháng 9/2011, TinNghiaBank có Vốn điều lệ đạt 3.399.000.000 VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, vượt 7,16 % kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc.

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đệ Nhất

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỆ NHẤT

Tên tiếng Anh: FIRST JOINT STOCK BANK (FICOMBANK)

Ngân hàng TMCP Đệ nhất được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0033/NH– GP ngày 27 tháng 04 năm 1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 534/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP .HCM cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993. Trong bối cảnh hoạt động theo khung pháp lý cho ngân hàng thương mai tại Việt Nam, ngày 02/8/1993 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

Tính đến 30/09/2011, Ficombank có Vốn điều lệ đạt 3.000.000.000 VNĐ.Kết quả hoạt động kinh doanh đã “phá” chỉ tiêu về tổng tài sản khi đạt hơn 17.100 tỷ đồng, vượt 128% so kế hoạch.Mạng lưới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn.

2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triến, vay vốn các tổ chức tín dụng khác.

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh, bao thanh toán trong nước, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ Ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép.

Mạng lưới :Tính đến 31/12/2011, mạng lưới của SCB bao gồm : Hội sở chính,

Sở Giao dịch, hơn 115 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.

2.1.1.4. Quá trình phát triển và các thành tựu đạt được

Năm 2003: Ngân hàng chính thức hoạt động với tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau khi đổi tên từ Ngân hàng TMCP Quế Đô.

Năm 2004: SCB có sự thay đổi về nhân sự trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Đây là bước ngoặt ban đầu cho một giai đoạn phát triển ổn định của SCB từ năm 2005 đến sau này.

Năm 2005: Năm đầu tiên SCB được xếp loại A trong khối các Ngân hàng TMCP và bắt đầu chia cổ tức 12% cho cổ đông.

Năm 2006: SCB phát hành thành công 1.000 tỷ trái phiếu chuyển đổi, đồng thời đạt kỷ lục Việt Nam về sự kiện “Ngân hàng TMCP đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi”.

Năm 2007: SCB bắt đầu thực hiện kiểm toán quốc tế - do Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam đảm trách.

Năm 2008: SCB được công nhận là một trong top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về lợi nhuận, tổng tài sản và số lao động.

Năm 2009: SCB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

Ngoài ra, SCB đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thẻ quốc tế MasterCard.

Năm 2010: SCB đạt danh hiệu “Sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2010” cho nhóm sản phẩm Tiết kiệm do người tiêu dùng bình chọn.

Ngày 01/01/2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn ( SCB ), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất ( Ficombank ), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa ( TinNghiaBank ) đã hợp nhất theo Giấy phép số 238/GP-NHNN.

2.1.1.5. Định hướng, mục tiêu của SCB

Định hướng mục tiêu chung của SCB là:

 Phát triển phải đảm bảo ổn định, bền vững.

 Hiệu quả hoạt động kinh doanh cần đặt trên cơ sở giữ vững các thiết kế an toàn hoạt động.

 Đề cao vai trò kiểm tra giám sát trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh.

 Mọi hoạt động kinh doanh tác nghiệp đều gắn với giải pháp phòng chống các loại rủi ro có thể phát sinh.

 Thường xuyên duy trì tính thanh khoản cao mọi lúc mọi nơi.

 Tuyệt đối giữ vững chữ tín của Ngân hàng trong lòng khách hàng.

 Từng bước đưa SCB trở thành một trong các NHTM hàng đầu Việt Nam.

Phương châm hoạt động: “Hoàn thiện vì khách hàng”

Tầm nhìn chiến lược:

Trở thành một trong năm ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.

Sứ mạng hoạt động:

Hài hòa lợi ích Xã hội - Khách hàng - Người lao động, đảm bảo giá trị Cổ đông

Giá trị cốt lõi:

Khách hàng là trọng tâm: SCB hoạt động vì khách hàng, mọi hoạt động của SCB

đều hướng đến khách hàng. SCB luôn hành động dựa trên sự suy xét và quan tâm để biết được những nhu cầu của khách hàng. Mọi nhân viên SCB luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu khách hàng nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Đổi mới – Sáng tạo – Chuyên nghiệp: SCB liên tục cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, không ngừng phát triển và hoàn thiện chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất cũng như cung cấp thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng. Mọi nhân viên SCB luôn nâng cao trình độ, tự đào tạo và trang bị cho mình nhằm tự tin xử lý mọi tình huống xảy ra một cách hoàn hảo nhất có thể.

Đoàn kết - Chia sẻ - Hợp tác: SCB hành động trên tinh thần hợp tác để mọi người

luôn hoà mình vào những việc chúng ta đang làm và cùng nhau chia sẻ những thành công. Đoàn kết tất cả cán bộ nhân viên để cùng nhau tạo nên những kết quả tốt hơn.

2.2. GIỚI THIỆU VỀ SCB KHÁNH HOÀ

2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của SCB Khánh Hoà 2.2.1.1. Giới thiệu khái quát về SCB Khánh Hoà

Tên Chi nhánh : Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Khánh Hòa. Địa chỉ : Số 78 Lý Thánh Tôn, phường Phương Sài, Tp Nha Trang,

tỉnh Khánh Hòa. ( trụ sở thuế ). Ngày thành lập : 08/05/2008.

Số lượng phòng giao dịch trực thuộc : 01.

Phòng giao dịch Vĩnh Phước.

Địa chỉ : Số 47 đường 2/4, P.Vĩnh Phước, Tp Nha Trang, Khánh Hòa. Khai trương : 26/06/2009.

Số lượng nhân sự : 38; số người tại chi nhánh là 32 người.

Ban lãnh đạo chi nhánh:

- Quyền giám đốc : Ông Hoàng Thanh Toại.

- Trưởng phòng Kinh doanh : Ông Trương Quang Thịnh. - Trưởng phòng Kế toán : Bà Nguyễn Thị Thanh Hà. - Trưởng phòng Tổ chức- Hành chính : Ông Đào Sơn Trung.

2.2.1.2. Lịch sử hình thành của SCB Khánh Hoà

Ngày 08/05/2008, Ngân hàng TMCP Sài Gòn khai trương Chi nhánh Khánh Hòa và chính thức đi vào họat động theo giấy phép thành lập số 3713000171 ngày 13/03/2008.

Cuối tháng 6/2009, Phòng giao dịch Vĩnh Phước chính thức đi vào hoạt động.

2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức SCB Khánh Hoà

 Ban giám đốc: gồm Giám đốc và một Phó giám đốc; Ban giám đốc là người trực

tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

 Phòng kinh doanh:

- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm: tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và tiện ích Ngân hàng.

- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan.

- Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của Chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, Marketing...).

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc Chi nhánh.

 Phòng kế toán: gồm 5 bộ phận: BGĐ P. KD P. KTOÁN PGD VĨNH PHƯỚC BP. Giao dịch BP. Ngân quỹ BP. KT nội bộ P. TCHC BP. Kinh doanh BP. Hỗ trợ KD

- Bộ phận Giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng và hạch toán các giao dịch. Thực hiện nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.

- Bộ phận Ngân quỹ: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thu-chi tiền mặt, vàng bạc… tại quầy và quản lý toàn bộ kho tiền và quỹ nghiệp vụ (hồ sơ tài sản thế chấp, chứng từ có giá, vàng bạc đá quí…) của Ngân hàng và của khách hàng. Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ.

- Bộ phận Kế toán nội bộ: thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh và các báo cáo tổng hợp.

Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm về công tác tổ chức-nhân sự và

phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh. Thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn cho Chi nhánh.

2.2.2. Các HĐKD của SCB Khánh Hoà 2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn 2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc ngân hàng Nhà nước chấp nhận.

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nhà nước. - Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ mạnh

2.2.2.2 Hoạt động tín dụng

Tại SCB Khánh Hòa công tác huy động vốn được thực hiện rất tốt, nhưng về

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)