GIỚI THIỆU VỀ SCB KHÁNH HOÀ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 47)

C. HUY ĐỘNG VỐN QUA ĐI VAY

2.2.GIỚI THIỆU VỀ SCB KHÁNH HOÀ

2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của SCB Khánh Hoà 2.2.1.1. Giới thiệu khái quát về SCB Khánh Hoà

Tên Chi nhánh : Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Khánh Hòa. Địa chỉ : Số 78 Lý Thánh Tôn, phường Phương Sài, Tp Nha Trang,

tỉnh Khánh Hòa. ( trụ sở thuế ). Ngày thành lập : 08/05/2008.

Số lượng phòng giao dịch trực thuộc : 01.

Phòng giao dịch Vĩnh Phước.

Địa chỉ : Số 47 đường 2/4, P.Vĩnh Phước, Tp Nha Trang, Khánh Hòa. Khai trương : 26/06/2009.

Số lượng nhân sự : 38; số người tại chi nhánh là 32 người.

Ban lãnh đạo chi nhánh:

- Quyền giám đốc : Ông Hoàng Thanh Toại.

- Trưởng phòng Kinh doanh : Ông Trương Quang Thịnh. - Trưởng phòng Kế toán : Bà Nguyễn Thị Thanh Hà. - Trưởng phòng Tổ chức- Hành chính : Ông Đào Sơn Trung.

2.2.1.2. Lịch sử hình thành của SCB Khánh Hoà

Ngày 08/05/2008, Ngân hàng TMCP Sài Gòn khai trương Chi nhánh Khánh Hòa và chính thức đi vào họat động theo giấy phép thành lập số 3713000171 ngày 13/03/2008.

Cuối tháng 6/2009, Phòng giao dịch Vĩnh Phước chính thức đi vào hoạt động.

2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức SCB Khánh Hoà

 Ban giám đốc: gồm Giám đốc và một Phó giám đốc; Ban giám đốc là người trực

tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

 Phòng kinh doanh:

- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm: tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và tiện ích Ngân hàng.

- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan.

- Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của Chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, Marketing...).

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc Chi nhánh.

 Phòng kế toán: gồm 5 bộ phận: BGĐ P. KD P. KTOÁN PGD VĨNH PHƯỚC BP. Giao dịch BP. Ngân quỹ BP. KT nội bộ P. TCHC BP. Kinh doanh BP. Hỗ trợ KD

- Bộ phận Giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng và hạch toán các giao dịch. Thực hiện nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.

- Bộ phận Ngân quỹ: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thu-chi tiền mặt, vàng bạc… tại quầy và quản lý toàn bộ kho tiền và quỹ nghiệp vụ (hồ sơ tài sản thế chấp, chứng từ có giá, vàng bạc đá quí…) của Ngân hàng và của khách hàng. Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ.

- Bộ phận Kế toán nội bộ: thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh và các báo cáo tổng hợp.

Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm về công tác tổ chức-nhân sự và

phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh. Thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn cho Chi nhánh.

2.2.2. Các HĐKD của SCB Khánh Hoà 2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn 2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc ngân hàng Nhà nước chấp nhận.

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nhà nước. - Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ mạnh

2.2.2.2 Hoạt động tín dụng

Tại SCB Khánh Hòa công tác huy động vốn được thực hiện rất tốt, nhưng về công tác sử dụng vốn - công tác tín dụng - thì SCB chưa phát triển mạnh theo định hướng của Hội Sở. Do vậy, ở thời điểm hiện tại nguồn vốn huy động được SCB Khánh Hòa điều chuyển về Hội Sở, và được hưởng mức lãi suất gửi vốn cao hơn mức lãi suất huy động.

2.2.2.3 Dịch vụ thanh toán và quỹ

Ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ sau:  Cung cấp các phương tiện thanh toán.

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.  Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định.

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật.  Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

SCB tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.

2.2.2.4. Các hoạt động khác

 Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

 Ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý.

2.2.2.5 Kế hoạch kinh doanh của SCB Khánh Hoà.

 Thống nhất phát triển theo định hướng mục tiêu chiến lược trở thành “Ngân hàng bán lẻ đa năng”.

 Đến năm 2015, SCB Khánh Hòa phấn đấu trở thành Ngân hàng đứng đầu trong công tác huy động vốn và Top 10 trong phát triển dịch vụ bán lẻ tại thị trường Khánh Hòa (chỉ tính trong khối Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh).

 Là Ngân hàng có mức độ tín nhiệm cao trong hệ thống Ngân hàng của tỉnh (thể hiện qua số dư huy động vốn, cho vay, số lượng khách hàng).

 Đảm bảo an toàn về quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và nâng cao chất lượng tài sản có.

 Đảm bảo 100% khách hàng hài lòng khi đến giao dịch với SCB.

2.2.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh SCB Khánh Hoà 2.2.3.1. Cơ cấu nguồn thu 2.2.3.1. Cơ cấu nguồn thu

Bảng 2.2 Cơ cấu tổng thu của ngân hàng SCB Khánh Hoà (2010 – 2012)

(Đvt: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

I. Thu từ lãi 81,727 99.67% 117,680 99.56% 138,992 99.70%

1. Thu nhập

lãi tiền gửi 78,466 95.69% 117,058 99.03% 137,123 98.36% 2. TN từ lãi

cho vay KH 3,261 3.98% 622 0.53% 1,869 1.34% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Thu ngoài

lãi: 271.30 0.33% 523.68 0.44% 414.53 0.30% 1. Thu từ đơn vị thanh toán 76 0.09% 314 0.27% 143.53 0.10% 2. Thu từ dịch vụ ngân quỹ 5 0.01% 3 0.00% 4 0.00% 3.Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý - - - - 4. Thu nghiệp vụ bảo lãnh 0.30 0.00% 0.68 0.00% 12 0.01% 5. Thu từ dịch vụ khác 171 0.21% 197.00 0.17% 184 0.13%

6. Thu từ KD

ngoại hối - - - - - -

7. TN khác 19 0.02% 9 0.01% 71 0.05%

III. Tổng thu 81,998.30 100% 118,203.68 100% 139,406.53 100%

(Nguồn: Báo cáo KQKD ngân hàng SCB- Khánh Hoà)

Số liệu Bảng 2.2 cho ta thấy cơ cấu tổng thu của ngân hàng SCB Khánh Hòa bao gồm thu từ lãi và thu ngoài lãi. Trong đó, thu ngoài lãi bao gồm : thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu từ ủy thác, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, và thu nhập khác.

Thu từ lãi:

Trong cơ cấu nguồn thu của SCB Khánh Hòa, thu từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, tỷ trọng nguồn thu từ lãi của SCB Khánh Hòa duy trì tỷ trọng trên 99%. Trong đó, thu nhập lãi tiền gửi chiếm tỷ trong cao nhất trong cơ cấu nguồn thu từ lãi (Năm 2010: 95.69%, Năm 2011: 99.03%, Năm 2012: 98.36% ), thu từ cho vay khách hàng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ ( Năm 2010:3.98% , năm 2011: 0.53%, Năm 2012: 1.34%). Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn SCB chủ yếu dùng để gửi vốn nội bộ (cho hội sở vay lại), hoạt động cho vay dù có nỗ lực nhưng mức độ phát triển vẫn còn nhiều hạn chế. Sở dĩ hoạt động cho vay hạn chế vì trong 3 năm qua (2010-2012), SCB thực hiện chính sách hạn chế cho vay và thắt chặt tín dụng để đảm bảo tập trung nguồn vốn cho vay các dự án trung và dài hạn mà Hội sở SCB đã giải ngân trước đó.

Thu ngoài lãi

Thu ngoài lãi của SCB Khánh Hoà chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng cơ cấu thu và hầu như không phát triển qua các năm. Tỷ trọng thu ngoài lãi lần lượt qua các năm là: Năm 2010: 0.33%,Năm 2011: 0.30%, Năm 2012: 0.30%.Trong đó, nguồn thu này chủ yếu đến từ nguồn thu từ dịch vụ thanh toán (Năm 2010: 0.09%; Năm 2011: 0.27%; Năm 2012:0.10% ) và từ thu từ dịch vụ khác ( Năm 2010: 0.21%; Năm 2011: 0.17%; Năm 2012: 0.13%). Thu từ thanh toán của ngân hàng còn thấp là do phí và giá mua bán ngoại tệ không cạnh tranh so với các ngân hàng

khác trên địa bàn. Cùng đó, hoạt động tín dụng chưa được phát triển nên khiến cho việc bán chéo sản phẩm của ngân hàng gặp không ít khó khăn. Điều này đã dẫn đến việc các khách hàng trước đây chuyển sang thực hiện các dịch vụ này tại ngân hàng khác. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm dịch vụ thanh toán không cao bằng các ngân hàng khác trên địa bàn. Đây thực sự là 1 thách thức đối với quá trình mở rộng hoạt động dịch vụ của chi nhánh nói riêng và của SCB nói chung. Điều này rất quan trọng khi mà tình hình kinh tế hiện nay luôn biến động, việc thu từ lãi nhiều rủi ro, ngân hàng nên gia tăng nguồn thu từ dịch vụ để tránh rủi ro và gia tăng lợi nhuận.

Nguồn thu từ dịch vụ khác như các dịch vụ từ ngân hàng điện tử cũng dần đem lại nguồn thu ngày càng tăng cho ngân hàng. Trong thời gian qua, ngân hàng đã không ngừng tiếp thị mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử.. Bên cạnh đó, công tác tiếp thị sản phẩm, mở rộng mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ của ngân hàng SCB không ngừng tăng từ đó gia tăng thị phần hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng từ việc hạn chế tín dụng đã khiến cho ngân hàng khó có thể tiếp cận được các đối tượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn.

2.2.3.2. Cơ cấu tổng chi.

Bảng 2.3 Cơ cấu tổng chi của ngân hàng SCB Khánh Hoà (2010- 2012)

(Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Chi phí trả lãi và các khoản tương tự 67,311 89.46% 99,930 90.22% 91,421 83.89% 1. Chi phí trả lãi tiền gửi 63,754 84.73% 89,242 80.57% 75,233 69.04% 2. Chi phí trả lãi GTCG 2,807 3.73% 10,581 9.55% 15,843 14.54% 3. Chi phí hoạt động tín dụng 750 1.00% 107 0.10% 345 0.32%

II. Chi phí ngoài lãi 7,930 10.54% 10,829 9.78% 17,552 16.11% 1. Chi dịch vụ thanh toán 30 0.04% 14 0.01% 39 0.04% 2. Chi dịch vụ ngân quỹ 92 0.12% 87 0.08% 56 0.05% 3. Chi nghiệp vụ ủy thác và đại lý - - - - - - 4. Chi từ kinh

doanh ngoại hối - - - - - -

5. Chi dịch vụ khác 172 0.23% 173 0.16% 138 0.13% 6. Chi hoạt động *Chi các bộ công nhân viên 7,636 10.15% 10,555 9.53% 17,319 15.89% 4,434 5.89% 5,929 5.35% 6,949 6.38% III. Tổng chi phí 75,241 100% 110,759 100% 108,973 100%

(Nguồn: Báo cáo KQKD ngân hàng SCB- Khánh Hoà).

Chi phí trả lãi và các khoản tương tự

Nguồn chi của ngân hàng cũng bao gồm: nguồn chi trả lãi và nguồn chi ngoài lãi. Chi trả lãi luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu chi của ngân hàng SCB Khánh Hòa. (Năm 2010: 89.46%; Năm 2011: 90.22%; Năm 2012: 83.89%). Tỷ trọng này có xu hướng giảm mạnh kể từ năm 2012 vì hoạt động của SCB chủ yếu là hoạt động huy động vốn mà lãi suất huy động trong giai đoạn này đang chịu sự điều phối của NHNN nhằm ổn định nền kinh tế tài chính cả nước và có xu hướng giảm mạnh và dần chững lại. Các khoản chi còn lại như chi cho hoạt động tín dụng thì không đáng kể vì hoạt động tín dụng hầu như không đáng kể nên các chi phí phục vụ cho hoạt động tín dụng cũng rất ít, chỉ dưới 1%.

Chi phí ngoài lãi

Chi phí ngoài lãi của SCB Khánh Hòa bao gồm các khoản chi phí phục vụ cho các hoạt động như: chi tiền lương cho cán bộ nhân viên, khấu hao tài sản, chi phí công cụ dụng cụ, vật liệu phục vụ công tác, chi phí marketing, quảng cáo,....Số liệu trên cho thấy, các khoản chi phí này có xu hướng tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng những năm gần đây, đặc biệt là các ngân hàng có vốn nước ngoài với công nghệ hiện đại ngày càng thu hút nhiều khách hàng, buộc ngân hàng SCB nói chung và SCB Khánh Hòa nói riêng

phải tăng cường trang thiết bị công nghệ hiện đại, cũng như những tiện nghi, chương trình marketing để gia tăng chất lượng dịch vụ giúp ngày càng làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, yếu tố con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại của ngân hàng, nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, hàng năm ngân hàng đều có chính sách tập trung đầu tư cho việc đào tạo nhân sự, cũng như các chính sách nhân sự tốt (tăng lương, tuyển thêm nhân sự) giúp cho nhân viên yên tâm công tác cống hiến cho thành công chung của ngân hàng. Do vậy, chi phí cho nhân viên luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hoạt động (Năm 2010: 5.89%; Năm 2011 :

5.35%; Năm 2012: 6.38%).

2.2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Khánh Hoà (2010- 2012)

(Đvt: Triệu đồng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ

tiêu 2010 2011 2012

Tăng/ giảm so với năm trước

2011/2010 2012/2011 (+/-) % (+/-) % 1.Thu nhập 81,998.30 118,203.68 139,406.53 36,205.38 44.15% 21,202.85 17.94% 2.Chi phí 75,241 110,759 108,973 35,518 47.21% -1,786 -1.61% 3.Lợi nhuận 6,757.30 7,444.68 30,433.53 687.38 10.17% 22,988.85 308.80%

Đồ thị 2. 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Khánh Hoà (2010- 2012)

Qua số liệu Bảng 2.4 và ta thấy doanh thu SCB Khánh Hòa giai đoạn 2010- 2011 tăng mạnh; tăng 36205 triệu đồng (tương đương 44.15%) nhưng do mức tăng chi phí tới 47.21% (35,518 triệu đồng) cao hơn mức tăng doanh thu nên dẫn đến lợi nhuận năm 2011 chỉ tăng nhẹ ở mức 10.17% so với năm 2010.

Bước sang giai đoạn năm 2011- 2012, doanh thu của SCB Khánh Hòa tăng rất đáng kể, đạt 139,406 triệu đồng, tức là tăng 21,202.85 (tương đương 17.94%). Trong khi đó chi phí lại được giữ ổn định thậm chí là giảm nhẹ chỉ còn 108,973 triệu đồng dẫn đến lợi nhuận SCB năm 2012 đạt 30,433.53 triệu đồng, tức là tăng 22,989 triệu đồng (tương đương mức tăng 308.80%%). Điều đó cho thấy hoạt động của SCB- Khánh Hòa nhanh chóng khẳng định được tính hiệu quả và giữ vững được sự ổn định cũng như lòng tin của trước những thông tin sát nhập gây bất ổn tâm lý khách hàng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là nguồn thu phụ thuộc quá nhiều vào gửi vốn nội bộ nên khi SCB Hội sở điều chỉnh lãi suất gửi vốn nội bộ theo hướng giảm thì lập tức hoạt động của Chi Nhánh SCB Khánh Hòa cũng sẽ bị ảnh hưởng khiến cho cho lợi nhuận của Chi nhánh giảm theo. Như vậy, muốn có lợi nhuận một cách ổn định thì

0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 140,000.00 160,000.00 2010 2011 2012 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

hoạt động tín dụng của SCB phải được mở rộng để có nguồn thu ổn định, không phụ thuộc vào việc điều chỉnh lãi suất vay - gửi vốn nội bộ của SCB Hội sở.

Tóm lại, qua phân tích thu nhập-chi phí-lợi nhuận của SCB Khánh Hòa cho thấy hoạt động của ngân hàng SCB Khánh Hòa có hiệu quả, thể hiện ở việc mở

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 47)