C. HUY ĐỘNG VỐN QUA ĐI VAY
2.3.3.1. PHÂN TÍCH SỰ PHÙ HỢP GIỮA CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG VÀ
Trước khi đánh giá sự phù hợp giữa cơ cấu vốn huy động và cho vay, ta sẽ xem xét tình hình tín dụng tại SCB Khánh Hoà như thế nào, để từ đó có cái nhìn chính xác hơn khi đánh giá sự phù hợp giữa cơ cấu vốn huy động và cho vay tại ngân hàng này.
Bảng 2.11 Phân tích sự phù hợp giữa vốn huy động và cho vay tại SCB Khánh Hoà (2010-2012)
(Đvt: triệu đồng)
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền TL Số tiền TL Số tiền TL
Tổng vốn huy động 879,321 100% 763,935 100% 1,319,333 100%
Tổng dư nợ cho vay 854,829 100% 748,656 100% 1,266,560 100% 1. Cho vay khách hàng 25,645 3.00% 3,743 0.50% 12,666 1.00%
2. Cho vay Hội sở 829,184 97.00% 744,913 99.50% 1,253,894 99.00%
Nợ đủ tiêu chuẩn 854,829 100% 748,656 100% 1,266,560 100%
Qua bảng 2.11 cho thấy SCB Khánh hòa chủ yếu dùng vốn huy động để gửi vốn nội bộ (trên 97%), cho vay khách hàng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ.
Xét về chất lượng tín dụng, tuy 100% các khoản cho vay đều là nợ đủ tiêu chuẩn nhưng do hiện tại hoạt động cho vay tại SCB Khánh Hòa ngoài cho vay Hội sở thì chủ yếu vẫn chỉ là cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng từ có giá và cho vay cán bộ công nhân viên nên chưa thể đánh giá được đúng mức chất lượng công tác lọc, thẩm định hồ sơ, cấp hạn mức tín dụng, khả năng quản lý tín dụng cũng như thu nợ của Chi nhánh.
Đồ thị 2. 7 Cơ cấu cho vay tại SCB Khánh Hoà (2010-2012)
Cho vay khách hàng Cho vay hội sở
Có một đặc điểm khác biệt trong hoạt động kinh doanh giữa SCB Khánh Hoà so với các NHTM khác đó là SCB Khánh Hoà tập trung mạnh vào mảng huy động vốn và hạn chế về cho vay khách hàng. Tức là, SCB Khánh Hoà sẽ chuyên về việc huy động vốn, sau đó nguồn vốn huy động sẽ được tập trung chuyển về Hội sở để cân đối, điều phối nguồn vốn đó đến các chi nhánh khác có thế mạnh về tín dụng hoặc Hội sở sẽ trực tiếp thực hiện tín dụng, còn ngân hàng mình hưởng chênh lệch lãi suất tiền gửi nội bộ số tiền đã cho Hội sở vay, tổng vốn huy động càng lớn thì lợi nhuận thu về sẽ càng cao. Vì thế chủ trương hiện nay của SCB Khánh Hoà là phát huy tối đa thế mạnh năng lực huy động vốn của mình để đánh đổi chỉ tiêu về tín dụng, giúp SCB tăng trưởng mạnh về nguồn vốn huy động.
Vì những lí do khách quan của nền kinh tế và cả chủ quan của đơn vị (lãi suất vay của SCB cao so với mặt bằng chung; điều kiện tín dụng thắt chặt tại SCB Hội sở: mọi phê duyệt đều tập trung về H.O, Chi nhánh không có quyền phán quyết nào; lĩnh vực cho vay còn hạn hẹp, chỉ tập trung vào SXKD & xuất nhập khẩu mà không đẩy mạnh bán lẻ - là đối tượng khách hàng có thể chấp nhận được mức lãi suất cao; phải có kiểm toán với mức vay từ 10 tỷ đồng; tài sản bảo đảm nợ phải là bất động sản; định giá tài sản đảm bảo qua quá nhiều khâu dẫn đến chậm tiến độ…) nên hoạt động tín dụng của SCB Khánh Hòa 3 năm qua đã chưa phát triển tương xứng với khả năng huy động vốn của Chi nhánh. Việc SCB tập trung nguồn vốn huy động về Hội sở để hưởng lãi suất nội bộ chỉ là giải pháp an toàn trong ngắn hạn, bởi điều này sẽ làm SCB Khánh Hoà bị phụ thuộc vào lãi suất quy định từ Hội sở, nếu lãi suất nội bộ giảm sẽ khiến doanh thu của SCB Khánh Hoà giảm sút đáng kể. Vì vậy về lâu về dài, SCB Khánh Hoà nên đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hoạt động tín dụng của mình.