PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SCB KHÁNH HOÀ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 59)

C. HUY ĐỘNG VỐN QUA ĐI VAY

2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SCB KHÁNH HOÀ

2.3.1. Một số sản phẩm huy động vốn tại SCB Khánh Hoà

Với phương châm đặt khách hàng làm trọng tâm, có thể nói chính sách chăm sóc khách hàng của SCB rất tốt và chu đáo. Bên cạnh đó, SCB không ngừng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ để phục vụ tối đa lợi ích khách hàng. Vì thế, SCB có rất nhiều chương trình, sản phẩm nhằm thu hút, hoàn thiện và thêm nhiều lựa chọn mang đến cho khách hàng. Chính nhờ những sản phẩm này, SCB nói chung và SCB Khánh Hoà nói riêng đã đạt được những kết quả kinh doanh vô cùng khả quan, cũng như thu hút được một lượng lớn vốn từ các tầng lớp dân cư trong xã hội.

SCB đã có rất nhiều chương trình, sản phẩm đạt hiệu quả hết sức tích cực. Riêng trong năm 2012, SCB đã triển khai 12 sản phẩm/chương trình/ chính sách huy động vốn liên quan đến cá nhân. Cụ thể:

 8 sản phẩm tiền gửi có khuyến mãi dự thưởng: + “Hợp nhất triệu lộc xuân”

+ “Tận hưởng mùa hè cùng SCB” + “60 ngày vàng- Ngập tràng quà tặng”  6 sản phẩm tiền gửi thông thường, nổi bật có:

+ “ Tiết kiệm linh hoạt” + “ Ưu đãi kép”

+ “ Ưu đãi nhân đôi”

 7 Sản phẩm huy động vàng (5 đợt phát hành chứng chỉ vàng và dịch vụ giữ hộ vàng)

 3 chính sách đối với khách hàng gửi tiền tại SCB ( nổi bật là chính sách ưu đãi khách hàng VIP và khách hàng cao tuổi.

2.3.2. Tình hình huy động vốn tại SCB Khánh Hoà

Ngân hàng SCB - chi nhánh Khánh Hòa luôn xác định chức năng của Ngân Hàng Thương Mại là đi vay để cho vay vì thế ngân hàng SCB - chi nhánh Khánh Hòa luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.Từ quan điểm muốn mở rộng cho

vay thì phải đảm bảo đủ nguồn vốn mà chủ yếu là nguồn vốn tại địa phương, bằng các hình thức huy động phong phú phù hợp với mọi tầng lớp dân cư, mở rộng mạng lưới huy động… Nhờ đó, SCB Khánh Hoà đã đạt được những kết quả huy động vốn những năm gần đây như sau:

2.3.2.1. Về quy mô nguồn vốn huy động

Bảng 2.6 Tình hình huy động vốn tại SCB Khánh Hoà qua 3 năm (2010- 2012)

(Đvt: triệu đồng)

Tháng 2010 2011 2012

Tăng/ Giảm so với năm trước

2011/2010 Tỷ lệ 2012/2011 Tỷ lệ (+/ -) % (+/ -) % 1 520,315.20 942,607.34 908,232.38 422,292.14 81.16% -34,374.96 -3.65% 2 539,095.13 1,037,105.41 994,569.53 498,010.28 92.38% -42,535.87 -4.10% 3 576,566.44 1,008,097.96 1,019,126.16 431,531.53 74.85% 11,028.20 1.09% 4 620,385.07 995,353.01 1,052,910.45 374,967.94 60.44% 57,557.44 5.78% 5 669,838.95 918,933.02 1,035,259.82 249,094.07 37.19% 116,326.80 12.66% 6 701,083.89 940,671.33 1,090,188.62 239,587.44 34.17% 149,517.28 15.89% 7 709,107.22 991,505.40 1,089,923.44 282,398.18 39.82% 98,418.04 9.93% 8 746,887.46 1,008,088.00 1,167,235.37 261,200.53 34.97% 159,147.38 15.79% 9 747,682.19 927,286.56 1,236,149.94 179,604.36 24.02% 308,863.38 33.31% 10 803,367.26 938,677.64 1,199,031.70 135,310.38 16.84% 260,354.06 27.74% 11 868,104.02 909,125.42 1,302,896.01 41,021.39 4.73% 393,770.60 43.31% 12 879,321.17 763,935.57 1,319,334.50 -115,385.59 -13.12% 555,398.92 72.70%

(Nguồn: Báo cáo KQKD ngân hàng SCB- Khánh Hoà).

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp- SCB Khánh Hoà)

Năm 2010, kinh tế trong và ngoài nước bắt đầu ổn định sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, giúp cho công tác huy động vốn ít biến động hơn những năm trước.SCB tiếp tục hoàn thiện những sản phẩm dịch vụ, cũng như những chính sách tiền gửi trên cơ sở hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Cụ thể SCB Khánh Hoà tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, mức vốn huy động trong năm 2010 tăng liên tục từ đầu năm là 520,315 triệu đồng đến cuối năm 2010 vốn huy động đạt 54.477 tỷ đồng, tăng 69 % so với đầu năm, tăng 356 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2009.

Kể từ tháng 3 năm 2011, số dư vốn duy động của ngân hàng bắt đầu giảm và biến động bất ổn liên tục và thật sự giảm mạnh từ những tháng cuối năm. Đến tháng 12 năm 2011, mức huy động vốn của SCB Khánh Hoà chỉ đạt 763,936 triệu đồng , giảm115, 386 triệu đồng (tương đương 13.13%) so với cùng kỳ năm 2010. Và con số này vẫn tiếp tục giảm cho đến hết tháng 2 năm 2013. Lý do khiến số dư huy động năm 2011 lại giảm là do tâm lý e ngại của khách hàng khi nghe thông tin có sự sáp nhập của 3 ngân hàng : Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), vì

0.00 200,000.00 400,000.00 600,000.00 800,000.00 1,000,000.00 1,200,000.00 1,400,000.00 2010 2011 2012 879,321.17 763,935.57 1,319,334.50

các ngân hàng này đã vay ngắn hạn để cho vay trung và dài nên khi thị trường biến động, nguồn vốn khó khăn thì ngân hàng mất khả năng thanh khoản tạm thời.

Tuy nhiên, sau khi việc sát nhập thành công 3 Ngân hàng TMCP Sài Gòn, TMCP Đệ Nhất, TMCP Việt Nam Tín Nghĩa thành ngân hàng TMCP Sài Gòn. Hoạt động kinh doanh của SCB nói chung và SCB Khánh Hoà nói riêng đã nhanh chóng đi vào ổn định. Với những chính sách quản lý hiệu quả của BGĐ Ngân Hàng cùng với nhưng chương trình, sản phẩm huy động vốn hấp dẫn như Gửi trọn lộc tài, Gửi trọn niềm tin, Tận hưởng mùa hè cùng SCB,... đã thu hút được một lượng lớn khách hàng trở lại và đặt niềm tin vào ngân hàng. Nhờ đó, tình hình huy huy động vốn của SCB Khánh Hoà đã nhanh chóng đạt hiệu quả cao. Cụ thể, số dư huy động vốn đã tăng liên tục từ 908,232 triệu đồng tháng 1 năm 203 lên đến 1,319,335 triệu đồng vào tháng 12 năm 2012, tăng 45.26% so với đầu năm và tăng 72.7% (tương đương gần 555,399 triệu đồng) so với tháng 12 năm 2011.

2.3.2.2. Về cơ cấu huy động vốn

( Đvt: triệu đồng)

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2011/2010 2012/2011

Tổng vốn huy động 879,321 100% 763,935 100% 1,319,333 100% -13.12% 72.70%

1. Tiền gửi thanh toán 19,150 2.17% 9,144 1.19% 12,534 0.95% -52.25% 37.07%

2. Tiền gửi tiết kiệm 577,149 65.63% 325,157 42.56% 779,257 59.06% -43.66% 139.66%

TGTK không kỳ hạn 11 0.002% 8 0.002% 5 0.001% -27.27% -37.50% TGTK có kỳ hạn 577,138 99.99% 325,149 99.99% 779,252 99.99% -43.66% 139.66% 3.GTCG 273,611 31.12% 423,018 55.37% 119,728 9.08% 54.61% -71.70% 4.Giữ hộ 404,600 30.67% 1.00% Vàng 403,459 99.718% 99.72% Giấy tờ có giá 1,141 0.282% 0.28% 5. Ký quỹ - - - - 6. Vốn khác 9,411 1.08% 6,616 0.88% 3,214 0.24% -29.69% -51.26%

Đồ thị 2. 3 Cơ cấu vốn huy động theo bản chất tại SCB Khánh Hoà trong 3 năm

Nhìn chung, vốn huy động ở các loại hình đều tăng nhanh qua các năm về lượng. Tuy nhiên về tỷ trọng của từng loại thì thay đổi qua các năm.Tỷ trọng của tiền ký quỹ và vốn khác ngày càng giảm.Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn huy động.Giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng trung bình, tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng khoảng từ 3% trở xuống, chỉ hơn tiền ký quỹ và vốn khác.

 Tiền gửi tiết kiệm : Giảm 43.66%- tương ứng 251,992 triệu đồng trong giai đoạn 2011-2001, tuy nhiên ngân hàng đã nhanh chóng cải thiện và nguồn tiền này đã tăng vụt một cách ngoạn mục (139.66%). Vốn huy động của ngân hàng SCB Khánh Hòa chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm. Nguồn tiền gửi tiết kiệm lần lượt chiếm tỷ trọng trong cơ cấu vốn huy động là: Năm 2010 chiếm 65.636%, năm 2011 chiếm 42.563%, năm 2012 chiếm 59.064%.Sở dĩ có sự sút giảm mạnh tỷ trọng vào năm 2010 là do quy định của Nhà nước buộc các NHTM chấm dứt hình thức huy động gửi tiết kiệm bằng vàng và chỉ cho phép phát hành chứng chỉ vàng nên SCB chuyển sang huy động vàng dưới hình

Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm GTCG

Giữ hộ Vốn khác

thức chứng chỉ vàng (giấy tờ có giá). Như vậy khoản vàng huy động trước đây hạch toán vào tiền gửi tiết kiệm phải hạch toán sang giấy tờ có giá kể từ năm 2010.

 Giấy tờ có giá : Trong những năm gần đây, dưới áp lực kiềm chế cuộc đua lãi suất tiền gửi, nhằm thu hút tiền gửi của khách hàng, SCB tăng cường huy động thông qua kỳ phiếu và chứng chỉ vàng. Do vậy tỷ trọng của kỳ phiếu và chứng chỉ vàng trong cơ cấu vốn huy động chiếm tỷ trọng khá cao. ( Năm 2010 : 31.116%, Năm 2011 : 55.374%, Năm 2012 : 9.075%). Kỳ hạn của các loại giấy tờ có giá chủ yếu là dưới 12 tháng, do tâm lý chung của người gửi tiền lúc bấy giờ thích gửi ngắn hạn để đảm bảo lợi ích. Tuy nhiên do đặc điểm không rút vốn trước hạn nên tuy lãi suất khá cao nhưng lượng người gửi tiền vẫn không nhiều. Như vậy trong cơ cấu huy động bằng giấy tờ có giá thì chứng chỉ vàng chiếm tỷ trọng chủ yếu, do vàng là của để dành nên người dân ít khi dùng đến nếu không thực sự cần thiết.

 Tiền gửi thanh toán của khách hàng: Tiền gửi này chủ yếu huy động từ các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp và tài khoản của các tổ chức tín dụng khác, dân cư huy động không đáng kể. Trong đó, bao gồm tiền gửi không kỳ hạn dùng để thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi của khách hàng có đặc điểm giống tiền gửi tiết kiệm đó là giảm trong năm 2011 (giảm 13.12%) và nhanh chóng tăng cao vào năm 2012 (tăng đến 72.70%). Sự gia tăng nhanh chóng về tiền gửi của doanh nghiệp cho thấy SCB Khánh Hòa đã tạo lập tốt mối quan hệ với doanh nghiệp trên địa bàn. Mặc dù tiền gửi thanh toán của khách hàng tại SCB Khánh Hòa tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu vốn huy động nhưng ngày càng gia tăng về lượng sẽ giúp cho chi nhánh có được nguồn vốn rẻ có thể sử dụng để cho vay. Bên cạnh đó, nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh không ngừng phát triển cũng giúp cho việc thu hút tiền gửi không kỳ hạn của Doanh nghiệp và dân cư.

Vốn khác bao gồm các khoản lãi và phí phải trả, các khoản phải trả và công nợ khác.Vốn khác chiến tỷ trọng nhỏ và có xu hướng ngày càng ít trong cơ cấu vốn huy động.

Tiền ký quỹ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu vốn huy động. Điều này cũng dễ hiểu, là do hoạt động thanh toán quốc tế cũng như bảo lãnh của chi nhánh không nhiều,

phát sinh tùy theo từng năm. Tuy nhiên, SCB Khánh Hòa cũng đang nỗ lực để tăng cường phát triển các hoạt động này trong thời gian tới nhằm tăng nguồn thu dịch vụ đồng thời cũng tăng nguồn vốn huy động rẻ cho ngân hàng.

 Giữ hộ: trước thông tin về quy định tất cả các ngân hàng thương mại phải chấm dứt việc huy động vàng theo thông tư số 12 của NHNN, để đảm bảo an tâm cho khách hàng chưa tất toán chứng chỉ vàng đã gửi trước đó và nhu cầu gửi vàng không lãi suất để đảm bảo an toàn cho tài sản cá nhân thì ngân hàng đã mở ra hình thức giữ hộ. Nhờ đó, ngân hàng đã tận dụng được một nguồn vốn huy động khá lớn từ loại hình này.

Tóm lại, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB Khánh Hòa thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá đang dần tăng về tỷ trọng đặc biệt là chứng chỉ vàng tăng nhanh trong những năm gần đây đã đem lại nguồn vốn đáng kể cho ngân hàng. Tiền gửi của khách hàng tại SCB Khánh hòa chiếm tỷ trọng khá nhỏ, nhưng đang có xu hướng ngày càng gia tăng.Điều này là dấu hiệu đáng mừng vì đây là nguồn vốn rẻ và ổn định có thể sử dụng để cho vay, giúp tăng sức cạnh tranh của SCB Khánh Hòa.

b. Phân tích cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.8 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại SCB Khánh Hoà trong 3 năm (2010- 2012)

( Đvt: triệu đồng)

CHỈ TIÊU

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2011/2010 2012/2011 Tổng vốn huy động 879,321 100% 763,935 100% 1,319,333 100% -13.12% 72.70% 1. Tiền gửi của KBNN - - - - - - - - 2. Tiền gửi của TCKT 18,300 2.08% 22,124 2.90% 39,161 2.97% 20.90% 77.01% 3. Tiền gửi của 587,410 66.80% 318,793 41.73% 769,845 58.35% -45.73% 141.49%

KHCN 4. Tiền vay của TCKT và CN 273,611 31.12% 423,018 55.37% 510,327 38.68% 54.61% 20.64%

( Nguồn: Bảng cân đối chi tiết Ngân hàng SCB 2010-2012)

Đồ thị 2. 4 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại SCB Khánh Hoà

 Qua bảng 2.8 và đồ thị 2.4 cho thấy tiền gửi của khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn huy động. Năm 2010 chiếm 66.80%, năm 2011 chiếm 41.73%, năm 2012 chiếm 58.35%. Tiền gửi của khách hàng các nhân chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm còn tiền gửi dùng để thanh toán chiếm tỷ trọng khá bé trong cơ cấu tiền gửi khách hàng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm chủ yếu huy động từ tầng lớp dân cư, họ gửi tiền với mục đích hưởng lãi suất. Do vậy, nhược điểm của loại tiền gửi này là lãi suất huy động bình quân cao, kỳ hạn danh nghĩa thường ngắn nhưng kỳ hạn thực tế trung bình lại dài, tính ổn định cao, là nguồn chính để ngân hàng cho vay trung và dài hạn. Tỷ trọng của nguồn này có xu hướng giảm trong năm 2011 là do giai đoạn này ngân hàng đang có có nhiều biến chuyển quan trọng, việc sát nhập đã gây tâm lý bất an cho người dân, và đồng thời do ngân hàng SCB có chính sách đa dạng hóa nguồn vốn huy động thông qua hình TG của tổ chức kinh tế TG của cá nhân Tiền vay của TCKT và cá nhân

thức vay bằng cách phát hành giấy tờ có giá. Đến năm 2012, thì nguồn vốn này đã ổn định trở lại, thậm chí có sự tăng mạnh, mức tăng tới 141.49%. Chứng tỏ ban lãnh đạo ngân hàng dã có những chính sách vô cùng thiết thực và hiệu quả để lấy lại niềm tin trong nhân dân, đưa nguồn vốn này trở lại vị thế số 1 của nó trong cơ cấu vốn huy động.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu vốn huy động và được giữ ổn định trong những năm gần đây. Năm 2010 chiếm 2.08%, năm 2011 chiếm 2.90%, năm 2012 chiếm 2.97%. Mức vốn huy động bằng tiền gửi của các TCKT đang có xu hướng tăng dần qua các năm, giai đoạn 2010-2011 tăng 20.90%, giai đoạn 2011-2012 tăng 77.01%. Tuy nhiên, do cơ cấu của TG từ các TCKT trong tổng vốn huy động còn thấp nên mức tăng này mặc dù khá cao nhưng vẫn chưa đáng kể. Do khách hàng tổ chức kinh tế của SCB Khánh Hòa chưa nhiều, công tác tín dụng và thanh toán quốc tế của chi nhánh chưa thực sự phát triển và cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Tuy nhiên, nhận rõ những lợi ích của nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức tín dụng đó là nguồn vốn rẻ và có thể sử dụng cho vay, SCB Khánh Hòa cần nhắm đến về lâu dài nhằm tăng sức cạnh tranh của chi nhánh trong công tác tín dụng.

Nguồn tiền vay từ các TCTD và cá nhân chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu vốn huy động. Năm 2010, chiếm 31.12%, năm 2011 chiếm 55.37%, năm 2012 chiếm 38.68%. Khoản vay này phát sinh là do SCB huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá. Kể từ khi đi vào hoạt động, SCB Khánh Hòa không huy động vốn thông qua việc vay vốn từ các ngân hàng khác.Điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng SCB Khánh Hòa khá tốt.

Tóm lại, nguồn vốn huy động của SCB Khánh hòa chủ yếu từ khách hàng cá nhân, tầng lớp dân cư là chủ yếu.Đối tượng này gửi tiền với mục đích hưởng lãi suất cho nên khi lãi suất biến động có thể ảnh hưởng đến lượng vốn huy động của ngân hàng.Tiền gửi của TCKT chiếm tỷ trọng khá khiếm tốn.Nguồn tiền gửi của TCKT chủ yếu dùng để thanh toán, lãi suất thấp và ít biến động khi lãi suất thay đổi, do đó đây là nguồn vốn luôn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Khánh Hòa (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)