1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

77 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 497 KB

Nội dung

Trong trường hợp lãi suất giai đoạn khách hàng trả tiến thấp hơn lãi suất lúc ngân hàng cho khách hàng vay thì khi khách hàng trả tiền thì ngân hàng sẽ tính lãi phạt đối với khoản vay đó

Trang 1

CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.So sánh tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Giống nhau : + Đều là hình thức huy động vốn của ngân hàng

+ Chỉ được rút vốn khi đến hạn

+ Sinh lợi , an toàn + Phương thức trả lãi giống nhau

Khác nhau :

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Đối tượng : cá nhân

Được xác nhận trên sổ tiết kiệm

Lải suất có thể cao hơn

Tiền gửi có kỳ hạn Đối tượng : Cá nhân và tổ chức

Tài khoản được mở trên hệ thống quản

lý tài khoản khách hàng

Lãi suất thường thấp hơn

Trang 2

2 Nhân viên ngân hàng phải làm gì sau khi cho vay?

Nhân viên tín dụng phải giám sát tín dụng sau khi cho khách hàng vay

 Mục tiêu nhằm:

- Bào đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết

- Kiểm soát rủi ro tín dụng,

- Kiểm tra khả năng trả nợ, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những saiphạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu nợ sau này, cũng như qua đónắm bắt được hiện trạng tài sản thế chấp của khách hàng

 Các phương pháp giám sát tín dụng:

- Giám sát tài khoản của khách hàng tại ngân hàng

- Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng theo định kì

- Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kì

- Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh sản xuất hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn

- Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay

- Giám sát hoạt động của ngân hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác

- Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác

Kiểm tra TSĐB ,nếu ts bị xuống cấp, giảm giá trị thì phải đề xuất đánh giá lại TS và có biện pháp xử lí nó Mỗi lần kiểm tra phải có biên bản kiểm tra

3 so sánh cho vay dự án và cho thuê tài chính

Giống nhau:

Trang 3

_Đều là hình thức cấp tín dụng trung dài hạn của ngân hàng.

_Là sản phẩm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng

_Đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng

_Quy trình đánh giá thẩm định ,giải ngân , thu nợ như nhau

_Mục đích vay phục vụ sản xuất kinh doanh

_Đều tài trợ một dự án và kết quả tạo ra TSCĐ

_Đa số là khách hàng doanh nghiệp

_Giao dịch thỏa thuận qua Hợp đồng

_có tài sản thế chấp

-ít phổ biến,hạn chế -cấp tín dụng bằng tài sản -thời gian thuê >= 75% thời gian sử dụng tài sản

-công ty cttc chịu khấu hao -Khách hàng chỉ có quyền sử dụng tài sản

-có thể được tài trợ 100% vốn

-khi kết thúc có thể có quyền chọn mua.

Trang 4

4 Trình bày những hạn chế trong cho thuê tài chính Biện pháp khắc phục.

HẠN CHẾ:

- Thị trường CTTC ở Việt Nam còn khá trẻ, chỉ mới xuất hiện cách hơn 10 năm, sự quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế

- Các công ty CTTC tập trung tại các trung tâm thành phố lớn, chưa trải rộng trong cả nước

- Sự phối hợp giữa các công ty CTTC và NHTM chưa chặt chẽ trong việc quảng bá và bán sản phẩm

- Cán bộ của công ty CTTC còn thiếu sự chuyên nghiệp, chưa năng động trong việc tiếp cận, tư vấn, cũng như tiếp thị những thế mạnh của CTTC với khách hang

- Luật pháp về CTTC ở Việt Nam chưa hoàn chỉnh, quy định đối tượng CTTC còn hạn chế, chỉ bao gồm động sản, đối với dây chuyền sản xuất thì yêu cầu tỷ

- Thói quen của doanh nghiệp: nghĩ NH

là kênh tín dụng tốt nhất

GIẢI PHÁP:

- Tăng cường tiếp thị, quảng bá về CTTC, những ưu điểm , thế mạnh của CTTC đến với doanh nghiệp như một kênh tín dụng mới đáng tin cậy bên cạnh tín dụng truyền thống

-DN chịu chi phí khấu hao

-chuyển quyền sở hữu vốn cho

Khách hàng

-VTC phải tham gia một tỷ lệ nhất

định

-khi kết thúc hợp đồng khách hàng

Trang 5

- Hướng mục tiêu vào những khách hang tiềm năng là những doanh nghiệp vừa, nhỏ, mới thành lập

- Mở rộng đối tượng cho thuê tài chính

- Phối hợp với NHTM để giới thiệu sản phẩm với Doanh nghiệp, đặc biệt với những doanh nghiệp không đủ điều kiện vay ngân hang thì CTTC là một phương án khả thi

5 Nội dung kiểm tra một HĐTD

- Trong HĐ trên, giải ngân trước đăng ký GDBĐ sẽ xảy ra tình trạng “đảo nợ” Tuy nhiên nếu trong trường hợp ngày đăng ký GDBĐ trước ngày giải ngân nhưng biên lai nhận được sau ngày giải ngân thì vẫn có thể chấp nhận được

=> Tình huống trên vẫn hợp lệ

Trang 6

6/ So sánh uỷ nhiệm chi và séc

Giống nhau :

1) Đều là phưong thức thanh toán qua ngân hàng , thanh toán không dùng tiền mặt , có thể thanh toán qua 2 ngân hàng cùng hệ thống khoặc khác hệ thống hoặc qua một ngân hảng

2) Đều có sự tham gia ít nhất của 3 chủ thể : người phát hành , người thụ hưởng và ngân hàng tham gia thanh toán

3) Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi số dư trên tài khoản của người phát hành lớn hơn nghỉa vụ phải chi trả

4) Người lập uỷ nhiệm chi và séc đều là người mua , người nhận cung ứng hàng hoá và dịch vụ

5) Có thể dủng để thanh toán hàng hoá , nộp thuế ….

Khác nhau

Trên tờ uỷ nhiệm chi phải ghi tên

đơn vị thụ hưởng

Trên tờ séc có thể có ghi tên đơn đơn vị thụ hưởng (séc đích danh ) hoặc không ghi tên đơn vị thụ hưởng (séc vô danh )hoặc séc trả theo lệnh

Người nộp uỷ nhiệm chi cho ngân

hàng là người mua , người nhận

cung ứng hàng hoá và dịch vụ

Người nộp séc cho ngân hàng là người bán ( đơn vị thụ hưởng )

Không có thời hạn xuất trình ,

ngân hàng sau khi kiểm tra tờ uỷ

nhiệm chi hợp lệ sẽ tiến hành chi

trả cho đơn vị thụ hưởng trong

ngày

Theo luật séc Việt Nam QD30/2006 thì thời hạn xuất trình séc tối đa là

30 ngày sau ngày ký phát

hình thức ký hậu , hạn chế chuyển

Trang 7

nhượng với loại séc đích danh Phổ biến ở Việt Nam, nhanh và

tiện lợi

Ít phổ biến do người phát hành rát hay phát hành quá số dư

Khi nào có nhu cầu thanh toán thì

người mua mới lập uỷ nhiệm chi

Hình thức phát hành séc chủ tài khoản phải đăng ký mua séc tại ngân hàng

Về mặt hạch toán thì kế toán ngân

hàng tại VN đối với uỷ nhiệm chi

thì hạch toán CÓ trước NỢ sau

Về mặt hạch toán thì kế toán ngân hàng tại VN đối với séc thì hạch toán NỢ trước CÓ sau

7/ Đối với nguyên tắc cho vay phải hoàn trả lãi và gốc đúng hạn thì khách hàng có được trả nợ gốc trước hạn hay không ?

Tuỳ theo tửng trừơng hợp nếu lãi suất trong giai đoạn đó cao thì ngân hàng mong mõi khách hàng trả nợ gốc trước hạn để ngân hàng cho vay với lãi suất cao hơn để tạo ra lợi nhuận Trong trường hợp lãi suất giai đoạn khách hàng trả tiến thấp hơn lãi suất lúc ngân hàng cho khách hàng vay thì khi khách hàng trả tiền thì ngân hàng sẽ tính lãi phạt đối với khoản vay đó

8/ Giới thiệu một sản phẩm tiền gửi cùa một ngân hàng thưong mại trong thời gian hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay ngân hàng thương mại cổ phần sải gòn thưong tín (SACOMBANK) đã phát triển một sản phẩm tiền gửi tiết kiệm linh hoạt nghỉa là khi khách hàng đến ngân hàng gửi tiết kiệm với kỳ hạn trên 3 tháng nếu khách hàng rút tiền trứoc hạn thì ngân hàng sẻ tính lải tiết kiệm đến ký hạn gần nhất phần dôi ra ngân hàng sẽ tính lãi tiết kiệm không kỳ hạn cho khách hàng

Bằng cách tính này khách hàng sẽ có lợi hơn khi gửi tiền tại một tổ chức tín dụng khác nếu khách hàng rút trước hạn thì chỉ được tính lãi không kỳ hạn

VD Một khách hàng gửi 100 triệu kỳ hạn 3 tháng tại SACOMBANK

(10/3/2009-10/6/2009), lãnh lãi cuối kỳ

Trang 8

Ngày 20/5/2009 khách hàng xin rút trước hạn thì lãi tại SACOMBANK

sẽ tính như sau

Lãi tiết kiệm 2 kỳ = 100*2*(11.2%/12)=1.8667

Lãi tiết kiệm không kỳ hạn (11/5-19/5)=100*9*(3%360)=0.075

Tỗng lãi khách hàng được nhận =0.075+1.8667=1.9417

Nếu khách hàng gửi tiết kiệm tại một tổ chức tín dụng khác :

Lãi khách hàng nhận được ngày 20/5/2009= 100*71*(3%/360)= 0.59

Hơn thế nữa nếu khách hàng duy trì số dư tiền gửi thanh toán tại

SACOMBANK ở một mức tối thiểu cho phép thì sẽ được ngân hàng tặng them lãi suất cho tứng thời kỳ

9.Thế nào là nhóm khách hàng có liên quan ?

Nhóm khách hàng có liên quan bao gồm hai hoặc nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Công ty mẹ với công ty con và ngược lại; tổ chức tín dụng với công ty con của tổ chức tín dụng và ngược lại; các công ty con của cùng một công ty

mẹ hoặc của cùng một tổ chức tín dụng với nhau; người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng, cá nhân hoặc tổ chức

có thẩm quyền bổ nhiệm những người này với công ty con và ngược lại;

b) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó hoặc với công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm những người đó và ngược lại;

c) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;

Trang 9

d) Người có quan hệ thân thuộc với nhau, bao gồm vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình và vợ, chồng của những người này;

đ) Công ty hoặc tổ chức tín dụng với người có quan hệ thân thuộc theo quy định tại Điểm d Khoản này của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần

có quyền biểu quyết trở lên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó và ngược lại;

e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản này với tổ chức, cá nhân ủy quyền, các cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp của cùng một tổ chức với nhau;

g) Nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của công ty hoặc tổ chức tín dụng thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó.

10/: Hiện nay một số NHTM cho rằng TSBĐ là điều kiện tiên quyết để được vay vốn NH Bạn bình luận vấn đề này như thế nào?

Khi xét duyệt cho vay, theo qui định hiện hành khách hàng phải thỏa mãn 5 điều kiện:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân

sự theo qui định của pháp luật

+ Đối với khách hàng vay vốn là tổ chức, điều kiện này được thể hiện qua quyết định thành lập, giấy phép, hoặc giấy đăng kí kinh doanh các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y và các chức danh lãnh đạo (tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng …)

Có trụ sở và văn phòng kinh doanh, có con dấu và tài sản riêng, đang hoạt động bình thường, không bị phong tỏa tài sản, không bị liên đới trách nhiệm trong các quan hệ kinh tế, dân sự

+ Đối với khách hàng vay vốn là thể nhân, điều kiện này được chứng minh bằng

hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân Thể nhân này không bị tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trạng thái thần kinh bình thường…

Trang 10

- Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

+ Đây là điều kiện rất quan trọng đối với bất kì một khách hàng nào, kể cả pháp nhân và thể nhân Khả năng tài chính của khách hàng phải được chứng minh qua nguồn thu nhập, qua năng lực tài chính hiện tại và tương lai

- Người vay vốn có mục đích sử dụng vốn hợp pháp

+ Mục đích sử dụng vốn hợp pháp là điều kiện bắt buộc và có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng Sử dụng vốn hợp pháp thể hiện sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh, đồng thời khẳng định tính nguyên tắc trong tài trợ tín dụng của các tổ chức tín dụng

- Có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả

+ Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư là yếu tố quan trọng

để ra quyết định tài trợ Về nguyên tắc, không một NH nào tài trợ cho phương án sản xuất kinh doanh không có hiệu quả Tuy nhiên, việc xác định chính xác hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư thật khó chỉ mang tính tương đối, nhưng phải có căn cứ, và phải được cân nhắc kỹ lưỡng

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo qui định của chính phủ và hướng dẫn của thống đốc NHNN Việt Nam

+ Đảm bảo tiền vay không phải là điều kiện bắt buộc đối với mọi khách hàng; tùy điều kiện cụ thể của từng khách hàng, NH có thể yêu cầu có tài sản đảm bảo hoặc cho vay bằng tín chấp

Vì vậy mà hiện nay, các NHTM khi giải quyết cho khách hàng vay vốn luôn đặttính hiệu quả của dự án/phương án lên hàng đầu và xem đó là điều kiện tiên quyết

để cán bộ tín dụng thẩm định trình duyệt cho vay vốn Tuy nhiên, tùy theo điều kiện khách hàng, chính sách cấp tín dụng từng thời kì, từng thời điểm … mà NH phải dựa vào hiệu quả của dự án/phương án

Về mặt thực tế, sau nhiều năm thực hiện, việc lấy dự án/ phương án làm căn cứ cho vay vốn đã bộc lộ những khó khăn nhất định, vì có một số ít doanh nghiệp và

cá nhân khi xây dựng dự án/phương án đã không trung thực Họ luôn đưa ra những

"con số ảo, số ma" làm ngân hàng rất khó tính toán, xác định cho vay vốn Vì thế, các NHTM ngoài việc xem xét dự án/phương án còn ràng buộc khách hàng vay

Trang 11

vốn phải có thêm tài sản bảo đảm (TSBĐ)

Vậy TSBĐ là gì? TSBĐ cho khoản vay có thể là của chính khách hàng vay

vốn/hoặc do của bên thứ ba/hoặc hình thành trong tương lai Sở dĩ có qui định này

là vì các NHTM muốn áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý và kinh tế để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay, lãi vay và các khoản phí (nếu có).

Khi không thể nhìn vào những cái vô hình và khó phân tích như giá trị vô hình của doanh nghiệp, giá trị của vốn chủ sở hữu, giá trị thực của các khoản phải thu, các khoản tồn kho Nhất là lần đầu tiên thiết lập quan hệ tín dụng thì việc này càng khó khăn hơn Các NHTM Việt Nam chọn việc làm đơn giản nhất là xem xét những cái gì hiện hữu nhất Đó chính là các tài sản hữu hình

mà chủ yếu là tài sản cố định dùng để đảm bảo cho các khoản vay Các tài sản hữu hình là thứ dễ xác định giá trị nhất Việc cấp tín dụng sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều nếu nó được đảm bảo bằng tài sản, nhất là các loại tài sản có tính thanh khoản và giá trị cao Việc quản lý các loại tài sản cũng

sẽ dễ dàng hơn khi các NHTM nắm giữ tài sản hoặc giữ những giấy tờ sở hữu chúng và được nhà nước xác nhận

Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao các NHTM coi tài sản đảm bảo là yếu tố rất quan trọng trong quyết định cấp tín dụng của mình

Nhưng đây cũng là trở ngại chính đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàngkhi không có tài sản đảm bảo hoặc các tài sản chưa đủ các giấy tờ hợp lệ

Vì vậy mà chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản đang được xem là tiêu chuẩn quan trọng của các NHTM hiện nay

Trong khi về mặt nguyên lý, tài sản đảm bảo chỉ là một yếu tố có giá trị tham chiếu trong các quyết định cấp tín dụng Tài sản bảo đảm có vai trò rất lớn trong quyết định cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay không đơn giản vì nó là chỗ dựa tin cậy trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng mà hơn

thế nữa, tài sản bảo đảm có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của tâm lý ỷ lại sau khi cho vay.

Tác dụng của tài sản bảo đảm nằm ở điểm này Khi những khoản tín dụng được cấp mà không có tài sản bảo đảm, phần vốn của bên vay tham gia rất ít

Trang 12

hoặc không tham gia vào dự án đầu tư, thì xu hướng tất yếu là bên vay sẽ thực hiện các dự án có mức độ rủi ro cao để đem lại lợi nhuận cao vì nếu dự

án thất bại thì cái mà họ mất là không đáng kể, ngược lại nếu dự án thành công thì lợi ích của họ là rất lớn Hành vi của bên vay sẽ hoàn toàn ngượclại khi họ phải đem thế chấp các tài sản hiện có của mình để được cấp tín dụng Khi tài sản được thế chấp, cấm cố tại các tổ chức tín dụng thì người vay

sẽ bị mất nó nếu khoản vay của họ được đầu tư không cẩn thận và xảy ra rủi ro Chính vì vậy mà họ phải thận trọng hơn khi thực hiện quyết định đầu

tư của mình

Điều này cũng xảy ra đối với các doanh nghiệp có giá trị thực của vốn chủ sở hữu lớn, hoạt động trong môi trường tương đối tốt với luật phá sản được thực thi hiệu quả Trong trường hợp này, mặc dù được vay vốn không cần đảm bảo, nhưng người vay vẫn rất thận trọng trong quyết định đầu tư của mình vì nếu xảy ra rủi ro, dẫn đến tình trạng phá sản thì họ sẽ bị mất nhiều nhất vì họ

là đối tượng cuối cùng được nhận những gì còn lại sau khi thực hiện tất cả các nghĩa vụ nợ cho các đối tượng khác trong quá trình thực hiện phá sản doanh

nghiệp

Chính điều này đã đặt các NHTM vào lựa chọn coi tài sản bảo đảm là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất trong quyết định cấp tín dụng của mình Vì trong điều kiện thị trường tài chính chưa đạt được độ hoàn hảo cần thiết, tài sản bảo đảm là cơ chế tốt nhất để giảm thiểu rủi ro và tâm lý ỷ lại do thông tin bất cân xứng gây ra, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt độngcủa các NHTM Việt Nam hiện nay

Theo quan điểm của mình, TSBĐ là điều kiện tiên quyết để được vay vốn NH cũngchưa phải là điều kiện tuyệt đối hoàn toàn Vì mình cho rằng: nếu xem TSBĐ là điều kiện tiên quyết thì ta sẽ dễ dàng xem nhẹ các điều kiện khác Bên cạnh đó khi

NH nắm TSBĐ trong tay nhưng chưa chắc là NH đã thu hồi được nợ Do vậy cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa các điều kiện và việc lựa chọn những loại tài sản nào làm TSBĐ cũng là điều hết sức quan trọng

11.Bài tập:

Trang 13

Công ty XNK Hưng Thịnh xuất khẩu 1 lô hàng theo L/C:

- Tên sp: Tiêu đen VN

- Sl: 3000 MT (+-10%)

- Đơn giá: 200 USD/MT, FOB cảng SG

- Thanh toán 90 ngày kể từ ngày giao hàng

15/01/2007 giao hàng, số lương ghi trên B/L là 2980 MT

18/01/07 công ty xuất trỉnh chứng tử cho NH X để chiết khấu

Sau khi kiểm tra hợp lệ, 20/1/07 NH đồng ý chiết khấu 98% giá trị hối phiếu với điều kiện như sau:

- LSCK LIBOR (USD) + 2%

- Phí chiết khấu 0.05% số tiền chiết khấu

1 Hãy xác định số tiền công ty Hưng Thịnh nhận được

2 Xác định số tiển còn lại của công ty Hưng Thịnh khi đến hạn thanh toánĐiện phí đòi nợ: 10 USD

Phí chuyển chứng từ bằng DHL là 34 USD

Sau 2 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, NHX nhận được điện chuyển tiền

từ NH nước ngoài, NHX tiến hành thu nợ, lãi và phí phát sinh

LS LIBOR (USD) 6%/năm

Thời hại CK tối thiểu 15 ngày

Bài giải:

Giá trị hối phiếu: 2980 * 200 = 596 000 USD

Số tiền chiết khấu = 596000 * 98% = 584080 USD

Phí chiết khấu = 0.05% * 584080 = 292 USD

Trang 14

Số tiền công ty Hưng Thịnh nhận được:

584080 – 292 - 10 – 34 = 583 744 USD

Thời hạn chiết khấu từ 20/01/2007 đến 17 /04/2007 có 87 ngày

Lãi chiết khấu = 584 080 * 8% * 87 / 360 = 11292.21 USD

Số tiền còn lại của Hưng Thịnh khi đến hạn thanh toán:

596000 – (584080 + 11292.21) = 707.79 USD

12 BÀI TẬP

Một khách hàng vay 1 tỷ đồng, thời gian 10 tháng, giải ngân vào ngày 15/1/2010,

lãi suất 14.4%/năm Hãy xác định lịch trả nợ của khách hàng trong trường hợp nợ

Nợ gốc Lãi Tổng cộng

15/3 15/214/3: 28 1,000,000 200,00 11,20 211,200 800,000

Trang 16

Ngày 14/08/2009, ngân hàng nhận tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng với nội dung như sau :

- Số tiền gửi 5.000.000.000 VND

- Kỳ hạn 12 tháng (từ ngày 14/08/2009 đến 14/08/2010)

- Lãi suất : 12%/ năm

- Cơ sở tính lãi 360 ngày

- Điều kiện thanh toán : Gốc và lãi được thanh toán 1 lần vào thời điểm đáo hạn, nếu đáo hạn mà khách hàng không đến nhận tiền thì toàn bộ tiền gốc và lãi sẽ được chuyển sang tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng được hưởng lãi không kỳ hạn kể từ ngày đáo hạn đến ngày khách hàng rút tiền.

Yêu cầu :

1 Xác định giá trị thanh toán cho khách hàng vào thời điểm đáo hạn

2 Giả sử đến ngày 20/09/2010 khách hàng mới nhận tiền, xác định số tiền phải thanh toán cho khách hàng vào thời điểm này Biết rằng lãi suất huy động không kỳ hạn là 0.3%/tháng.

3 Giả sử trong hợp đồng tiền gửi thoả thuận lãi trả định kỳ mỗi tháng, gốc trả vào thời điểm đáo hạn Hãy tính số tiền phải thanh toán cho khách hàng ở mỗi kỳ hạn.

4 Giả sử trong hợp đồng tiền gửi thoả thuận trả lãi định kỳ mỗi tháng, gốc trả vào thời điểm đáo hạn Nagỳ 20/03/2010, khách hàng thoả thuận rút tiền trước hạn, hãy xác định số tiền thanh toán cho khách hàng vào thời điểm này, lãi suất không kỳ hạn

là 0.25%/tháng.

1 Với :

- Nợ gốc : 5.000.000.000 VND

- Lãi suất : 12%/năm

- Thời hạn : 1 năm = 365 ngày (từ 14/08/2009 đến 14/08/2010 )

Ta có giá trị phải thanh toán cho khách hàng vào thời điểm đáo hạn :

5.000.000.000 x [ 1 + (12%*365)/360 ] = 5.608.333.333 VND

Trang 17

2 Ngày 20/09/2010 khách hàng mới đến nhận tiền.

- Lúc này số dư trên tài khoản vào ngày 14/09/2010 là = 5.608.333.333 VND

- Ta tính số tiền lãi từ ngày 14/09/2010 đến ngày19/09/2010, 37 ngày

- Với lãi suất huy động không kỳ hạn 0.3%/tháng

- Lãi nhập gốc

Ta có số tiền phải thanh toán cho khách hàng vào ngày 20/09/2010 :

5.608.333.333 x [ 1 + (0.3%*37)/30 ] = 5.629.084.166 VND

3 Với lãi định kì trã mỗi tháng, gốc trả vào thời điểm đáo hạn

Ta có bảng thể hiện tiền lãi phải trả mỗi kì:

Trang 18

12 14/07/2009 - 13/08/2010 30 50000000

Riêng kỳ thứ 12 ta phải công thêm phần vốn gốc : 5.000.000.000 VND

4 Ngày 20/03/2010 nằm trong kỳ thứ 8, nên ngân hàng đã trả cho khác hàng

Trang 19

5.000.000.000 x [ 1 + (0.25%*218)/30 ] – 353.333.333 = 4.737.483 VND

14/Bài tập:

tại ngày 25/08/2010 NHTM A có các nghiệp vụ phát sinh như sau:

1 trái phiếu 200 triệu , thời gian 1 năm (18/10/09 -> 18/10/2010) trả lãi sau 11.5% /nămYêu cầu: hãy tính toán số tiền khách hàng có được biết rằng lãi suất không kỳ hạn là 3% / năm

Trả Lời: do trái phiếu chưa đến hạn thanh toán nên Ngân hàng không cho phép

Trang 20

16/ BÀI TẬP

Khách hàng có sổ tiết kiệm 180 triệu thời gian 1 năm từ 24/9/2009 -24/9/2010 lãi suất 11%/năm,trã lãi sau.25/8/2010 rút tiền.Tính số tiền khách hàng nhận được.Biết rằng lãi suất không kì hạn 3%/năm.

1) Số tiền phải thu khách hàng vào thời điểm đáo hạn( 18/07/2009)

2) 20/09/2009 khách hàng yêu cầu trả hết nợ.Số tiền phải thu khách hàng vào20/09/2009

Trang 22

- Là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệ thống ngân hàng phát triển.

- Có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ Do đó, séc nội địa hay séc quốc tế đều phải có những quy định về nội dung và hình thức theo luật định như: tiêu đề, địa điểm, ngày tháng phát hành séc, tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, ngân hàng trả tiền…

- Đối tượng sử dụng: pháp nhân và cá nhân

- Cách thức thanh toán: chuyển khoản hoặc tiền mặt

- Người phát hành séc: phải có tài khoản tại ngân hàng phát hành séc ( TK tiền gửi tiết kiệm không kì hạn hoặc tiền gửi thanh toán) Không được phát hành séc quá số dư tài khoản

- Có thể chuyển nhượng cho nhiều người bằng hình thức ký hậu

- Trao trực tiếp cho người thụ hưởng

- …

Trang 23

Khác nhau:

- Không gian: Là phương tiện chi trả

- Ngân hàng chi trả: NH trong nước

có tham gia thanh toán bù trừ

- Người mua hoặc người bán không

chịu rủi ro do tỷ giá

- Không gian: Là phương tiện thanh toán quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, dulịch và các chi trả phi mậu dịch khác

- Đơn vị tiền tệ: sử dụng tiền quốc tế (thông thường: USD, EUR, AUD, CAD, JPY)

- Thời hạn: lâu hơn (120 ngày – 180 ngày).Theo công ước Geneve 1931

và luật séc Anh – Mỹ

- Ngân hàng chi trả: NH nước ngoài

có tham gia thanh toán bù trừ

- Người mua (NK) chịu rủi ro khi tỷ giá tăng Người bán (XK) chịu rủi ro khi tỷ giá giảm

- Phân loại séc: rõ rang (séc đích danh, séc vô danh, séc theo lệnh, séc

Trang 24

- Phân loại séc: chưa rõ ràng, chưa

phù hợp với quốc tế ( séc đích danh,

Dư nợ vào thời điểm nghiệm thu:6450 LSCV:12%/năm

Thời hạn trả nợ 3 năm kể từ thời điểm nghiệm thu(30.10.2009)

Trang 25

5 30/01/2011 92 4300

3762.5537.5 82.41666667 619.9166667

Ngày 25/08/2010 tại NHTM A có các nghiệp vụ phát sinh như sau:

KH.A mang sổ tiết kiệm 80 triệu thời gian 3 tháng, từ ngày 12/03/2010 đến ngày 12/06/2010 ,lãi suất 11,1%/năm, trã lãi trước

KH.B có sổ tiết kiệm 180 triệu thời gian 1 năm từ ngày 24/09/2009 đến ngày

24/09/2010 , lãi suất 10,9%/năm, trã lãi trước

KH.C có sổ tiêt kiệm là 400 triệu, kỳ hạn 1 tháng từ 26/05/2010 đến 26/06/2010, lãi suất 11,4%/năm, trã lãi trước

Trang 26

Lãi nhận trước: 180 × 10,9%/360× 365 = 19,89 triệu

KH nhận : 180 × ( 1 + 3%/360× 335) - 19,89 = 165,135 triệu

KH.C

Lãi nhận trước: 400 × 11,4%/360 × 31 = 3,93

KH nhận : 400 × ( 1 + 3%/360× 30) - 3,93 = 397,07 triệu

BÀi Tập1 Dư nợ vào thời điểm nghiệm thu DA : V o = 6450

Biết rằng thời hạn trả nợ 3 năm kể từ ngày nghiệm thu DA,định kỳ trả nợ 3 tháng,ngày trả đầu tiên 30/1/08

Yêu cầu : Lập bảng KH trả nợ theo phương thức kỳ khoản giảm dần

Trang 27

(30/7-29/10)

30/1 0

Lãi suất:12%/năm, lãnh lãi cuối kỳ

1)số tiền thanh toán cho khách khi đáo hạn:

Trang 28

Câu 1 Có bao nhiêu hình thức bảo lãnh? bảo lãnh nào là phổ biến.

1 Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về

việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặckhông trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh

2 Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về

việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp kháchhàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mìnhkhi đến hạn

3 Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo

đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng Trường hợp, khách hàng phải nộpphạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt

cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay

4 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo

lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theohợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hợpđồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện

không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay

5 Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của tổ chức tín dụng

với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận vềchất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trườnghợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhậnbảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽthực hiện thay

Trang 29

6 Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận

bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theohợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hợpđồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy

đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay

7 “Bảo lãnh đối ứng” là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với

bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trườnghợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảolãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh

8 “Xác nhận bảo lãnh” là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận

bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụbảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng

9 Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế

Câu 2 Hiện nay một số NHTM cho rằng TS đảm bảo là điều kiện tiên quyết để được vay vốn NH?Bạn bình luận vấn đề này như thế nào?

_Khi cho vay các ngân hàng thương mại thường căn cứ vào 5 diều kiện cho vay sau:

+Có năng lực pháp luật dân sự

+Có mục đích vay hợp pháp

+Có phương án và dự án khả thi hiệu quả

+Có đủ năng lực tài chính để trả nợ trong suốt thời hạn cam kết

+Có tài sản bảo đảm theo đúng qui định của pháp luật

_Thực tế hiện nay điều kiện để các ngân hàng cho vay tùy vào từng thời điểm và chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng.Trong đó tài sản bảo đảm là một trong những điều kiện cho vay quan trọng nhất vì:

+ Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thanh toán được

nợ

Trang 30

+Làm động lực thúc đẩy khách hàng trả nợ và sử dụng vốn vay có hiệu qủa

vì khi tài sản được thế chấp, cấm cố tại các tổ chức tín dụng thì người vay sẽ bị mất nó nếu khoản vay của họ được đầu tư không cẩn thận và xảy ra rủi ro Chính

vì vậy mà họ phải thận trọng hơn khi thực hiện quyết định đầu tư của mình

+Là rào cản đối với những đối tượng đi vay có chủ định lừa đảo

+ Tài sản đảm bảo có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của tâm lý ỷ lại sau khi cho vay

+Giúp ngân hàng gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiều rủi ro tín dụng _Bên cạnh những tác dụng của tài sản bảo đảm trong việc cấp tín dụng của ngân hàng còn có những vướng mắc sau:

+Ngân hàng gặp khó khăn trong việc định giá tài sản bởi các qui định từ Ngân hàng cấp trên chưa thống nhất, chưa cụ thể, còn có những điểm chồng chéo, khó hiểu làm cho cấp dưới rất khó thực hiện.Các ngân hàng thường định giá thấp hơn thực tế để giảm thiếu rủi ro trong hoạt động tín dụng

+Ngân hàng gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.Cóthể tài sản đang dùng làm đảm bảo ở ngân hàng đang bị tranh chấp, kiện tụng …._Theo tôi, tài sản đảm bảo chỉ là một trong những điều kiện quan trọng để cho vay chứ không nhất thiết là điều kiện tiên quyết để các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng chấp nhận cho vay.Nên kết hơp các điều kiện cho vay chứ không nhất thiết là phải đặt quá nặng vào tài sản đảm bảo Bởi vì:

+Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay rất khó tiếp cận tín dụng vì họ không đáp ứng được các yêu cầu về tài sản bảo đảm của các ngân hàng.Các ngân hàng Việt nam rất ít khi cho vay mà không có tài sản bảo đảm là bất động sản Đâycũng là trở ngại chính đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng khi không có tài sản đảm bảo hoặc các tài sản chưa đủ các giấy tờ hợp lệ.Nếu tài sản dảm bảo là điều kiện tiên quyết để các ngân hàng chấp nhận cho vay thì đó là rào cản trong việc tiếp cậntín dụng của doanh nghiệp

Trang 31

hướng tất yếu là bên vay sẽ thực hiện các dự án có mức độ rủi ro cao để đem lại lợinhuận cao vì nếu dự án thất bại thì cái mà họ mất cũng không đáng kể.

+ Một số doanh nghiệp chỉ muốn thực hiện đầu tư mà không muốn trả nợ Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc giải quyết các khoản nợ xấu Chính điều này đã đặt các tổ chức tín dụng vào lựa chọn coi tài sản đảm bảo là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất trong quyết định cấp tín dụng của mình Vì trong điều kiện thị trường tài chính chưa đạt được độ hoàn hảo cần thiết, tài sản đảm bảo là cơ chế tốt nhất để giảm thiểu lựa chọn bất lợi và tâm

lý ỷ lại do thông tin bất cân xứng gây ra, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng Việt nam

-là lệnh chi tiền do người mua lập yêu

càu NH trích tài khoản của mình để trả

cho người bán

-thanh toán nhanh hơn UNT

-mục tiêu:dịch vụ, nộp thuế, mua hàng

-Thanh toán chậm hơn UNC

-Mục tiêu:thanh toán tiền điện, nước.-phài ủy quyền cho NH trích tk tiềngửi của mình để trả cho người bán

Trang 32

-ít phổ biến hơn.

Câu 4 : Tại sao sec áp dụng hạn chế ở Việt Nam?

Trả lời: Hiện nay trong các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt có 4 công cụ phổ biến là uỷ nhiệm chi, séc, uỷ nhiệm thu và ngân phiếu thanh toán Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi được ưa chuộng nhất trong khâu thanh toán do thủ tục đơn giản,hiện đang chiếm vịtrí tuyệt đối trong khâu thanh toán giữa các thể nhân và pháp nhân khác nhau trong nền kinh tế Tính hết 6 tháng đầu năm nay, thể thức này chiếm tỷ trọng 90,97% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt Trong khi

đó, tỷ trọng thanh toán bằng séc qua ngân hàng còn rất khiêm tốn, tỷ trọng này chỉ là0,31% trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại Tp.HCM tính đến

6 tháng đầu năm nay.Vậy tại sao séc lại áp dụng hạn chế ở TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung?

Có nhiều lý do khác nhau:

 Với các dịch vụ thanh toán, việc sử dụng các công cụ thanh toán ban hành theo Nghị định 91/CP, Quyđịnh 22-NH và Thông tư 08 của Ngân hàng Nhà nước

về kinh doanh thương mại hiện nay không còn phù hợp với thực tế

 Các hình thức thanh toán như séc định mức, thư tín dụng hoàn toàn không được sử dụng, séc chuyển tiền chỉ được sử dụng rất ít Thể thức ngân phiếu thanh toán khi sử dụng tiết kiệmđược thời gian kiểm tra, vận chuyển gọn nhẹ Nhưng do lưu thông có thời hạn nên phải có nghiệp vụ thu đổi hết hạn

 Chi phí phát hành và thu đổi hết hạn là vấn đề tồn tại nhiều năm nay khiến người tiêu dùng ban đầu hồ hởisử dụng nhưng sau ngày càng giảm

 Thanh toán bằng séc có phạm vi khá hẹp, không cho thanh toán ngoài hệ thống, ngoài địa bàn thành phố nên bị hạn chế Thủ tục luân chuyển séc cũng chậm

vì còn yêu cầu ghi nợ trước,ghi nợ sau Trường hợp 2 đơn vị mua bán có tài khoản tại 2 nơi khác nhau,phải mất thời gian chuyển cho ngân hàng bên mua để ghi nợ trước rồi ngân hàng bên bán mới được ghi có sau vào tài khoản đơn vị bán Việc này áp dụng với cả séc bảo chi gây không ít phiền hà cho khách vì phải lưu ký tiền trên tài khoản mà không rút ngắn được thời gian luân chuyển chứng từ

 Một số thủ tục còn rườm rà như trong chế độ quy định khi mua séc, chủ tài khoản phải lập giấy đề nghị bánséc, đồng thời uỷ nhiệm chi trích tài khoản tiền gửi

để mua séc, hay loạichứng từ cho cùng một nội dung Một số trường hợp như

Trang 33

người thụ hưởng sécnộp séc vào ngân hàng quá thời hạn thanh toán, đơn vị thu hộ chuyển sécchậm cho đơn vị thanh toán phải đến UBND xã, phường nơi cư trú hoặcđóng trụ sở để xin xác nhận lý do bất khả kháng Quy định này khiến cho côngchúng cân nhắc việc lựa chọn sử dụng séc vì các cơ quan chức năng nóitrên chưa chắc đã am tường về séc để dễ dàng xác nhận trên chứng từ Dođó, cần xác định rõthế nào là yếu tố "bất khả kháng" để cáccơ quan chức năng có thể dễ dàng xác nhận Với tài khoản cá nhân, chỉ đượcuỷ quyền từng lần phát hành séc hoặc uỷ quyền trong một thời gian nhấtđịnh, mỗi lần uỷ quyền phải ra UBND huyện, quận xác nhận Đối với pháp nhân, chủ tài khoản là người toàn quyền chịu trách nhiệm

về sử dụng tàikhoản của mình Mỗi khi uỷ quyền tạm thời cho người khác, chủ tài khoảncũng phải ra UBND quận huyện xác nhận là điều vô lý

 Đối với thời hạn hiệu lực, nếu chỉ cho phép có 15 ngày thì quá ngắn so với thông lệ ở cácnước khác 6 tháng hay 1 năm Do hiện nay, séc được phép chuyển nhượng nên nếu kéo dài thời hạn hiệu lực của tờ séc sẽ làm cho người thụ hưởng séc an tâm hơn, không phải lo đi minh chứng yếu tố bất khả kháng tại các cơ

quanchức năng Theo các chuyên gia, không cần ghi địa chỉ người phát hành sécvì

họ đã có tài khoản tín dụng, và địa chỉ của họ đã lưu trong hồ sơmở tài khoản Cũng không cần ghi số chứng minh nhân dân của người thụ hưởng trên tờ séc vì một khi séc đã cho phép chuyển nhượng thì người thực sự trình séc lãnh tiền ở ngân hàng có thể không phải là người thụhưởng có tên ghi trên séc, còn với séc vô danh thì người nào trình séc người đó lĩnh tiền

CÂU 5:( Theo luật TCTD 2010, phân biệt phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán

- Là công cụ thanh toán mà Ngân

hang cung ứng cho khách hàng

để thực hiện chức năng thanh

toán

- VD: Séc, thẻ, Ủy nhiệm chi, Ủy

nhiệm thu

- Có thể chuyển nhượng được

- Là sản phẩm của Ngân hang do khách hàng trả tiền để Ngân hang cung ứng phương tiện thanh toán

- Ngân hàng phải tổ chức để đạt được sự an toàn, nhanh, tiện lợi cho sản phẩm

Trang 34

- Phương tiện thanh toán có giá trị

như tiền tệ

- Gồm các nghiệp vụ để bảo đảm khả năng thanh toán cho các phương tiện thanh toán

- VD: Dịch vụ thanh toán băng séc, thẻ, Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu

 thong qua tài khoản của kháchhàng

CÂU 6 Phân biệt tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn

TIỀN GỞI TIẾT KIỆM KHÔNG KỲ

HẠN

TIỀN GỞI TIẾT KIỆM CÓ KỲ HẠN

GỞI TIỀN:

- Khách hàng nộp tiền mặt trược

tiếp hoặc thông qua người khác

- Không bị hạn chế số lần gởi tiền

RÚT TIỀN:

- Khách hàng phải trực tiếp rút

tiền, không bị hạn chế số lần rút

CHUYỂN TIỀN:

- Khách hàng được chuyển tiền để

gởi tiết kiệm có kỳ hạn của chính

mình tại Ngân hàng, không được

GỞI TIỀN:

- Khách hàng nộp tiền mặt trược tiếp hoặc chuyển khoản từ TGTT

- Không được gởi thêm khi thẻ tiết kiệm chưa đến thời hạn thanh toán

Trang 35

chuyển khoản vào tài khoản của

người khác

THANH TOÁN:

- Tiền gốc: Ngân hàng thanh toán

vốn gốc theo yêu cầu rút tiền

từng lần cho khách hàng

- Tiền lãi: Ngân hàng trả lãi định kỳ

mỗi tháng 1 lần theo ngày mở

thẻ tiết kiệm và tính lãi theo

phương pháp tích số tương tự

Tiền gởi không kỳ hạn

- Tiền gốc :Thanh toán vốn gốc một lần

- Tiền lãi : Lãi cuối kỳ hoặc định kỳ mỗi tháng

- Phương pháp tính lãi như tiền gởi có kỳ hạn

CÂU 7: GIẢI BÀI TẬP

Trang 36

- Ngày hết hạn hiệu lực: 28/4 (Sau 15 ngày kể từ ngày thanh toán)

Phí Bảo lãnh = 20.000 x 0.05% x 4 = 40 triệu đồng

2 Số tiền doanh nghiệp B phải thanh toán cho Ngân hàng B2 là:

- Số tiền thực hiện nghĩa vụ Bảo lãnh:

BÀI 7( trong 8 bai tập thầy Phong)

ĐƠN VỊ TÍNH TOÀN BÀI LÀ 1000 Đ

1 XÁC ĐỊNH MỨC CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG (ĐƠN VỊ: 1000đ)

Nhu cầu vay = Tổng nhu cầu vốn ĐTDA – Vốn ĐTDA tự có – Vốn đầu tư khác

 Tổng nhu cầu vốn ĐTDA: 32.900.000

 Vốn đầu tư tự có: = MG trái phiếu khi đến hạn + Lãi thu được từ trái phiếu

= 10.000 x 1000 + 10.000 x 1000 x 3 x 8%

Trang 37

= 12.400.000

 Vốn đầu tư khác: 5.500.000 (Thiết bị sản xuất thuế TC)

Nhu cầu vay = 32.900.000 – 12.400.000 – 5.500.000 = 15.000.000

2 TÍNH TIỀN LÃI VAY THI CÔNG:

Bảng tính lãi vay thi công (theo khế ước)

Thời điểm nghiệm thu 12/08/2009.

Trang 38

1,293,425

11,640,825

11,640,825

1,293,425

10,347,400

10,347,400

1,293,425

9,053,975

9,053,975

1,293,425

7,760,550

7,760,550

1,293,425

6,467,125

3,880,275

1,293,425

2,586,850

2,586,850

1,293,425

1,293,425

1,293,425

1,293,425

Ngày đăng: 08/02/2015, 17:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức ký hậu , hạn chế chuyển  nhượng với loại séc đích danh - CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Hình th ức ký hậu , hạn chế chuyển nhượng với loại séc đích danh (Trang 7)
BẢNG KẾ HOẠCH THU NỢ - CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
BẢNG KẾ HOẠCH THU NỢ (Trang 38)
Hình thức bảo lãnh nào là phổ biến nhất: - CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Hình th ức bảo lãnh nào là phổ biến nhất: (Trang 63)
Bảng tổng thu nhập và thu nhập từ bảo lãnh tại một số ngân hàng - CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Bảng t ổng thu nhập và thu nhập từ bảo lãnh tại một số ngân hàng (Trang 65)
Bảng tỷ lệ thu nhập của bảo lãnh trong tổng doanh thu - CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Bảng t ỷ lệ thu nhập của bảo lãnh trong tổng doanh thu (Trang 65)
Bảng dư nợ các hình thức bảo lãnh tại Vietcombank năm 2009 - CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Bảng d ư nợ các hình thức bảo lãnh tại Vietcombank năm 2009 (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w