Hợp đồng bảo lãnh: Là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 58)

- DN muốn vay được vốn ngân hàng, ít nhất phải có báo cáo tài chính Nhưng những DN mới, một là chưa có báo cáo tài chính, hoặc trong 1, 2 năm đầu, báo cáo

b.Hợp đồng bảo lãnh: Là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và

bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp, có quy mô kinh doanh sản xuất lớn. Cả thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh đều yêu cầu thể hiện đầy đủ các bên tham gia trong thư bảo lãnh hay hợp đồng bảo lãnh. Nhưng hợp đồng bảo lãnh cần có chữ ký của bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan (nếu có), còn thư bảo lãnh thì không cần.

Vậy:

• Thư bảo lãnh sử dụng khi khách hàng là cá nhân, hộ cá thể với quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, trong thư bảo lãnh không cần chữ ký của bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan (nếu có) trong thư bảo lãnh. Hoặc trong các trường hợp bảo lãnh có liên quan đến đối ngoại, cần phát hành thư bảo lãnh ra nước ngoài, hay trong các trường hợp đấu thầu.

• Hợp đồng bảo lãnh cần đầy đủ chữ ký của cả 3 bên, không chỉ của bên bảo lãnh, khách hàng, mà bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan (nếu có) cũng cần phải tham gia ký vào hợp đồng bảo lãnh.

Câu 4 L/C CÓ PHẢI LÀ 1 HÌNH THỨC BẢO LÃNH? TẠI SAO?

L/C là 1 hình thức bảo lãnh vì : - Theo định nghĩa:

o Bảo lãnh ngân hàng: là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (Bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (Bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

o Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết

thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính

(thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) về việc chỉ trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của người thụ hưởng

với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).

- Ngân hàng phát hành phát hành một L/C cam kết thanh toán cho người thụ hưởng một số tiền nhất định khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C chứng minh người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định được quy định trong L/C.

- Cả bảo lãnh và L/C, khách hàng đều cần ký quỹ một khoản tiền cho ngân hàng nhằm đảm bảo khách hàng thanh toán, nhận hàng, đảm bảo an toàn cho ngân hàng, thông qua số tiền ký quỹ, Ngân hàng Nhà nước có thể biết được tổng dư nợ bảo lãnh dựa trên số tiền ký quỹ.

 Mặc dù người đề nghị mở L/C tham gia với tư cách là người mua hàng hóa/dịch vụ, nhưng ngân hàng phát hành mới là người thanh toán, cho nên khi người thụ hưởng ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải đòi tiền ngân hàng phát hành L/C, L/C là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho người mua.

 Nên xét về bản chất, L/C là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cấp cho người đề nghị mở L/C dưới dạng một bảo lãnh thanh toán có điều kiện.

Câu 5 Sự khác nhau giữa bảo lãnh và L/C:

- Đối với bảo lãnh, trước hết người bán hàng phải yêu cầu người mua thanh toán và chỉ khi nào người mua mất khả năng thanh toán hay từ chối thanh toán thì ngân hàng bảo lãnh phải thanh toán.

- Đối với thư tín dụng, ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng thể hiện qua thư tín dụng, có nghĩa là ngân hàng thực hiện thanh toán cho người bán và sau đó tìm cách thu lại tiền từ người mua.

Câu 6 CÓ BAO NHIÊU HÌNH THỨC BẢO LÃNH, HÌNH THỨC NÀO LÀ PHỔ BIẾN NHẤT VÀ HÌNH THỨC NÀO THỰC HIỆN CẤP TÍN DỤNG GIÁN TIẾP?

Theo quy chế bảo lãnh Ngân hàng:

1. Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh.

2. Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.

3. Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

4. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

5. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

6. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

7. “Bảo lãnh đối ứng” là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh.

8. “Xác nhận bảo lãnh” là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng.

9. Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hình thức bảo lãnh nào thực hiện cấp tín dụng gián tiếp?

Cấp tín dụng gián tiếp là: bên cấp tín dụng thực hiện cấp tín dụng cho chủ thể này nhưng thực hiện đòi nợ một chủ thể khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuẩn mực kế toán 22

20. Ngân hàng phải trình bày các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết sau:

a) Nội dung và giá trị của các cam kết cho vay không thể huỷ ngang (Trường hợp huỷ ngang các cam kết không thể huỷ ngang thì phải chịu phạt)

b) Nội dung và giá trị của các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết được trình bày ngoài Bảng cân đối kế toán bao gồm các khoản liên quan đến:

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 58)