Các khoản tín dụng gián tiếp, như: Các khoản bảo lãnh nợ, bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng có vai trò như là các khoản bảo

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 62)

- DN muốn vay được vốn ngân hàng, ít nhất phải có báo cáo tài chính Nhưng những DN mới, một là chưa có báo cáo tài chính, hoặc trong 1, 2 năm đầu, báo cáo

i)Các khoản tín dụng gián tiếp, như: Các khoản bảo lãnh nợ, bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng có vai trò như là các khoản bảo

thanh toán và thư tín dụng dự phòng có vai trò như là các khoản bảo lãnh tài chính cho các khoản vay và chứng khoán;

ii) Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế, như: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, các khoản đảm bảo khác và thư tín dụng dự phòng liên quan đến các nghiệp vụ đặc biệt;

iii) Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn ngắn hạn phát sinh từ việc giao nhận hàng hoá, như: Thư tín dụng, chứng từ có sử dụng hàng hoá giao nhận làm tài sản đảm bảo;

iv) Các cam kết khác và cam kết bảo lãnh phát hành chứng từ có giá khác.

Hình thức bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng gián tiếp: bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.

Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: khi phải cấp tín dụng cho bên được bảo lãnh, tức là ngân hàng (bên bảo lãnh) đã mua lại khoản phải thu từ bên nhận bảo lãnh.

Hình thức bảo lãnh nào là phổ biến nhất:

Có thể phân bảo lãnh thành 2 nhóm: bảo lãnh tín dụng và bảo lãnh đầu tư xây dựng cơ bản

Bảo lãnh tín dụng: chủ yếu là bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.

Bảo lãnh đầu tư xây dưng cơ bản: chủ yếu là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng công trình, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Khảo sát tỷ trọng của các hình thức bảo lãnh tại Eximbank:

Có thể thấy, tại Eximbank, khối lượng của các cam kết bảo lãnh tăng cao qua các năm, trong đó, bảo lãnh thanh toán chiếm tỷ trọng cao nhất, và các năm sau này, tỷ trọng của các bảo lãnh khác cũng tăng cao.

Trong khi đó, tại ACB:

Tỷ trọng của các cam kết bảo lãnh khác cao hơn bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh dự thầu rất nhiều. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì tỷ trọng của các bảo lãnh khác giảm, các hình thức còn lại tăng đều hàng năm.

Trong cơ cấu các cam kết bảo lãnh khác tại ngân hàng, bảo lãnh nợ vay và bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước chiếm tỷ trọng cao.

Do đó, có thể nói, phổ biến nhất là bảo lãnh tín dụng, mà chiếm tỷ trọng cao nhất là bảo lãnh thanh toán.

Câu 7 Bảo lãnh có phổ biến ở Việt Nam không, tại sao?

Bảo lãnh là hình thức tín dụng tuy đã khá phổ biến nhưng chưa thật sự đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam hiện nay.

Ta có thể thấy thực trạng của bảo lãnh ngân hàng ở một số ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm 2009 qua các bảng sau:

Bảng tổng thu nhập và thu nhập từ bảo lãnh tại một số ngân hàng Đơn vị: triệu đồng. Tổng doanh thu từ thu nhập lãi và dịch vụ Thu nhập từ hoạt động cho vay và tạm ứng Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh Thu nhập từ hoạt động dịch vụ khác Vietcombank 16.665.961 10.858.959 1.372.403 131.282 1.241.121 Sacombank 8.384.100 5.596.375 1.246.301 86.403 1.159.898 ACB 10.419.977 4.820.005 867.665 39.978 827.687 Eximbank 4.611.939 2.907.759 267.762 18.663 249.099

Bảng tỷ lệ thu nhập của bảo lãnh trong tổng doanh thu

Tỷ lệ thu nhập bảo lãnh trong tổng doanh thu từ thu nhập lãi và dịch vụ

Tỷ lệ thu nhập bảo lãnh trong tổng doanh thu từ

hoạt động dịch vụ

Vietcombank 0,7877% 9,57%

Sacombank 1,0306% 6,93%

ACB 0,3837% 4,61%

Bảng dư nợ các hình thức bảo lãnh tại Vietcombank năm 2009

Đơn vị: triệu đồng

Bảo lãnh vay vốn 1.088

Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31.639.498

Bảo lãnh khác 13.338.765

Nhận xét:

- Tổng dư nợ bảo lãnh mà ngân hàng thực hiện khá cao (VD: Vietcomank có tổng dư nợ tín dụng năm 2009 là 140547 tỷ đồng thì tổng dư nợ bảo lãnh đã lên đến 34884,896 tỷ đồng – chiếm khoảng 24,82% tổng dư nợ tín dụng)

- Thu nhập từ bảo lãnh khá cao, có thể lên đến 131.282 triệu đồng (Vietcombank). Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh so với tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ lên đến gần 10% tại Vietcombank, và chiếm hơn 1% so với tổng doanh thu từ hoạt động thu nhập lãi và dịch vụ của ngân hàng Sacombank. Tỷ lệ thu nhập như vậy là khá cao trong ngân hàng, vì cho vay là hoạt động tạo thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, luôn chiếm tỷ trọng doanh thu rất cao, còn trong dịch vụ, thì thanh toán luôn là hoạt động quan trọng và diễn ra thường xuyên.

- Nhưng nếu nói dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đã thật sự phát triển và đóng vai trò quan trọng trong ngân hàng thì thật sự chưa đúng. Vì tỷ lệ thu nhập từ bảo lãnh trong tổng doanh thu như vậy chưa thể gọi là thật sự quan trọng. Hơn nữa, ở ngân hàng như ACB thì tỷ lệ bảo lãnh chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập (4,61% so với thu nhập từ dịch vụ và 0,3837% so với tổng thu nhập từ lãi và dịch vụ). Còn ở Eximbank thì thu

nhập từ bảo lãnh chỉ có 18.663 triệu đồng (chỉ bằng 1/7 so với Vietcombank).

 Hoạt động bảo lãnh ngân hàng tuy đã khá phổ biến ở Việt Nam nhưng nó chưa thật sự phát triển, chưa đóng vai trò quan trọng và không đồng đều giữa các ngân hàng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

1. Hoạt động ngân hàng đã khá phổ biến ở Việt Nam là nhờ vào các lợi ích của nó:

- Bảo lãnh là loại dịch vụ kinh doanh có nhiều tác động tích cực trong việc thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao dịch kinh doanh không chỉ ở trong lĩnh vực tín dụng mà cả trong dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm...

- Một số công dụng của bảo lãnh:

o Dùng như công cụ bảo đảm: bảo đảm cho các giao dịch kinh tế phát sinh, bảo đảm cho nghĩa vụ tài chính được thực hiện.

o Dùng như công cụ tài trợ

o Dùng như công cụ kiểm tra rủi ro

o Dùng như công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng

- Nhờ kinh tế Việt Nam phát triển, việc hợp tác kinh doanh và thanh toán tăng lên, cũng như nhu cầu vốn ngày càng tăng..., khi các hoạt động này phát triển thì nhu cầu giảm thiểu rủi ro, đảm bảo cho các giao dịch kinh tế phát sinh, bảo đảm cho các nghĩa vụ kinh tế được thực hiện cũng ngày càng tăng lên. Nhờ vậy, hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng trở nên phổ biến ở Việt Nam.

2. Bảo lãnh chưa thật sự phát triển ở Việt Nam, chưa đóng vai trò quan trọng:

- Vì Việt Nam hiện nay sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn là sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ. Do đó, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, giao

dịch vẫn còn ở quy mô nhỏ là chủ yếu, nên các bên tham gia chưa thật sự quan tâm đến vấn đề phòng chống rủi ro, ý thức tự bảo vệ chưa cao, chưa thật sự quan tâm đến bảo đảm cho các giao dịch kinh tế phát sinh và đảm bảo cho nghĩa vụ kinh tế được thực hiện.

- Các ngân hàng đặt ra các điều kiện nhận bảo lãnh khá khắt khe.

- Khách hàng khi đã được bảo lãnh thì phải chịu sự kiểm soát của bên bảo lãnh đối với mọi hoạt động liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh, nên họ hạn chế bảo lãnh vì không muốn sự kiểm soát của bên bảo lãnh.

- Các ngân hàng hiện nay chưa thật sự quan tâm đến phát triển dịch vụ bảo lãnh, nên chưa chủ động tuyên truyền, thông tin đại chúng về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng mình để thu hút tham khách hàng.

Những nguyên nhân trên đây là những nguyên nhân chủ yếu làm cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng tuy đã khá phổ biến ở Việt Nam, nhưng chưa thật sự phát triển và đóng vai trò quan trọng.

Câu 8 Vai trò của đăng ký giao dịch bảo đảm? Hiện nay đăng ký giao dịch bảo đảm ở cơ quan nào?

Trả lời:

Việc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đem lại những lợi ích cơ bản như sau:

- Giao dịch bảo đảm được đăng ký có hiệu lực pháp lý đối kháng với bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký và là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm. Do đó, việc tìm hiểu thông tin trước khi quyết định xác lập giao dịch sẽ giúp cho người thứ ba tránh được các rủi ro.

- Khách hàng nào đăng ký giao dịch bảm đảm trước sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên canh đó việc đăng ký còn xác thực được hành vi của bên thế chấp .

- Thứ tự ưu tiên thanh toán được căn cứ vào thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm (đối với trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ). - Giao dịch bảo đảm được công khai cho mọi tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu tìm hiểu, qua đó giúp họ có thông tin chính xác, tin cậy trước khi quyết định xác lập các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại. Kết quả tìm hiểu thông tin về tài sản mà họ dự định mua hoặc dự kiến nhận bảo đảm sẽ giúp họ đưa ra quyết định phù hợp và có lợi cho mình nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng thời, các giao dịch bảo đảm còn tạo điều kiện khắc phục những thiệt hại cho bên thực hiện giao dịch đảm bảo một cách nhanh chóng và hiệu quả.

* Theo điều 47,Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/9/2010 cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và thẩm quyền đăng ký về giao dịch bảo đảm là:

1. Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay.

2. Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp tàu biển.

3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

4. Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Câu 9 Câu hỏi: Hãy trình bày những tác động tích cực và tiêu cực của tài sản đảm bảo (TSĐB)?

Đối với những khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay những khách hàng không quen đối với ngân hàng thì ngân hàng không thể nắm bắt,đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính,khả năng trả nợ như các doanh nghiệp lớn,khách hàng truyền thống của ngân hàng.Các ngân hàng thường hạn chế rủi ro bằng việc thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Tuy nhiên, TSĐB có những tác động tích cực và tiêu cực sau:

Tích cực:

• TSĐB giảm bớt tổn thất cho Ngân hàng khi khách hàng vì một lí do nào đó không thanh toán được nợ cho Ngân hàng như :thiên tai,hỏa hoạn, thay đổi chính sách của NN,…

• Làm động lực thúc đẩy khách hàng trả nợ : Khi Khách hàng (KH) vay vốn có đảm bảo bằng tài sản, chủ yếu là thế chấp nhà cửa, đất đai, hoặc cầm cố những tài sản có giá trị đối với cuộc sống của KH, đồng thời những tài sản đó khi đem thế chấp, cầm cố cho NH thường được NH định giá thấp hơn so với giá trị thực của nó. Chính vì lẽ trên mà KH khi vay vốn sẽ cố gắng sử dụng đồng vốn đó để sinh lời, trả nợ NH, cũng là một cách giảm tổn thất cho bản thân mình do tài sản bị giảm giá trị.

• Là rào cản đối với những đối tượng đi vay có chủ định lừa đảo. Hiện nay, việc lấy dự án/ phương án làm căn cứ cho vay vốn đã bộc lộ những khó khăn nhất định, vì có một số ít doanh nghiệp và cá nhân khi xây dựng dự án/phương án đã không trung thực. Họ luôn đưa ra những “con số ảo, số ma” làm ngân hàng rất khó tính toán, xác định cho vay vốn. Vì thế, các NHTM ngoài việc xem xét dự án/phương án còn ràng buộc khách hàng vay vốn phải có thêm tài sản bảo đảm. Có quy định này, vì các NHTM muốn áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý và kinh tế để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay, lãi vay và các khoản phí (nếu có).

Tiêu cực:

• Có tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng do đó mà lơ là trong việc thu thập thông tin về khách hàng, hời hợt trong công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, cũng như khả năng sinh lời và nguồn thu nợ của khách hàng.

• Xảy ra tiêu cực về tham nhũng, hối lộ đối với cán bộ tín dụng. Vì khoản lợi ích mà KH mang tới cho cán bộ tín dụng mà họ giúp KH định giá cao cho tài sản đảm bảo, hoặc đánh giá tốt về báo cáo tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, cuối cùng gây ra thiệt hại cho ngân hàng.

Câu 10 Trình bày nguyên tắc cho vay phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Khi thực hiện nguyên tắc này, khách hàng, ngân hàng gặp phải khó khăn gì? Giải pháp khắc phục.

Trả lời: Đây là nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Nguyên tắc này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Do nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền nên sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định thì khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng

tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời hạn nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lại.

Khó khăn là:

- Đối với khách hàng là khách hàng nếu gặp khó khăn về tài chính như là chưa thu được tiền bán hàng,.. dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn, khách hàng không linh hoạt về thời gian trả nợ, nếu trả không đúng hạn sẽ bị phạt hoặc bị chuyển nhóm nợ, điều này làm mất điểm trong xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với khách hàng của ngân hàng.

- Đối với ngân hàng là ngân hàng nếu không kiểm soát được tình hình tài chính của khách hàng vay tiền thì sẽ khó kiểm soát được nguồn thu để có thể trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho khách hạn gửi tiền, khi phải trả lãi và gốc đúng hạn cho khách hàng thì ngân hàng không thể đầu tư được, làm mất đi một khoản lợi của ngân hàng.

Giải pháp là ngân hàng cần chú trọng phân tích sự khả thi về mặt tài chính của dự án để có thể xác định được nguồn trả nợ của khách hàng chính xác, mặt khác khách hàng cần cung cấp đủ và chính xác thông tin về tình hình tài chính của mình để ngân hàng có thể đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng .

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 62)