Giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ những đặc điểm của giai cấp vô sản thế giới như sống tập trung, đại diện cho phương thức sản xuất hiện đại, có sứ mệnh lịch sử… đồng thời họ lại có
Trang 1Vấn đề 1 : Phân tích và chứng minh tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngay từ khi Đảng cộng sản Việt Nam mới thành lập, trong cương lĩnh chính trị đầu tiêncủa Đảng tháng 2 năm 1930 đã khẳng định con đường, mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạngnước ta Cương lĩnh đâu tiên trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết các lực lượng và lãnh đạophong trào cách mạng từ khi Đảng được thành lập, nội dung của cương lĩnh nhìn chung luônđược thể hiện nhất quán trong suốt toàn bộ đường lối cách mạng nước ta qua từng thời kỳ
Việc tìm hiểu để nêu những luận điểm của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là điều
cần thiết để khẳng định giá trị khoa học và tính đúng đắn của con đường mà Đảng và nhândân ta đã lựa chọn
Những năm trước 1930, nước ta dưới sự thống trị của thực dân Pháp, hàng ngàn cuộc đấutranh yêu nước nổi dậy nhưng rồi lần lượt đều bị đàn áp và đi đến thất bại Giữa lúc dân tộc tađứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìmcon đường cứu nước Năm 1920, Người đến với chủ nghĩa Mác LêNin và sau đó bắt đầutruyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam Đến năm 1929, nhu cầu phải thànhlập Đảng Cộng sản đã chín muồi Từ tháng 3/1929 đến tháng 01/1930 có 3 tổ chức ĐảngCộng Sản lần lượt ra đời ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, tuy chứng tỏ sự thắng thế của tư tưởngcách mạng vô sản, song trong một nước có 3 tổ chức đảng cộng sản hoạt động riêng rẽ cũng
là một trở ngại cho phong trào cách mạng Trước tình hình đó, nhận chỉ thị của Quốc tế Cộngsản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản từ ngày 3đến ngày 7/2/1930 tại Cửu Long, Hương cảng, Trung Quốc Hội nghị đã thống nhất cácnhóm cộng sản thành một đảng và lấy tên đảng là Đảng cộng sản Việt Nam; đồng thời đãthông qua Chính cương, sách lược, Điều lệ tóm tắt của Đảng và điều lệ tóm tắt của các đoànthể quần chúng Chính cương, sách lược tóm tắt đã trở thành cương lĩnh chính trị đầu tiên củaĐảng xác định đường lối cách mạng Việt Nam với những nội dung cơ bản sau đây:
Một là cách mạng Việt Nam phải là cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng
để tiến lên xã hội cộng sản Thực chất đó là một cuộc cách mạng có 2 giai đoạn : giai đoạn
thứ nhất đó là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giai đoạn thứ hai là sau khi giành đượcthắng lợi sẽ chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để tiến tới xã hội cộng sản
Hai là trong cách mạng tư sản dân quyền có hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc
và chống phong kiến (phản đế, phản phong) Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, phải được tiến hành khắng khít không tách rời nhau nhưng trong đó nhiệm vụ chống đếquốc và tay sai (phản đế) phải đặt lên hàng đầu
Ba là xác định lực lượng cách mạng, Đảng phải vận động, thu phục giai cấp mình để
lãnh đạo dân chúng, dựa hẳn vào dân cày nghèo, liên lạc với trung nông Lực lượng cáchmạng bao gồm : thứ nhất là giai cấp công - nông là gốc, là động lực của cách mạng, thứ hai lànhững người yêu nước trong các giai cấp khác là đồng minh của cách mạng
Bốn là lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của giai cấp
là Đảng cộng sản Việt Nam
Năm là về phương pháp cách mạng, Đảng chủ trương phải giành chính quyền bằng bạo
lực cách mạng.
Sáu là cách mạng Việt Nam đoàn kết với giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa trên
thế giới để chống chủ nghĩa đế quốc Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thếgiới
Từ những nội dung cơ bản trên, Đảng đã thể hiện trình độ tư duy sâu sắc và sáng tạo : vừavận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam, vừa đáp ứng chính xácnhững yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ
Trước nhất, tính đúng đắn và khoa học của Cương lĩnh thể hiện ở việc xác định đúng mục
tiêu và con đường của cách mạng Việt Nam, đó là “làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để tiến lên chủ nghĩa cộng sản chính” Sự lựa chọn xuất phát từ việc xác định
Trang 2đúng đắn các mâu thuẩn cơ bản của xã hội Việt Nam và nhận thức đúng xu thế phát triển củathời đại.
1 Cương lĩnh đầu tiên của Đảng xác định rõ nước ta là một xứ thuộc địa, nửa phong kiến
và phân tích những chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế và thủ đoạn độc quyền khai thácthuộc địa của tư bản Pháp, gây nên những hậu quả tai hại, cản trở sự phát triển độc lập củakinh tế Việt Nam Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, nhiều người bị lâm vào nạn thất nghiệp.Tình hình đó đưa đến mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa một bên là dân tộc ta (trong đó cócông nhân, nông dân và toàn thể dân tộc) với một bên là đế quốc Pháp và tay sai của chúng.Bên cạnh đó, còn nổi lên mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam - mà đa số là nông dân - vớibọn địa chủ phong kiến chung quanh vấn đề ruộng đất, người dân cày hoàn toàn phụ thuộcvào địa chủ, bị trói chặt vào mảnh ruộng của giai cấp địa chủ và bị bóc lột với tô thuế nặng
nề
Từ hai mâu thuẫn cơ bản trên cho thấy rằng nguyện vọng tha thiết và cấp bách của dân tộclúc này chính là đánh đổ đế quốc để giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do và đánh đổphong kiến để giành dân chủ, giành ruộng đất cho người cày Chỉ có giải quyết 02 mâu thuẫnnày thì xã hội Việt Nam mới thoát khỏi áp bức, bóc lột, phát triển đi lên Muốn giải quyếtmâu thuẫn đó, nhân dân Việt Nam phải làm "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cáchmạng để đi tới xã hội cộng sản"
Như vậy, cương lĩnh cũng đã xác định rõ mục tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Namkhông chỉ dừng lại ở giai đoạn hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mà phải thựchiện tiếp cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đưa cả nước đi lên CNXH, CNCS – mà thắng lợicủa Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 là sự mở đường cho thời kỳ quá độ lên CNXH trêntoàn thế giới Về thực chất, đó là con đường cách mạng giành độc lập dân tộc, thực hiện khẩuhiệu “người cày có ruộng” và các quyền dân chủ chính trị, kinh tế, văn hóa… cho các tầnglớp nhân dân, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi tới xã hội cộng sản mà chủ nghĩa xã hội làgiai đoạn đầu của nó Hai cuộc cách mạng này liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng vàthúc đẩy lẫn nhau, cuộc cách mạng trước thành công tạo điều kiện cho cuộc cách mạng saugiành thắng lợi Vì vậy, giữa hai giai đoạn cách mạng này: giải phóng dân tộc và xây dựngchủ nghĩa xã hội không có bức tường ngǎn cách
Luận điểm trên đánh dấu sự phát triển vượt bậc tư duy lý luận chính trị của cách mạngViệt Nam và chứng tỏ rằng, ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã nǎm vững nguyên lý cơ bản củachủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm cách mạng thế giới, thấu suốt conđường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, nhận rõ mối quan hệ biện chứng giữa cáchmạng dân tộc dân chủ với cách mạng xã hội chủ nghĩa Con đường cách mạng Cương lĩnhchính trị đã nêu mang tính triệt để và rọi sáng một hướng phát triển mới của Cách mạng ViệtNam và cũng là một chân lý cách mạng mà Đảng cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Namphấn đấu thực hiện : giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; tự do hạnhphúc của nhân dân là giá trị chân thực của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
2 Việc giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong
kiến là vấn đề phức tạp Trong 2 nhiệm vụ chiến lược “phản đế, phản phong”, cương lĩnh
chính trị cũng đã nêu rõ mặc dù cả 2 nhiệm vụ phải được tiến hành đồng thời và khắng khítvới nhau, song về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộclên hàng đầu, với khẩu hiệu "Tổ quốc trên hết" Điều này xuất phát từ hoàn cảnh xã hội nước
ta là xã hội thuộc địa, mâu thuẫn giai cấp tuy có sâu sắc nhưng mâu thuẫn chủ yếu nhất, bứcxúc nhất vẫn là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn thực dân xâm lược Pháp cùng bọntay sai của chúng (đại địa chủ, đại tư sản phản cách mạng và vua quan phong kiến) giành lạiđộc lập, tự do, dân chủ cho toàn dân tộc Việc xác định đúng kẻ thù chủ yếu và nhiệm vụ chủyếu để nắm vững ngọn cờ dân tộc để tập hợp lực lượng, phát huy cao độ sức mạnh dân tộcnhưng không coi nhẹ những nhiệm vụ giải phóng giai cấp là một những tư tưởng đúng đắn,sáng tạo của Đảng ta bắt nguồn từ việc khéo kết hợp yếu tố dân tộc với yếu tố giai cấp đểxem xét vấn đề xã hội
Trang 33 Cương lĩnh xác định rõ cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải dựa trên lực
lượng cách mạng là liên minh công – nông làm nòng cốt, trong đó giai cấp công nhân giữvai trò lãnh đạo nhưng đồng thời phải lôi kéo, tập họp cả những người yêu nước ở tầng lớptiểu tư sản, trí thức, trung nông và lợi dụng, trung lập phú nông, trung và tiểu địa chủ, tư sảndân tộc Sự phân chia giai cấp tư sản, địa chủ ra thành những nhóm đối tượng khác nhau để
có chính sách đối xử phù hợp, tranh thủ lôi kéo những người có lòng yêu nước, trung lậpnhững người có thể trung lập nhằm làm suy yếu kẻ thù và cương quyết trừng trị đối với kẻthù là thể hiện sự nhận thức và đánh giá đúng của Đảng ta đối với mỗi giai cấp, mỗi tầng lớptrong xã hội, mỗi dân tộc trong cộng đồng, thừa nhận tính tích cực và sự đóng góp của họtrong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước
Giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ những đặc điểm của giai cấp vô sản thế giới (như sống tập trung, đại diện cho phương thức sản xuất hiện đại, có sứ mệnh lịch sử…) đồng thời
họ lại có những đặc điểm riêng của dân tộc như vừa bị áp bức giai cấp, vừa bị áp bức dân tộccho nên họ có tinh thần triệt để cách mạng và quyền lợi giai cấp, gắn bó chặt chẽ với quyềnlợi của dân tộc, vì vậy họ phải trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam với điều kiện
là phải giác ngộ lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tự tổ chức ra chính Đảng của mình Tuy nhiên,muốn giữ vững và củng cố được vai trò lãnh đạo của mình, giai cấp công nhân còn phải lôicuốn được giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đi theo mình, trên cơ sở ấy mới tạo ra đượchậu thuẫn mạnh mẽ để mở rộng quyền lãnh đạo của mình đến các tầng lớp nhân dân lao độngkhác trong toàn xã hội Với một nước có 90% dân số là nông dân thì thực hiện cho được liênminh công nông vì đó là sự đảm bảo chắc chắn nhất cho những thắng lợi của cách mạng.Cùng với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức vốn xuất thân từ nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp
xã hội khác nhau, tuy họ không đại diện cho một phương thức sản xuất nào, không phải làmột lực lượng chính trị độc lập trước các giai cấp và tầng lớp xã hội khác, do đó họ không có
hệ tư tưởng riêng Song đội ngũ trí thức dưới bất cứ chế độ nào cũng có vai trò và vị trí rấtquan trọng Trong giai đoạn trước 1930, đội ngũ trí thức đa số đều có lòng yêu nước, khaokhát độc lập, tự do, dân chủ Mặc dù vẫn có một số ít cam tâm làm tay sai như số đồng vẫngiữ được khí tiết dù ở hoàn cảnh nào cũng không nguôi lòng cứu nước Khi có điều kiện,những trí thức yêu nước thường đóng vai trò truyền bá những tư tưởng mới và là ngòi pháocủa các cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến, bởi lẽ họ là một lực lượng xã hội có trình
độ học vấn cao, hiểu biết rộng, nắm được tri thức khoa học - công nghệ Giai cấp tư sản ViệtNam xuất hiện từ trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), vừa ra đời đã
bị sự chèn ép của tư bản Pháp và phân hoá thành hai bộ phận Một số ít tham gia vào các cơquan chính trị và kinh tế của đế quốc Pháp, trở thành lớp tư sản mại bản Một bộ phận kháctuy có tinh thần yêu nước, chống phong kiến và đế quốc, nhưng họ không có khả nǎng lãnhđạo cách mạng và chỉ có thể tham gia cuộc đấu tranh ấy trong điều kiện nhất định Thực tếlịch sử cũng đã chứng minh rõ mọi khuynh hướng coi thường hoặc phủ nhận vai trò của cáclực lượng xã hội to lớn này, không quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng, củng cố khối liênminh công - nông và trí thức trong các giai đoạn và các thời kỳ cách mạng, có nghĩa là đặtgiai cấp công nhân vào một hoàn cảnh phải chiến đấu đơn độc và đó là một sai lầm chính trịnghiêm trọng.chủ nghĩa Mác
4 Cương lĩnh đầu tiên khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái(9-2-1930), đánh dấu sự chấm dứt ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản và Đảng cộng sản ViệtNam ra đời với vai trò lãnh đạo cách mạng đã xác lập ảnh hưởng của hệ tư tưởng vô sảntrong cách mạng Việt Nam Đảng cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu thời đại mới trong lịch
sử nước ta, thời đại giai cấp công nhân và đảng tiên phong của nó đứng vị trí trung tâm, kếthợp mọi phong trào yêu nước và cách mạng, quyết định nội dung, phương hướng phát triểncủa xã hội Việt Nam Sức mạnh của Đảng cộng sản Việt Nam nằm ở chổ Đảng kết nạp đảngviên không những trong công nhân tiên tiến, mà còn kết nạp những người ưu tú, tiên tiếntrong nông dân lao động, trí thức cách mạng và trong các tầng lớp khác Đảng cộng sản ViệtNam là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng
Trang 4Đảng là một khối thống nhất ý chí và hành động Đảng viên phải "tin theo chủ nghĩa cộngsản, chương trình Đảng và Quốc tế cộng sản, hǎng hái tranh đấu và dám hy sinh, phục tùngmệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng".
5 Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng bạo lực cách mạng
của quần chúng, để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, rồi dựng ra chínhphủ công nông binh chứ không phải bằng con đường cải lương Đây là kinh nghiệm được rút
ra từ các cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc trên thế giới đã khẳng định rằng bản chấtcủa CNĐQ và giai cấp vô sản với hai bản chất giai cấp hoàn toàn đối lập, là một cuộc chiếnđấu không khoan nhượng; phải dùng bạo lực cách mạng đánh đổ bạo lực phản cách mạngmới giành được thắng lợi hoàn toàn Chiến thắng của cách mạng tháng 8 1945, Chiến dịchĐiện Biên Phủ năm 1954 và Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 cho thấy sự chọn lựa phươngpháp sủ dụng bạo lực cách mạng là hoàn toàn đúng đắn để đánh đổ bọn đế quốc và tay sai,giành độc lập dân tộc
6 Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế
giới, đứng trong mặt trận cách mạng của các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới
mà đội quân tiên phong của mặt trận này là Liên Xô Sách lược vắn tắt ghi rõ: "Trong khituyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liênlạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp" Chủ tịch
Hồ Chí Minh cho rằng : “Những tư tưởng dân tộc chân chính đồng thời cũng là những tưtưởng quốc tế chân chính” Sự bóc lột thuộc địa không chỉ là một nguồn sống của bọn tư bản
mà còn là cái “nền móng” của chủ nghĩa đế quốc Do đó, cuộc cách mạng giải phóng dân tộckhông những phải trở thành bộ phận khắng khít của cuộc cách mạng vô sản mang tính toàncầu mà còn có vai trò là một trào lưu lớn của cách mạng trong thế kỷ này Tư tưởng này là cơ
sở cho sự phát triển chính sách đoàn kết quốc tế của Đảng ta Chính sách đó luôn được bổsung, hoàn thiện và là một nguồn tǎng thêm sức mạnh lớn hơn sức mạnh vốn có của ta, làmột nhân tố thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Ngoài ra, do sớm nhận thức được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc với giải phónggiai cấp, giải phóng xã hội trong cách mạng vô sản ở nước thuộc địa, coi trọng độc lập tự chủ,
tự lực tự cường của từng quốc gia, việc đặt tên Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam (chứ khôngphải là Đảng Cộng sản Đông dương theo hướng chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản) là hoàn toànđúng đắn xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn về tình hình, đặc điểm, tâm lý dân tộc của banước Đông Dương (Việt Nam, Cao Miên, Lào) và theo quan điểm LêNin: các dân tộc bị lệthuộc sau khi độc lập được tách ra để xây dựng độc lập dân tộc và có quyền tự quyết
Đối với công cuộc đổi mới hiện nay cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng có ý nghĩa rất
quan trọng: một là đổi mới phải kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, hai là đổi mới phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, ba là đổi mới phải động viên được đông đảo quần chúng tham gia Bốn là đổi mới phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đa phương, đa dạng quan hệ ngoại
giao
Tóm lại, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ở một nước thuộc địa, giai cấp công nhân chỉchiếm 1,2% dân số, đã có Cương lĩnh chính trị đầu tiên đúng đắn ngay từ đâu Điều đó chứngminh rằng, Đảng đã nắm vững bản chất khoa học và cách mang của chủ nghĩa Mác - Lênin,giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp, sớm kết hợp yếu tốgiai cấp với yếu tố dân tộc một cách sáng tạo, gắn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủnghĩa quốc tế vô sản, phát huy được truyền thống yêu nước, đánh giá đúng vị trí của từng giaicấp cách mạng, đoàn kết được các lực lương yêu nước, nhờ đó mà Đảng đã nắm được quyềnlãnh đạo cách mang Chúng ta cũng không thể phủ nhận được rằng những chủ trương, mụctiêu, nhiệm vụ mà Cương lĩnh đã nêu thời gian qua đã chứng tỏ sự đúng đắn, khoa học và nhưmột thứ động lực tinh thần hợp lòng người nhất, để trên nền móng đó phát huy sức mạnh củalòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới xây dựng CNXHngày nay
Trang 5Vấn đề 2 : Trong bản Chỉ thị kháng chiến kiến quốc của thường vụ Trung ương
Đảng ngày 25/11/1945 có khẳng định : “Giành chính quyền càng dễ bao nhiêu thì giữ chính quyền lại càng khó bấy nhiêu” Bằng kiến thức lịch sử Đảng, đồng chí hãy phân
tích làm rõ nhận định trên Trình bày những chủ trương biện pháp của đảng để giữ chính quyền trong thời kỳ 1945-1946? Liên hệ với việc xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân hiện nay.
Vấn đề chính quyền như Lênin đã nhiều lần chỉ rõ là vấn đề cơ bản và quyết định sự phát
triển của cách mạng Người nhấn mạnh: "Chính quyền nhà nước nhất định là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng Giai cấp nào giữ chính quyền? Điều đó quyết định tất cả" Vì
vậy, Đảng cộng sản khi lãnh đạo cách mạng nhất thiết đặt lên hàng đầu mục tiêu giành lấychính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động Trong lịch sử đấu tranh chốnggiặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đánh đuổi giặc ngoại xâm để giành lấy chính quyền đãkhó, thì việc giữ vững chính quyền về tay nhân dân lại càng khó khăn hơn, lâu dài và giankhổ hơn Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh điều đó, đặc biệt là trong giai đoạn sauCách mạng tháng 8 năm 1945, việc giữ vững một chính quyền còn non trẻ trong thời kỳ1945-1946 với vô vàn những khó khăn, thù trong, giặc ngoài
Các giai cấp và thế lực thống trị cũ không bao giờ tự rời bỏ địa vị thống trị của chúng
Vì thế, cuộc đấu tranh giành chính quyền phải trải qua nhiều hy sinh, gian khổ và cuối cùngbằng bạo lực cách mạng của quần chúng mới có thể giành được thắng lợi Tuy nhiên, việcgiành được chính quyền mới chỉ là nhiệm vụ bước đầu và cũng chưa phải là nhiệm vụ khónhất Nhiệm vụ nặng nề, khó khǎn và phức tạp nhất chính là xây dựng và bảo vệ chính quyềnmới, làm cho nó thật sự là công cụ có hiệu lực để cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xãhội mới, vì hạnh phúc của nhân dân Thực tiễn của tất cả các cuộc cách mạng từ trước tới nayngày càng cho thấy: "Giữ vững chính quyền thì khó hơn là giành lấy chính quyền"
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám nǎm 1945 dẫn tới sự ra đời Nhà nước dân chủ nhândân đầu tiên ở Việt Nam và ở vùng Đông Nam á Đó là thành quả của 15 nǎm đấu tranh giànhchính quyền của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, mở ra kỷnguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn trên tất cả phương diệnkinh tế, xã hội, chính trị, ngoạo giao Về kinh tế : nền kinh tế vốn đã nghèo nàn lạc hậu, bịchiến tranh và thiên tai tàn phá nặng nề làm cho xơ xác, kiệt quệ Nạn đói đầu năm 1945 doPháp, Nhật gây ra làm 2 triệu người chết chưa được khắc phục, thì tháng 8/1945 lại xảy ra lụtlớn ở Miền Bắc, sau đó thì bị hạn kéo dài Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, hàng vạn côngnhân không có việc làm, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt Tài chính cạn kiệt, ngân sáchtrống rỗng, Ngân hàng Đông dương còn nằm trong tay tư bản Pháp Quân Tưởng tung tiềnQuan kim mất giá ra thị trường gây rối loạn nền tài chính, kinh tế của ta Đã vậy, ta còn phảicung cấp lương thực cho 20 vạn quân Tưởng Về mặt xã hội, dưới chính sách ngu dân củaPháp, 95% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội phát triển mạnh mẽ Về ngoại giao : Chính phủ ViệtNam Dân Chủ Cộng Hòa chưa được thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.Chính quyền non trẻ chưa được lực lượng tiến bộ trên thế giới giúp đỡ
Nhưng nghiêm trọng hơn vẫn là tình hình an ninh, chính trị Ngay sau cách mạng thànhcông, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đã bao vây, chống phá hòng tiêu diệt chínhquyền cách mạng non trẻ Gần 20 vạn quân Tưởng, đồng minh của đế quốc Mỹ cùng bọn taysai kéo vào miền Bắc nước ta với ý đồ tiêu diệt Đảng ta, lật đổ chính quyền cách mạng, lậpnên chính quyền tay sai của chúng Ở miền Nam, quân đội Pháp được đế quốc Anh che chở
đã đánh chiếm Nam Bộ hòng lập lại chế độ thực dân của chúng Nhiều đảng phái phản động(Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt ) công khai hoạt động chống chính quyền Chính quyềncách mạng tiếp thu một đất nước đổ nát với nạn đói và sự kiệt quệ về kinh tế, tài chính và biếtbao hậu quả khác mà chế độ phong kiến, thực dân để lại Với những thử thách nặng nề đó, sựmất - còn của chính quyền đặt trong thế "ngàn cân treo sợi tóc" Chính quyền nhân dân có
Trang 6thể bị lật đổ, nền độc lập mới giành được có nguy cơ bị mất Tình hình đó đòi hỏi đảng vàchính quyền cách mạng phải có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn mới có thể bảo
vệ và phát triển thành quả cách mạng Đảng đã chủ trương bất kể tình hình như thế nào cũngphải "củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đờisống cho nhân dân"
Củng cố chính quyền trước hết là tǎng cường sức mạnh, hiệu lực và cơ sở pháp lý về cả
đối nội cũng như đối ngoại Chính quyền mới ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã bị chế độphong kiến thống trị hàng ngàn nǎm và chế độ thực dân cai trị gần một thế kỷ nên nước takhông có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ Vấn đề cấp báchđặt ra là "chúng ta phải có ngay một hiến pháp dân chủ" Đảng chủ trương phải xúc tiếnnhanh việc bầu cử Quốc hội, lập chính phủ chính thức và soạn thảo Hiến pháp Ngày 6-1-
1946, lần đầu tiên ở nước ta tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội của một nhà nước dân chủ.Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp, cử ra chính phủ tiêu biểu cho ý chí, lợi ích của toàn dân Hiếnpháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được công bố ngày 9-11-1946 và sau đóNhà nước ban hành hàng loạt sắc lệnh và những quy định cần thiết
Xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền các cấp là một nhiệm vụ bức bách Chính phủ
đã xem xét các vǎn bản của Uỷ ban nhân dân các xứ và có kế hoạch "cải cách chính quyềnnhân dân ở các địa phương và thanh trừng những phần tử xấu trong Uỷ ban nhân dân địaphương và cải tiến cách làm việc của những Uỷ ban ấy" Chính quyền nhân dân cũng đã kiênquyết "trừng trị bọn phản quốc đã nhân những khó khǎn về nội trị, ngoại giao và dựa vào thếlực bên ngoài mà ngóc đầu dậy; trừng trị bọn chia rẽ, bọn đầu cơ, tích trữ và bọn lạm quyền,nhiễu dân" Đảng chủ trương trong mọi tình thế phải bảo đảm sự thống nhất của chính quyềnnhân dân từ trung ương đến cơ sở, xử trí kịp thời "bọn đối lập"
Với tinh thần “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng có
không nghĩa lý gì”, Đảng ta nhận thức rằng chính quyền cách mạng trước mắt phải chǎm lo
đời sống nhân dân, đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi nạn đói Do vậy, việc cứu đói thật
sự cần kíp như đánh giặc ngoài mặt trận Chính phủ quyết định phát động phong trào tăng
gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, cứu đói cho nhân dân Chỉ trong một thời gian ngắn, nhândân ta đã quyên góp được hàng vạn tấn gạo, hoa màu được trồng nhiều ở các địa phương, sảnlượng lương thực đã tăng đáng kể, nhiều diện tích đất đai đã được khôi phục sử dụng, nhờ đó
mà nạn đói đã được khắc phục nhanh chóng Cùng với những biện pháp khẩn cấp trước mắt,chính quyền mới cũng đã bước đầu thực thi nhiều cải cách dân chủ, đáp ứng nguyện vọngthiết tha của nhân dân, đặc biệt là nông dân : tịch thu ruộng đất của ruộng công, giảm tô 25%cho nông dân Quy định ngày làm việc 8 giờ, bảo vệ quyền lợi của công dân Công tác y tế,văn hóa, giáo dục mà nổi bật là vấn đề thanh toán nạn mù chữ rất được quan tâm chú ý Tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” đã có tác dụng kích
thích lòng tự hào dân tộc, tạo nên một phong trào bình dân học vụ trong cả nước với khí thếsôi nổi người người đi học, nhà nhà đi học, nâng cao dân trí góp phần xây dựng biết viết, đó
là một thành tích nổi bật trong điều kiện đất nước vừa mới được độc lập còn biết bao khókhăn cần giải quyết
Song song với việc khôi phục, phát triển kinh tế để ổn định đời sống nhân dân, Đảng vàChủ tịch Hồ Chí Minh còn đặc biệt quan tâm chỉnh đốn bộ máy và đội ngũ cán bộ chínhquyền, ngǎn chặn nguy cơ quan liêu hoá, cán bộ chính quyền trở thành những "quan cáchmạng" Trong Thư gửi Uỷ ban nhân dân các cấp, tháng 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãchỉ ra những cǎn bệnh xuất hiện trong bộ máy chính quyền mới như: trái phép, cậy thế, hủhoá, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo Những hành vi đó là trái với bản chất của chính quyền nhândân, làm giảm uy tín, làm suy yếu chính quyền Người vạch rõ: Các cơ quan của Chính phủ
từ toàn quốc cho đến các làng đều là đầy tớ của nhân dân, nghĩa là để gánh việc chung chodân
Trong hoàn cảnh cùng một lúc chính quyền phải đương đầu với nhiều kẻ thù (quân Pháp Tưởng) và nhà nước ta lúc bấy giờ chưa có sự giúp đỡ trực tiếp của các nước anh em, bầu bạn
Trang 7-trên thế giới, đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải thực hiện một chính sách ngoại giao đúng đắn,khôn khéo thì mới có thể củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ Quán triệt tưtưởng “thêm bạn bớt thù”, Đảng và chính quyền cách mạng đã thực hiện chính sách nhânnhượng có nguyên tắc, khéo léo “hòa để tiến” đồng thời ttriệt để lợi dụng mâu thuẫn tronghàng ngũ kẻ thù, phân hoá chúng Với sách lược mềm dẻo nhưng có nguyên tắc : khi thì hoàvới Tưởng để tập trung đánh thực dân Pháp, khi thì hoà với Pháp để đuổi Tưởng, chẳngnhững bảo vệ được sự tồn tại của chính quyền mà còn đưa sự nghiệp cách mạng phát triểnmột cách vững chắc.Đó cũng là nét nổi bật về và là một mẫu mực về khả nǎng tự bảo vệ củachính quyền cách mạng Việt Nam trong hoàn cảnh khó khǎn điển hình
Nhà nước và nhân dân ta muốn hoà bình nên đã nhân nhượng với thực dân Pháp Nhưng
dã tâm xâm lược của thực dân Pháp ngày càng trắng trợn Khi không thể nhân nhượng đượcnữa, chính quyền cách mạng đã chủ động phát động nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến.Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (từ 12-1946 đến 7-1954) là tiếptục sự nghiệp của Cách mạng tháng Tám, là tiếp tục công cuộc bảo vệ chính quyền bằng mộtcuộc chiến tranh cách mạng Cuộc kháng chiến được tiến hành trong điều kiện đã có chínhquyền cách mạng Chính quyền là công cụ mạnh mẽ và hiệu lực để tổ chức, động viên nhândân tham gia kháng chiến
Tóm lại, trong khoảng thời gian 16 tháng (9-1945 đến 12-1946), trước bao tình thế khókhăn, hiểm nghèo, trước những thử thách cực kỳ nghiêm trọng tưởng chừng không thể vượtqua, nhưng nhờ có sự lãnh đạo Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền mới vẫn pháthuy hiệu lực và bản chất của mình, từng bước đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thửthách Từ những thành công của Đảng trong việc xây dựng, bảo vệ chính quyền giai đoạn1945-1946, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng nhà nước ta giai đoạnhiện nay như sau :
Một là, phải gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa hẳn vào dân, vì lợi ích của nhân dân,
đó là nguồn gốc sức mạnh của chính quyền trong các giai đoạn cách mạng Là chính
quyền nhân dân, chính quyền với nhân dân "phải kết thành một khối", chính quyền phải gắn
bó với dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân và phải trở thành công cụ làm chủ thật sự củanhân dân Quyền làm chủ của dân, những yêu cầu dân chủ cơ bản phải được thể chế hoá bằnghiến pháp và hệ thống pháp luật, quy chế, quy tắc trong đời sống xã hội, được ghi nhận vàthực hiện qua các chính sách kinh tế, xã hội Hệ thống pháp luật và chính sách kết tinh ý chí,nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, nó càng đúng đắn và hoàn chỉnh bao nhiêu, càng thểhiện quyền làm chủ của nhân dân bấy nhiêu Đó cũng là thước đo trình độ của nền dân chủ xãhội chủ nghĩa của nước ta hiện nay Xây dựng và củng cố chính quyền thực sự của dân, dodân và vì dân là một quá trình đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa ý thức và nǎng lực làmchủ của nhân dân với thói quen an phận của người bị trị dưới chế độ cũ cùng lề thói hủ lậucủa kẻ có chức quyền Quá trình đó đòi hỏi phải có nhận thức và quan điểm đúng đắn, phảiđổi mới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương thức hoạt động và cả sự lựa chọncon người vào bộ máy chính quyền sao cho thể hiện đúng bản chất của chính quyền nhân dân
Hai là, phải thường xuyên củng cố bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, chống nguy cơ quan liêu hoá, bảo đảm khả nǎng tự bảo vệ Sức mạnh của nhà nước biểu hiện
trước hết ở sự trong sạch, vững mạnh trong bộ máy của nó, ở nǎng lực tổ chức, quản lý mọihoạt động kinh tế - xã hội theo pháp luật Vì vậy, tǎng cường sức mạnh của nhà nước là tǎngcường bộ máy nhà nước sao cho gọn nhẹ, hiệu quả vững mạnh Hoạt động của các cơ quanquyền lực đã đi vào thực chất, khắc phục chủ nghĩa hình thức, mang lại hiệu quả thiết thực.Quốc hội đã từng bước làm được chức nǎng của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.Chính phủ và các cấp chính quyền với chức nǎng hành pháp, quản lý, điều hành theo cơ chếquản lý mới và nắm chắc công cụ pháp luật Các cơ quan bảo vệ luật pháp đã phát huy vai tròđộc lập của mình Chính sự chuyển động tích cực và đúng hướng đó đã làm cho bộ máy cóhiệu lực hơn và sức mạnh của Nhà nước được tǎng cường
Trang 8Ba là không ngừng chǎm lo xây dựng, củng cố cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội là sự bảo đảm cho chính quyền nhân dân vững mạnh Cơ sở kinh tế, xã hội quyết định sức mạnh của
nhà nước, ngược lại nhà nước có vai trò quan trọng, thậm chí là nhân tố quyết định làm cho
cơ sở kinh tế và xã hội ngày càng lớn mạnh Vì vậy, phát triển kinh tế, xã hội là một trongnhững chính sách hàng đầu của Nhà nước ta trong mọi giai đoạn cách mạng, đặc biệt là tronggiai đoạn hiện nay Điều đó không chỉ nhằm củng cố sức mạnh của Nhà nước, mà còn là mụctiêu của chủ nghĩa xã hội
Bốn là phải có sách lược mềm dẻo, khôn khéo, lợi dụng mâu thuẩn trong hàng ngũ địch,
cô lập cao độ kẻ thù chính, trung lập những người có thể trung lập, tranh thủ những người cóthể tranh thủ, nhằm làm suy yếu vị trí và thế lực của chúng, làm tăng thêm sức mạnh và tạođiều kiện đưa cách mạng tiến lên
Năm là sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bản chất, sức mạnh và sự tồn tại của chính quyền nhân dân Giữ vững và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước không chỉ có ý nghĩa quyết định sự sống còn của chính quyền cách mạng, mà còn là sựtồn tại của bản thân Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa Để đảm đương được vai trò lãnh đạo,Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tựchỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, nǎng lực lãnh đạo Giữ vững truyền thống đoànkết thống nhất trong Đảng, bảo đảm đầy đủ dân chủ và kỷ luật trong sinh hoạt Đảng
Tóm lại, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân là một bài học lớn của quá trìnhđấu tranh cách mạng của nhân dân ta từ khi Đảng lãnh đạo chính quyền Diễn biến phức tạpcủa tình hình quốc tế, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ quá độ ở nước ta đòi hỏi Đảng và nhândân ta nâng cao cảnh giác, nỗ lực phấn đấu xây dựng chính quyền nhân dân thật sự trongsạch, vững mạnh, xứng đáng là công cụ có hiệu lực nhất tổ chức thắng lợi sự nghiệp đổi mới
và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa
Vấn đề 3 : Nghiên cứu vị trí lãnh đạo của Đảng trong bước chuyển cách mạng Miền Nam
Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là nhân tố quyết định sự thắng lợicủa cách mạng Việt Nam Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là cuộc đụng đầu lịch sử,một thử thách lớn đối với Đảng và dân tộc Việt Nam Với đường lối chính trị, quân sự đúngđắn và phương pháp cách mạng sáng tạo do Đảng đề ra thể hiện trong từng chiến dịch, từngtrận đánh đã đưa cách mạng dân tộc giành thắng lợi vẻ vang, thống nhất Tổ quốc, đưa cảnước đi lên chủ nghĩa xã hội Thắng lợi trong cách mạng miền Nam giai đoạn 1954-1975chính là sự khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo quan trọng của Đảng trong công cuộc đấu tranhbảo vệ độc lập dân tộc
1 Đánh bại chiến lược “chiến tranh đơn phương” :
Trang 9Sau Hiệp định Giơnevơ (7-1954), đế quốc Mỹ lấn dần thực dân Pháp, độc chiếm miềnNam nước ta, chúng thiết lập chế độ thực dân mới và dựng nên chính quyền tay sai Ngô ĐìnhDiệm Chế độ Mỹ - Diệm đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở miền Tìnhhình của đất nước sau Hiệp định Genève “bế tắc tưởng chừng như không có đường ra" (LêDuẩn)
Đảng ta đã ra Nghị quyết 15 (tháng 1-1959) về cách mạng miền Nam xác định nhiệm vụchiến lược là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, trước mắt lật đổ chế độ Diệm và tay sai,hoà hợp dân tộc, cải thiện đời sống nhân dân Chỉ đạo quan trọng nhất của Nghị quyết lần này
là đã đề cập đến các vấn đề: đấu tranh vũ trang; xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa,kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang Những đường lối, chủ trương của Đảngđưa ra đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của nhân dân, dấy lên phong trào đồng khởi lan rộng màđỉnh cao là phong trào Đồng Khởi mùa Xuân 1960, đập tan từng mảng chính quyền ngụy SàiGòn ở nhiều vùng nông thôn miền Nam rộng lớn Ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc giảiphóng miền Nam ra đời, tập hợp đông đảo lực lượng yêu nước, nặng lòng với dân tộc, khôngphân biệt giai tầng, địa vị xã hội, quá khứ, sắc tộc, tín ngưỡng nhằm mục tiêu chung giảiphóng miền Nam Thắng lợi của Phong trào Đồng Khởi phản ánh đường lối cách mạng đúngđắn của Đảng và sự sáng tạo cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam (đánh địch từ 3 mũigiáp công : chính trị, quân sự và binh vận) và đã kiềm chế được đế quốc Mỹ sớm đưa quânvào miền Nam, làm thất bại “chiến tranh đơn phương” của Mỹ, một hình thức thống trị điểnhình của chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà đế quốc Mỹ thiết lập tại miền Nam Việt Nam, đưacách mạng miền Nam chuyển từ thế bị động “giữ gìn lực lượng” sang thế tiến công
2 Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” :
Bước vào những nǎm 60, để thích ứng với tình hình, đế quốc Mỹ cho ra đời chiến lượcquân sự mới vừa có tính chất tiến công, vừa có tính chất phòng ngự Đó là chiến lược "phảnứng linh hoạt" với ba loại chiến tranh: "chiến tranh thế giới", "chiến tranh cục bộ", và "chiếntranh đặc biệt" ở miền Nam nước ta từ khi có Phong trào Đồng khởi, đế quốc Mỹ đã thựchiện "chiến tranh đặc biệt", đây là cuộc chiên tranh không giới tuyến, đánh bằng mọi phươngtiên, vũ khí nhằm ba mục đích: đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, thực hiện chính sáchthực dân mới; xây dựng cǎn cứ quân sự, chuẩn bị tiến công phe xã hội chủ nghĩa và ngǎnchặn CNXH lan xuống Đông Nam á Mỹ đã ra sức tăng cường lực lượng chiến tranh : quânNgụy tăng 16 vạn lên 50 vạn, lực lượng cố vấn tăng từ 200 lên 2500 và viện trợ kinh tế tăngcấp số nhân và thực hiện chiến lược bình định miền Nam trong vòng 18 tháng : gom 10 triệudân vào 16.000 ấp chiến lược
Từ tháng 1-1961 đến tháng 9/1961 và tháng 12/1963, Bộ Chính trị họp và ra nghị quyếtchỉ rõ hướng phát triển của cách mạng miền Nam là chuyển từ khởi nghĩa từng phần sangchiến tranh cách mạng, kết hợp khởi nghĩa quần chúng với chiến tranh cách mạng để đưacách mạng tiến lên, đẩy mạnh hơn nữa đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấutranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt quân sự và chính trị Tổ chức đánh địch bằng 3mũi giáp công : chính trị - quân sự - binh vận, trên 3 vùng chiến lược : thành thị, nông thôn
và miền núi, bằng 3 thứ quân : du kích, chủ lực và dân địa phương Dưới sự chỉ đạo củaNghị quyết Bộ Chính trị, cách mạng miền Nam đã phát triển và trưởng thành nhanh chóng.Một lực lượng lớn được đưa từ miền Bắc vào cùng lực lượng tại chỗ tạo cho cách mạng miềnNam vững vàng cả về thế và lực Với thế và lực đó, với phương hướng tiến lên bằng cả lựclượng chính trị và quân sự, bằng sự kết hợp cả hai hình thức đấu tranh chính trị và quân sự,nhân dân ta ở miền Nam đã liên tục tiến công địch, làm phá sản kế hoạch Xtalây Taylơ nhằmbình định miền Nam trong vòng 18 tháng (1961-1962) và kế hoạch Giônxơn - Mắcnamaracùng mục đích trên thực hiện trong hai nǎm (1964-1965) Những chiến thắng vang dội và có
ý nghĩa bước ngoặt như chiến thắng ấp Bắc (2-1-1963), chiến thắng Bình Giã (12-1964), BaGia, Đồng Xoài (5/1965) chứng tỏ sự trưởng thành toàn diện của lực lượng cách mạng,khẳng định thế tất thắng của nhân dân ta, mở ra phong trào thi đua diệt nguy, diệt Mỹ khắpmiền Nam 90 triệu lượt người đấu tranh chính trị, trong đó nổi bậc là đấu tranh của các phật
Trang 10tử ở Huế (8/5/1963), 70 vạn người Sài Gòn xuống đường bắt đầu bằng vụ tự thiêu của HòaThượng Thích Quảng Đức (16/6/1963) Đến giữa nǎm 1965, quân nguỵ bị đánh tan vỡ từngmảng, chính quyền Sái gòn khủng hoảng triển miên (tháng 1/11/1963, đảo chính chính quyềnDiệm và tháng 2/1965 Nguyễn Văn Thiệu lên nắm chính quyền), quốc sách "ấp chiến lược"
bị phá sản (85% ấp chiến lược bị phá), "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - ngụy bị thất bại
3 Đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ"
Giữa nǎm 1965, với bản chất hiếu chiến và ngoan cố theo đuổi chiến lược toàn cầu phảncách mạng, đế quốc Mỹ đã leo thang chiến tranh, đưa quân viễn chinh Mỹ và quân các nướcchư hầu (50 vạn) vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam, gia tăng lực lượng quân Ngụy lên 70vạn, thực hiện "chiến tranh cục bộ" với nội dung tiêu diệt và bình định nhằm cứu nguy cho
sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, giành thế chủ động, tǎng cường đánh phá miền Bắc bằngkhông quân và hải quân, để cắt viện trợ miền Nam, mở chiến dịch ngoại giao để cô lập cáchmạng miền Nam dự kiến 2 năm sẽ đè bẹp cách mạng miền Nam Đây là một thử thách quyếtliệt có tính chất quyết định thắng bại với cả hai bên tham chiến
Trước tình hình đó, tháng 9-1965, Bộ Chính trị họp và tháng 12-1965, Trung ương Đảnghọp Hội nghị lần thứ 12 bàn về cách mạng miền Nam đã nhận định : so sánh lực lượng giữa
ta và địch không có gì thay đổi lớn, thế mạnh của địch là vũ khí nhưng ta cũng có thế mạnh làchính nghĩa và việc Mỹ đưa quân vào Việt Nam là ở thế bị động chiến lược Từ đó Đảng đề
ra phương châm chiến lược của chiến tranh giải phóng miền Nam và những hình thức, biệnpháp cụ thể như : tư tưởng chiến lược là “tiến công kiên quyết tiến công và liên tục tiếncông”, chủ trương : đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính, đồng thời dựa vào mở tiến công
để giành thắng lợi trong thời gian ngắn; phương pháp đấu tranh kết hợp giữa quân sự, chínhtrị và ngoại giao, đánh địch bằng 3 mũi giáp công, 3 vùng chiến lược và 3 thứ quân, kết hợpcác kiểu đánh lớn, vừa, nhỏ, đánh du kích kết hợp với hiện đại, thực hiện khởi nghĩa quầnchúng, đấu tranh cách mạng để giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn Dưới sự chỉ đạo của Đảng, phong trào đấu tranh mở rông, trong đó nổi bậc về đấu tranhchính trị có vụ sinh viên Quách Thị Trang Nhất Chi Mai tự thiêu.Tháng 5-1965, chiến thắngtại cǎn cứ Núi Thành tập kích tiêu diệt gọn một đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ, 180 tên chết và
bị thương Tiếp theo là chiến thắng Vạn Tường, Plâyme, đánh bại hai cuộc phản công chiếnlược của Mỹ vào hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 Với cuộc phản công chiến lược mùakhô 1966-1967 thì sự cố gắng cùng sự thất bại của Mỹ đã đến độ cao, cho phép ta chuyểncuộc chiến tranh cách mạng sang một thời kỳ mới Quân và dân ta ở miền Nam đã thực hiệnbước chuyển đó bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt khắp nông thôn và thành thịmiền Nam vào đầu Xuân 1968 Đây là đòn quyết định đánh bại "chiến tranh cục bộ" của đếquốc Mỹ, buộc Mỹ xuống thang chiến tranh ngừng ném bom miền Bắc, ngồi vào bàn đàmphán với ta và phá sản chiến tranh cục bộ Tuy vậy, trong chiến dịch mùa Xuân 1968, do sailầm chủ quan nên ta cũng bị tổn thất nặng nề về lực lượng
4 Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
Phải xuống thang chiến tranh, nhưng đế quốc Mỹ lại thực hiện chiến lược "Việt Nam hoáchiến tranh" hòng kéo dài chiến tranh, duy trì chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Mỹ tiếptục đổ tiền của vào cố xây dựng cho được ngụy quyền và ngụy quân làm xương sống cho kếhoạch và ở miền Nam một lúc ba loại chiến tranh: giành dân, bóp nghẹt và huỷ diệt tàn khốchơn bất kỳ thời kỳ nào trước đó, đồng thời thực hiện chiến lược quét và giữ, ổn định khu vực
đô thị, vì vậy từ 1969-1971 ta bị đánh bật ra khỏi đồng bằng Chúng tăng cường đánh pháTrường Sơn, huy động không quân Anh Pháp Đức bỏ bom phá hoại miền Bắc lần 2 (tháng4/1972); thực hiện Đông Dương hóa chiến tranh đưa 10 vạn quân ngụy đánh Campuchia Vềngoại giao, Mỹ thực hiện chiến lược lôi kéo Trung Quốc, hòa hoãn Liên Xô nhằm cắt đứtviện trợ cho Việt Nam Vì vậy, sau năm 1972 Liên Xô và Trung Quốc cắt dần viện trợ chonước ta
Tháng 1/1970, Trung ương Đảng ta họp Hội nghị lần thứ 18, Hội nghị đã phân tích sâu sắctính chất thâm độc của chiến lược "Việt Nam hoá" và những mâu thuẫn không thể khắc phục
Trang 11được của nó Trên cơ sở đó, Hội nghị đề ra nhiệm vụ cho cách mạng miền Nam là : trở vềbám đất, bám dân phá kế hoạch bình định, ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị,phát triển chiến tranh nhân dân và tăng cường lực lượng 3 thứ quân, đẩy mạnh tiến công quân
sự, chính trị lấy nông thôn làm hướng chính, lập hội đồng chi viện tiền tuyến của Trung ương
và tăng cường liên minh 3 nước Đông Dương để phá Đông Dương hóa chiến tranh, tăngcường ngoại giao làm thất bại âm mưu "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ
Quân và dân ta đã thực hiện xuất sắc những nhiệm vụ trên và đã giành những thắng lợiquyết định Tận dụng sai lầm của Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia, tháng 4-1970,Hội nghị cấp cao Đông Dương đã họp, hình thành mặt trận thống nhất nhân dân Đông Dươngđoàn kết chống Mỹ Mặt trận ngoại giao đã chủ động và phối hợp chặt chẽ với đấu tranh quân
sự và chính trị, liên tục tiến công đế quốc Mỹ tại Hội nghị Pari và trước dư luận toàn thế giới.Mũi tiến công quân sự đã giành thắng lợi rực rỡ, thực sự làm đòn xeo cho mũi tiến côngchính trị và ngoại giao Nǎm 1969-1971, ta phối hợp với quân dân Lào và Campuchia giànhthắng lợi lớn ở XǎmThông - Loong Chẹng, Cánh Đồng Chum trên chiến trường Lào và giảiphóng phần lớn đất đai cùng 4,5 triệu dân ở Campuchia, chiến thắng đường số 9 - Nam Lào
đã mở ra khả nǎng thực tế làm thất bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Níchxơn.Ngày 30-3-1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam với quy mô lớn, cường độmạnh, với đủ các binh chủng tác chiến hợp đồng và kéo dài suốt nǎm 1972 Bị thất bại nặng,
Mỹ đã "Mỹ hoá" trở lại cuộc chiến tranh, thả mìn các cửa sông, cửa biển và ném bom trở lạimiền Bắc, đồng thời thực hiện chính sách ngoại giao xảo quyệt hòng ngǎn cản thắng lợi của
ta Mỹ lật lọng tại Hội nghị Pari và tháng 12-1972, chúng mở cuộc tập kích chiến lược bằngmáy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng suốt 12 ngày đêm Nhưng cũng như ở miền Nam, cuộctập kích này của Mỹ đã thất bại nặng nề Thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược nǎm
1972 và chiến công xuất sắc của quân và dân ta đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máybay B 52 vào Hà Nội, Hải Phòng, cuối cùng đã buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pari
về Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi nước ta từ 27/1/1973 đến 29/3/1973 Phải ký Hiệp định Pari, rút quân về nước nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố tiếp tục dùngngụy quyền Sài Gòn làm công cụ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của chúng ở miền Nam.Sau Hiệp định Pari, ở miền Nam chưa có ngừng bắn hoàn toàn, chưa có hoà bình thật sự, Mỹ
- ngụy vẫn tiến hành bình định và lấn chiếm khắp miền Nam Tháng 7-1973, Trung ươngĐảng đã kịp thời họp Hội nghị lần thứ 21, phân tích rõ tình hình trên, âm mưu và hành độngphá hoại Hiệp định Pari của Mỹ - nguỵ Hội nghị cũng chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của địch.Hội nghị nhận định thế và lực của cách mạng miền Nam hiện mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào kể
từ nǎm 1954 đến đó Nhưng ta cũng còn nhiều mặt cần nhanh chóng khắc phục, nhất là đấutranh quân sự, chính trị, binh vận và xây dựng lực lượng phát triển chưa đều từ sau Hiệp địnhPari Hội nghị khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam lúc này là: tiếp tục thựchiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ngụy quyền, làm thất bại hoàntoàn chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ Phương pháp cách mạng bạo lực là nhất quán cả quátrình cách mạng miền Nam đi tới giành thắng lợi hoàn toàn
Nghị quyết 21 của Trung ương giúp các đảng bộ miền Nam kịp thời nhận thức và khắcphục những thiếu sót, lệch lạc từ sau Hiệp định Pari Nhờ vậy, tình hình chiến trường miềnNam có những chuyển biến tích cực và nhanh chóng Đầu nǎm 1974, về cơ bản ta đã thu hồiđược các vùng giải phóng và vùng tranh chấp bị địch lấn chiếm từ sau Hiệp định Pari và giảiphóng thêm được gần nửa triệu dân Từ giữa nǎm 1974, những điều kiện cho việc giải phónghoàn toàn miền Nam đang chín muồi
Tháng 10 - 1974, Bộ Chính trị họp đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 nǎm(1975-1976) Sau đó Bộ Chính trị làm việc với các đồng chí lãnh đạo và chỉ huy các chiếntrường miền Nam Tháng 1-1975, Bộ Chính trị nhận định: "Chưa bao giờ ta có điều kiện đầy
đủ về quân sự, chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn, thuận lợi như hiện nay đểhoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất Tổquốc"
Trang 12Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định lấy chiến trường Tây Nguyên và Buôn
Ma Thuột làm chiến trường và điểm mở đầu cho kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam
Bộ Chính trị theo dõi chặt chẽ và chỉ đạo kịp thời các bước tiến quân giành thắng lợi ở cácchiến trường miền Nam
Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên (từ ngày 10 đến 20-3-1975) đã điểm trúng huyệt vàoBuôn Ma Thuột, làm rung chuyển hệ thống bố trí chiến lược của quân ngụy Sài Gòn, ngụyquyền hốt hoảng cho rút quân chiến lược khỏi Tây Nguyên, làm rối loạn quân ngụy Ta giảiphóng hoàn toàn Tây Nguyên
Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21 đến 29-3-1975) đã phá tan âm mưu cocụm về giữ đồng bằng ven biển miền Trung của địch, đẩy địch lún sâu hơn nữa vào thế suysụp, tan vỡ không sao cứu vãn nổi, làm xuất hiện thời cơ tổng tiến công và nổi dậy vào sàohuyệt cuối cùng của địch: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn và Nam Bộ - Chiến dịch Hồ ChíMinh (từ ngày 26 đến 30-4-1975) 17 giờ ngày 26-4-1975, nǎm quân đoàn của ta mở cuộctổng tiến công vào Sài Gòn - Gia Định, 11 giờ ngày 30-4-1975, quân ta chiếm dinh tổngthống ngy, buộc ngụy quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện Sự nghiệp giải phóng hoàn toànmiền Nam của nhân dân ta toàn thắng
Tóm lại, qua kết quả thắng lợi của cách mạng Miền Nam cho thấy bên cạnh lòng dũngcảm, sự bền bỉ của ý chí thì nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến chiến thắng là do Đảng ta
đã đề ra và vận dụng một cách linh hoạt nghệ thuật biết thắng từng bước Với kẻ thù mạnhhơn ta rất nhiều về tiềm năng kinh tế, quân sự, Đảng ta đã áp dụng chủ trương, sách lượcđúng đắn ở từng thời kỳ để kiềm chế đế quốc Mỹ, giành thắng lợi từng bước để đi đến thắnglợi hoàn toàn Nổi bật trong đường lối, chủ trương, sách lược đó là :biết sáng tạo ra nhiềucách đánh, cách thắng Đế quốc Mỹ, biết tổ chức và chỉ đạo phối hợp chặt chẽ cách mạng haimiền Nam - Bắc trên nhiều mặt từ chiến lược, sách lược, biết đoàn kết và tranh thủ sự giúp
đỡ quốc tế cao nhất Với những phân tích trên, chúng ta có thể tin tưởng và khẳng định rằng
vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong cách mạng Miền Nam là nhân tố quyết định cho thắnglợi của cách mạng Miền Nam nói chung và cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổquốc ngày nay nói riêng
Trang 13Vấn đề 4 : Phân tích bài học kinh nghiệm, bài học xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
qua các giai đoạn từ 1930 đến nay Liên hệ Nghị quyết Trung Ương 7 Khoá IX
Ngay khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, chủ trương đoàn kết toàn dân trong Mặt trậndân tộc thống nhất là một chính sách lớn của Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạngViệt Nam Sức mạnh đoàn kết đã được phát huy trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và xâydựng, bảo vệ Tổ quốc Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : Đại đoàn kết trongMặt trận dân tộc thống nhất là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạngViệt Nam
Nhìn lại lịch sử Việt Nam, ngay từ thời xa xưa, các nhà lãnh đạo triều đại Lý, Trần, Lê…cũng đã nhìn thấy sức mạnh của dân, để chủ trương dựa vào dân chống ngoại xâm Trần
Quốc Tuấn đã rút ra bài học: "phải khoan thư sức dân, làm kế rễ sâu gốc vững, ấy là thượng sách để giữ nước" Nguyễn Trãi cũng đã nói: "Đỡ thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân"… Kế thừa di sản quý báu của dân tộc, vận dụng di sản đó và kinh nghiệm của thế giới vào cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định "dân là gốc của nước",
"có dân là có tất cả" và thực hiện chủ trương: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công" Trong tác phẩm "Đường kách mệnh", Người cũng đã nhấn
mạnh “Kách mệnh là việc chung của dân chúng, chứ không phải là việc của một hai người Với tư tưởng cối lõi ấy, ngay từ ngày thành lập, Đảng ta đã coi Mặt trận dân tộc thốngnhất là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và đã phê phán mọi biểu hiện coi nhẹ công tác mặt trận,
hạ thấp vai trò của quần chúng, coi thường nhân tố dân tộc trong cách mạng
Để hình thành được mặt trận, tập hợp được hết thảy các lực lượng cách mạng và tiến bộtrong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã đề ra những chủ trương, chính sách thích hợp nhằmđoàn kết toàn dân, phấn đấu cho một mục tiêu nhất định xem đó là chương trình hành độngthống nhất của tất cả các giai cấp, các đảng phái, các lực lượng tham gia Mặt trận dân tộcthống nhất Thể hiện tính chất quần chúng rộng rãi trong công tác mặt trận và căn cứ vàotừng thời kỳ, Đảng ta đã linh hoạt trong việc chỉ ra cách thức đấu tranh, lựa chọn hình thứcđấu tranh và tên gọi Mặt trận cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và mục tiêu, nhiệm vụ từng
thời kỳ cách mạng như: Mặt trận dân chủ, Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận
Tổ quốc, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam v.v Có mặt trận được tổ chức
chặt chẽ theo hệ thống từ trung ương đến cơ sở; có mặt trận chỉ mang tính chất liên hiệp hànhđộng; nhưng tất cả đều nhằm tập hợp, động viên được hết thảy mọi người tích cực tham giavào sự nghiệp chung giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
Song song đó, Đảng luôn coi đoàn kết dân tộc luôn là nguồn sức mạnh của cách mạng và
là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam Chính vì vậy,Đảng ta đã chủ trương xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công -nông – trí thức Đảng đã
Ngay từ khi mới thành lập, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã chỉ rõ giai cấp vô sảnphải tranh thủ được nhiều bạn đồng minh, phải tập hợp các lực lượng cách mạng trong Mặt
trận dân tộc thống nhất Hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên lấy tên là Hội phản
đế đồng minh Trong chỉ thị lập Mặt trận, Đảng đã nhấn mạnh: Nếu không tổ chức được lực
lượng thật rộng, thật kín thì cách mạng cũng khó thành công
Sau cao trào cách mạng 1930-1931, đế quốc Pháp khủng bố ác liệt, phong trào cách mạngtạm thời lắng xuống, Đảng chuyển hướng tổ chức quần chúng đấu tranh và quần chúng vẫnhướng về Đảng Khi điều kiện và thời cơ thuận lợi xuất hiện, Đảng đã kịp thời đề ra chủtrương, chính sách đúng nên đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, liên hiệp hành động với các
giai cấp, các tầng lớp yêu nước, các đảng phái dân chủ, hình thành Mặt trận dân chủ Đông dương trong thời kỳ 1936-1939 Vì vậy, Đảng đã phát động được một cao trào đấu tranh
cách mạng đòi cải thiện dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình, chống phản động thuộc địa,chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh
Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Đảng đặt nhiệm vụ giải phóngdân tộc lên hàng đầu Đồng chí Hồ Chí Minh về nước, cùng Ban Chấp hành Trung ương
Trang 14Đảng hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Hội nghị Trung ương Đảnglần thứ 8 khoá I (tháng 5-1941), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Hồ Chí Minh đã chủtrương tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của địa chủ, thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập
đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) để mở rộng khối đoàn kết dân tộc không chỉ bao
gồm giai cấp công – nông mà còn cả những người Việt Nam yêu nước, tập trung mũi nhọnđấu tranh vào nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc Dưới ngọn cờ đại đoàn kết củaMặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã dấy lên một cao trào kháng Nhật cứu nước sôi nổi và đềukhắp, nắm vững thời cơ Đảng đã chỉ đạo Mặt trận khởi nghĩa từng phần, khởi nghĩa vũ trangdẫn đến tổng khởi nghĩa đưa Cách mạng Tháng Tám 1945 đến thắng lợi
Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, thì quân Pháp núp sau quân đội Anh trở lạixâm lược nước ta từ phía Nam, còn quân Tưởng kéo vào phía Bắc Trước tình thế hiểm nguy
ấy, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở rộng hơn nữa Mặt trận dân tộc thống
nhất Tháng 5-1946, Mặt trận Liên Việt ra đời, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, làm
hậu thuẫn vững chắc cho chính quyền cách mạng Với mục tiêu giai đoạn này là đặt nhiệm vụđánh đổ đế quốc hàng đầu, Đảng đã huy động lực lượng toàn dân tham gia và áp dụng nhiềubiện pháp linh hoạt để thêm bạn, bớt thù, do đó đã đẩy lùi được mọi âm mưu thâm độc củathù trong, giặc ngoài
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, ở miền Nam, đếquốc Mỹ biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và Mỹ trở thành kẻ thù chính củadân tộc ta Trong hoàn cảnh mới, Đảng chủ trương thành lập ở mỗi miền một mặt trận dân tộcthống nhất nhằm mở rộng và tǎng cường khối đoàn kết dân tộc để hoàn thành cách mạng dântộc dân chủ nhân dân trong cả nước và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội
Tháng 9-1955, ở miền Bắc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời với mục tiêu xây dựngCNXH Tháng 12-1960, ở miền Nam, sau cao trào "đồng khởi", Mặt trận dân tộc giải phóngmiền Nam Việt Nam được thành lập với mục tiêu giải phóng Miền Nam
Nhân dân ta còn đoàn kết với nhân dân các dân tộc Lào và Campuchia anh em, hình thànhMặt trận đoàn kết ba nước, các lực lượng hoà bình, tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân tiến
bộ Mỹ, ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta Trong cuộc kháng chiến Mỹ,cứu nước đã hình thành trên thực tế ba tầng mặt trận : ở trong nước, trên bán đảo ĐôngDương và trên thế giới, đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết, tranh thủ mọi lực lượng cóthể tranh thủ để lên án và cô lập đế quốc Mỹ xâm lược
Sau đại thắng mùa Xuân nǎm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất,
cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Nhưng chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động vẫn còn
âm mưu và hành động phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta Đảng
ta vẫn chủ trương tiếp tục coi trọng vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nơi tập họp đôngđảo nhân dân cả nước ra sức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Nhân dân ta tiếp tục tǎng cường đoàn kết với nhân dânhai nước Lào và Campuchia, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước, các dân tộctiến bộ trên thế giới, đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Từ những kết quả xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất qua các giai đoạn trên, ta
có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau :
Một là phải xác định đúng kẻ thù, sắp xếp đúng bạn đồng minh Muốn có chính sách mặt
trận đúng đắn, trước hết phải xác định đúng kẻ thù cụ thể, phải chỉ rõ kẻ thù cần phải đánh đổtrong từng giai đoạn chiến lược, trong từng thời kỳ của một giai đoạn Có như vậy mới tậptrung được toàn bộ lực lượng cách mạng đánh đổ kẻ thù cũng như mới lợi dụng được nhữngmâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù và vận dụng sách lược mềm dẻo để cô lập cao độ kẻ thù nguyhiểm nhất Đảng ta đã có nhiều thành công nổi bật trong việc xác định kẻ thù cụ thể và chínhsách mặt trận trong các thời kỳ cách mạng Đặc biệt là trong thời kỳ 1945-1946, công tác mặttrận lúc này hết sức phức tạp, nhưng phong phú và sáng tạo Tình hình lúc bấy giờ thay đổitừng ngày, từng tháng Cùng một lúc cách mạng nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù, nhưngĐảng đã đánh giá đúng các loại kẻ thù, xác định đúng kẻ thù chính, để có sách lược và