7. Bố cục luận văn
2.4.2. Những hạn chế
Nhìn chung các hoạt động tổ chức tham quan và hƣớng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp chƣa có một định hình rõ rệt. Vấn đề tổ chức tham quan và hƣớng dẫn chƣa theo một nội dung trình tự mà thực hiện theo cảm tính là chủ đạo. Những vấn đề về hành xử văn hóa tại di tích chƣa đƣợc du khách thực hiện triệt để. Điều này một phần cũng do sự tổ chức hỗ trợ khách du lịch của HDV, ban quản lý di tích còn nhiều thiếu sót. Hiện tƣợng du khách sờ vào hiện vật, cũng nhƣ đặt tiền lẻ vào khắp mọi nơi trên thân tƣợng, trên ban thờ…mà không để vào đúng nơi quy định diễn ra phổ biến.Theo nhƣ nhận xét của ông Nguyễn Nho Thuận thì: các hoạt động này diễn ra vẫn chƣa chuyên nghiệp.
78
Đội ngũ HDV hiểu biết sâu sắc về các ngôi chùa, tín ngƣỡng Tứ Pháp chƣa có nhiều. Các HDV tuyến khi dẫn khách tới đây chƣa thực hiện việc tổ chức cho khách du lịch tham quan kết hợp hƣớng dẫn tại điểm một cách khoa học. Quá trình cung cấp thông tin về điểm di tích các chùa Tứ Pháp chủ yếu vẫn chung chung, lƣợng kiến thức chƣa nhiều. Vì vậy chƣa làm nổi bật lên đƣợc những giá trị vô cùng đặc sắc của di tích đối với du khách trong quá trình tham quan, thƣởng lãm.
Công tác tuyên truyền và hƣớng dẫn khách du lịch chƣa cung cấp đầy đủ thông tin về tín ngƣỡng Tứ Pháp, các di tích thờ Tứ Pháp cho du khách tham quan. Vì vậy mà số lƣợng khách du lịch, thậm trí là HDV du lịch khi đƣợc hỏi về các ngôi chùa Tứ Pháp thì phần lớn không biết tới thông tin 3 ngôi chùa: Đậu, Tƣớng, Dàn. Đây chính là thiếu sót, hạn chế lớn nhất trong công tác hƣớng dẫn, quảng bá du lịch của tỉnh Bắc Ninh và các công ty, tổ chức, ngƣời làm du lịch trong cả nƣớc.
Thiếu một ban quản lý đƣợc kiện toàn, tổ HDV chuyên trách tại điểm chính là một trong những lí do khiến chùa Dâu và các ngôi chùa Tứ Pháp khác chƣa thể thu hút khách du lịch tƣơng xứng với tiềm năng của di tích.
79
Tiểu kết chƣơng 2
Tín ngƣỡng Tứ Pháp và các ngôi chùa thờ Tứ Pháp là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa mang tính đặc thù tại Bắc Ninh và các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sử dụng triệt để nhiều phƣơng pháp nghiên cứu chƣơng 2 của luận văn đã đề cập tới những nét độc đáo tại các ngôi chùa trong hành trình tham quan của du khách.
Thông qua việc đƣa ra thực trạng còn tồn tại trong công tác thực hiện tổ chức tham quan, hƣớng dẫn khách du lịch tại các ngôi chùa Tứ Pháp. Những yếu tố hạn chế làm ảnh hƣởng tới hoạt động khai thác du lịch tại nơi đây. Những vấn đề này cần phải đƣợc khắc phục để có thể nâng cao hơn nữa việc khai thác tiềm năng của các di tích trong hệ thống tín ngƣỡng Tứ Pháp vào phát triển du lịch, cung cấp cho du khách những chuyến tham quan có chất lƣợng cao về dịch vụ, phong cách phục vụ, thỏa mãn mục đích khi tham quan tại các di tích Tứ Pháp. Những đề xuất giải pháp tác giả đề cập trong chƣơng tiếp theo của luận văn.
80
Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN - HƢỚNG DẪN KHÁCH DU LỊCH TẠI BỐN CHÙA:
DÂU, ĐẬU, TƢỚNG, DÀN 3.1. Những căn cứ cho việc đề xuất
3.1.1. Về mặt khoa học, pháp lý
Tín ngƣỡng Tứ Pháp là một nét văn hóa đặc sắc của ngƣời Việt cổ vùng châu thổ sông Hồng, mà cái nôi là vùng Dâu (huyện Thuận Thành – Bắc Ninh ngày nay). Với những thông tin về sự giao lƣu văn hóa trong tiến trình lịch sử của dân tộc, tín ngƣỡng Tứ Pháp nhƣ một sự khẳng định về truyền thống tự chủ, tự tôn dân tộc trƣớc các yếu tố văn hóa ngoại sinh.
Lễ hội Tứ Pháp vùng Dâu và tại nhiều nơi khác có sự kết hợp nhiều sắc thái văn hóa tín ngƣỡng, vừa là lễ hội lớn nhất của Phật giáo vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, vừa là nơi lƣu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa của cƣ dân nông nghiệp. Những nghi thức sinh hoạt tín ngƣỡng dân gian và nhiều trò diễn xƣớng phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phƣơng, tín đồ, tăng ni, phật tử đến dâng hƣơng, dự hội.
Thực hiện việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa các di sản văn hóa truyền thống theo Nghị quyết TW 5 khóa VIII (1998): “gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hóa trong công chúng” [9, tr. 91] là một trong những nhiệm vụ cấp thiết trong thực tế hiện nay khi cơ chế thị trƣờng, sự buông lỏng trong hoạt động quản lý và nhiều nguyên nhân khác đã làm méo mó, hoặc làm giảm đi những nét cổ xƣa, tính đặc sắc của các di tích, lễ hội.
Điều 25 chƣơng 3 Luật di sản văn hóa: “Nhà nƣớc tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:
81
2. Khuyến khích việc tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống gắn với lễ hội.
3. Phục dựng có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống.
4. Khuyến khích việc hƣớng dẫn, phổ biến rộng rãi ở trong nƣớc và nƣớc ngoài về nguồn gốc, nội dung giá trị truyền thống tiêu biểu, độc đáo của lễ hội.”
Với những giá trị về mặt văn hóa trong thời gian vừa qua lễ hội chùa Dâu – lễ hội tín ngƣỡng Tứ Pháp lớn nhất nƣớc ta đã đƣợc UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Cục Di sản văn hóa xem xét, trình Bộ VHTT&DL, hội đồng di sản Quốc gia đƣa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là một trong những tiền đề quan trọng trong việc thu hút đến sự quan tâm hơn nữa của các ban ngành trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị các chùa thờ Tứ Pháp phục vụ nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động du lịch. Thông qua những giá trị đã đƣợc khẳng định từ đó thu hút hơn nữa khách du lịch trong nƣớc, đặc biệt là du khách quốc tế tới tham quan, thƣởng lãm cảnh đẹp và có những trải nghiệm về một nét văn hóa vô cùng đặc sắc đã và đang tồn tại trên đất nƣớc ta.
3.1.2. Về mặt thực tiễn - Quy hoạch du lịch - Quy hoạch du lịch
Chính phủ nƣớc ta đã ban hành quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [39, tr. 1, 4, 8]
+ Quan điểm phát triển:
a, Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nho ̣n ; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
b, Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp , hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣơ ̣ng và hiệu quả , khẳng định thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh.
82
c, Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quố c tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài.
d, Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trâ ̣t tƣ̣ an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tƣơng tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.
e, Đẩy mạnh xã hô ̣i hóa , huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trƣng các vùng, miền trong cả nƣớc; tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch.
+ Về tổ chức lãnh thổ và không gian du lịch:
Phát triển 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trƣng theo từng vùng. Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gồm 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Hƣớng khai thác sản phẩm đặc trƣng:
. Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nƣớc sông Hồng. . Du lịch biển đảo.
. Du lịch MICE (Hội họp, khuyến thƣởng, hội nghị, triển lãm) . Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn.
. Du lịch lễ hội, tâm linh.
. Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp
+ Về văn hóa: Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam ; phát triển
thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân , tăng cƣờng đoàn kết, hƣ̃u nghi ̣, tinh thần tƣ̣ tôn dân tô ̣c.
83
+ Về môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt đô ̣ng du li ̣ch với gìn giữ và phát
huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng . Đảm bảo môi trƣờng du li ̣ch là yếu tố hấp dẫn, quyết định chất lƣơ ̣ng, giá trị thụ hƣởng du lịch và thƣơng hiệu du lịch.
+ Định hướng sản phẩm du lịch: Cùng với việc phát triển các loại hình du lịch nghỉ
dƣỡng, du lịch sinh thái, du lịch biển, các địa phƣơng cần tập trung ƣu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống. Phát huy các giá trị văn hóa vùng miền làm nền tảng cho các sản phẩm du lịch đặc trƣng. Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc trƣng, nổi trội theo các vùng để tạo dựng thƣơng hiệu đối với sản phẩm du lịch.
- Liên kết liên ngành, liên vùng xác định tính nổi trội về tài nguyên du lịch
Tăng cƣờng liên kết giữa các địa phƣơng, doanh nghiệp; theo khu vực, các hành lang kinh tế; cùng các ngành vận chuyển, các liên kết vùng, liên vùng và quốc tế để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Nghiên cứu xác định những nét đặc trƣng, đặc thù trong tài nguyên du lịch của từng vùng, cũng nhƣ từng tỉnh là một vấn đề đang đƣợc quan tâm đặc biệt. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vấn đề tập trung, tránh sự dàn trải trong việc xây dựng các tuyến, tour du lịch của từng địa phƣơng. Sự tập trung đầu tƣ cho các loại hình du lịch đặc trƣng, nổi trội cũng nhằm mục đích khai thác có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên du lịch của từng tỉnh, vùng du lịch.
- Định hướng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nhằm phục vụ hoạt động du lịch
Những năm gần đây nhà nƣớc đã chú trọng trong việc nghiên cứu khôi phục, công nhận các lễ hội, tín ngƣỡng, loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian là di sản các cấp khác nhau. Đây là một động thái tích cực nhằm tuyên truyền và quảng bá sâu, rộng hình ảnh về văn hóa của đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam với các nƣớc trên thế giới. Phát huy những lợi thế trong một nền văn hóa đa dạng và phong phú, nhiều nét truyền thống, độc đáo trong mối giao lƣu với bạn bè thế giới trong tiến trình hội nhập. Phát triển ngành du lịch, kêu gọi đầu tƣ, chào đón du khách đến với Việt Nam là một trong
84
nhiều lĩnh vực hoạt động mang lại tính hiệu quả cao trong quá trình quảng bá, hội nhập văn hóa.
Một hiện trạng trong việc khai thác các lễ hội dân gian tuy đã đƣợc chú trọng, nhƣng các sản phẩm lễ hội chỉ dừng lại ở mức miêu thuật lễ hội mà chƣa lí giải, giải thích. Lễ hội dân gian là nơi lƣu giữ nhiều tín ngƣỡng dân gian. Không có tín ngƣỡng không thành lễ hội. Đồng thời lễ hội dân gian còn là nơi lƣu giữ nhiều những nét văn hóa, văn nghệ đặc sắc. Hiện nay trong hoạt động hƣớng dẫn du lịch chúng ta mới chỉ giới thiệu đƣợc lớp văn hóa bề mặt của từng lễ hội, mà chƣa thấy đƣợc lớp văn hóa ẩn tàng sâu bên trong các trò diễn. Tại các địa phƣơng, việc tìm hiểu các lễ hội dân gian chƣa đƣợc các ngành du lịch chú ý, quan tâm. Nghiên cứu, đề xuất tour du lich; khai thác các di tích, lễ hội trong du lịch vẫn chỉ dừng lại ở những đối tƣợng đã đƣợc phổ biến rộng, mang tính lối mòn. Hoạt động của HDV là những đại diện, sứ giả văn hóa vẫn chƣa am tƣờng sâu sắc về lễ hội văn hóa dân gian do đó chƣa thể giới thiệu cho du khách một cách đầy đủ.
3.2. Những đề xuất nhằm nâng cao tổ chức hoạt động tham quan – hƣớng dẫn tại các chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn các chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn
3.2.1. Ứng xử văn hóa tại di tích
Trong hoạt động du lịch nói chung và hoạt động tham quan, hƣớng dẫn khách du lịch tại các điểm di tích tâm linh điều đặc biệt lƣu ý đối với cả phƣơng diện du khách và tổ chức du lịch, HDV du lịch đó là ứng xử văn hóa. Trong cuộc sống thƣờng nhật, mỗi một khung cảnh văn hóa, môi trƣờng sống đều có những đặc điểm về văn hóa ứng xử khác nhau. Điều này thể hiện đƣợc tính bản sắc, truyền thống, phong tục, tập quán của từng môi trƣờng xã hội. Trong quá trình tham quan, khách du lịch với đặc điểm là ngƣời ở nơi khác đến với địa điểm là tại các di tích tâm linh, chùa Tứ Pháp có những biểu trƣng, ƣớc lệ và quy định khác với nơi sống thƣờng nhật. Vì vậy trong ứng xử cũng có những điểm lƣu ý, phù hợp với khung cảnh, không gian văn hóa. Hệ thống
85
cách thức tiếp xúc có văn hóa đƣợc thể hiện không chỉ trong lời nói, hành động, trang phục, thái độ mà còn thể hiện ở cả những hình thức phi ngôn ngữ...
Ứng xử văn hóa tại các di tích tâm linh, các chùa Tứ Pháp là điểm lƣu ý bắt buộc trong việc tổ chức tham quan và hƣớng dẫn. Trong quá trình thực hiện khách du lịch và HDV, ngƣời tham gia hỗ trợ du khách cần tuân thủ theo những nguyên tắc hành xử văn hóa. Một số nguyên tắc và lƣu ý này đƣợc khái quát trong bảng dƣới đây:
Mục lƣu ý Đối với HDV Đối với du khách
Về trang phục
Một thực tế hiện nay trong hoạt động tham quan của du khách, đặc biệt là khách nội địa tới các điểm di tích tín ngƣỡng, tôn giáo có nhiều trƣờng hợp chƣa có ý thức trong cách hành xử văn hóa về trang phục khi tới những nơi này. Thậm chí có những nơi đề biển chú ý nhắc về trang phục của du khách khi tham quan, nhƣng do ý thức của du khách khi đến đây vẫn có tình trạng không hợp với văn hóa ứng xử về trang phục trong di tích tín ngƣỡng, tôn giáo mang màu sắc của tâm linh. Đối với điều này nhiệm vụ của tổ chức, ngƣời đại diện tổ chức du lịch cần có những thông báo trƣớc cho du khách về lịch trình tham quan, lƣu ý về trang phục khi tới những điểm tham quan này.
Trang phục phải thể hiện đƣợc sự kính trọng sự tôn nghiêm của điểm tham quan: trang phục gọn gàng, quần dài, áo dài tay.
Về lời nói
Trong quá trình hƣớng dẫn đoàn khách cần phải sử dụng từ ái ngữ, không đƣợc dùng từ lóng, hoặc ngôn từ không có văn hóa. Nếu là từ chuyên ngành thì phải chính xác, kèm theo thông tin giải thích (nếu có). Về âm lƣợng: điều chỉnh sao cho tất cả du khách có thể nghe đƣợc lời thuyết minh, song không quá to ảnh hƣởng tới không
Đến với cửa chùa là đến với Phật, đến với nơi có thể tìm cho mình sự bình yên, tịnh tâm. Vì vậy mỗi một du khách cần xác định tâm thế để có những