Về mặt khoa học, pháp lý

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp. Nghiên cứu trường hợp bốn chùa Dâu, Đậu, Tướng, Dàn (Trang 82)

7. Bố cục luận văn

3.1.1.Về mặt khoa học, pháp lý

Tín ngƣỡng Tứ Pháp là một nét văn hóa đặc sắc của ngƣời Việt cổ vùng châu thổ sông Hồng, mà cái nôi là vùng Dâu (huyện Thuận Thành – Bắc Ninh ngày nay). Với những thông tin về sự giao lƣu văn hóa trong tiến trình lịch sử của dân tộc, tín ngƣỡng Tứ Pháp nhƣ một sự khẳng định về truyền thống tự chủ, tự tôn dân tộc trƣớc các yếu tố văn hóa ngoại sinh.

Lễ hội Tứ Pháp vùng Dâu và tại nhiều nơi khác có sự kết hợp nhiều sắc thái văn hóa tín ngƣỡng, vừa là lễ hội lớn nhất của Phật giáo vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, vừa là nơi lƣu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa của cƣ dân nông nghiệp. Những nghi thức sinh hoạt tín ngƣỡng dân gian và nhiều trò diễn xƣớng phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phƣơng, tín đồ, tăng ni, phật tử đến dâng hƣơng, dự hội.

Thực hiện việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa các di sản văn hóa truyền thống theo Nghị quyết TW 5 khóa VIII (1998): “gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hóa trong công chúng” [9, tr. 91] là một trong những nhiệm vụ cấp thiết trong thực tế hiện nay khi cơ chế thị trƣờng, sự buông lỏng trong hoạt động quản lý và nhiều nguyên nhân khác đã làm méo mó, hoặc làm giảm đi những nét cổ xƣa, tính đặc sắc của các di tích, lễ hội.

Điều 25 chƣơng 3 Luật di sản văn hóa: “Nhà nƣớc tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:

81

2. Khuyến khích việc tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống gắn với lễ hội.

3. Phục dựng có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống.

4. Khuyến khích việc hƣớng dẫn, phổ biến rộng rãi ở trong nƣớc và nƣớc ngoài về nguồn gốc, nội dung giá trị truyền thống tiêu biểu, độc đáo của lễ hội.”

Với những giá trị về mặt văn hóa trong thời gian vừa qua lễ hội chùa Dâu – lễ hội tín ngƣỡng Tứ Pháp lớn nhất nƣớc ta đã đƣợc UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Cục Di sản văn hóa xem xét, trình Bộ VHTT&DL, hội đồng di sản Quốc gia đƣa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là một trong những tiền đề quan trọng trong việc thu hút đến sự quan tâm hơn nữa của các ban ngành trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị các chùa thờ Tứ Pháp phục vụ nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động du lịch. Thông qua những giá trị đã đƣợc khẳng định từ đó thu hút hơn nữa khách du lịch trong nƣớc, đặc biệt là du khách quốc tế tới tham quan, thƣởng lãm cảnh đẹp và có những trải nghiệm về một nét văn hóa vô cùng đặc sắc đã và đang tồn tại trên đất nƣớc ta.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp. Nghiên cứu trường hợp bốn chùa Dâu, Đậu, Tướng, Dàn (Trang 82)