7. Bố cục luận văn
2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động tham quan
2.2.1. Các chùa Tứ Pháp với tư cách là điểm, tuyến du lịch
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành khảo sát các chƣơng trình tour du lịch, tham quan đƣợc cung ứng trên website của 50 công ty du lịch. Kết quả cho thấy 100% các công ty du lịch này có chƣơng trình, lịch trình tham quan đến chùa Dâu. Không có đơn vị nào có chƣơng trình tham quan du lịch tới chùa Đậu, Tƣớng, Dàn.
Các chƣơng trình du lịch có điểm di tích là các chùa Tứ Pháp đều là sự kết hợp với một số điểm du lịch khác. Tại huyện Thuận Thành ngoài chùa Dâu, các ngôi chùa thờ Tứ Pháp còn có các điểm di tích nổi tiếng thu hút khá đông lƣợng khách tham quan hàng năm, đó là lăng Kinh Dƣơng Vƣơng, chùa Bút Tháp, thành Luy Lâu, làng tranh Đông Hồ.
72
Một số tour du lịch tham quan nội huyện Thuận Thành đang đƣợc đƣa vào khai thác:
Tour 1: Lăng Kinh Dƣơng Vƣơng và đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng, Lạc Long Quân, Âu
Cơ - Chùa Bút Tháp - Chùa Dâu và nhà thờ dòng họ Nguyễn Gia.
Tour 2: Làng tranh dân gian Đông Hồ - Chùa Ngọc Khám - Lăng và đền thờ Sĩ Nhiếp -
Chùa Dâu...
Tour 3: Tour du lịch tìm hiểu tín ngƣỡng Tứ Pháp vùng Dâu: Chùa Tổ - Chùa Dâu –
Chùa Phi Tƣớng – Lăng Sĩ Nhiếp – Chùa Dàn.
2.2.2. Hoạt động tham quan du lịch- Số lượng khách du lịch: - Số lượng khách du lịch:
Theo thống kê của phòng văn hóa thông tin huyện Thuận Thành, lƣợng khách đến với các điểm di tích theo tour du lịch nội huyện ƣớc đạt hơn 27.000 lƣợt khách/năm, trong đó khách quốc tế là 6.000 khách/năm [38, tr. 74]. Chùa Dâu, chùa Bút Tháp và làng tranh Đông Hồ là những điểm tham quan chính, chi phối lƣợng khách tới các điểm khác trong các tour du lịch đến huyện Thuận Thành.
Bảng 2.2. Số lƣợng khách quốc tế tới chùa Dâu qua các năm
(Đơn vị: lượt khách) Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Đến tháng 9/2013 Số khách 440 702 577 309 269 304 650 361 195 120
Nguồn: Sổ thống kê khách du lịch quốc tế tại chùa Dâu
Căn cứ vào bản số liệu thống kê cho thấy số lƣợng khách quốc tế đến chùa Dâu khá khiêm tốn. Các ngôi chùa Tứ Pháp khác gần nhƣ khách du lịch quốc tế không tới tham quan. Thời điểm tập trung khách du lịch tham quan tại các ngôi chùa này là dịp lễ hội mùng 8/4 âm lịch hàng năm và thời gian sau tết nguyên đán.
73
Sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học, tác giả thu đƣợc những kết mang tính định lƣợng phản ánh thực trạng nắm bắt thông tin, hình thức chuyến tham qua...của khách du lịch. Đồng thời từ những số liệu thu thập đƣợc về mức độ mong muốn tiếp cận đối với những nội dung độc đáo trong tín ngƣỡng Tứ Pháp và các di tích Tứ Pháp, để từ đó làm căn cứ cho những đề xuất của mình. Các kết quả tác giả thu thập đƣợc từ việc tổng hợp phiếu trƣng cầu khách du lịch. Kết quả nhƣ sau:
+ Mức độ thông tin của du khách với tín ngƣỡng Tứ Pháp: Số lƣợng du khách chƣa đƣợc biết tới 30 phiếu (12%); Đã từng đƣợc biết 180 phiếu (72%); Biết nhiều thông tin về tín ngƣỡng Tứ Pháp 40 phiếu (16%).
+ Số lƣợng du khách đã từng đến tham quan chùa Dâu 210 phiếu (84%), chùa Tƣớng 10 phiếu (4%), chùa Dàn 30 phiếu (12%), không có du khách nào tới chùa Đậu
+ Hình thức du khách tới tham quan các ngôi chùa Tứ Pháp: Tự tổ chức 107 phiếu (42,8%), đi theo tour du lịch 143 phiếu (57,2%)
+ Mục đích của khách du lịch tới các chùa Tứ Pháp: Tham quan cảnh và muốn đƣợc nghe những thông tin có liên quan đến các chùa 30 phiếu (12%), thỏa nguyện tâm linh 25 phiếu (10%), vui chơi trong lễ hội 18 phiếu (7, 2%), cả 3 ý kiến trên 177 phiếu (70,8%).
+ Số lƣợng khách đã từng đƣợc nghe hƣớng dẫn những thông tin về các chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn: chƣa từng đƣợc nghe hƣớng dẫn 97 phiếu (38,8%), đã từng đƣợc nghe hƣớng dẫn 92 phiếu (36,8%), đƣợc nghe nhiều lần 61 phiếu (24,4%).
+ Những thông tin về chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn qua đƣợc du khách biết tới qua:
Hƣớng dẫn viên du lịch 145 phiếu (58 %), nhà sƣ, ngƣời hỗ trợ hƣớng dẫn tham quan tại chùa 35 phiếu (14 %), qua ngƣời thân 50 phiếu (20%), phƣơng tiện thông tin đại chúng 20 phiếu (8%).
+ Mức độ cần thiết HDV tại điểm: rất cần thiết 190 phiếu (76%), cần thiết 60 phiếu (24%), không cần thiết 0 phiếu (0%).
74
+ Lý do có nhiều du khách chƣa biết đến 4 chùa kể trên thờ các Phật Bà thuộc tín ngƣỡng Tứ Pháp là do: thông tin này chƣa đƣợc phổ biến rộng 140 phiếu (56%), hƣớng dẫn viên cung cấp ít thông tin 86 phiếu (34,4%), ý kiến khác 24 phiếu (9,6%).
+ Điều ấn tƣợng với du khách khi đến tham quan các ngôi chùa: Dâu, Đậu, Tƣớng, Dàn: có cảnh quan đẹp 35 phiếu (14%), có kiến trúc đẹp, cổ kính 90 phiếu (36%), hệ thống tƣợng độc đáo 45 phiếu (18%), đƣợc nghe những thông tin hay, lạ 80 phiếu (32%).
+ Để hoạt động du lịch tại các ngôi chùa thờ Tứ Pháp hấp dẫn hơn: Xây dựng các sản phẩm dịch vụ phong phú tại chùa và khu vực lân cận các ngôi chùa 35 phiếu (14%); Tổ chức tham quan, hƣớng dẫn khoa học hơn 55 phiếu (22%); Công tác quản lí tại các chùa cần nâng cao hơn 15 phiếu (6%); Cả 3 ý kiến trên 145 phiếu (58%).
+ Đề xuất hình thức sinh hoạt văn hóa kết hợp trong các tour du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp: Hát Quan Họ 65 phiếu (26%); Hát Chèo 20 phiếu (8%); Múa rối nƣớc diễn lại tích truyện sản sinh ra Tứ Pháp 160 phiếu (64%); Ý kiến khác 5 phiếu (2%) đề xuất hình thức hát Tuồng.
+ Đề xuất biện pháp để thu hút khách du lịch tới tham quan các chùa Tứ Pháp: Quảng bá rộng rãi những thông tin về các chùa, về tín ngƣỡng Tứ Pháp 16 (6,4%); Xây dựng tour du lịch theo chuyên đề tìm hiểu tín ngƣỡng Tứ Pháp 7 phiếu (2,8%); Tổ chức hoạt động tham quan, hƣớng dẫn chuyên nghiệp hơn 40 phiếu (16%); Cả 3 ý kiến trên 187 phiếu (74,8%).
Qua những kết quả trên đây có thể thấy rằng lƣợng thông tin về tín ngƣỡng Tứ Pháp và những giá trị của các di tích Tứ Pháp đƣợc khá nhiều du khách biết tới. Song những thông tin này chƣa đƣợc du khách biết tới nhiều. Mức độ truyền tải thông tin từ những HDV, những ngƣời hỗ trợ phục vụ du khách, các hình thức truyền thông còn nhiều hạn chế, chƣa phản ánh đƣợc hết những nét đẹp, điều đặc sắc về các di tích Tứ Pháp trong các phần thông tin thuyết minh. Một yêu cầu cấp thiết của du khách trong quá trình thực hiện tham quan, chiêm bái các chùa Tứ Pháp là cần bố trí đội ngũ HDV
75
tại điểm (190 phiếu chiếm 76% câu trả lời). Những thực trạng này sẽ là cơ sở cho tác giả đƣa ra những đề xuất nhằm nâng cao về lƣợng và chất của thông tin đến với du khách thông qua hoạt động tổ chức tham quan – hƣớng dẫn tại các điểm di tích Tứ Pháp.
- Hiện trạng hành xử văn hóa của du khách:
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã lựa chọn thời điểm lễ hội Tứ Pháp (lễ hội chùa Dâu) diễn ra từ ngày 06/04/2013 – 08/04/2013 âm lịch thực hiện phƣơng pháp Quan sát tham dự để có thể nhìn nhận vấn đề này trên phƣơng diện phản ánh thực tế. Khách tham quan chùa dù là đi theo tour hay tự do, kết quả nhận thấy hành trình tham quan, chiêm bái của ngƣời dân, du khách đến các chùa chƣa đƣợc thực hiện đúng theo cách hành xử văn hóa khi vào một di tích Tứ Pháp. Hiện tƣợng thấy tƣợng thì hành lễ, thấy ban thì thắp hƣơng đặt tiền. Toàn bộ các ban tƣợng đều có tiền lẻ, lối đi ra trở thành lối đi vào và ngƣợc lại. Cùng với những tiếng nhạc lễ phát trong chùa là tiếng gọi, tiếng nói chuyện với âm lƣợng lớn của du khách tham quan, hành hƣơng.
2.3. Thực trạng tổ chức hƣớng dẫn khách du lịch
2.3.1. HDV các tổ chức, công ty du lịch
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã thực hiện khảo sát thực tế các HDV du lịch là những ngƣời đại diện cho công ty, tổ chức du lịch trên phƣơng diện là phía cung. Số lƣợng phiếu điều tra phát ra là 150 phiếu thu lại 150 phiếu và đƣợc kết quả nhƣ sau:
+ Số lƣợng HDV đã dẫn khách đến một trong bốn ngôi chùa này là 100%. Trong đó số câu trả lời biết chùa Dâu là 144 phiếu, chiếm 96% câu trả lời; chùa Tƣớng 6 phiếu chiếm 4%, chùa Dàn 12 phiếu chiếm 8%, chùa Đậu không có phiếu nào.
+ Số lần dẫn khách tới các di tích Tứ Pháp vùng Dâu: 1 lần chiếm 8%; 2 lần chiếm 44%; 3 lần chiếm 8%; trên 3 lần chiếm 40%.
+ HDV biết đến các chùa thuộc tín ngƣỡng Tứ Pháp chiếm 76% (114 phiếu), 24% còn lại không biết về thông tin này.
76
+ Trả lời câu hỏi về điểm độc đáo trong hệ thống tƣợng các ngôi chùa này: 42 phiếu (28%) do cổ kính, có từ lâu đời; 30 phiếu (20%) về bài trí tƣợng; 6 phiếu (4%) liên quan đến tƣợng Mẫu; 6 phiếu (4%) tƣợng Tứ Pháp; 66 phiếu (44%) không có câu trả lời.
+ Về thông tin hƣớng dẫn khi dẫn đoàn tới các chùa: thông tin về lịch sử: 24 phiếu (16%); thông tin về kiến trúc 24 phiếu (16%); thông tin về bài trí hệ thống tƣợng 18 phiếu (12%); thông tin về tín ngƣỡng Tứ Pháp 12 phiếu (8%); cả 4 thông tin trên 72 phiếu (48%).
Từ những kết quả điều tra trên đây có thể thấy rằng nắm bắt về thông tin tín ngƣỡng Tứ Pháp, nét đặc trƣng trong các ngôi chùa này còn chƣa đƣợc HDV chú ý tới. Các nội dung hƣớng dẫn cho đoàn khách chủ yếu xoay quanh vấn đề kiến trúc nói chung, lịch sử ngôi chùa. Nét độc đáo và cách bài trí trong hệ thống tƣợng các chùa Tứ Pháp HDV chƣa hiểu đƣợc sâu trong khảo sát chiếm 12% trong các câu trả lời.
2.3.2. HDV, người trợ giúp khách du lịch tại điểm tham quan
Hiện nay tại các chùa thờ Tứ Pháp trong nghiên cứu, chƣa có một ngôi chùa nào có tổ HDV tại điểm phục vụ ngƣời dân, du khách đến tham quan. Nguồn nhân lực hỗ trợ du khách tham quan tại các chùa này là những ngƣời trong ban quản lý, thƣờng trực tại điểm di tích. Trong mục 2.1.3 có đề cập tới nguồn nhân lực phục vụ du khách trong hành trình tham quan các ngôi chùa Tứ Pháp: tại chùa Dâu có bà Nguyễn Thị Mừng là ngƣời thƣờng trực tại khu di tích kiêm thực hiện việc bán đồ lƣu niệm; tại chùa Tƣớng là sƣ thầy Thuận Đức vị trụ trì ngôi chùa này; tại chùa Dàn có ông Lê Văn Lại là thủ từ có chức trách chăm sóc, trông nom hƣơng khói tại đình chùa Dàn.
Nhìn nhận từ góc độ nguồn nhân lực phục vụ du lịch thì những cá nhân đƣợc bố trí với chức trách hỗ trợ du khách, thực hiện việc giới thiệu thuyết minh tại điểm di tích chƣa thực sự có thể đảm nhận tốt đƣợc những công tác này. Trong quá trình hỗ trợ, hƣớng dẫn khách du lịch có thể đƣa ra đƣợc những thông tin cơ bản về các giá trị tại điểm di tích. Song về nghiệp vụ hƣớng dẫn đoàn khách chƣa đảm bảo đƣợc tính quy
77
chuẩn trong công tác hƣớng dẫn của một HDV tại điểm. Những nghiệp vụ trong lối hành xử của một HDV tại điểm tại các di tích là một ngôi chùa, đặc biệt là chùa thờ Tứ Pháp chƣa đƣợc thực hiện một cách chuyên nghiệp, có tổ chức. Công tác hƣớng dẫn khách du lịch tham quan tại các ngôi chùa chỉ dừng lại ở việc cung cấp một vài thông tin về lịch sử của ngôi chùa, thời gian tạo tác một số hiện vật chính trong chùa.
2.4. Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động tham quan - hƣớng dẫn khách du lịch
2.4.1. Ưu điểm
Các công ty, tổ chức du lịch đã có những thông tin hƣớng dẫn cho khách trong quá trình du khách lựa chọn điểm tham quan là một trong các chùa Tứ Pháp, chủ yếu là chùa Dâu.
Trong các dịp lễ hội công tác quản lý khách tham quan của ban quản lý, kết hợp với HDV đoàn khách tới tham dự lễ hội diễn ra khá tốt. Không xảy ra trƣờng hợp gây mất trật tự tại di tích.
Các công cụ hỗ trợ trong quá trình tham quan của du khách đã đƣợc bố trí ở các di tích. Tại các ngôi chùa đều có bảng giới thiệu về di tích theo khung mẫu của cục Di Sản, Bộ VHTT&DL. Biển chỉ dẫn lối đi từ khu vực bãi xe tới các ngôi chùa đƣợc bố trí.
2.4.2. Những hạn chế
Nhìn chung các hoạt động tổ chức tham quan và hƣớng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp chƣa có một định hình rõ rệt. Vấn đề tổ chức tham quan và hƣớng dẫn chƣa theo một nội dung trình tự mà thực hiện theo cảm tính là chủ đạo. Những vấn đề về hành xử văn hóa tại di tích chƣa đƣợc du khách thực hiện triệt để. Điều này một phần cũng do sự tổ chức hỗ trợ khách du lịch của HDV, ban quản lý di tích còn nhiều thiếu sót. Hiện tƣợng du khách sờ vào hiện vật, cũng nhƣ đặt tiền lẻ vào khắp mọi nơi trên thân tƣợng, trên ban thờ…mà không để vào đúng nơi quy định diễn ra phổ biến.Theo nhƣ nhận xét của ông Nguyễn Nho Thuận thì: các hoạt động này diễn ra vẫn chƣa chuyên nghiệp.
78
Đội ngũ HDV hiểu biết sâu sắc về các ngôi chùa, tín ngƣỡng Tứ Pháp chƣa có nhiều. Các HDV tuyến khi dẫn khách tới đây chƣa thực hiện việc tổ chức cho khách du lịch tham quan kết hợp hƣớng dẫn tại điểm một cách khoa học. Quá trình cung cấp thông tin về điểm di tích các chùa Tứ Pháp chủ yếu vẫn chung chung, lƣợng kiến thức chƣa nhiều. Vì vậy chƣa làm nổi bật lên đƣợc những giá trị vô cùng đặc sắc của di tích đối với du khách trong quá trình tham quan, thƣởng lãm.
Công tác tuyên truyền và hƣớng dẫn khách du lịch chƣa cung cấp đầy đủ thông tin về tín ngƣỡng Tứ Pháp, các di tích thờ Tứ Pháp cho du khách tham quan. Vì vậy mà số lƣợng khách du lịch, thậm trí là HDV du lịch khi đƣợc hỏi về các ngôi chùa Tứ Pháp thì phần lớn không biết tới thông tin 3 ngôi chùa: Đậu, Tƣớng, Dàn. Đây chính là thiếu sót, hạn chế lớn nhất trong công tác hƣớng dẫn, quảng bá du lịch của tỉnh Bắc Ninh và các công ty, tổ chức, ngƣời làm du lịch trong cả nƣớc.
Thiếu một ban quản lý đƣợc kiện toàn, tổ HDV chuyên trách tại điểm chính là một trong những lí do khiến chùa Dâu và các ngôi chùa Tứ Pháp khác chƣa thể thu hút khách du lịch tƣơng xứng với tiềm năng của di tích.
79
Tiểu kết chƣơng 2
Tín ngƣỡng Tứ Pháp và các ngôi chùa thờ Tứ Pháp là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa mang tính đặc thù tại Bắc Ninh và các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sử dụng triệt để nhiều phƣơng pháp nghiên cứu chƣơng 2 của luận văn đã đề cập tới những nét độc đáo tại các ngôi chùa trong hành trình tham quan của du khách.
Thông qua việc đƣa ra thực trạng còn tồn tại trong công tác thực hiện tổ chức tham quan, hƣớng dẫn khách du lịch tại các ngôi chùa Tứ Pháp. Những yếu tố hạn chế làm ảnh hƣởng tới hoạt động khai thác du lịch tại nơi đây. Những vấn đề này cần phải đƣợc khắc phục để có thể nâng cao hơn nữa việc khai thác tiềm năng của các di tích trong hệ thống tín ngƣỡng Tứ Pháp vào phát triển du lịch, cung cấp cho du khách những chuyến tham quan có chất lƣợng cao về dịch vụ, phong cách phục vụ, thỏa mãn mục đích khi tham quan tại các di tích Tứ Pháp. Những đề xuất giải pháp tác giả đề cập trong chƣơng tiếp theo của luận văn.
80
Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN - HƢỚNG DẪN KHÁCH DU LỊCH TẠI BỐN CHÙA:
DÂU, ĐẬU, TƢỚNG, DÀN 3.1. Những căn cứ cho việc đề xuất
3.1.1. Về mặt khoa học, pháp lý
Tín ngƣỡng Tứ Pháp là một nét văn hóa đặc sắc của ngƣời Việt cổ vùng châu thổ sông Hồng, mà cái nôi là vùng Dâu (huyện Thuận Thành – Bắc Ninh ngày nay). Với những thông tin về sự giao lƣu văn hóa trong tiến trình lịch sử của dân tộc, tín ngƣỡng Tứ Pháp nhƣ một sự khẳng định về truyền thống tự chủ, tự tôn dân tộc trƣớc các yếu tố văn hóa ngoại sinh.
Lễ hội Tứ Pháp vùng Dâu và tại nhiều nơi khác có sự kết hợp nhiều sắc thái văn