7. Bố cục luận văn
3.3.3. Đối với chính quyền cơ sở
- Phối hợp với cơ quan cấp trên tiến hành giải quyết những vƣớng mắc tại các di tích Tứ Pháp. Điều này có tác động lớn đến các hoạt động của di tích, lễ hội Tứ Pháp. Nếu không giải quyết đƣợc triệt để sẽ ảnh hƣởng tới quá trình thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc của di tích, tín ngƣỡng Tứ Pháp. Và vô hình chung là làm mất đi nguồn khách du lịch, hoạt động tham quan, hƣớng dẫn cũng chỉ dừng lại trên cơ sở là những giá trị vẫn còn dạng tiềm năng.
Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh, phòng thông tin văn hóa huyện Thuận Thành cùng với chính quyền các thôn Đại Tự, Đông Cốc giải quyết dứt điểm tình trạng chƣa thống nhất về việc rƣớc pho tƣợng Pháp Vũ về làng Đại Tự hay làng Đông Cốc. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nghi lễ rƣớc các tƣợng Tứ Pháp trong tổng Dâu không còn đƣợc diễn ra nhƣ thời gian trƣớc năm 1993. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến nét đẹp trong văn hóa truyền thống, đồng thời làm giảm đi sự lôi cuốn, hấp dẫn du khách đến tham quan, thƣởng thức một hoạt động sinh hoạt cộng đồng có một không hai ở Việt Nam.
107
Qua thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu của tác giả với ông Nguyễn Trọng Khoa là trƣởng thôn xã Thanh Hoài, và ông Nguyễn Văn Ấp là phụ trách tổ văn hóa xã Thanh Khƣơng đã chia sẻ về việc sƣ thầy Đạt Ma Thuận Đức chƣa đƣợc công nhận chính thức là ngƣời có trách nhiệm về mặt pháp lý tại chùa. Chƣa có quyết định của giáo hội Phật giáo tỉnh Bắc Ninh nhập nhân khẩu cho vị sƣ thầy này tại chùa Phi Tƣớng. Điều này làm ảnh hƣởng đến quá trình kiến thiết, cũng nhƣ những quyết định tu bổ hay xây dựng cho ngôi chùa Phi Tƣớn. Đặc biệt với một ban quản lý chƣa đƣợc kiện toàn, chƣa có ngƣời mang danh nghĩa phụ trách chính thức có thể thực hiện việc hỗ trợ du khách trong trƣờng hợp cần thiết khi khách du lịch tới tham quan chùa.Vì vậy giải quyết việc ổn định nơi tu tập cho sƣ thầy Đạt Ma Thuận Đức tại chùa Phi Tƣớng cũng cần phải xem xét.
Trong hành trình tham quan các di tích thờ Tứ Pháp, hiện nay đang khuyết một di tích đó là ngôi chùa Đậu. Trong chƣơng 2 của luận văn tác giả đã phần nào miêu thuật trên phƣơng diện văn bản, và trong phần phụ lục là những hình ảnh về ngôi chùa Đậu. Di tích chùa Đậu hiện nay chƣa thu hút đƣợc khách du lịch, bởi đây chỉ là một ngôi chùa mang tính tạm thời (không đƣợc cấp phép xây dựng) trên nền chùa Đậu xƣa. Với mong muốn thỏa nguyện tâm linh, nhân dân Đại Tự đã xin xây dựng lại ngôi chùa Đậu với kiến trúc bề thế hơn. Vì vậy các cấp chính quyền có liên quan cần nghiên cứu việc cấp phép đồng thời đƣa vào thực hiện dự án xây dựng lại ngôi chùa Đậu thuộc làng Đại Tự trên nền ngôi chùa Đậu xƣa.
Để khai thác tiềm năng quý giá này phục vụ phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu tham quan thẩm nhận và tìm hiểu nghiên cứu của du khách trong và ngoài nƣớc. Huyện Thuận Thành cần kết hợp với ngành du lịch tỉnh và các cơ quan liên quan tiến hành quy hoạch và tổ chức lại việc khai thác tiềm năng du lịch văn hoá, xây dựng hoàn chỉnh một đề án quản lý khai thác các hoạt động tham quan du lịch trên địa bàn huyện. Để trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tƣ tôn tạo, bảo tồn những di tích đã và đang xuống
108
cấp. Khi có điều kiện sẽ tạo dựng lại những dấu tích mờ nhạt của các di tích nhƣ: Thành cổ Luy lâu, Chùa Dâu, đền và lăng thờ Sĩ Nhiếp...
Trên cơ sở qui hoạch chung, đối với từng di tích (điểm du lịch cụ thể) cũng cần đƣợc xem xét qui hoạch một cách toàn diện để đầu tƣ trùng tu, cải tạo và xây dựng khu vực nghỉ ngơi văn minh hiện đại phục vụ cho khách nƣớc ngoài lƣu trú tham quan giải trí dài ngày. Cũng trên cơ sở qui hoạch đó cần có kế hoạch xây dựng, nâng cấp đƣờng xá và các cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng khác phục vụ cho du khách đi lại tham quan thuận tiện.