Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp. Nghiên cứu trường hợp bốn chùa Dâu, Đậu, Tướng, Dàn (Trang 70)

7. Bố cục luận văn

2.1.3.Nguồn nhân lực

* Phương diện điểm di tích

- Ban quản lý di tích:

Các di tích văn hóa để đảm bảo cho quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích đều phải có những ngƣời chuyên trách trong ban quản lí di tích. Các ngôi chùa thờ Tứ Pháp tại vùng Dâu là những di tích có ý nghĩa đặc biệt không chỉ với tỉnh Bắc Ninh mà còn là nơi lƣu giữ văn hóa truyền thống của nƣớc ta. Trong quá trình tổ chức các hoạt động du lịch, hoạt động tham quan và hƣớng dẫn tại các di tích này những ngƣời trong ban quản lí là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên văn hóa du lịch tại điểm tham quan của du khách.

Nhân lực để duy trì việc bảo vệ, bảo tồn cũng nhƣ phục vụ khách du lịch tại chùa Dâu, chùa Tƣớng và chùa Dàn dựa vào ban quản lí di tích. Do chùa Đậu là ngôi chùa chƣa đƣợc công nhận để cấp phép xây dựng. Vì vậy chƣa đƣợc xem xét tổ chức một ban quản lý di tích.

69

Bảng 2.1. Tổ chức ban quản lý di tích các chùa: Dâu, Tƣớng, Dàn Chức vụ

Số

lƣợng Chùa Dâu Chùa Tƣớng Chùa Dàn

Trƣởng ban 1 Phó chủ tịch huyện Thuận Thành

Phó ban 1 1 Trƣởng phòng văn hóa thông tin huyện Thuận Thành Phó ban 2 1 Phó chủ tịch UBND xã Thanh

Khƣơng

Phó chủ tịch UBND xã Trí Quả

Ủy viên 1 Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã Thanh Khƣơng Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã Trí Quả Thành viên thƣờng trực 4 - 5 - Sƣ trụ trì - 2 thành viên hội ngƣời cao tuổi - 2 bảo vệ

- 1 phụ trách hỗ trợ khách du lịch

- Sƣ trụ trì - 2 thành viên hội ngƣời cao tuổi

- 1 bà vãi

- Sƣ trụ trì - 2 thành viên hội ngƣời cao tuổi

- 1 thủ từ

Nguồn: Phòng văn hóa thông tin huyện Thuận Thành

Qua khảo sát thực tế dịp lễ hội năm 2013 vừa qua sự chuẩn bị cho công tác đón tiếp khách đến hành hƣơng, tham gia lễ hội đƣợc ban quản lí các di tích Tứ Pháp chuẩn bị về nhiều mặt (Phụ lục văn bản 6). Những nội dung chuẩn bị này chủ yếu trên về khía cạnh bố trí lực lƣợng nhằm đảm bảo cho vấn đề tham quan theo hình thức tự do của du khách, chứ chƣa đi vào chi tiết trong vấn đề thực hiện việc phân bổ nguồn nhân lực để hỗ trợ, hƣớng dẫn du khách khi họ tới hành hƣơng, chiêm bái trong dịp lễ hội.

- HDV, người phụ trách công tác hướng dẫn:

Để có thể thực hiện công tác đón tiếp khách du lịch bài bản và chuyên nghiệp, tại các điểm di tích Tứ Pháp cần phải có HDV điểm hoặc ngƣời phụ trách công tác

70

hƣớng dẫn cho du khách. Khách du lịch đến với các di tích chùa Tứ Pháp với nhiều mục đích khác nhau, song nhu cầu đƣợc biết, tìm hiểu đối tƣợng tham quan gần nhƣ là điều quan trọng nhất. Vì vậy nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào việc phục vụ khách du lịch tại điểm tham quan này cùng với việc bố trí nhân lực hợp lí, cũng phải có những quy định về mặt chuyên môn, kiến thức điểm, nghiệp vụ ngành. Vấn đề sắp xếp, tổ chức một lộ trình tham quan và nội dung hƣớng dẫn hợp lí để có thể truyền tải những thông tin của điểm di tích đối với khách du lịch luôn phải đƣợc chú trọng.

Ông Nguyễn Nho Thuận (phó trƣởng phòng văn hóa thông tin huyện Thuận Thành – Bắc Ninh) cho biết: hiện tại các ngôi chùa thờ Tứ Pháp chƣa có một đội ngũ HDV tại điểm mà chỉ có ngƣời phụ trách hỗ trợ khách du lịch trong trƣờng hợp cần thiết. Ngƣời trực tiếp tại chùa Dâu là bà Nguyễn Thị Mừng, tại chùa Tƣớng là sƣ thầy Thuận Đức, tại chùa Dàn là ông Lê Văn Lại thủ từ . Đối với những đoàn khách thuộc các đơn vị, tổ chức trong khối cơ quan, đoàn thể nhà nƣớc phục vụ nghiên cứu, học tập thì công tác tổ chức hƣớng dẫn đoàn khách tham quan tại các ngôi chùa này do đích thân ông Nguyễn Nho Thuận là HDV tại điểm. Trong bốn ngôi chùa này, chùa Dâu đã đƣợc công nhận là di tích cấp quốc gia, song về nguồn nhân lực để phục vụ khách du lịch đến tham quan, học tập nghiên cứu cũng chƣa đƣợc bố trí. Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do vấn đề khó khăn trong nguồn kinh phí của tỉnh Bắc Ninh.

* Phương diện nhà tổ chức, công ty có tour du lịch tới điểm di tích

Trong khái niệm khách du lịch đã đƣợc đề cập trong phần cơ sở lý luận của đề tài có nội dung về vấn đề sự hỗ trợ và trợ giúp của HDV du lịch trong quá trình tham quan của du khách. Khách du lịch thực hiện chuyến tham quan sau khi đã hoàn thành việc kí kết hợp đồng với tổ chức, công ty du lịch. Thực hiện những cam kết với du khách các tổ chức du lịch này bố trí sắp xếp các dịch vụ cung ứng nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng những gì đã kí kết. Trong quá trình tổ chức tham quan và hƣớng dẫn du khách, tổ chức, công ty du lịch phải có những bố trí, phân công về mặt nhân lực phục vụ. Đến với các ngôi chùa thờ Tứ Pháp, việc bố trí HDV là những ngƣời đại diện

71

của phía cung du lịch, ở đây là tour, chuyến tham quan phải đƣợc cân nhắc và thực hiện đầy đủ. HDV, ngƣời đại diện này cần phải đƣợc trang bị đầy đủ về mặt các công cụ hỗ trợ trong quá trình hƣớng dẫn, chuẩn bị thông tin về điểm tham quan, lộ trình tham quan tại các ngôi chùa thờ Tứ Pháp. Với nhiều nét riêng biệt so với các điểm di tích là những ngôi chùa thờ Phật thông thƣờng, thì tại các ngôi chừa thờ Tứ Pháp đòi hỏi sự hiểu biết sâu về tín ngƣỡng Tứ Pháp, am tƣờng những giá trị, lộ trình và cung cách hành xử tại đây là điều tạo nên sự phong phú trong hoạt động tham quan của du khách.

Các ngôi chùa Tứ Pháp đƣợc đƣa ra khảo sát, trong các câu trả lời và thực tế tour du lịch của các tổ chức, công ty lữ hành chào bán mà điểm tham quan có di tích thuộc tín ngƣỡng Tứ Pháp phổ biến vẫn là chùa Dâu. Các ngôi chùa khác trong chƣơng trình bán cho khách du lịch đều không đƣợc đề cập tới. Điều này cũng xuất phát từ thực tế đó là chùa Dâu đã trở thành một điểm nhấn văn hóa, một di tích hấp dẫn khách du lịch từ lâu. Các ngôi chùa Tứ Pháp khác có di tích mới đƣợc xây dựng lại nhƣ chùa Đậu, hoặc có quy mô khá nhỏ nhƣ chùa Phi Tƣớng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp. Nghiên cứu trường hợp bốn chùa Dâu, Đậu, Tướng, Dàn (Trang 70)