7. Bố cục luận văn
3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch
- Tại các cơ sở đào tạo là các trƣờng trung cấp, cao đẳng và đại học có chuyên ngành đào tạo nhân lực du lịch cần có sự chuyên biệt hóa hơn nữa trong quá trình đào tạo. Phân chia ngành học hợp lí về thời gian và nội dung các môn học. Thực hiện quan điểm đào tạo để có thể “làm thợ giỏi” cho các học sinh, sinh viên ngay khi còn trên giảng đƣờng. Các môn học về chuyên ngành cần có sự bố trí lƣợng thời gian, số tiết học nhiều hơn nữa.
- Một điều quan trọng trong vấn đề nâng cao hoạt động tổ chức hƣớng dẫn khách du lịch là phải có kế hoạch tổ chức đội ngũ HDV chuyên trách ở các điểm du lịch, tiến hành bồi dƣỡng cho họ về nghiệp vụ hƣớng dẫn, kiến thức lịch sử - văn hoá truyền thống địa phƣơng và những giá trị văn hoá nghệ thuật của từng di tích, từng điểm tham quan. Lực lƣợng HDV này, cũng cần phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định để đáp ứng yêu cầu về giao tiếp và hƣớng dẫn giới thiệu cho khách du lịch quốc tế.
3.2.4.Tuyên truyền, quảng bá thông tin về tín ngưỡng Tứ Pháp
- Thực tế lƣợng thông tin về tín ngƣỡng Tứ pháp trong các nghiên cứu khoa học đƣợc công bố còn chƣa nhiều. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tín ngƣỡng Tứ Pháp chƣa đƣợc nhiều khách du lịch biết tới. Để có thể khắc phục tình trạng này cần có một hệ thống công cụ hỗ trợ trong việc giới thiệu, quảng bá thông tin, hình ảnh về các di tích, lễ hội Tứ Pháp. Sở VHTT&DL các tỉnh, thành có các di tích Tứ Pháp cần có sự kết hợp trong việc thống nhất về mặt nội dung quảng bá. Từ đó mỗi một tỉnh sẽ có những hình thức quảng bá, truyền tải thông tin phù hợp với khả năng của từng địa phƣơng. Tăng cƣờng xuất bản, ấn hành các cuốn sách là những nghiên cứu khoa học chính thống, đồng thời thiết kế các tập gấp, cẩm nang với yếu tố là đọc nhanh thông tin về tín ngƣỡng Tứ Pháp và những di tích thờ Tứ Pháp. Những nỗ lực
103
quảng bá hình ảnh sẽ có sự tiếp nhận thông tin từ cộng đồng, từ đó tạo nên sự thu hút khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm.
- Bên cạnh những tài liệu về mặt thông tin, các tài liệu liên quan đến các hoạt động du lịch, tham quan, hƣớng dẫn du lịch cũng cần đƣợc chú trọng đầu tƣ thiết kế và in ấn. Những tài liệu này mang ý nghĩa là tài liệu chỉ dẫn chi tiết, tạo một sự thống nhất trong văn hóa tham quan du lịch của du khách khi đến các di tích Tứ Pháp.
- Để có thể tạo ấn tƣợng về nét độc đáo trong tín ngƣỡng Tứ Pháp, cũng nhƣ là việc “giữ chân” du khách tại các di tích Tứ Pháp mà chùa Dâu là di tích chính đƣợc dài hơn, thì việc tạo ra những hình thức truyền tải đặc sắc cũng cần phải đƣợc quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu điền dã, cũng nhƣ tổng hợp ý kiến trong bảng hỏi điều tra xã hội học về loại hình sinh hoạt văn hóa kết hợp trong các tour du lịch 76% HDV và 64% du khách đƣợc hỏi đề xuất hoạt động múa rối nƣớc. Tác giả đƣa ra đề xuất xây dựng và bổ sung hình thức diễn xƣớng dân gian múa rối nƣớc trong hoạt động tham quan của du khách tại chùa Dâu.
+ Lí do cho việc đề xuất hình thức múa rối nước:
Chƣơng 1 của luận văn đã nhắc đến vấn đề bản thể của tín ngƣỡng Tứ Pháp, chính là sùng bái tự nhiên, cầu mƣa…Trong đó yếu tố cầu mƣa, cầu nƣớc mong cho mƣa thuận gió hòa của cƣ dân nông nghiệp đƣợc thể hiện rõ nét trong truyền thuyết sản sinh Tứ Pháp, kiến trúc các chùa Tứ Pháp, lễ hội Tứ Pháp vùng Dâu…Về nghệ thuật múa rối nƣớc, cũng với ý nghĩa là mong muốn của cộng đồng cƣ dân nông nghiệp về nguồn nƣớc dồi dào, mùa màng tƣơi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Xét góc độ về ý nghĩa truyền tải cùng có sự tƣơng đồng.
Huyện Thuận Thành hiện nay còn bảo lƣu đƣợc một hình thức diễn xƣớng dân gian rất đặc sắc đó là múa rối nƣớc tại phƣờng rối Đồng Ngƣ (làng Đồng Ngƣ, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Với khoảng cách không xa, 3km về hƣớng Đông các điểm di tích Tứ Pháp. Sự kết hợp của hình thức diễn xƣớng này với một nội dung mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt đó là tín ngƣỡng Tứ Pháp trong không gian
104
cổ kính của di tích chùa Dâu, chắc chắn sẽ đem đến cho du khách những cảm nhận mới lạ trong hoạt động tham quan tại đây.
Không gian của chùa Dâu, phía trƣớc ngôi chùa là một ao nƣớc khá rộng. Điều này rất thuận lợi cho việc lập một thủy đình là sân khấu của múa rối nƣớc phục vụ khách du lịch đến tham quan và thƣởng lãm nơi đây.
+ Ý nghĩa:
Qua những tích truyện đƣợc các nghệ nhân thổi hồn vào các con rối trên mặt nƣớc đó là cả một nghệ thuật mang tính truyền thống vô cùng đặc sắc. Con rối thể hiện những câu chuyện đời, thẳm sâu trong đó là lòng tự hào của dân tộc. Chính vì vậy đến với các di tích Tứ Pháp, khách du lịch không chỉ tự hào về một tín ngƣỡng mang tính phi vật thể, mà còn đƣợc trải nghiệm về văn hóa qua từng tích truyện rối nƣớc.
Xây dựng và tổ chức một hoạt động, nhƣ là một sản phẩm dịch vụ mới tại khu di tích chùa Dâu làm tăng tính hiệu quả trong công tác tổ chức hoạt động tham quan và hoạt động hƣớng dẫn tại đây. Đó nhƣ là một cách để có thể chuyển tải những thông điệp về Tứ Pháp, về lòng tự hào dân tộc, và nét đặc sắc trong văn hóa Việt khi đến với các di tích này.