1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an_luận án tiến sĩ địa lý

170 800 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Cùng với sự phát triển KT-XH của đất nước, vấn đề ĐTH không còn là việc tạo ra cái bề thế, cái hoành tráng của các quần thể đô thị, thoả mãn nhu cầu không những của nhà nước, của cả cộng

Trang 1

VIỆN ĐỊA LÝ - *** -

TRẦN THỊ NGÂN HÀ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội - 2013

Trang 2

VIỆN ĐỊA LÝ - *** -

TRẦN THỊ NGÂN HÀ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Địa lý tài nguyên và môi trường

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Mai Trọng Thông

2 GS.TS Đồ Thị Minh Đức

Hà Nội - 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào

Các số liệu được sử dụng trong công trình là trung thực, những vấn đề trích dẫn liên quan đến công trình đều được sự đồng ý của các tác giả

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Ngân Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành tại Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS Mai Trọng Thông và GS.TS Đỗ Thị Minh Đức NCS xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy, cô hướng dẫn

Trong quá trình thực hiện luận án, NCS luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ

và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban lãnh đạo Viện Địa lý, cơ sở đào tạo, các phòng chuyên môn thuộc Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, của Trường Đại học Vinh, các Sở, Ban, Ngành của thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An

NCS cũng nhận được sự động viên, giúp đỡ và nhiều ý kiến đóng góp quá báu của các nhà khoa học và các thầy, cô giáo: TS Nguyễn Đình Kỳ, PGS.TS Phạm Hoàng Hải, TS Lại Vĩnh Cẩm, TS Vũ Thị Thu Lan, TS Nguyễn Lập Dân, PGS.TS Nguyễn Khanh Vân, TS Phạm Quang Vinh, GS.TS Trương Quang Hải, TS Phạm Quang Anh, PGS.TS Trần Anh Tuấn, PGS.TS Trần Đức Thanh, PGS.TS Nguyễn Thục Nhu, PGS.TS Nguyễn Thị Sơn…

Nhân dịp này NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới các cơ quan, các tập thể, các nhà khoa học, các thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành bản luận án này

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Ngân Hà

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ……… …i

LỜI CẢM ƠN……… ……… ii

CHỮ VIẾT TẮT ……… ……… ……… vi

DANH MỤC BẢNG.……… vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ……… ……… viii

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ ……… ……… ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của luận án 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2

4.1 Quan điểm nghiên cứu 2

4.2 Cách tiếp cận nghiên cứu 4

4.3 Các phương pháp nghiên cứu 4

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án 6

5.1 Giới hạn phạm vi không gian và thời gian 6

5.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu 6

6 Các luận điểm bảo vệ 7

7 Những điểm mới của luận án 7

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 7

9 Nguồn tài liệu 8

9.1 Tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến luận án 8

9.2 Các công trình khoa học tác giả tham gia thực hiện có liên quan đến luận án 8

9.3 Nguồn tài liệu, số liệu sử dụng cho luận án .8

10 Cấu trúc của luận án 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 10

1.1 MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐÔ THỊ 10

1.1.1 Môi trường 10

1.1.2 Môi trường tự nhiên 11

1.1.3 Môi trường tự nhiên đô thị 19

1.2 QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 21

1.2.1 Bản chất của quá trình đô thị hóa 21

1.2.1.1 Khái niệm đô thị, đô thị hóa 21

Trang 6

1.2.1.2 Đặc điểm của quá trình đô thị hóa 26

1.2.2 Tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa 27

1.2.3 Những tác nhân tác động đến môi trường tự nhiên từ quá trình đô thị hóa 31

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa 33 1.3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA .35

1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 35

1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 43

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở THÀNH PHỐ VINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 44

2.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở THÀNH PHỐ VINH 44

2.1.1 Hiện trạng môi trường không khí 44

2.1.2 Hiện trạng môi trường nước 49

2.1.2.1 Hiện trạng môi trường nước mặt 49

2.1.2.2 Hiện trạng môi trường nước dưới đất 58

2.1.3 Hiện trạng môi trường đất 62

2.2 NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở THÀNH PHỐ VINH 64

2.2.1 Những biến đổi của môi trường không khí ở thành phố Vinh 64

2.2.2 Những biến đổi của môi trường nước ở thành phố Vinh 66

2.2.2.1 Những biến đổi của môi trường nước mặt ở thành phố Vinh 66

2.2.2.2 Những biến đổi của môi trường nước dưới đất ở thành phố Vinh 70

2.2.3 Những biến đổi của môi trường đất ở thành phố Vinh 72

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 74

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ VINH 76

3.1 ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ VINH 76

3.1.1 Sự mở rộng về diện tích, không gian 76

3.1.2 Sự gia tăng về quy mô dân số 78

3.1.3 Sự gia tăng lao động phi nông nghiệp 82

3.1.4 Sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ 83

3.1.5 Sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 87

3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ VINH 92

3.2.1 Các nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên từ quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh ……… ……92

Trang 7

3.2.1.1 Tác động của sự phát triển các hoạt động kinh tế đến môi trường tự nhiên ở thành phố

Vinh 92

3.2.1.2 Tác động của sự gia tăng dân số đô thị đến môi trường tự nhiên ở thành phố Vinh 102

3.2.1.3 Tác động của các chính sách phát triển và quản lý đô thị đến môi trường tự nhiên ở thành phố Vinh 106

3.2.2 Đánh giá mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh 112

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 119

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP.VINH 120

4.1 CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 120

4.1.1 Thực trạng của quá trình phát triển đô thị và tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh .120

4.1.2 Mục tiêu, phương huớng phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường, định hướng phát triển không gian đô thị của TP.Vinh đến năm 2020 .122

4.1.3 Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển đô thị và bảo vệ môi trường 124

4.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở THÀNH PHỐ VINH 125

4.2.1 Các giải pháp phát triển đô thị, quản lý quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh 125

4.2.2 Các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên đô thị 129

4.2.2.1 Các giải pháp chung 129

4.2.2.2 Các giải pháp bảo vệ môi trường không khí 135

4.2.2.3 Các giải pháp bảo vệ môi trường nước 137

4.2.2.4 Các giải pháp quản lý rác thải 139

4.2.2.5 Các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất 140

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 145

KẾT LUẬN 146

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

PHỤ LỤC 159

Trang 8

Tài nguyên thiên thiên TNTN

Tài nguyên và môi trường TN&MT

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh 17

Bảng 1.2 Giá trị giới hạn cho phép của các thông số chất lượng nước mặt 17

Bảng 1.3 Giá trị giới hạn cho phép của các thông số chất lượng nước dưới đất 18

Bảng 1.4 Giá trị giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất 19

Bảng 2.1 Chất lượng môi trường không khí ở TP.Vinh năm 2011 45

Bảng 2.2 Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí ở TP.Vinh 48

Bảng 2.3 Chất lượng nước mặt của các sông ở TP.Vinh năm 2011 49

Bảng 2.4 Chất lượng nước mặt của các hồ ở TP.Vinh năm 2011 50

Bảng 2.5 Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước sông ở TP.Vinh 50

Bảng 2.6 Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước hồ ở TP.Vinh 51

Bảng 2.7 Chất lượng nước tại các kênh, mương ở TP.Vinh năm 2011 52

Bảng 2.8 Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước các kênh mương ở TP.Vinh 53

Bảng 2.9 Chất lượng nước thải tại một số khu vực dân cư tập trung ở TP.Vinh năm 2011 55

Bảng 2.10 Chất lượng nước thải tại các cụm công nghiệp TP.Vinh năm 2011 56

Bảng 2.11 Chất lượng nước dưới đất tại một số khu vực ở TP.Vinh năm 2011 59

Bảng 2.12 Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước dưới đất ở TP.Vinh 61

Bảng 2.13 Một số chỉ tiêu môi trường đất ở TP.Vinh năm 2011 63

Bảng 2.14 Chất lượng không khí tại KCN Bắc Vinh giai đoạn 2000 - 2011 65

Bảng 2.15 Chất lượng môi trường không khí tại Ngã tư chợ Vinh giai đoạn 2000 - 2011 65

Bảng 2.16 Chất lượng nước mặt sông Lam tại cầu Bến Thủy giai đoạn 2000 - 2011 66

Bảng 2.17 Chất lượng nước mặt của sông Đào (tại cầu Cửa Tiền) giai đoạn 2000 - 2011 68

Bảng 2.18 Chất lượng nước mặt tại kênh N3 ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2011 69

Bảng 2.19 Chất lượng nước dưới đất của khu dân cư xã Hưng Hòa, TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2011 71

Bảng 2.20 Chất lượng nước dưới đất của khu dân cư phường Quang Trung, TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2011 71

Bảng 2.21 Biến động các loại đất chính ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2020 (ha) 73

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về dân số và lao động TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2020 78

Bảng 3.2 Số người nhập cư từ các vùng vào Nghệ An và TP.Vinh năm 2009 79

Bảng 3.3 Phân bố dân cư vùng đô thị Vinh giai đoạn 2010 - 2020 80

Bảng 3.4 Sự gia tăng giá trị sản xuất và lao động phi nông nghiệp ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2010 82

Bảng 3.5 Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành giai đoạn 2000 - 2010 84

Bảng 3.6 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các thành phố lớn nhất Việt Nam và TP.Vinh năm 2010 89

Bảng 3.7 Chất lượng nước dưới đất tại một số điểm du lịch ở TP.Vinh năm 2010 97

Bảng 3.8 Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại của một số bệnh viện lớn ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2010 99

Bảng 3.9 Tổng lượng phân bón đầu tư cho cây lúa ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2010 101

Bảng 3.10 Biến động đất chuyên dùng ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2010 (ha) 117

Bảng 3.11 Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh 118

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Chất lượng nước thải bệnh viện Đa khoa Nghệ An năm 2011 58

Biểu đồ 2.2 Hàm lượng BOD5 của sông Đào giai đoạn 2000 - 2011 67

Biểu đồ 2.3 Nồng độ NH4+ tại các kênh mương TP.Vinh giai đoạn 2008 - 2011 69

Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2010 72

Biểu đồ 3.1 Sự gia tăng khối lượng chất thải rắn ở KCN Bắc Vinh giai đoạn 2001 - 2010 93

Biểu đồ 3.2 Sự gia tăng dân số và sản lượng điện ở TP.Vinh giai đoạn 2000 - 2010 103

Biểu đồ 3.3 Sự gia tăng số lượng ôtô đăng ký hàng năm và khí CO phát thải từ lượng ôtô đăng ký hàng năm ở TP.Vinh giai đoạn 2001 - 2010 104

Trang 11

7 Hình 3.2: Bản đồ phân bố các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở

sản xuất công nghiệp, dịch vụ, các khu đô thị mới ở thành phố Vinh năm

2011, tỷ lệ 1:65.000

96

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận án

Đô thị hóa (ĐTH) là một quá trình tất yếu trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại Cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình ĐTH đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng ở khắp mọi nơi trên thế giới Quá trình ĐTH không chỉ là sự biểu hiện sinh động của nền văn minh nhân loại mà còn là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển KT-XH ở mọi quốc gia trên thế giới Quá trình ĐTH càng đựợc đẩy mạnh, sự tác động của nó tới môi trường tự nhiên càng tăng, đặc biệt

là những tác động gây ra những biến đổi của môi trường tự nhiên theo chiều hướng tiêu cực, đe dọa sự phát triển lâu bền của xã hội loài người Cùng với sự phát triển KT-XH của đất nước, vấn đề ĐTH không còn là việc tạo ra cái bề thế, cái hoành tráng của các quần thể đô thị, thoả mãn nhu cầu không những của nhà nước, của cả cộng đồng và của cá nhân, mà còn phải giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn trong

sử dụng đất, sức ép lên sử dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường tự nhiên, vấn đề giải quyết việc làm, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội…

Vinh là một địa danh có từ lâu đời, được hình thành và phát triển từ cuối thế

kỷ XIX Suốt quá trình phát triển của mình, Vinh đã, đang và sẽ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An và cả vùng Bắc Trung Bộ Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế của thành phố được phát triển khá nhanh, quá trình ĐTH được đẩy mạnh, đặc biệt khi Vinh trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An Tuy nhiên, môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với

sự phát triển của thành phố và chất lượng cuộc sống dân cư Để đảm bảo cho TP.Vinh khi được mở rộng hơn về quy mô không gian, dân số, cơ sở kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng xã hội đạt được sự phát triển bền vững, cần thiết phải nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh Điều khiển tối ưu quá trình ĐTH nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng môi trường sống, bảo đảm sự PTBV là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong chiến lược phát triển của TP.Vinh Cho đến nay chưa có một nghiên cứu có hệ thống về tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước trong lĩnh vực môi trường

đô thị, NCS đã chọn đề tài: “Tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị

hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” cho luận án của mình

Trang 13

Kết quả nghiên cứu về những tác động của quá trình ĐTH đến môi trường tự nhiên và những đề xuất về các giải pháp kiểm soát quá trình ĐTH nhằm mục đích phát triển đô thị Vinh theo quan điểm bền vững sẽ là những thông tin hữu ích đối với các cơ quan quản lý đô thị, nhất là các nhà quản lý môi trường đô thị của TP.Vinh trong giai đoạn hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích những tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH làm căn

cứ để đề xuất các giải pháp phát triển đô thị, BVMT ở TP.Vinh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH

- Phân tích hiện trạng và những biến đổi của môi trường tự nhiên ở TP.Vinh

- Phân tích tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh

- Đề xuất các giải pháp quản lý, giám sát quá trình ĐTH và giảm thiểu ô nhiễm, BVMT tự nhiên ở TP.Vinh

4 Quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh được dựa trên các quan điểm của địa lý học hiện đại và kết hợp các phương pháp truyền thống với các phương pháp mới nghiên cứu địa lý

4.1 Quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống

Đây là quan điểm quan trọng nhất được sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá

và đề ra những giải pháp phát triển đô thị, BVMT ở TP.Vinh

ĐTH là quá trình vận động, chuyển hóa và biến đổi không ngừng Quá trình ĐTH luôn dẫn tới những thay đổi sâu sắc tới các lĩnh vực KT-XH và môi trường Quá trình ĐTH càng được đẩy mạnh, sự tác động của nó tới môi trường ngày càng tăng lên Trên quan điểm hệ thống, hiểu rõ được bản chất của quá trình ĐTH và nắm vững được những biến đổi của môi trường do tác động của quá trình ĐTH sẽ là cơ sở

để đưa ra định hướng phát triển đô thị đúng đắn và đưa ra các giải pháp hợp lý về BVMT

Trang 14

- Quan điểm lãnh thổ

Đây là quan điểm truyền thống của khoa học địa lý bởi tư duy địa lý luôn gắn liền với lãnh thổ Bất kỳ một đối tượng, hiện tượng địa lý nào cũng đều tồn tại trên một không gian lãnh thổ nhất định mà ở đó có sự phân hóa và thống nhất nội tại, nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ về mặt lãnh thổ với các vùng xung quanh (cả

về ĐKTN lẫn KT-XH)

Việc nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH không thể tách rời với yếu tố lãnh thổ Nó cho phép tác giả có cách nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, nắm được sự vận động và biến đổi của chúng về mặt không gian, đồng thời đánh giá một cách khách quan, chỉ

ra các mối quan hệ đa dạng, đa chiều trong quá trình ĐTH và tác động của nó đến môi trường tự nhiên

- Quan điểm tổng hợp

Tổng hợp có nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về ĐKTN và TNTN, quy luật phân bố và biến động của chúng cũng như những mối quan hệ tương tác, chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần của các tổng thể địa lý - lãnh thổ nghiên cứu

Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây

ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể Đồng thời do tính chất mở của

hệ địa lý và tính chất liên tục của tự nhiên mà những tác động có thể truyền theo những kênh khác nhau và hiệu quả tích luỹ của chúng không chỉ giới hạn trong phạm

vi mà hoạt động đó xảy ra

Việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa quan trọng Tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH là những vấn đề rộng và hết sức phức tạp Vì vậy khi đánh giá mối quan hệ này cần phải phân tích và nhận định trên quan điểm tổng hợp, đa ngành

- Quan điểm lịch sử

Mỗi sự vật, hiện tượng đều gắn với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể Để có những đánh giá khách quan về đối tượng nghiên cứu cần phải xem xét đối tượng tại một thời điểm nhất định Bên cạnh đó, đối tượng này cũng không ngừng vận động, phát triển theo thời gian, trong nghiên cứu phải xác định được sự biến đổi của nó trong một chuỗi thời gian cụ thể

Khi đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH cần thiết phải xem xét lịch sử của quá trình này trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại Ta biết rằng, môi trường đô thị là một chỉnh thể thống nhất và tổng hòa các mối quan hệ

Trang 15

tương tác, trong đó đặc biệt quan trọng là sự tương tác giữa con người và tự nhiên Trải qua hàng ngàn năm khai thác và sử dụng lãnh thổ tự nhiên, cùng với sự phát triển KT-XH, quá trình ĐTH được đẩy mạnh, con người đã có những tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực Việc khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lý đã làm suy kiệt nguồn tài nguyên, phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên, làm suy thóai môi trường sống của chính con người Từ thực

tế này trong nghiên cứu địa lý, việc vận dụng quan điểm lịch sử để đánh giá đối tượng là không thể thiếu được

- Quan điểm phát triển bền vững

Quan điểm PTBV được áp dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động phát triển KT-XH, đặc biệt là trong khai thác, sử dụng tài nguyên và trong công tác BVMT Quan điểm này nghiên cứu vấn đề không nhìn nhận bằng logic mục đích cần hướng đến mà tôn trọng quy luật phát triển của tự nhiên, chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ trong vấn đề sử dụng tài nguyên

Luận án nghiên cứu tác động đến môi trường tư nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh, từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục, sao cho hoạt động phát triển KT-

XH không làm phương hại và gây những hệ lụy đáng tiếc đến môi trường tự nhiên, đảm bảo cho sự phát triển của các thế hệ tương lai, đó là sự phát triển đô thị mang tính bền vững

4.2 Cách tiếp cận nghiên cứu

Trên cơ sở thu thập và tổng hợp các tài liệu, các số liệu về thực trạng của quá trình ĐTH, thực trạng về các yếu tố thành phần của môi trường tự nhiên để từ đó đi sâu vào phân tích và lựa chọn những vấn đề trọng yếu trong đánh giá tổng thể về tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh Khi đánh giá mối quan

hệ này cần phải phân tích và nhận định trên quan điểm tổng hợp, đa ngành để xem xét, lựa chọn và giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu một cách toàn diện, tập trung phân tích những vấn đề cốt lõi của quá trình ĐTH để từ đó rút ra những kết luận đúng đắn, tạo cơ sở khoa học cho việc đề xuất những giải pháp phù hợp, đảm bảo cho quá trình ĐTH ở TP.Vinh theo hướng PTBV

4.3 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

Việc điều tra và khảo sát thực tế là một đòi hỏi khách quan của công tác nghiên cứu Tùy theo mục đích và yêu cầu cụ thể của từng nội dung, từng vấn đề cần nghiên cứu để tiến hành điều tra và khảo sát trên thực tế tại TP.Vinh NCS đã lập các

Trang 16

phiếu điều tra và tiến hành điều tra, phỏng vấn một số cán bộ các ban ngành liên quan và một số người dân địa phương sinh sống trên địa bàn nghiên cứu của luận án Trên cơ sở các tài liệu, số liệu điều tra về quá trình ĐTH và những biến đổi của môi trường tự nhiên ở TP.Vinh, NCS đã tập hợp được hệ thống các tài liệu, số liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện đề tài Các số liệu được kiểm chứng, chuẩn hóa và đảm bảo những yêu cầu về độ tin cậy cho các kết quả phân tích

- Phương pháp thu thập số liệu, xử lý thống kê

Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu được tiến hành cho các hoạt động tìm kiếm thu thập thông tin, nguồn tư liệu có liên quan, phục vụ cho công tác điều tra khảo sát thực địa và tính toán tiếp theo Từ các tài liệu thu được, thống kê lại một cách có hệ thống và trở thành cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ quá trình phân tích, đánh giá một cách khách quan các đối tượng nghiên cứu

Đây là một việc làm rất quan trọng và được thực hiện ngay từ đầu nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu phù hợp, có độ tin cậy cao trên cơ sở kế thừa các nguồn số liệu, tài liệu đã có Cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu được hệ thống hóa, sắp xếp và cập nhật theo các nội dung nghiên cứu của đề tài và được xác định đầy đủ, chính xác các nguồn trích dẫn

NCS đã trực tiếp tham gia khảo sát, thực địa, thu thập số liệu và thực hiện nhiều

đề tài của Trường Đại học Vinh, của UBND TP.Vinh, UBND tỉnh Nghệ An về quy hoạch đô thị, sử dụng đất, quy hoạch BVMT TP.Vinh Đây là một sự thuận lợi rất lớn đối với NCS, tạo nên sự hiểu biết đầy đủ hơn về địa bàn nghiên cứu, cũng như tạo cơ hội tốt trong việc thu thập tài liệu, số liệu và thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án nhằm đạt được chất lượng tốt hơn và có độ tin cậy cao hơn

- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp

Đây là một trong những phương pháp cơ bản được tác giả sử dụng trong toàn

bộ quá trình thực hiện luận án Trên cơ sở thu thập và tổng hợp các tài liệu, các số liệu về thực trạng của quá trình ĐTH, thực trạng về các yếu tố thành phần của môi trường để từ đó đi sâu vào phân tích những vấn đề trọng yếu, đánh giá tổng thể về tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh

- Phương pháp phân tích hóa lý

Trên cơ sở kế thừa các số liệu đã thu thập được, trong quá trình thực hiện đề tài, NCS và các cộng sự đã tiến hành đo một số mẫu đất, nước mặt, nước thải, nước dưới đất để có các số liệu xác thực phục vụ cho quá trình nghiên cứu [30] Các mẫu

Trang 17

được xử lý gia công và phân tích tại phòng thí nghiệm của trung tâm Kiểm định chất lượng môi trường của Trường Đại học Vinh

- Phương pháp bản đồ và Hệ thông tin địa lý GIS

Phương pháp bản đồ, biểu đồ, đồ thị là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lý nói riêng và trong nghiên cứu nói chung Bản đồ không những chỉ cụ thể hóa các đối tượng mà còn cho phép thấy rõ quy luật phân bố của hiện tượng địa lý trong không gian Các biểu đồ và đồ thị thể hiện nội dung nghiên cứu, sự tương quan giữa các hiện tượng, bản chất, động lực và các mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng với nhau

Trong luận án, NCS đã sử dụng bản đồ để thể hiện hiện trạng môi trường ở TP.Vinh Các biểu đồ được sử dụng như một công cụ trợ giúp cho quá trình nghiên cứu, đặc biệt chúng được sử dụng để minh họa cho các vấn đề cụ thể cần nghiên cứu

Công cụ GIS được NCS sử dụng chủ yếu thông qua sử dụng phần mềm Mapinfo để thành lập các cơ sở dữ liệu địa lý và xây dựng các bản đồ hành chính TP.Vinh, bản đồ quá trình mở rộng không gian đô thị TP.Vinh, bản đồ hiện trạng môi trường nước mặt, nước dưới đất và đất TP.Vinh

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án

5.1 Giới hạn phạm vi không gian và thời gian

5.1.1 Phạm vi không gian

Luận án được thực hiện nghiên cứu trong giới hạn lãnh thổ nằm trong ranh giới hành chính của TP.Vinh

5.1.2 Phạm vi thời gian

Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian 2000 - 2011

5.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu

- Đề tài luận án tập trung vào nghiên cứu đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH, bao gồm:

+ Môi trường không khí

+ Môi trường nước

+ Môi trường đất

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, đề xuất định hướng phát triển đô thị

và các giải pháp BVMT ở TP.Vinh

Trang 18

- Luận án không nghiên cứu tác động của quá trình ĐTH đến môi trường

KT-XH và không đặt mục đích là nghiên cứu lập quy hoạch BVMT TP.Vinh

6 Các luận điểm bảo vệ

- Quá trình ĐTH ở TP.Vinh trong thời gian qua diễn ra khá chậm do tốc độ CNH chưa cao, chủ yếu là từ việc mở rộng không gian đô thị Quá trình này đã làm biến đổi MT tự nhiên, tuy mức độ chưa lớn nhưng đã tạo sức ép đối với sự phát triển KT-XH và BVMT đô thị

- Đánh giá những tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh là căn cứ khoa học để đề xuất các giải pháp BVMT tự nhiên, phát triển đô thị theo hướng bền vững

7 Những điểm mới của luận án

- Luận án đã vận dụng các phương pháp địa lý để nghiên cứu tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh Đây là cơ sở để phân tích hiện trạng và biến đổi của môi trường tự nhiên, tìm ra các tác nhân ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh

- Luận án đã xây dựng các tiêu chí để đánh giá định lượng mức độ tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh

- Luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển đô thị, BVMT tự nhiên nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong quá trình ĐTH ở TP.Vinh theo hướng PTBV

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm sáng tỏ được những đặc điểm của quá

trình ĐTH, hiện trạng và những biến đổi của môi trường tự nhiên Từ đó góp phần hoàn thiện về phương pháp luận cũng như phương pháp nghiên cứu về quá trình ĐTH trong xu thế PTBV

- Luận án đánh giá được những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh và đề xuất các giải pháp kiểm soát quá trình ĐTH, BVMT nhằm mục đích phát triển đô thị Vinh theo hướng bền vững Đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý đô thị nhằm kiểm soát và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tự nhiên, phát triển đô thị Vinh theo hướng bền vững

Trang 19

9 Nguồn tài liệu

9.1 Tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến luận án

+ Số liệu quan trắc định kỳ và bổ sung về chất lượng môi trường hàng năm của tỉnh Nghệ An do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường thực hiện từ năm 2000 - 2011

+ 53 tài liệu nghiên cứu về lý luận ĐTH và môi trường tự nhiên đô thị, 48 tài liệu quá trình ĐTH và hiện trạng môi trường tự nhiên ở TP.Vinh, 46 tài liệu về tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh

9.2 Các công trình khoa học tác giả tham gia thực hiện có liên quan đến luận án

- Chủ nhiệm đề tài NCKH “Tác động của cách mạng KHKT đến bức tranh

phân bố dân cư thế giới” (2006) - Trường Đại học Vinh

- Chủ nhiệm đề tài NCKH “Đô thị Vinh trong tiến trình phát triển và những

tác động của nó đến môi trường đô thị” (2007) - Trường Đại học Vinh

- Chủ nhiệm đề tài NCKH “Ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến môi trường

không khí ở TP.Vinh thời gian gần đây” (2008) - Trường Đại học Vinh

- Chủ nhiệm đề tài NCKH “Ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến nguồn lao

động và việc làm ở TP.Vinh thời gian gần đây” (2009) - Trường Đại học Vinh

- Chủ nhiệm đề tài NCKH "Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế TP.Vinh

trong quá trình ĐTH và đề xuất các giải pháp đến năm 2020" (2010) - Trường Đại

học Vinh

- Chủ nhiệm đề tài NCKH "Điều tra, đánh giá các yếu tố tác động đến tài

nguyên, môi trường đất và nước trong quá trình ĐTH ở TP.Vinh" (2010 - 2012),

UBND TP.Vinh

- Thành viên tham gia đề tài NCKH "Khai thác có hiệu quả quỹ đất đầu tư

cho cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nghiên cứu trường hợp TP.Vinh" (2012 - 2013), UBND tỉnh Nghệ An

9.3 Nguồn tài liệu, số liệu sử dụng cho luận án

- Luận án đã cập nhật các số liệu về ĐKTN, KT-XH và môi trường tự nhiên ở TP.Vinh đến năm 2010, 2011

- Tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu đất, nước ở TP.Vinh để bổ sung, hoàn thiện luận án Trên cơ sở các số liệu xác thực để phân tích tác động đến môi trường

tự nhiên của quá trình ĐTH ở TP.Vinh

Trang 20

10 Cấu trúc của luận án

Mở đầu

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu tác động đến môi trường

tự nhiên của quá trình đô thị hóa

Chương 2 Hiện trạng và những biến đổi của môi trường tự nhiên ở TP.Vinh

giai đoạn 2000 – 2011

Chương 3 Đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị

hóa ở TP.Vinh

Chương 4 Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, đảm bảo

sự phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa ở TP.Vinh

Kết luận

Tài liệu tham khảo và phụ lục

Luận án được trình bày ở dạng văn bản với 147 trang đánh máy khổ A4, 36 bảng số liệu, 07 biểu đồ, 07 bản đồ và 139 danh mục các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài

Trang 21

đề kinh tế, văn hóa - xã hội

Môi trường là một tồn tại khách quan, có cấu trúc rất phức tạp và có quan hệ rất khác nhau, rất đa diện đối với sự phát triển của từng cá nhân, cộng đồng hay sự phát triển KT-XH nói chung Bởi vậy có những định nghĩa, những quan điểm chưa thống nhất, hoàn chỉnh về môi trường, tuỳ theo mục đích nghiên cứu, tuỳ theo mối quan hệ được xem xét Thuật ngữ môi trường thường được sử dụng một cách phổ biến để nói với ý nghĩa là môi trường sống của con người

Trong tuyên ngôn của UNESCO (1981) coi “Môi trường là toàn bộ các hệ thống

tự nhiên và các hoạt động do con người tạo ra trong đó con người sinh sống bằng lao động đã khai thác các TNTN (hoặc nhân tạo) nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình " Luật BVMT của Việt Nam đã định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố

tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người,

có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên" [57]

Các định nghĩa trên đã nêu lên được bản chất và cấu trúc của môi trường song chưa thể hiện được những quan hệ, mức độ ảnh hưởng của con người với môi trường, cũng như vai trò của con người trong mối quan hệ đó

Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm môi trường, đặc biệt

là trong các công trình nghiên cứu của Lê Huy Bá [1], Lê Văn Khoa [53, 54], Hoàng Xuân Cơ [16], Lưu Đức Hải [31, 33], Mai Đình Yên [124], Nguyễn Đình Hòe [42],

Trang 22

Nguyễn Ngọc Dung [22] Theo nghĩa rộng môi trường có thể hiểu bao gồm các nhân tố như không khí, nước, đất đai, âm thanh, cảnh quan, các nhân tố xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người và các TNTN cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất của con người Môi trường theo nghĩa hẹp bao gồm môi trường tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới những hoạt động sống, chất lượng cuộc sống của con người

Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người trong các hoạt động của xã hội, được thể hiện trên 3 phương diện chủ yếu: quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực chiếm hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm được sản xuất ra trong xã hội và quan hệ giữa người với người về địa vị trong xã hội [54] Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc làm biến đổi theo, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như nhà ở, công sở, công viên [54]

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp

với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [57] Sự ô nhiễm là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây tác hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường [22]

1.1.2 Môi trường tự nhiên

1.1.2.1 Khái niệm

Môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ các yếu tố vật chất của tự nhiên: các yếu tố vật lý, các yếu tố hóa học và các yếu tố sinh học; chúng tồn tại vận động, biến đổi một cách khách quan, ngoài ý muốn của con người Cấu trúc của môi trường tự nhiên bao gồm hai thành phần cơ bản: môi trường vật lý và môi trường sinh vật [22] Môi trường vật lý là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí Môi trường sinh vật là thành phần hữu sinh của môi trường Môi trường sinh vật bao gồm các hệ sinh thái, quần thể thực vật và động vật

Nói cách khác môi trường tự nhiên là tổng hợp các yếu tố của tự nhiên, các ĐKTN, chúng luôn có tác động qua lại lẫn nhau, gây ra biến đổi của nhau và luôn có tác động tới sự sống con người, tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

Trang 23

Mỗi một loại môi trường đều có đặc điểm, cấu trúc, thành phần riêng Trong hàng loạt thành phần môi trường, có một số thành phần đủ điều kiện để được xem là một môi trường hoàn chỉnh Phân loại theo thành phần môi trường, ta có các môi trường thành phần sau [22]:

● Môi trường không khí (air environment) là lớp không khí bao quanh trái đất, bao gồm các tầng khí quyển, các dạng vật chất, các hạt vô cơ, hữu cơ Môi trường không khí có ý nghĩa rất quan trọng đối với con người, bởi vì con người có thể nhịn ăn từ 7 đến 10 ngày, nhịn uống từ 2 đến 3 ngày nhưng chỉ từ sau 3 đến 5 phút không hít thở không khí thì con người đã có nguy cơ tử vong

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, bụi, giảm tầm nhìn

● Môi trường nước (water environment) là phần nước của trái đất bao gồm sông, hồ, suối, nước dưới đất, băng tuyết và hơi nước Nước đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì sự sống của con người và sinh vật Môi trường nước bao gồm từ môi trường vi mô về dung lượng như một giọt nước, cho đến phạm vi vĩ

mô như: sông, đại dương; trong đó có đầy đủ các thành phần loài động thực vật thủy sinh, vật chất vô cơ, hữu cơ và trực tiếp hoặc gián tiếp có liên hệ chặt chẽ với nhau

Ô nhiễm môi trường nước là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong môi trường nước, dù chất đó có hại hay không Khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể sinh vật thì chất đó sẽ trở nên độc hại

● Môi trường đất (soil environment) bao gồm các vật chất vô cơ, hữu cơ cũng như các quá trình phát sinh, phát triển của đất ở một vùng nào đó Nó là một thành phần sinh thái chung nhưng chính bản thân nó cũng có đầy đủ thành phần và tư cách

là một môi trường sống

Đất là nơi sinh sống của con người và sinh vật ở cạn, là nền móng, là địa bàn cho mọi hoạt động sống, là nơi thiết đặt các hệ thống nông - lâm nghiệp để sản xuất ra lương thực - thực phẩm nuôi sống con người và muôn loài Đất cũng là nơi tạo ra môi trường sống cho con người và mọi sinh vật trên trái đất, đồng thời thông qua cơ chế điều hòa của đất, nước, rừng và khí quyển tạo ra các điều kiện môi trường khác nhau

Bình thường hệ sinh thái đất luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng Tuy nhiên khi

có mặt một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ

Trang 24

sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm Ô nhiễm môi trường đất

là các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm

Môi trường tự nhiên có khả năng chịu tải nhất định, khi dân số tăng nhanh và chất thải không được xử lý xả thải vào môi trường sẽ làm vượt quá khả năng tự làm sạch và phục hồi của môi trường tự nhiên, tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường

1.1.2.2 Các chức năng chủ yếu của môi trường tự nhiên

Môi trường có nhiều chức năng khác nhau, thông thường người ta xác định có 5 chức năng môi trường chính [53], [54], đó là:

a) Chức năng cung cấp không gian sống cho con người và sinh vật

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi con người, mỗi cá thể sinh vật đều cần một không gian cư trú an toàn để sinh sống, nghỉ ngơi Đối với con người, môi trường là

để phát triển các phẩm cách cá nhân và cộng đồng, tạo dựng bản sắc văn hóa; để phát triển sản xuất và tái tạo môi trường Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới Việc khai thác quá mức không gian và các dạng TNTN có thể làm cho không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi

Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ KHKT Trình độ KHKT càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất càng giảm

b) Chức năng chứa đựng và cung cấp các tài nguyên thiên nhiên

Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người đã biết khai thác tiềm năng tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình Với sự hỗ trợ của các hệ thống sinh thái, con người đã lấy từ tự nhiên những nguồn tài nguyên cần thiết để phục vụ cho việc sản xuất của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của mình Thiên nhiên là nơi cung cấp mọi tài nguyên cần thiết Nó cung cấp nguyên liệu, năng lượng, thông tin (kể

cả thông tin di truyền) cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lý của con người Cùng với thời gian và mức độ phát triển của xã hội, nhu cầu của con người về TNTN ngày càng tăng lên Chức năng này của môi trường còn gọi là chức năng sản xuất tự nhiên, bao gồm:

- Rừng tự nhiên có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học

và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái

Trang 25

- Các thuỷ vực có chức năng cung cấp dinh dưỡng, nước, nơi vui chơi giải trí

và các nguồn thuỷ hải sản

- Động thực vật có chức năng cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm

- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, nước để con người và động vật hít thở, cây cối ra hoa kết trái

- Các loại quặng, dầu mỏ cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất công nghiệp,…

c) Chức năng chứa đựng và tự làm sạch các chất phế thải của con người và sinh vật

Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, con người luôn đào thải các chất không sử dụng được nữa vào môi trường Tại đây, các chất thải dưới tác động của vi sinh vât và các yếu tố từ môi trường khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp sang đơn giản và tham gia vào hàng loạt quá trình sinh địa hoá khác Trong thời kỳ sơ khai, nhân loại còn ít, quá trình phân huỷ chất thải diễn ra một cách

tự nhiên trong môi trường, sau một thời gian biến đổi nhất định chất thải trở lại trạng thái của nguyên liệu tự nhiên Tuy nhiên cùng với sự phát triển của dân số và sản xuất, lượng chất thải của con người vượt quá giới hạn tự làm sạch của môi trường làm cho nhiều nơi bị quá tải, ô nhiễm Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau:

- Chức năng biến đổi lý - hóa học: pha loãng, phân huỷ hóa học nhờ ánh

sáng; hấp thụ; sự tách chiết các vật thải và độc tố

- Chức năng biến đổi sinh - hóa: sự hấp thụ các chất dư thừa; chu trình nitơ;

khử các chất độc bằng con đường sinh hóa

- Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hóa các chất thải hữu cơ, mùn hóa,

amôn hóa, nitrat hóa và phản nitrat hóa

d) Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đối với con người và sinh vật

Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người

và sinh vật trên Trái Đất Các hợp phần của môi trường bao quanh con người cũng

có chức năng bảo vệ con người trước các tai biến và tác động có hại của tự nhiên Đó

Trang 26

là tầng ôzôn bảo vệ con người tránh khỏi những tác đông có hại từ Mặt Trời, các cánh rừng phòng hộ ngăn chặn bớt ảnh hưởng của những cơn bão biển, những trận lũ quét ở vùng núi,…

e) Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người về môi trường sống

Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Môi trường chính là nơi cung cấp các ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người Môi trường

có khả năng cung cấp các chỉ thị không gian, tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên Trái Đất như phản ứng sinh lí của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên (bão, động đất, núi lửa,…) Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mĩ cao để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác

Hình 1.1 Các chức năng chủ yếu của môi trường

Trong môi trường tự nhiên, các thành phần môi trường sống không mang tính độc lập, riêng biệt với nhau mà thường liên quan mật thiết với các thành phần môi trường khác và chuyển hóa cho nhau trong thể thống nhất của lãnh thổ sinh thái Môi trường tự nhiên có những chức năng và quy luật hoạt động riêng của nó nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc vào chức năng tự nhiên và sự hoạt động của con người tại

người và sinh

Nơi chứa đựng các tài nguyên thiên nhiên Môi

trường

tự nhiên

Trang 27

một khu vực hay một vùng lãnh thổ nào đó Con người khi khai thác các chức năng

tự nhiên của môi trường một cách hợp lý thì sẽ không tạo nên sự cạn kiệt TNTN, sự suy thoái chất lượng các điều kiện sinh thái, sự quá tải của chức năng môi trường mà lãnh thổ đó có khả năng chịu được

1.1.2.3 Một số tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường tự nhiên

Môi trường chỉ được gọi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân gây ô nhiễm đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người và sinh vật Nguyễn Ngọc Dung [22] đã đưa ra các căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường

Mức độ ô nhiễm được tính toán trên cơ sở so sánh nồng độ của các số liệu đo đạc thực tế với nồng độ theo quy chuẩn quốc gia Các Quy chuẩn quốc gia được sử dụng bao gồm:

● Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT

● Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT

● Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT

● Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất QCVN 09:2008/BTNMT

● Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 10:2008/BTNMT

● Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT

● Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 24:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT

● Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất QCVN 03:2008/BTNMT

● Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất QCVN 15:2008/BTNMT

Trang 28

Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

Ghi chú: Dấu (-) là không quy định

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường [7]

Bảng 1.2 Giá trị giới hạn cho phép của các thông số chất lượng nước mặt

9 Nitrit (NO-2 ) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05

10 Nitrat (NO-3 ) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15

11 Phosphat (PO 43-) (tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5

Trang 29

Chú thích: - Cột A 1: nước mặt sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A 2, B1 và B2

- Cột A 2: Nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủ y sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2

- Cột B 1: Nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2

- Cột B2: Nước mặt dùng cho giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp

Bảng 1.3 Giá trị giới hạn cho phép của các thông số chất lượng nước dưới đất

8 Nitrit (NO-2 ) (tính theo N) mg/l 1,0

9 Nitrat (NO-3 ) (tính theo N) mg/l 15

Trang 30

Bảng 1.4 Giá trị giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất

Đất dân sinh

Đất thương mại

Đất công nghiệp

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường [7]

Bảng 1.5 Giới hạn tối đa cho phép dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường [7]

1.1.3 Môi trường tự nhiên đô thị

Môi trường đô thị là một bộ phận của môi trường sống chung, bao gồm tất cả các yếu tố vật chất và phi vật chất thuộc không gian của đô thị Trên một phương diện khác, môi trường đô thị là những cảnh quan kiến trúc và thẩm mỹ, là sự sắp xếp các yếu tố vật chất nhân tạo theo một trình tự nhất định và luôn được điều chỉnh bởi

ý thức của con người Các hoạt động của con người luôn làm biến đổi các yếu tố thành phần vật chất của môi trường đô thị

Nguyễn Thế Bá [2] cho rằng: "Môi trường đô thị là môi trường được hình

thành bởi nhiều thành phần vật chất khác nhau, trước tiên là các khu nhà ở, các khu sản xuất, khu công nghiệp, khu trung tâm, khu nghỉ ngơi, các hệ thống GTVT và các

hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác" Theo Trần Thị Hường [68], môi trường đô thị là sự

tổng hòa của mọi yếu tố, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, bảo đảm cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất, nghỉ ngơi của mọi người dân đô thị

Trang 31

Môi trường tự nhiên đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng của môi trường

đô thị, bao gồm các thành phần của tự nhiên tồn tại, vận động và biến đổi gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi đô thị Môi trường tự nhiên của đô thị gồm tất cả các thành phần thiên nhiên tồn tại bao quanh đô thị và xen cài trong đô thị như địa hình, động - thực vật, khí hậu, không khí, đất, nước [68] Dưới tác động của con người và các hoạt động xây dựng, môi trường tự nhiên trong đô thị bị ô nhiễm có sự thay đổi về tính chất, số lượng, thành phần so với môi trường tự nhiên nguyên sơ

● Môi trường không khí đô thị

Trong đô thị, môi trường không khí bao quanh con người và đô thị là không khí đã bị ô nhiễm bởi các chất độc hại do hoạt động của con người như sản xuất (công nghiệp, dịch vụ), tiêu thụ tài nguyên, các hoạt động sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi và các hoạt động khác gây ra Các hoạt động của con người rất đa dạng và thường xuyên thải ra môi trường nhiều khí độc hại nguy hiểm, điển hình là CO, SO2, NO2 và các loại bụi ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư đô thị Hoạt động của con người đã làm tăng thêm ô nhiễm không khí, tăng khí thải cacbonic và nhiều chất khí độc hại khác vào khí quyển

● Môi trường nước đô thị

Trong đô thị nơi dân cư tập trung đông đúc, nước càng có ý nghĩa quan trọng, không chỉ bởi khả năng cấp nước mà còn cả về chất lượng nước (nước cấp, nước thải) để phục vụ con người Trong quá trình ĐTH, với yêu cầu CNH và hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu dùng nước rất lớn Các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch

vụ, vui chơi giải trí đã thải ra một lượng nước thải đáng kể bao gồm nước thải sản xuất, sinh hoạt Nếu không tập trung và xử lý tốt thì chính những loại nước này sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nước (vì trong nước thải đô thị có nhiều cặn lắng lơ lửng, chất hữu cơ và chất độc hại, dầu mỡ và các vi trùng gây bệnh)

● Môi trường đất đô thị

Sự hình thành đất là quá trình phức tạp do kết quả hoạt động tổng hợp các yếu tố: động - thực vật, đá, khí hậu, địa hình, thời gian và con người, trong đó tác động của con người là lớn nhất Con người có thể làm cho đất khô cằn, bị ô nhiễm hoặc ngược lại có thể làm cho đất ổn định và màu mỡ Điều đó tùy thuộc vào thái độ và hành vi của con người Trong quá trình ĐTH và phát triển kinh tế, con người đã chiếm dụng đất canh tác để xây dựng nhà cửa, đường sá cho đô thị Đất được dùng cho mục đích xây dựng tăng lên rất nhiều Quỹ đất xây dựng tăng lên sẽ thu hẹp các diện tích đất khác

Trang 32

Trong đô thị, hoạt động xây dựng đã gây xói mòn, phá hoại đất, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, sinh hoạt đã đưa vào đất một lượng phế thải, rác thải, nước thải, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm đất Lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp đã ảnh hưởng đến đất Rác thải, phế thải công nghiệp, chất thải rắn từ sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp, dịch vụ không qua phân loại đã chuyển thẳng đến bãi chôn lấp rác thải không đảm bảo điều kiện vệ sinh là nguồn độc hại gây ô nhiễm môi trường đất, nước Nguy hại nhất là rác không được thu gom, vận chuyển đã ngấm xuống đất làm ô nhiễm đất Hiện nay ở hầu hết các đô thị chưa có bãi rác hợp vệ sinh Trong rác có nhiều thành phần độc hại (hóa chất, vi trùng lây bệnh từ rác bệnh viện, ắc quy, chất phóng xạ ) và những chất

vô cơ khó phân hủy (sợi nhân tạo, thủy tinh, sành sứ vụn ), các kim loại phế thải công nghiệp sẽ ngấm vào trong đất trong thời gian dài và gây tác hại khôn lường, làm thay đổi tính chất và thành phần của đất Các nghiên cứu cho thấy [68] khả năng

di chuyển các chất độc hại trong đất xa hơn nhiều so với phạm vi trực tiếp bị ô nhiễm, khả năng tích tụ tồn lưu chất độc trong đất lâu hơn nhiều so với không khí và nước

Bảo vệ môi trường, phát triển đô thị bền vững có ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và dân sinh của đô thị Con người phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên và có thái độ đúng mực với thiên nhiên

1.2 QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

1.2.1 Bản chất của quá trình đô thị hóa

1.2.1.1 Khái niệm đô thị, đô thị hóa

a) Khái niệm đô thị

Đô thị - xuất phát từ nghĩa gốc của từ Urbs trong tiếng Latinh, Urban trong tiếng Anh và Urbain trong tiếng Pháp Trong tiếng Việt, đô thị gắn liền với các khái niệm như thị trấn, thị xã, đô thị, thành thị, thành phố, phường Đô thị tồn tại với hai

bộ phận: đô - tức yếu tố hành chính, quân sự và thị - tức yếu tố kinh tế, hai yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau [85]

Khái niệm đô thị có sự khác nhau theo thời gian và không gian Mỗi quốc gia

có những tiêu chuẩn khác nhau về đô thị Ở Brazil chỉ có thủ đô mới là đô thị, ở Thụy Sỹ chỉ những khu vực hoặc là có 10.000 dân hoặc đã được trao thể chế thành phố từ thời trung cổ mới được gọi là thành phố Ở Hoa Kỳ, thành phố là một thuật ngữ để chỉ một khu định cư có mức độ tự quản cao hơn là có ý nghĩa chỉ một khu

Trang 33

vực định cư rộng lớn, các khu định cư sẽ trở thành thành phố hay thị trấn sau khi cư dân của khu định cư này bỏ phiếu để tổ chức khu tự quản riêng cho mình, quy mô dân số của một thành phố tối thiểu là 50.000 người Theo Harold Chestnut (Hoa Kỳ)

“Đô thị là các điểm dân cư, ở đó biểu hiện một quá trình kinh tế - xã hội - kỹ thuật gắn bó mật thiết với nhau Các hoạt động của đô thị được phản ánh thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh sống, đi lại, vui chơi, giải trí… của dân cư, chúng tồn tại và phát triển theo các quy luật của xã hội” [67]

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: "Đô thị là không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp" Theo thông tư 31/TTLB ngày 20/11/1990 của Bộ Xây dựng: "Đô thị là điểm tập trung dân cư với mức cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng

cơ sở thích hợp, là trung tâm tổ hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy

sự phát triển KT-XH của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện"

Ở nước ta, ngày 5/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số 132/HĐBT về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị Các tiêu chí tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung ở Nghị định 72/2001/NĐ-CP và Nghị định 42/2009/NĐ-CP để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn Trong các văn bản này, đô thị được xem như là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau:

- Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp (hay trung tâm chuyên ngành) có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của một vùng lãnh thổ nhất định

- Quy mô dân số tối thiểu phải đạt 4.000 người trở lên

- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% trở lên trong tổng số lao động, là nơi sản xuất và dịch vụ, thương mại hàng hóa phát triển

- Hệ thống công trình hạ tầng đô thị đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững

- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố

Trang 34

văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư

đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên

Việc phát triển không gian của các thành phố lớn đưa đến khái niệm đô thị vệ tinh: hình thành các cụm đô thị từ các cụm dân cư, xây dựng các khu nhà mới tiện ích thu hút dân cư từ thành phố ra, phát triển các dịch vụ phục vụ thành phố lớn tại các thị trấn, thị xã hiện có quanh thành phố Đô thị vệ tinh là đô thị nằm trong một vùng đô thị nào đó và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thành phố trung tâm của vùng đô thị đó Các đô thị vệ tinh phải được nối với đô thị trung tâm bằng hệ thống giao thông công cộng quy mô lớn và nhanh (tàu tốc hành, đường cao tốc) để những người

có việc làm ở trung tâm vẫn có thể cư trú ở vệ tinh – nhằm giảm áp lực dân số và mật

độ cư trú ở đô thị trung tâm, đồng thời tạo khoảng xanh (giữa đô thi vệ tinh với trung tâm) để điều hòa môi trường sinh thái cho đô thị

Việc quy hoạch sinh thái đô thị là khâu tiếp theo tất yếu của quá trình hiện đại hóa đô thị Đô thị sinh thái là một khái niệm gắn liền với các tiêu chí cụ thể và gắt gao nhằm tạo ra sự cân bằng với thiên nhiên, cho phép cư dân tận hưởng tối đa chất lượng cuộc sống với sự tác động tối thiểu đến thiên nhiên Việc xây dựng các khu đô thị sinh thái ngày càng chứng minh được tính ưu việt trước yêu cầu gìn giữ và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm chậm lại hiện tượng ấm lên của trái đất

Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc thì “Một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên” [32], hay cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng

sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên Hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có quy định khái niệm, căn cứ tiêu chí cụ thể nào để đánh giá một đô thị như thế nào được gọi là đô thị sinh thái Theo GS.TSKH Lê Huy

Bá [1], bốn nguyên tắc chính của thành phố sinh thái là: (1) Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên (2) Đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người (3) Trong điều kiện có thể, cố gắng giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng (4) Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu

Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có một khu đô thị sinh thái nào đúng nghĩa, nhưng nhiều khu đô thị sinh thái được mong đợi là thân thiện với môi trường sẽ mọc lên trong nay mai

Trang 35

b) Khái niệm đô thị hóa

Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ ĐTH là kỹ sư cầu đường người Tây Ban Nha Iidenfonson (1867) [67] Ông quan niệm ĐTH là sự mở rộng đô thị, tăng dân số

và quy hoạch xây dựng đô thị

Ngoài ra còn có những cách hiểu khác nhau về ĐTH Theo quan điểm xã hội

học, John Macionis (1988) [67] xem "ĐTH không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư

trong xã hội mà còn chuyển thể nhiều kiểu mẫu của đời sống xã hội" Kiểu mẫu của

đời sống xã hội ở đây chính là lối sống đô thị Theo quan điểm kinh tế quốc dân, ĐTH là một quá trình phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí những vùng dân không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu

Đàm Trung Phường trong "Đô thị Việt Nam" (1995) [67] đã đưa ra khái niệm ĐTH: ĐTH là một quá trình chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác TNTN sẵn có như nông lâm ngư nghiệp, khai khoáng, phân tán trên một diện tích rộng khắp hầu như toàn quốc, sang những hoạt động tập trung hơn như công nghiệp chế biến, sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải sửa chữa, dịch vụ, thương mại, tài chính, văn hóa - xã hội, KHKT… cũng có thể nói là chuyển dịch từ hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên một số địa bàn thích hợp gọi là

đô thị

Theo Trương Quang Thao [85], ĐTH là hiện tượng xã hội liên quan tới những chuyển dịch KT-XH, văn hóa, không gian, môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ KHKT, tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu định cư vào trung tâm đô thị, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội

và văn hóa, nâng cao mức sống biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội… làm nền cho một sự phân bố dân cư hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng, môi

trường xã hội và môi trường thiên nhiên

Bản chất của ĐTH là một quá trình biến đổi phức tạp có quy luật, đan xen nhiều mặt về KT-XH và không gian lãnh thổ; động lực của ĐTH là các quá trình phát triển quy mô đô thị, thay đổi phân bố dân cư và cơ cấu nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; hệ quả của ĐTH là thay đổi cấu trúc không gian lãnh thổ và mở rộng dần hệ thống đô thị; và việc tổ chức tốt bộ máy hành chính quản lý

đô thị là giải pháp để “điều khiển” ĐTH hướng tới sự phát triển bền vững

Trang 36

Dưới góc độ động lực phát triển, ĐTH là sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị Đây là quá trình chuyển đổi từ tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) sang phi tam nông, là sự chuyển đổi hình thức cư trú từ nông thôn lạc hậu, nghèo nàn sang hình thức cư trú mới có đời sống văn minh Dưới góc độ đời sống xã hội, ĐTH là quá trình phát triển về dân số đô thị, số lượng và quy mô các đô thị cũng như về điều kiện sống đô thị hoặc theo kiểu đô thị, trong đó có sự phát triển cả về lượng và chất của các đô thị, kể cả đối với điểm dân cư nông thôn Dưới góc độ kinh

tế, ĐTH là quá trình biến đổi từ nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ CN phân tán sang nền sản xuất CN, cùng với sự phát triển các dịch vụ trong những phạm vi diện tích nhất định [50, 64] Như vậy, ĐTH là một quá trình phát triển, vận động có quy luật về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội nhằm nâng cao vai trò vị trí chức năng của các thành phố trong sự vận động và phát triển của xã hội

Ngày nay, ĐTH thường diễn ra với hai loại hình sau:

- ĐTH loại hình tập trung là quá trình dân số nông thôn và hoạt động kinh tế

phi nông nghiệp tụ hội lên đô thị, từ khu vực nông thôn di chuyển vào khu vực đô thị Đây chính là sự phát triển của hệ thống đô thị nhỏ, nâng cao tỷ trọng dân số đô thị trong tổng dân số và sự gia tăng mật độ dân cư đô thị Loại hình ĐTH này thịnh hành ở giai đoạn đầu của thời kỳ CNH

- ĐTH loại hình phân tán là sự phát triển nhanh chóng của khu vực ngoại ô và

khu vực phi đô thị xung quanh đô thị lớn Sự phồn vinh của khu vực này chính là sự vươn ra của các kết cấu giao thông đô thị, sự mở rộng ra bên ngoài của các đô thị Hiện nay, ĐTH theo loại hình này đang phát triển mạnh, đó chính là sự hình thành nên các hệ thống đô thị vệ tinh bao quanh các đô thị trung tâm, làm giảm sức ép cho

đô thị trung tâm Quá trình mở rộng các đô thị lớn như thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là những ví dụ điển hình

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã cho thấy quá trình phát triển hiện đại gắn với quá trình CNH, đây là hai quá trình không thể tách rời, quá trình CNH tất yếu sẽ dẫn tới quá trình ĐTH CNH là quá trình tất yếu, hợp quy luật phát triển của nền kinh tế ở mỗi quốc gia và là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình ĐTH Ngược lại quá trình ĐTH là điều kiện để gia tăng nhịp độ và hiệu quả của CNH Quá trình CNH không chỉ

là quá trình tăng thêm một cách đơn giản tốc độ, tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân mà còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động gắn liền với đổi mới công nghệ thường xuyên Quá trình ĐTH sẽ dẫn đến những biến đổi trong các hệ thống đô thị, hệ thống dân cư, cơ cấu tổ chức xã hội và không gian

Trang 37

Như vậy, ĐTH không phải là kết quả, mà là một quá trình ĐTH là một phạm

trù lịch sử, ở các quốc gia và khu vực khác nhau, do điều kiện kinh tế, địa lý, văn hóa

và xã hội của chúng khác nhau, mà cùng một thời kỳ có thể có sự khác biệt tương đối lớn về trình độ ĐTH, ngay ở các thời kỳ khác nhau của cùng một đô thị, ĐTH vẫn có những đặc điểm riêng biệt

1.2.1.2 Đặc điểm của quá trình đô thị hóa

• Đô thị hóa là một quá trình mang tính xã hội và lịch sử

ĐTH không thể tách rời khỏi chế độ KT-XH Mỗi nền văn minh đều tạo ra một phong cách sống, làm việc thích hợp, một hình thái phân bố dân cư, một cấu trúc đô thị thích hợp Mỗi thời kỳ phát triển có một hệ thống đô thị phát triển tương ứng vì đô thị phản ánh trung thực trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tổ chức xã hội của thời kỳ ấy [50]

• Đô thị hóa là một quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp có quy luật về kinh tế - xã hội, văn hóa, không gian và môi trường

Tính quy luật của quá trình ĐTH biểu hiện ở sự tăng dân số đô thị, thay đổi phân bố dân cư, chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển kinh tế đô thị, mở rộng đô thị, thay đổi kiến trúc cảnh quan và cấu trúc không gian đô thị

ĐTH là quá trình chuyển đổi liên tục cấu trúc và tính chất lao động xã hội theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ công nghiệp sang dịch vụ và khoa học công nghệ, từ đơn giản đến phức tạp, từ hàm lượng trí tuệ nhỏ sang hàm lượng trí tuệ lớn, từ chân tay sang trí óc trên cơ sở của sự biến đổi công nghệ ngày càng nhanh và rộng khắp

ĐTH là quá trình dịch cư liên tục Có hai hướng chuyển dịch dân cư diễn ra song song là dịch cư địa lý (chuyển đổi chỗ ở) và dịch cư nghề nghiệp (chuyển đổi nghề nghiệp Đó là hai xu hướng dịch cư theo chiều rộng và dịch cư theo chiều đứng, kiểu “ly nông bất ly hương” Ngoài ra còn có các hình thức dịch cư khác như dịch cư tạm thời, dịch cư con thoi [67, 85]

ĐTH là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ĐTH làm thay đổi cơ cấu kinh

tế theo hướng nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng giảm, CN - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng Mở rộng và phát triển đô thị là mở rộng và phát triển các ngành sản xuất CN, dịch vụ, các lĩnh vực có năng suất lao động cao, mang lại thu nhập cao cho người lao động

ĐTH là quá trình hình thành và đổi mới liên tục các yếu tố tạo thị và các yếu

tố kết tụ không gian đô thị, dẫn đến hình thành các hình thức và cấu trúc không gian mới, từng bước tạo nên mối liên kết giữa các đô thị với nhau, giữa đô thị và nông thôn

Trang 38

ĐTH là quá trình làm thay đổi hệ sinh thái đô thị Thời kỳ đầu của ĐTH vẫn chưa tác động nhiều đến môi trường tự nhiên Nhưng đến thời kỳ ĐTH mở rộng, cùng với CNH, ĐTH dẫn đến môi trường tự nhiên bị thu hẹp Cho nên trong quá trình ĐTH cần phải có biện pháp bảo vệ môi trường để đảm bảo sự PTBV của đô thị

• Đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa

ĐTH là bạn đồng hành với quá trình CNH Một mặt, sự hình thành, phát triển

và phân bố CN là yếu tố tạo thị mang tính kiên quyết cho quá trình phát triển ĐTH trong thời kỳ CNH, HĐH Mặt khác, hệ thống đô thị khi được hình thành và phát triển lại trở thành nơi hấp dẫn, đảm bảo các điều kiện cho sản xuất công nghiệp Hai quá trình này đan xen, dựa vào nhau và có mối quan hệ hữu cơ, nhân quả khăng khít

• Đô thị hóa ngày nay là tất yếu và mang tính toàn cầu

ĐTH là quá trình tất yếu của sự phát triển, không chỉ diễn ra trong một vùng, một quốc gia mà đang trở thành một nhu cầu đối với tất cả các quốc gia Hiện nay trên toàn thế giới, ĐTH đang diễn ra với quy mô lớn và nhịp độ nhanh chóng chưa từng thấy Cùng với CNH, ĐTH được xem như một khía cạnh của sự vận động đi lên của xã hội ĐTH là một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại ngày nay [19]

ĐTH là quá trình chuyển hóa, vận động phức tạp, có quy luật về các mặt kinh

tế, văn hóa, xã hội, có quan hệ mật thiết với sự tăng trưởng Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nền kinh tế hàng hóa ngày càng được phát triển ở mức độ cao hơn, số lượng cũng như quy mô hệ thống đô thị tăng lên không ngừng Có thể nói rằng sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội không chỉ là cơ sở mà còn trở thành một động lực chủ yếu thúc đẩy mạnh mẽ quá trình ĐTH và làm cho quá trình ĐTH trở thành một xu thế tất yếu của thời đại

1.2.2 Tác động đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa

Các nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), Hội nghị của Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển (UNCED), Hội nghị của Ngân hàng thế giới về môi trường đô thị cho rằng môi trường tự nhiên của đô thị ngày càng bị ô nhiễm và suy thóai bởi những tác động của con người, của đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự phát triển văn hóa xã hội, KHKT [68] Quá trình ĐTH hiện tại diễn ra trong bối cảnh của ba mối lo ngại lớn về sinh thái:

 Sự bùng nổ dân số

 Sự cạn kiệt tài nguyên

 Sự ô nhiễm môi trường

Ba tác nhân này gây sức ép ngày càng mạnh, càng rộng và càng sâu lên quá trình ĐTH, làm cho ĐTH hiện nay, đặc biệt ở các nước đang phát triển bị biến dạng

Trang 39

ghê gớm, làm cho ĐTH vốn là một quá trình tiến bộ, tích cực nhưng ở nhiều vùng trên thế giới lại bị đánh giá như là một hiện tượng không bình thường của thế kỷ Các nước nghèo bắt đầu công cuộc “ĐTH quá mức”, khác hẳn với công cuộc ĐTH của các nước phát triển đã và đang diễn ra Đó là điều đáng lo ngại nhất và là mối quan tâm hàng đầu hiện nay trong quá trình phát triển

Ở nhiều nước đang phát triển, quá trình ĐTH đã và đang gây ra hàng loạt hiện tượng quá tải, làm cho môi trường sinh thái đô thị phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, làm phá vỡ sự cân bằng giữa môi trường tự nhiên và phát triển KT-XH

* Những tác động tích cực đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa

ĐTH là một quá trình đa diện, đa chiều, tiềm ẩn trong mình những mâu thuẫn Những tác động của quá trình ĐTH thể hiện ở cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên, cũng như quá trình phát triển KT-XH Những tác động tích cực đến môi trường tự nhiên gắn liền với quá trình phát triển và mở rộng không gian đô thị, tạo ra tiềm lực để tôn tạo cảnh quan đô thị, nâng cấp và xây dựng cơ sở

hạ tầng môi trường để cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường đô thị, không gian sống của cộng đồng Kofi Annan - cựu Tổng thư ký LHQ đã nói "Hãy tạo ra các 'thành phố xanh' để con người có thể nuôi dưỡng con cái và thực hiện các ước mơ của mình trong một môi trường được quy hoạch hợp lý, sạch sẽ và trong lành"

Với các chính sách quản lý và phát triển đô thị phù hợp, quá trình ĐTH sẽ có những tác động tích cực đến môi trường tự nhiên, thể hiện: môi trường sinh thái và cảnh quan đô thị được cải thiện, từng bước giảm bớt và tiến tới giữ được sự cân bằng sinh thái tự nhiên theo không gian đô thị Chất lượng của một số thành phần môi trường tự nhiên cũng từng bước được cải thiện, như môi trường nước mặt, nước dưới đất, môi trường không khí, môi trường đất sẽ có xu hướng biến đổi tích cực, mức độ

ô nhiễm ngày càng giảm dần do các chất thải gây ô nhiễm môi trường sẽ quản lý và kiểm soát chặt chẽ trước khi xả thải ra môi trường

* Những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên của quá trình đô thị hóa

ĐTH tạo ra những nơi tiêu thụ một khối lượng khổng lồ các nguồn nhiên liệu

- năng lượng, các nguồn nguyên vật liệu, nguồn nước, lương thực - thực phẩm và các nguồn nguyên liệu thô khác Quá trình ĐTH tương đối nhanh đã có những tác động đáng kể đến môi trường và TNTN, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thóai nguồn tài nguyên nước Mặt khác việc mở rộng không gian đô thị dẫn

Trang 40

đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia

và đến đời sống của dân cư ngoại thành Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng ĐTH làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về việc làm, nhà ở và vệ sinh môi trường, hình thành các khu nhà "ổ chuột"

và khu nghèo đô thị Tất cả cộng hưởng vào nhau làm suy giảm chất lượng của môi trường đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân, đe dọa sự phát triển ổn định, lâu dài và bền vững của các đô thị

Những tác động tiêu cực của quá trình ĐTH đã và đang để lại nhiều dấu ấn sâu sắc

- Gia tăng sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong phát triển KT-XH đã làm gia tăng ô nhiễm môi trường tự nhiên

Số lượng, mật độ dân cư ở các siêu đô thị phát triển tăng tốc, theo sau nó là sự tăng cao về tiêu thụ TNTN (đặc biệt là đất tại các khu vực định cư mới), nước và năng lượng Kết quả là một biến dạng sinh thái của môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng nước, không khí và đất

ĐTH gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất công nghiệp Do đó, lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt đã gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, môi sinh, cảnh quan Lượng phát thải quá nhiều trong khi

xử lí chất thải chưa tương xứng và hiệu quả đã gây ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí… ngày càng nghiêm trọng

Ô nhiễm không khí, chủ yếu gây ra bởi các phương tiện giao thông, ùn tắc giao thông và sản xuất công nghiệp ở hầu hết các thành phố của các nước đang phát triển đã vượt quá tiêu chuẩn môi trường đáng kể Các tổn thất hàng năm của thế giới được xác định bởi ô nhiễm không khí ước tính từ 0,5 - 2,5% GNP

ĐTH với nhu cầu nước ngày càng tăng trong sản xuất và sinh hoạt đang dẫn con người tới nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng Dân cư đô thị tăng, nước thải sinh hoạt ngày càng nhiều Trong nước thải sinh hoạt do tổng hợp từ rất nhiều dạng khác nhau nên chứa nhiều vi khuẩn và virut gây bệnh nguy hiểm cho người và sinh vật Bên cạnh đó, việc không có một hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt

mà đổ thẳng ra các kênh rạch, sông ngòi làm cho nguồn nước ở nhiều khu đô thị bị nhiễm độc nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của chính nguời dân trong khu vực đó

Ngày đăng: 08/02/2015, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w