1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản lý ở các trường thcs huyện Bố Trạch trong giai đoạn hiện nay

38 4,5K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 374 KB

Nội dung

10 I :Tình hình kinh tế - xã hội của huyện và thực trạng nhân cách của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở bậc THCS giáo dục huyện Bố Trạch: 10 II: Những yêu cầu đặc trưng về nhân cách n

Trang 1

MỤC LỤC

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nhân cách

người cán bộ lãnh đạo, quản lý 3

III: Yêu cầu xâu dựng nhân cách của người cán bộ lãnh đạo quản lý

trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 7

Chương II: Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nhân cách

người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở bậc THCS nghành giáo dục Huyện

Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình

10

I :Tình hình kinh tế - xã hội của huyện và thực trạng nhân cách của đội

ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở bậc THCS giáo dục huyện Bố Trạch:

10

II: Những yêu cầu đặc trưng về nhân cách người cán bộ lãnh đạo,

quản lý ở các trường học trên địa bàn Huyện Bố Trạch 14

III: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hoàn thiện nhân cách

người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các trường học ở huyện Bố

Trang 2

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiêp hoá, hiện đạihoá Nhiệm vụ đó rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xâydựng một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụchiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công

việc", "Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" Muốn quản

lý được tốt, người lãnh đạo, quản lý cần phải "hiểu người, biết mình và khéo

dùng người" Vậy trước hết, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải "tự hiểu rõ" mình.

Công tác của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, người cán bộ lãnhđạo, quản lý giáo dục nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng một trongnhững yếu tố có vị trí hàng đầu, giữ vai trò quyết định đó là nhân cách của họ

Là người đứng đầu và chỉ đạo mọi hoạt động giáo dục trong trường học, nhâncách của người lãnh đạo quản lý có tác động mạnh mẽ đến giáo viên và họcsinh, đây là những chủ thể có nhân cách rất nhạy cảm Vì thế mà tương ứng với

vị thế và vai trò của mình, người cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục phải có mộtnhân cách mẫu mực, hoàn thiện, cao hơn những người bình thường, có vai tròđịnh hướng, gương mẫu, có ưu thế tác động nhiều mặt, biết tổ chức, tập hợp, lôicuốn và thúc đẩy mọi người cùng hoàn thành nhiệm vụ

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu, nắm được những yếu tố quy định

và những yêu cầu có tính đặc trưng về nhân cách người lãnh đạo, quản lý cómột ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, vừa có tính cơ bảnlâu dài, vừa là đòi hỏi bức xúc của của các trường học hiện nay

Với những lý do như đã trình bày trên, là một cán bộ lãnh đạo, quản lý bậcTHCS Phòng Giáo dục huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình, tôi chọn đề tài:

Xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản lý ở các trường THCS Huyện

Bố Trạch trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài tốt nghiệp của mình

Do còn hạn chế bởi khả năng và thời gian nên đề tài chắc chắn còn nhiềukhiếm khuyết Vì vậy rất mong được sự giúp đỡ của quý thầy cô trường chínhtrị Tỉnh

2

Trang 3

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân cách củangười cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung trong giai đoạn Cách mạng hiện nay ởnước ta, nhất là trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế theo cơ chế thị trường địnhhướng XHCN.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài tập trung nghiên cứu, tìm ra nhữngphẩm chất nhân cách có tính đặc trưng của người lãnh đạo, quản lý ở bậc THCSthuộc Phòng Giáo dục huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Từ đó, đề ra giải pháp

cơ bản nhằm không ngừng hoàn thiện và nâng cao phẩm chất nhân cách của họ

Đề tài chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những thực trạng về nhân cách ngườicán bộ lãnh đạo, quản lý trong trường học thuộc bậc THCS trên địa bàn Huyện

Bố Trạch

Bản thân sử dụng một số phương pháp chủ yếu như sau: Phân tích, tổnghợp, khái quát hoá, lôgic lịch sử, thu thập thông tin từ các báo cáo sơ kết, tổngkết hàng năm của ngành GD Bố Trạch; Báo cáo đánh giá về tình hình GD - ĐTcủa Ban chấp hành Huyện uỷ và Hội động nhân dân Huyện Bố Trạch Trên cơ

sở đó làm rõ đặc điểm tình hình của địa phương và cụ thể hoá nhiệm vụ, vị trí,chức năng từ đó, đề ra những yêu cầu về nhân cách cho phù hợp

Kết cấu của tiểu luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được kết

cấu thành hai chương chính:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nhân cách người

cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Chương II: Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nhân cách người

cán bộ lãnh đạo, quản lý ở bậc THCS ngành giáo dục Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình

Do khả năng nhận thức còn hạn chế, lại vừa công tác vừa hoàn thành đềtài, do đó chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết Rất mong sự góp ý của thầy cô vàđồng nghiệp

Xin chân thành cám ơn!

3

Trang 4

NỘI DUNG

Chương I:

4

Trang 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ

LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ.

I./ MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ NHÂN CÁCH :

Nhân cách là khái niệm cơ bản của Tâm lý học cũng như một số nghànhkhoa học khác: Như giáo dục học, đạo đức học, xã hội học, triết học…

Có nhiều định nghĩa về nhân cách, theo tâm lý học có các định nghĩa sau:

“Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá nhân, quyđịnh giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ”

“Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân, biểu hiện ởbản sắc và giá trị xã hội của người ấy” (Phạm Minh Hạc)

“Nhân cách, đó là một tổ chức động của các hệ thống tâm - sinh lý trong

cá nhân, chúng quy định sự thích ứng trọn vẹn của cá nhân đối với môi trườngxung quanh” (G.Allport)

“Nhân cách là tổng hoà các phẩm chất tâm lý, nói lên đặc điểm của từngngười riêng biệt “(R.Meili)

“Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính vàphẩm chất tâm lý đang quy định hình thức hoạt động và những hành vi có ýnghĩa xã hội” (E.V.Sôrôkhôva)

Dù khác nhau, nhưng qua các định nghĩa trên ta thấy rằng: Con người trởthành một nhân cách khi đặt con người đó trong sự hoạt động, giao lưu với xãhội Khi bàn về vấn đề này, Mác cho rằng trong tính hiện thực của nó bản chấtcon người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, nhận định rất khái quát này đãnói lên bản chất, cấu trúc nhân cách cũng như chỉ ra con đường hình thành nhâncách, nhận định này đã là cơ sở lý luận cho Tâm lý học, Giáo dục học và cácngành khoa học nghiên cứu về con người

5

Trang 6

Từ những quan niệm về nhân cách, chúng ta thấy rằng cho đến nay vẫnchưa có một trường phái nào giải quyết một cách thoả đáng toàn diện vấn đềbản chất nhân cách.

Ở Việt Nam, tuy rằng chưa có một định nghĩa nhân cách nào một cáchchính thống, song cách hiểu của người Việt Nam về nhân cách có thể theo cácmặt sau đây:

- Nhân cách được hiểu là con người có đức và tài hay là tính cách và năng lực

- Nhân cách được hiểu như các phẩm chất và năng lực của con người

- Nhân cách được hiểu như các phẩm chất của con người mới: làm chủ, yêunước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần lao động

- Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của con người

Như vậy, khái niệm nhân cách thường gắn liền với khái niệm con người (ít nói

đến cá nhân) Những phẩm chất nhân cách đó là những phẩm chất đòi hỏi ở

mỗi con người phải có

Do đó, có thể hiểu: Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân

thể hiện những phẩm chất bên trong của cá nhân, mối quan hệ qua lại của cá nhân với các cá nhân khác, với tập thể, xã hội, với thế giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

II./ NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ.

1.2 Đặc điểm của nhân cách:

Nhân cách bao gồm bốn đặc điểm cơ bản sau:

1.2.1 Tính thống nhất:

Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữađức và tài, giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, giữa cái bên trong và cái bênngoài, giữa cá nhân với xã hội Đức và tài có mối quan hệ chặt chẽ biện chứngvới nhau Trong cái đức có cái tài, trong cái tài có cái đức, trong phẩm chất vànăng lực của một cá nhân con người phải luôn thống nhất với nhau

1.2.2 Tính ổn định của nhân cách:

6

Trang 7

Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, tiềm tàngtrong mỗi cá nhân Vì thế, nhân cách là cái sinh thành và phát triển trong suốtcuộc đời của mỗi con người, do đó nhân cách có tính ổn định tương đối của nó.Tính ổn định của nhân cách cao hay thấp là tùy thuộc vào mức độ hoàn thiệnnhân cách của người đó Các đặc điểm nhân cách, các phẩm chất nhân cáchtương đối khó hình thành và cũng khó mất đi Trong thực tế từng nét nhân cách

có thể bị thay đổi do cuộc sống, nhưng nhìn một cách tổng thể thì chúng vẫn tạothành một cấu trúc trọn vẹn, tương đối ổn định

1.2.3 Tính tích cực của nhân cách: Nhân cách vừa là chủ thể của hoạt

động, vừa là sản phẩm của chính hoạt động giao tiếp, nghĩa là nó có tính tíchcực của mình Tính tích cực của nhân cách được thể hiện ở những hoạt độngmuôn màu, muôn vẻ và đa dạng, song đều tác động tích cực vào sự phát triểncủa xã hội Do vậy, tính tích cực của nhân cách được quy định bởi hệ thống nhucầu của cá nhân

1.2.4 Tính giao lưu của cá nhân: Nhân cách chỉ có thể được hình thành và

phát triển trên cơ sở giao lưu và hoạt động Bởi lẽ trên cơ sở giao lưu, cá nhânmới có điều kiện để lĩnh hội, học hỏi để tiếp nhận các giá trị của xã hội, cácchuẩn mực đạo đức, từ đó mà hoàn thiện nhân cách của mình, mới có điều kiệnđóng góp những giá trị của cá nhân trong sự phát triển của cộng đồng, của xãhội Từ đó mà mỗi cá nhân được đánh giá, được nhìn nhận, được thẩm địnhtheo quan điểm của xã hội

1.3 Cấu trúc của nhân cách.

Nói đến cấu trúc nhân cách, chính là nói tới các thành phần của nhân cách.Xét về mặt tâm lý, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cấu trúc tổng quát của nhâncách có hai thành phần chính: Đức và tài, trong đó đức là nền tảng Đức thể

hiện phẩm chất và tài thể hiện năng lực của con người Có bốn nhóm: Xu

hướng, tính cách, khí chất, năng lực đan xen trong phẩm chất đức và tài Chính

đức và tài cấu thành phẩm chất trên Nhân cách của người lãnh đạo nói chung

và cán bộ quản lý trong ngành giáo dục nói riêng:

7

Trang 8

*Phẩm chất chính trị tư tưởng.

Đó là khuynh hướng hoạt động chính trị xã hội và lập trường chính trị củangười quản lý, được biểu hiện cụ thể trong ý thức chính trị trong công việcthường ngày, người quản lý luôn ý thức được hậu quả về mặt chính trị của hoạtđộng quản lý của mình Nhạy bén trong việc vận dụng đường lối, chính sách,nghị quyết của Đảng và Nhà nước vào công việc của mình và biết đánh giá conngười theo những tiêu chuẩn chính trị

*Phẩm chất tâm lý đạo đức.

Đó là trình độ trưởng thành về ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và lậptrường đạo đức của người quản lý Một số phẩm chất tâm lý cụ thể gồm lòngsay mê công việc, lòng nhân ái, sự công bằng, tính tự chủ, sự cân xứng hài hoàgiữa lý luận và thực tiễn, giữa nghị lực và trí tuệ, giữa nói và làm

Người quản lý phải làm gì để tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc choquần chúng Ở người quản lý, nói ít làm nhiều cũng chưa hẳn là tốt mà lời nóiphải đi đôi với việc làm; có như vậy mới thể hiện được vai trò giải thích, tuyêntruyền, vận động, thuyết phục quần chúng của người quản lý

*Năng lực quản lý, tổ chức chuyên môn.

Đó là khả năng tổ chức hoạt động giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học

có hiệu quả Muốn vậy, người quản lý giáo dục - đào tạo phải có trình độ họcvấn cao, trình độ văn hoá sâu sắc, phải có kinh nghiệm phong phú trong lĩnhvực đào tạo, trong hoạt động dạy học và có năng lực tổ chức Phải tinh nhạy vềmặt tâm lý, tình cảm và có đầu óc tâm lý thực tế

Đặc trưng nổi bật của người quản lý giáo dục là năng lực lan truyền nghịlực và ý chí khơi dậy ở mọi người tính tích cực lao động Người lãnh đạo phảikiên quyết, phê và tự phê đúng mức, biết khai thác tài năng, trí tuệ toàn bộ độingũ trí thức, những nhà giáo Họ phải có tính năng động về trí tuệ, tốc độ suynghĩ nhanh, linh hoạt, nhạy bén, có tinh thần phê phán khoa học mọi hiệntượng, mọi quá trình

Có năng lực dự báo tình huống trong lãnh đạo, quản lý ngành, trườnghọc… Cuối cùng, cán bộ lãnh đạo quản lý phải thường xuyên học tập, tu dưỡng

8

Trang 9

phẩm chất đạo đức để nâng cao uy tín cá nhân kết hợp với uy tín, quyền lực,chức vụ trong xã hội, ngành giao cho để hoạt động lãnh đạo, quản lý được

thuận lợi, có hiệu quả Người lãnh đạo, quản lý giáo dục phải thực sự là “tấm

gương sáng” cho cán bộ, giáo viên và học sinh noi theo.

Người quản lý phải biết tổ chức hoạt động, sử dụng đúng người đúng việc.Phải có trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa và kinh nghiệm lãnh đạo quản

lý Người quản lý bao giờ cũng là người “biết trước, nghe hết và nói sau cùng”.

1.4/ Biểu hiện của nhân cách:

Người cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục phải hội đủ ba năng lực đặc biệt

để có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình, đó là:

*Năng lực tổ chức công việc:

Hoạt động của một trường học là hoạt động tập thể chứ không phải là của

cá nhân riêng lẻ Có nhiều người khi làm việc chỉ riêng mình đạt hiệu quả rấtcao nhưng không có khả năng tổ chức cho nhiều người cùng thực hiện Vì vậynăng lực tổ chức công việc tập thể là yếu tố rất quan trọng của người cán bộquản lý trong các trường học

*Năng lực sư phạm:

Khác với công tác giảng dạy, đây chính là khả năng lan truyền nghị lực và

ý chí của người cán bộ quản lý đối với tập thể, từ đó khơi dậy ở mọi người tínhtích cực hoạt động và lao động một cách tự giác Mác và Lê-nin đều cho rằngchỉ có lao động tự giác mới có khả năng sáng tạo Rõ ràng trong điều kiện ngàynay, trong sự yêu cầu khắt khe của xã hội, trong thời đại phát triển ứng dụngkhoa học công nghệ và ứng dụng xử lý thông tin, để lĩnh vực đào tạo thànhcông thì yếu tố sáng tạo trong mọi hình thức hoạt động của trường học là vôcùng quan trọng Về năng lực sư phạm, đòi hỏi người quản lý phải có tính kiênquyết, có phê bình và tự phê bình một cách đúng mức, có khả năng khai thác trítuệ của người khác, có tính tự chủ, có trình độ văn hoá cao và có cái tâm trongsáng

*Tính năng động về trí tuệ:

9

Trang 10

Thể hiện ở cấp độ suy nghĩ nhanh, linh hoạt nhạy bén với cái mới, có tinhthần phê phán khoa học đối với mọi sự vật hiện tượng và quá trình, có năng lực

dự báo sự phát triển của các sự vật hiện tượng trong thực tế

1.5/ Con đường hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản lý:

Nhân cách không phải tự nhiên mà có mà mỗi cá nhân phải trải qua quátrình rèn luyện lâu dài Tâm lý học đã chỉ ra các yếu tố quy định sự hình thànhnhân cách:

*Giáo dục:

Không ai sinh ra đã là người lãnh đạo Muốn trở thành người lãnh đạotrước tiên phải được giáo dục, đào tạo trở thành con người với tư cách là thànhviên của xã hội

Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người thực tế là quátrình hoạt động của cá nhân để lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội Quátrình này được thực hiện nhờ hệ thống giáo dục và đào tạo Giáo dục được coi

là một hoạt động chuyên môn của xã hội, nhằm tác động một cách có mục đíchđến cá nhân để hình thành ở cá nhân đó hệ thống những phẩm chất tâm lý phùhợp với mục tiêu đào tạo của xã hội đặt ra

Đối với người cán bộ lãnh đạo quản lý hiện nay cần phải được giáo dục,đào tạo, bồi dưỡng nắm vững những hệ thống những tri thức khoa học, nhữngtri thức về đạo đức, những kỹ năng, kỹ xảo về quản lý Điều quan trọng là phảitrang bị cho người lãnh đạo hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lê Nin và

tư tưởng Hồ Chí Minh; những tri thức về tâm lý con người, về công nghệ quản

lý, lãnh đạo

*Hoạt động:

Môi trường xã hội, giáo dục của xã hội có vai trò quan trọng đối với sựhình thành và phát triên nhân cách Tuy nhiên, ảnh hưởng của môi trường vàgiáo dục chỉ diễn ra thông qua hoạt động của chính con người Cuộc sống conngười là một dòng hoạt động kế tiếp nhau Nếu không hoạt động con người

10

Trang 11

không thể tồn tại và phát triển được Nhân cách được hình thành, phát triển vàcũng được bộc lộ trong hoạt động Hoạt động của cá nhân có vai trò quyết địnhtrực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách.

*Giao lưu:

Giao lưu là một hoạt động nhằm thiết lập và vận hành các quan hệ giữangười với người Nếu không có giao lưu thì cá nhân sẽ không thể trở thành mộtnhân cách

Các quan hệ trong giao lưu còn giúp cá nhân so sánh mình với những đốitượng giao tiếp và qua đó tự nhận thức đúng về mình, tự hoàn thiện mình

Chính quá trình “tự thân vận động” của mỗi người có nguồn gốc từ giao lưu.

Trong quá trình quản lý, lãnh đạo, giao lưu là hoạt động chủ yếu trong mốiquan hệ với tổ chức với người dưới quyền Nếu không có hoạt động giao lưuthường xuyên thì không thể diễn ra hoạt động của người lãnh đạo Nhờ giao lưungười lãnh đạo nắm được tình hình của quần chúng để có thể điều chỉnh mình,chỉ đạo tốt việc ra quyết định, thực hiện quyết định quản lý

*Tập thể:

Các tập thể cơ quan, đơn vị sản xuất, đoàn thể xã hội là môi trường quantrọng để người lãnh đạo rèn luyện nhân cách của mình Với tư cách là chủ thểquản lý, người lãnh đạo tiến hành hoạt động quản lý thông qua các con ngườitrong tập thể và nhờ đó mà phát triển nhân cách Ngược lại, trong quá trình chỉđạo, quản lý, chính bản thân người lãnh đạo lại được tập thể nhận xét thừa nhậnhay không thừa nhận Phê bình và tự phê bình là phương tiện có hiệu quả nhằmgiúp người lãnh đạo phát triển nhân cách

III./ YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN.

3.1/ Yêu cầu chung:

11

Trang 12

Hiện nay khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý ở trong ngành GD - ĐT đượchiểu rất khác nhau Ở đây, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở được hiểu lànhững người lãnh đạo, quản lý từ thấp đến cao trong các trường học đến phòngGiáo dục Họ lấy các hoạt động giáo dục làm tiêu chuẩn cơ bản, họ chịu sự lãnhđạo của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.

Trong bối cảnh Quốc tế ngày nay, xã hội loài người đang bị chi phối bởinhiều xu thế của thời đại, thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao

Ở Việt Nam, khi chuyển sang thời kì đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trươngphát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có sự quản lý điều hành củanhà nước theo định hướng XHCN thì vấn đề nhân cách càng được quan tâm củanhiều khoa học khác nhau

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi nhữngngười cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành Giáo dục phải có bản lĩnh chính trịvững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH Họ phải có tầm nhìn

xa, dự báo đúng tình hình, có tính can đảm, có tri thức, giỏi về quản lý hiện đại,

có tài trí, dám khám phá, giàu ý thức, thích ứng nhanh với yêu cầu của xã hội.Người cán bộ quản lý giỏi không những cần thiết để đảm bảo nâng cao hiệu quảhoạt động của cơ quan đơn vị mình phụ trách mà còn là vốn quý cho sự pháttriển của đất nước

3.2 / Một số yêu cầu cơ bản đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý trường học:

Trước hết phải nhận thức đầy đủ về bản chất và quy luật phát triển của nhàtrường XHCN, đánh giá được hiện trạng nhà trường, hoàn cảnh kinh tế, xã hộicủa địa phương Vì vậy: “Nhận thức đúng đắn về đối tượng và mục tiêu quản lý

là yêu cầu trước tiên đối với người lãnh đạo, quản lý về mặt tri thức quản lýtrường học”

Tổ chức và lãnh đạo nhà trường, người cán bộ quản lý (chủ thể quản lý)phải hiểu những đặc trưng bản chất của nhà trường (đối tượng quản lý)

12

Trang 13

Hoạt động đặc trưng của trường học là thực hiện quá trình dạy học, quátrình giáo dục một cách có mục đích, có phương pháp, có kế hoạch của nhà sưphạm lên đối tượng giáo dục.

Người cán bộ quản lý phải nhận thức đầy đủ những mục tiêu lâu dài cótính chiến lược của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời phải hìnhdung những mục tiêu cụ thể trong thời gian nhất định và trước mắt của bậc họcgắn với mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương

Nhà trường luôn luôn gắn với cộng đồng xã hội, nên người cán bộ quản lýphải biết liên hệ chặt chẽ với địa phương, đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáodục bằng việc đảm bảo sự tác động tích cực qua lại giữa nhà trường với địaphương; động viên và tổ chức các lực lượng xã hội trong địa phương tham giaxây dựng sự nghiệp giáo dục, xây dựng nhà trường

Nhà trường là một hệ tự điều khiển, do đó việc thường xuyên cải tiến tổchức phương pháp quản lý là một việc làm không thể thiếu được của người cán

bộ quản lý trường học

Người cán bộ quản lý trường học phải biết phối hợp và quản lý các việcsau: Kế hoạch hoá, hoạt động dạy học, giáo dục; Lao động, sản xuất, hướngnghiệp dạy nghề; Công tác bồi dưỡng giáo viên; Hoạt động đoàn thể xã hội;Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; xây dựng, sử dụng, bảo quản CSVC,thiết bị, phương tiện làm đồ dùng dạy học; Công tác văn phòng, hành chính; Tổchức lao động của đội ngũ; kiểm tra nội bộ trường học Công tác thông tintrường học; Đúc rút sáng kiến kinh nghiệm; hoạt động nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần; Công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục

Người cán bộ quản lý trường học ở nước ta hiện nay phải có giác ngộ sâusắc về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: V ề đường lối giáo dụccủa Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Người cán bộ quản lý trường học phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểusâu sắc về mục đích, nội dung, phương pháp, các nguyên tắc tổ chức, các quytrình giáo dục trên cơ sở vận dụng thành thạo, sáng tạo các quy luật chi phốiquá trình đó Hiểu và nắm chắc công việc của người giáo viên mà mình quản lý;

13

Trang 14

có kỹ năng giao tiếp, làm việc với đối tượng là con người Người quản lý phải

là nhà giáo mẫu mực, có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín về chuyên môn,

phải là “con chim đầu đàn” của tập thể sư phạm Lao động quản lý của người

cán bộ quản lý phải thể hiện tính khoa học, tính nghệ thuật, tính sáng tạo và sựthành thạo trong tác nghiệp

Chương II:

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNGNHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠOQUẢN LÝ Ở BẬC THCS NGÀNH GIÁO DỤCHUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

I./ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HUYỆN VÀ THỰC TRẠNG NHÂN CÁCH CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở BẬC THCS GIÁO DỤC HUYỆN BỐ TRẠCH:

1.1 Vài nét khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội của Huyện

Huyện Bố Trạch là một trong bảy huyện, Thành phố của tỉnh Quảng Bình ,nằm ở 17012’ đến 17042’ vĩ độ Bắc; 105059’đến 106037’ kinh độ Đông, phía Bắcgiáp Huyện Quảng Trạch, Minh Hoá, Tuyên Hoá; phía Đông giáp biển Đông,phía Nam giáp thành phố Đồng Hới, phía tây giáp nước Lào Bố Trạch làHuyện có diện tích tự nhiên lớn nhất Tỉnh : 2.123 km2, có 24 km đường bờbiển, trên 40 km đường biên giới Việt-Lào; có đường sắt Bắc Nam, có đườngQuốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh chạy dọc suốt chiều dài của Huyện; có đườnggiao thông thuỷ trên sông Son nối liền di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha -

Kẻ Bàng với sông Gianh ra biển

Bố Trạch có dân số 171.373 người, mật độ dân số 81 người/km2 đượcphân bố ở 30 xã, thị trấn Trong đó có hai thị trấn (Thị trấn Hoàn Lão, Thị trấnNông Trường Việt Trung), 9 xã miền núi , 2 xã miền núi rẻo cao, 13 xã thuộcvùng gò đồi bán sơn địa, trung tâm huyện lỵ là Thị trấn Hoàn Lão

Bố Trạch là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Quảng Bình, có khu danh thắngPhong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới, khu danh thắng Đá Nhảy-

14

Trang 15

Lý Hoà, đường 20 Quyết thắng và phà Xuân Sơn huyền thoại một thời Nhữngcảnh đẹp, danh lam thắng cảnh đó là một tiềm năng du lịch to lớn của Bố Trạch.

Bố Trạch cùng với Tỉnh đang có chính sách kêu gọi đầu tư để khai thác nguồnlợi này làm điểm nhấn trong khai thác phát triển kinh tế của địa phương

Với địa thế về vị trí địa lý, Bố Trạch mang nhiều tiềm năng bởi các thunglũng, vùng gò đồi, núi đá vôi, rừng, biển đã tạo cho huyện nhiều thuận lợi đểphát triển sản xuất hàng hoá, thực hiện đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh

tế từ Nông - Công nghiệp - Dịch vụ sang Dịch vụ - Nông - Công nghiệp, cóđiều kiện để tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa nền kinh tế củahuyện phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nôngthôn Rừng gò đồi tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cây cao su, thông nhựa,phát triển chăn nuôi gia súc, phát triển trang trại Biển có nhiều hải sản, cónhiều vùng nước lợ thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm Tất cả những sảnphẩm nông, lâm, thuỷ hải sản có điều kiện tạo nên một môi trường để tăng thêmgiá trị sản xuất hàng hoá

Bố Trạch có nguồn lao động 82.697 người , trong đó lao động nôngnghiệp 54.784 người Hàng năm có hàng nghìn người đến tuổi bổ sung vào lựclượng lao động càng ngày càng dồi dào cho huyện Giá trị sản phẩm hàng năm:Thời kỳ 1991-1995 là 4,3%; 1996-2000 là 6,76%; 2002 là 8,5%; 2003 là10,18% Bình quân thu nhập đầu người năm 1995 là 1,446 triệu đồng; năm

2000 là 2,85 triệu đồng ; năm 2003 là 3,84 triệu đồng Tỷ lệ đói nghèo giảm từ24,2% năm 1996 xuống 14% năm 2000 và hiện nay là : 11,1%

Có 63 tổ chức cơ sở Đảng với số Đảng viên gần 7500 đ/c, các xã thị trấnđều có tổ chức của Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ …

Cùng với sự phát triển Kinh tế - xã hội của Huyện nhà, GD- ĐT tiếp tụcđạt nhiều tiến bộ cả về quy mô, chất lượng và đa dạng về hình thức đào tạo, cơ

sở vật chất được quan tâm đầu tư đúng mức, hiện có 75% số trường cao tầng.Toàn huyện có: 35 trường mầm non, 50 trường tiểu học, 30 trường THCS -PTCS; 03 trường THPT, 02 trường phổ thông cấp 2-3; 01 trường THPT Báncông; 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên; 01 Trung tâm kỹ thuật Tổng hợp -

15

Trang 16

Hướng nghiệp - Dạy nghề Với một đội ngũ làm công tác quản lý trường họckhá đông Chất lượng dạy - học không ngừng được nâng lên Số học sinh đạtgiải học sinh giỏi cấp Tỉnh, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, học sinh đỗ Đại học nămsau cao hơn năm trước Giáo dục Bố Trạch đang phấn đấu để hoàn thành mụctiêu phổ cập THCS vào năm 2005.

1.2 Thực trạng nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các trường THCS trên địa bàn Huyện.

Người lãnh đạo, quản lý trong trường học là người đứng đầu nhà trườnghay một tổ chức Lao động của người lãnh đạo, quản lý không trực tiếp tạo rasản phẩm, nhưng nếu không có họ thì lao động của những người dưới quyềnkhông đem lại kết quả mong muốn

Lao động của người lãnh đạo, quản lý mang tính chủ động, tính sáng tạocao Những quyết định của họ cùng với đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín củangười lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa giáo dục cao đối với cán bộ giáo viên và họcsinh trong trường học cũng như đối với nhân dân, phụ huynh học sinh Mặtkhác, thông qua việc đánh giá, nhận xét công việc của nhân viên, giáo viên, họcsinh, người lãnh đạo quản lý có thể tác động đến phẩm chất của họ Từ đó khơidậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, sự say mê của nghề nghiệp, tính tự giáchọc tập

Huyện Bố Trạch hiện có 30 trường THCS và PTCS Phân đều trên địa bàn

30 xã, thị trấn của huyện Mỗi xã, thị trấn có một trường THCS

Tổng số cán bộ chủ chốt là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng THCS đượcthống kê như sau:

- Về số lượng: Hiệu trưởng: 30 đ/c; P.Hiệu trưởng: 33 đ/c

- Đảng viên: 63 đ/c chiếm 100%

- Trình độ: Đại học: 15 đ/c chiếm: 23,8%; CĐSP: 48 đ/c chiếm: 76,2%

- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 41đ/c; Sơ cấp: 22 đ/c

- Đã qua lớp bồi dưỡng CBQL Giáo dục: 57 đ/c, chiếm: 90,5%

- Độ tuổi bình quân 42,5 người cao tuổi nhất là 57 tuổi, người thấp tuổinhất là 34

16

Trang 17

* Những ưu, khuyết điểm :

Từ vai trò, vị trí của người lãnh đạo, quản lý nhìn vào thực tiễn của cáctrường học trên địa bàn huyện Bố Trạch hiện nay, có thể thấy đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý trong các trường THCS có các ưu, khuyết điểm sau:

* Về ưu điểm: Hầu hết cán bộ lãnh đạo, quản lý các trường THCS có trình

độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy dịnh của Bộ Giáodục- Đào tạo ban hành

Phần đông cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các trường THCS đã tham gia lớpbồi dưỡng Đào tạo cán bộ quản lý Giáo dục do Bộ Giáo dục - Đào tạo và SởGiáo dục - Đào tạo Quảng Bình tổ chức với nhiều hình thức khác nhau (THCS:57đ/c (90,5%)) Nhiều đồng chí đã học xong các lớp quản lý nhà nước, chươngtrình Cao - Trung cấp lý luận chính trị (41 người chiếm tỉ lệ 61,5%)

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn trung thành với lý tưởng XHCN,với đường lối của Đảng; có lập trường, quan điểm chính trị vững vàng, đạo đứctốt; có lối sống lành mạnh, trong sạch Trong hành động và cư xử của mình thểhiện được phong cách chín chắn, mực thước, năng động và đúng pháp luật Họbiết đặt lợi ích của nhà trường lên trên lợi ích cá nhân, biết sống ân tình, nhânnghĩa, kiên định, khiêm nhường, vị tha và bao dung

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các trường THCS có trình độchuyên môn đa phần là khá giỏi, vững vàng Họ chủ yếu trưởng thành từ lựclượng giáo viên giỏi của cấp học cho nên có khả năng đi sâu vào chỉ đạo, quánxuyến, tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trung tâm của trường học mộtcách có hiệu quả Đặc biệt, họ khá tích cực trong việc triển khai nội dungchương trình giáo dục phổ thông mới và thực hiện cải tiến phương pháp giảngdạy theo hướng phát huy tích cực, chủ động sáng tạo học tập của học sinh

Họ là những người quản lý am hiểu tường tận công tác Giáo dục - Đào tạo,

có ý thức rèn luyện, phấn đấu thường xuyên để vươn lên nắm bắt kịp thờinhững nội dung, yêu cầu mới về chuyên môn cũng như trong công tác quản lýtrường học Số đông cán bộ lãnh đạo, quản lý có khả năng nhận xét, đánh giá vềđội ngũ do mình quản lý, hiểu được tâm tư tình cảm của giáo viên, học sinh;

17

Trang 18

chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên và học sinh; biết sửdụng người theo khả năng, bố trí phân công công việc theo năng lực, sở trườngcủa mỗi người, do đó đã phát huy tốt khả năng cống hiến của họ; biết lắngnghe, tranh thủ ý kiến đóng góp xây dựng của tập thể thông qua các tổ chứctrường học như : chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hộiđồng giáo dục

Một ưu điểm nổi trội của người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các trườngTHCS ở Bố Trạch thời gian qua là đã thể hiện rõ khả năng và chú trọng đúngmức công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của trường, xem đây là một nộidung vô cùng quan trọng của công tác quản lý Công tác xây dựng kế hoạchhoạt động được tiến hành một cách chi tiết, cụ thể vừa đảm bảo đúng trọng tâmnhiệm vụ và yêu cầu của Ngành (Bộ - Sở - Phòng), vừa phù hợp với tình hình,điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương của mỗi nhà trường.Thực hiện dân chủ hoá trong trường học, tạo điều kiện để cán bộ giáo viêntham gia vào quá trình quản lý trường học Biết lắng nghe và trân trọng ý kiếncủa mỗi người trong tham gia xây dựng đơn vị đồng thời có bản lĩnh quản lý

“Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.

Trong quá trình chỉ đạo các mặt công tác của trường học người lãnh đạo,quản lý đã làm tốt công tác tham mưu, tuân thủ một cách đúng đắn sự lãnh đạocủa Ngành chuyên môn và của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương Nắmvững và biết cách tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm của nhàtrường là dạy học - Giáo dục, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trườnghọc ngày càng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triển Giáo dục.Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, lực lượng xã hội - biết cách huyđộng sức mạnh tổng hợp của phụ huynh học sinh, nhân dân và các đoàn thểtrong công tác xã hội hoá giáo dục

* Những khuyết điểm tồn tại: Mặc dầu đã có những cố gắng lớn, song

ngành giáo dục nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý các trường còn bộc lộnhiều thiếu sót trong quản lý chương trình, nội dung và chất lượng Công tácthanh tra và kiểm tra giáo dục còn hạn chế, thiếu những biện pháp hữu hiệu để

18

Trang 19

kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo một cách đúng đắn Năng lực, phẩm chất,nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trường học còn thấp so vớiyêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đổi mới.

Những thiếu sót và bất cập ấy được biểu hiện chủ yếu ở những điểm sau:

- Trình độ chuyên môn được đào tạo của đội ngũ cán bộ giáo viên nóichung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng mới được nâng lên về mặt hìnhthức là chủ yếu, chất lượng hiệu quả đào tạo đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi.Trong thời gian qua, hệ thống GD - ĐT của nước ta chậm đổi mới; cơ chế quản

lý, phương pháp tổ chức dạy học còn mang nặng tính truyền thống, kinhnghiệm, chịu ảnh hưởng của cơ chế tập tung quan liêu bao cấp Nay chuyểnsang cơ chế mới, điều kiện mới, cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nắm bắt kịp thời

và đầy đủ những tri thức về kinh tế thị trường, về đào tạo, về giáo dục hiệnđại

- Công tác đào tạo, đào tạo lại còn nhiều bất cập, có trường hợp chạy theobằng cấp dẫn đến hạn chế về chất lượng đào tạo, không đáp ứng được yêu cầucủa công tác

- Hiện tại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các trường học trình độchuyên môn đào tạo chắp nối , một số lại chưa được học qua lớp bồi dưỡng nào

về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục hoặc trình độ lý luận chính trị

- Năng lực và trình độ tổ chức, quản lý còn yếu, không có khả năng tổ chức

bộ máy gọn nhẹ, có hiệu quả Thậm chí có trường hợp nhất là đối với Hiệutrưởng lại uỷ quyền công tác chuyên môn cho phó Hiệu trưởng Mà như chúng

ta biết trọng tâm nhiệm vụ của nhà trường là dạy và học, nếu Hiệu trưởng thoát

ly hoạt động này thì không còn là quản lý trường học nữa

- Tính năng động, sáng tạo, chủ động không cao, phong cách làm việctheo kiểu hành chính, mệnh lệnh còn chậm khắc phục

* Những nguyên nhân cơ bản.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những khuyết điểm, tồn tại của đội ngũ cán

bộ lãnh đạo, quản lý trong trường học nhưng chung quy lại có thể nêu lênnguyên nhân cơ bản sau :

19

Ngày đăng: 07/02/2015, 10:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w